Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
65,5 KB
Nội dung
ĐÀO TẠO NHÂN TÀI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TRỌNG DỤNG, TÔN VINH NGƯỜI TÀI PGS.TS. Phạm Ngọc Trung Nhân tài là một khái niệm để chỉ một con người có tài năng, thể hiện sự kết hợp hoàn thiện nhất các năng lực nhất định đối với một hoạt động nhất định, giúp cho con người đạt được những thành tựu xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội. Tài năng biểu thị chất lượng cao của năng lực, có thể biểu hiện trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, thông qua đào tạo chu đáo và luyện tập công phu, hoạt động thực tiễn phong phú, phát triển tối đa các tố chất tương ứng. Tài năng của con người được thể hiện ở những cấp độ khác nhau và nó cũng bao hàm những nội dung khác nhau tuỳ theo từng cách tiếp cận và tuỳ theo quan niệm: Phương Tây thường quan niệm một cách duy lý, đối lập giữa Tài năng với đạo đức; ngược lại, phương Đông lại cho rằng trong Đức có Tài, trong Tài có Đức. Dự theo cách tiếp cận nào đi nữa, chúng ta cũng phải thừa nhận tài năng là một trong những năng lực, những phẩm chất của con người. Theo tự điển Bách khoa Việt Nam, năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo – Tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn – một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân. Năng lực có thể được phát triển trên cơ sở năng khiếu – đặc điểm sinh lý của con người, trước hết là của hệ thần kinh của trung ương – Song, không phải là bẩm sinh, mà là kết quả của sự phát triển xã hội và của con người thông qua đời sống xã hội, sự giáo dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân. Năng lực cao đạt được những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới mẻ, có ý nghĩa xã hội gọi là tài năng. Tài năng đặc biệt làm nên kỳ tích trong hoạt động sáng tạo, vượt lên trên mức bình thường được gọi là thiên tài 1 . Như vậy là, nhân tài không phải do bẩm sinh, cũng không phải do thần thánh sinh ra mà đó là kết quả của một quá trình giáo dục, đào tạo một cách có bài bản, rất kỳ công của gia đình và xã hội, cộng với sự kiên trì học tập, rèn luyện, đam mê của mỗi cá nhân. Nhân tài được thể hiện ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống: từ lĩnh vực khoa học tự nhiên đến lĩnh vực khoa học xã hội, từ mặt trận kinh tế đến mặt trận quân sự, ngoại giao; từ các môn Thể dục – thể thao đến các bộ mon của Văn học – nghệ thuật; từ nghệ thuật quản lý, chỉ đạo đến những sáng kiến, phát minh, chế tạo ra những sản phẩm mới, sáng tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Khó có thể so sánh tài năng ở các lĩnh vực khác nhau và cũng rất khó đánh giá tài năng ở lĩnh vực nào là cao hay thấp hoặc tầm ảnh hưởng xã hội rộng hay hẹp, bởi vì mọi cống hiến của các nhân tài đều được xuất phát từ thực tiễn, đều do lịch sử đòi hỏi và đều nhằm giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra, do nhân dân mong muốn. 1 Tự điển Bách khoa Việt Nam, NXB Tự điển Bách khoa, Hà Nội, 2003, tr. 41. Từ xa xưa, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, có truyền thống tôn trọng tri thức, tôn trọng sự học hành. Thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) việc học tập đã được mở rộng. Cùng với những triết lý tư tưởng của Phật học, Nho học bắt đầu được chú ý. Năm 1070, nhà vua cho xây dựng Văn miếu ở Thăng Long và văn chỉ ở các địa phương. Đến vua Lý Nhân Tông (1072 – 1128), đào tạo giáo dục được quan tâm hơn trước, học hành thi cử được mở rộng để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Năm 1075, vua mở khoa thi Tam trường cho những người tài giỏi thể hiện hết tài năng của mình, rồi tổ chức thi Minh Kinh Bác học cho những người uyên bác trong thiên hạ. Lê Văn Thịnh là người khai hoá đỗ đầu của nền Khoa bảng phong kiến Việt Nam thời Độc lập. Đến năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long cho con em quý tộc, quan lại cao cấp vào học, đây là trường Đại học đầu tiên ở nước ta và cũng là một trong những trường Đại học được xây dựng vào loại sớm nhất trên thế giới, cùng thời với một số trường Đại học nổi tiếng ở Châu Âu như: Đại học Paris, Đại học Oxford, Đại học Camprige, Đại học Bolonhơ, Đại học Socbon,… Sau đó, vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) đã mở khoa thi Thái học sinh đầu tiên để tuyển chọn nhân tài và vua Lý Cao Tông (1176 – 1210) đã mở khoa thi Tam giáo (1195) để tuyển chọn những người tinh thông Nho, Phật, Đạo. Từ hàng nghìn năm trước, nhà Lý đã đặt nền móng cho việc học hành, thi cử đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước. Ngay ở thời kỳ này, các sĩ tử đã được học tập, rèn luyện trong một môi trường giáo dục chuẩn mực, mọi việc liên quan đến học tập, thi cử đều được thực hiện dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của nhà vua. Ở triều Lý, việc giáo dục, thi cử theo tinh thần Nho giáo mới chỉ bắt đầu đi vào nề nếp, số lượng nho sĩ được đào tạo qua sáu kỳ thi vào các năm 1075, 1086, 1152, 1165, 1185, 1195 còn rất ít, nhưng triều đình xem việc thi cử, học hành là một bộ phận quan trọng cấu thành của hệ thống bộ máy cai trị của nhà nước phong kiến, là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để trí thức hoá bộ máy cầm quyền phong kiến. Chỉ có thông qua Đào tạo, giáo dục, thi cử một cách nghiêm túc, vai trò trị quốc của giai cấp phong kiến mới được khẳng định. Sang thời Trần (1225 – 1400) nền giáo dục, khoa cử tiếp tục được củng cố và nhân rộng. Vua Trần Thái Tông (1225 – 1258) đã tổ chức kỳ thi Đại kho để tuyển chọn Thái học sinh và cho khảo duyệt các bá quan văn võ trong, ngoài triều theo định kỳ. Riêng chức Tể tướng chỉ chọn trong tôn thất nhà Trần nhưng đó phải là người tài giỏi, có đạo đức, thông thiểu thi, thư. Năm 1247, vua Trần đặt ra danh hiệu Tam Khơi: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa cho ba thí sinh đỗ điểm cao nhất để vinh danh người tài giỏi. Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) là người nhân hậu, trọng dụng kẻ sĩ, tôn sư trọng đạo nên đã thu phục được nhiều hiền thần tài danh như Đoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An,… Đến vua Trần Duệ Tông (1372 – 1377) định lệ cứ 7 năm tổ chức thi một lần và sau kỳ thi tuyển chọn Thái học sinh, các sĩ tử phải tham gia thi lần thứ hai để tìm những người đỗ cao nhất cho nhận học vị Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa, Hồng Giáp. Đến thời vua Trần Thuận Tông (1388 – 1398) do số lượng người tham gia học tập, thi cử ngày một đông, vua đã xuống chiếu quy định lệ thi theo ba cấp: Thi Hương ở Lộ, phủ, thi Hội ở kinh đô và thi Đình ở sân rồng trong cung điện. Nhà Trần cũng đặt chức quan giáo thụ trông coi việc dạy học và chức quan giám thư khố trông coi kinh sách ở các châu, phủ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ, đồng thời nhà nước cũng cấp ruộng học theo đẳng cấp: Phủ, châu lớn được cấp 15 mẫu ruộng, phủ châu nhỏ được cấp 10 mẫu ruộng để thu hoa mầu phục vụ cho việc học hành. Ở thời đại Lý – Trần, thông qua cuộc đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập, thông qua sự cống hiến xuất sắc của các nhân tài Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo,… chúng ta đã bắt đầu hình thành những giá trị văn hoá mới. Từ tâm lý tự ti của người tiểu nông trồng lúa nước sống trong luỹ tre làng, chúng ta đã tự khẳng định mình, tự tin hơn trong công cuộc giao lưu quốc tế, xây dựng được tâm lý quốc gia, dân tộc. Năm 1427, sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, ngay từ buổi sơ khai, Lê Lợi đã chú trọng nâng đỡ hiền tài, tìm người ẩn dật, mở các khoa thi, xây dựng nền văn học nước nhà, củng cố chính sự quốc gia. Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, vua Lê Thái Tông (1434 – 1442) đã không ngừng củng cố nhà nước phong kiến mới được hình thành bằng cách tăng cường đào tạo nhân tài cho đất nước thông qua con đường thi cử. Năm 1442, vua mở khoa thi Đình tại kinh đô Thăng Long, đề thi do nhà vua đích thân ra, ai đỗ kỳ thi này được gọi là tiến sỹ và chia ra thành ba bậc: Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ gồm 3 người xuất sắc nhất được vinh danh Tam khơi: Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa; Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân được gọi là Hồng giáp và cuối cùng là Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân được gọi là Tiến sỹ. Nhằm củng cố lòng trung thành của quan lại với nhà nước phong kiến và kiểm soát chặt chẽ đạo đức của nho sinh, năm 1462, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ “Bảo kết hương thí” và “Cung khai tam đại”. Quy định này bắt các sỹ tử muốn được tham dự các kỳ thi phải có sự đảm bảo và cam kết của quan lại địa phương về đạo đức tư cách của thí sinh, đồng thời mỗi thí sinh phải có một bản khai lý lịch ba đời. Nếu thí sinh và gia đình vi phạm luật pháp và xuất thân kiếp cầm ca, hát xướng thì không được dự thi. Thời Lê tổ chức thi Hương, thi Hội, thi Đình vào nề nếp chặt chẽ và trong các kỳ thi đó, vua cử các quan Thượng Thư, các quan Đề Điệu tham gia tổ chức, còn nhà vua trực tiếp ra đề thi văn sách cho các sỹ tử. Trong buổi thi Đình hỏi về Đạo trị nước của các Đế vương và cách trọng dụng Hiền tài: Các kỳ thi Hội, thi Đình ở triều Lê sơ, sỹ tử mỗi năm đến 4000 – 5000 người, nhưng đỗ đạt rất thấp, chỉ khoảng độ 30 – 50 người (tỷ lệ đỗ từ 0,7 đến 1%) vì nhà Lê đề cao chất lượng thực sự, không có chế độ ưu tiên, vị nể cho bất kỳ ai, kể cả con em quan lại quý tộc. Những người đỗ trong các kỳ thi Đình rất ít, nên họ được trọng dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ trong triều đình, ngoài lộ phủ, thường là các chức vụ quan tri huyện, tri phủ, Tổng đối, Thượng Thư… tuỳ theo năng lực từng người. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông định lệ truyền lô xướng danh người đỗ đạt, bộ lễ theo bảng vàng ghi tên các tân tiến sỹ ở cửa Đông Hoa và tiến sỹ được nhà vua trực tiếp đãi yến tiệc ở vườn Thượng Uyển, ban phát áo mũ, xiêm đai, ngựa xe để vinh quy bái tổ. Năm 1472, vua cũng ban bố chế độ định thẩm hàm, chức tước cao và ban cấp bổng lộc lớn cho những người đỗ đạt đã có tác dụng khuyến khích việc học tập và sự hết lòng tận tuỵ giúp đỡ triều đình chấn hưng đất nước. Đặc biệt, vào năm 1484, vua Lê Thánh Tông đã cho khắc tân tiến sỹ các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1481 lên bia đá, đặt trên lưng Rùa đá trong Văn Miếu Quốc Tử Giám nhằm ca ngợi công đức, sự nghiệp nhà Lê, đề cao việc học hành, thi cử, răn dạy các tiến sỹ đỗ đạt: Làm quan phải phục mệnh vua làm việc thiện, điều hay có ích cho dân, cho nước, không được gây bố kết đảng tham nhũng làm khổ muôn dân. Từ thế kỷ XV, Thân Nhân Trung – một hiền tài thời Lê sơ đã cho khắc trên bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám dòng chữ: Hiền tài là Nguyên khí quốc gia. Nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, Nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Thời Lê sơ (1427 – 1526), các vua đã đề cao giáo dục, trọng dụng hiền tài nên nước Đại Việt trở nên một quốc gia hùng mạnh, ngoại bang không dám nhòm ngó, xâm lược. Tinh thần đề cao khoa bảng đó tiếp tục được thể hiện ở các triều Mạc, Lê – Trịnh và Nguyễn, nhưng cái tinh tuý của nền giáo dục đã bị giảm sút đi nhiều. Cho đến thời Hoàng đế Quang Trung, cái tinh tuý của một nền giáo dục tiến bộ lại được hồi sinh. Quang Trung hết lòng đề cao, trọng dụng hiền tài, từ năm 1786 đến năm 1788, ông đã ba lần cho mang vàng, bạc, vải lụa lên Nơi Thiên Nhẫn – nơi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ẩn dật – để mời Nguyễn Thiếp ra làm quan giúp dân, giúp nước. Thái độ cầu hiền và đề cao kẻ sỹ đã là nguồn lực quan trọng tăng thêm sức mạnh cho triều đại Quang Trung có thể giữ yên bờ cõi, chấn hưng văn hoá dân tộc sau bao nhiêu năm nội chiến. Năm 1946, sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Bác Hồ của chúng ta đã viết thư gửi quốc dân đồng bào đề nghị tiến cử hiền tài để Đảng và Nhà nước trọng dụng, đồng thời khi qua Pháp làm việc, Bác Hồ đã kêu gọi nhân sỹ, trí thức yêu nước hãy trở về Tổ quốc làm việc góp phần xây dựng đất nước. Một số nhà khoa học Việt Nam ở Pháp lúc đó như Trần Đại Nghĩa, Trần Đình Thảo, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tăng, Phạm Huy Thông, Nguỵ như Kon Tum,… đã tự nguyện từ bỏ mọi vinh hoa phú quý trở về nước phục vụ cách mạng vì tinh thần yêu nước thiết tha và sự tin tưởng, yêu quý Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo nhân tài cho sự phát triển của đất nước. Đảng đã có nghị quyết 27/NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ương Đảng khó X và Nghị quyết 20 - NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ương khó XI về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Đảng bộ các thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng ban hành chương trình hành động để tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương. Trong nhiều năm qua, Bộ GD – ĐT đã có gần 300 văn bản hướng dẫn các địa phương, các trường học thực hiện 8 đạo luật của Nhà nước về vấn đề giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Nếu so với thời bao cấp, công việc đào tạo nói chung và mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước của chúng ta đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Thứ nhất, quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng và phát triển, từ hệ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục dạy nghề đến giáo dục Đại học và giáo dục trên Đại học. Trong mỗi hệ giáo dục nói trên đã xây dựng được những trường điểm đạt chuẩn quốc gia và tổ chức được những lớp đào tạo học sinh, sinh viên ở những lớp chuyên, lớp chọn, lớp năng khiếu. Nhiều em học sinh sinh viên đã tham gia một số kỳ thi quốc gia, quốc tế giành được giải cao cho cá nhân và tập thể ở một số môn: Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Toán học,… Thứ hai, hình thức đào tạo đa dạng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của các thành viên trong xã hội: hình thức đào tạo chính quy tập trung, hình thức đào tạo vừa làm vừa học (tại chức), hình thức đào tạo từ xa theo tín chỉ, hình thức đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học, thậm chí từ hệ Trung cấp lên Cao đẳng rồi liên thông lên Đại học… Nhìn chung, những hình thức đó đã tạo ra nhiều cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể tham gia học tập một cách dễ dàng, liên tục tuỳ theo hoàn cảnh của mình. Thứ ba, hình thức liên kết đào tạo giữa một số trường Đại học, Cao đẳng trong nước với các trường đại học nước ngoài (Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản,…) được khuyến khích, phát triển đã tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên được tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới bằng cách du học tại chỗ. Cách thức liên kết “mở” đã giúp cho nhiều gia đình mặc dù kinh tế không cao, nhưng con em họ vẫn có thể theo học được từ đầu khó đến cuối khó. Khi tốt nghiệp được trang bị một kiến thức sâu rộng, một ngoại ngữ khá vững vàng và một tấm bằng mang tính quốc tế. Thứ tư, năm 2000, Bộ GD – ĐT đã xây dựng Đề án 322 để tuyển chọn học sinh, sinh viên có năng lực đưa ra nước ngoài học tập từ hệ Đại học đến hệ Cao học và Tiến sỹ. Đề án đó đã góp phần bổ sung cán bộ cho một số ngành, một số lĩnh vực còn thiếu và yếu ở nước ta, đồng thời cũng tiếp thu kiến thức, trình độ của các nhà khoa học quốc tế nhằm tạo ra những cách tiếp cận mới thúc đẩy khoa học trong nước phát triển nhanh hơn, mau chóng hồ đồng với trình độ thế giới. Thứ năm, một số Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” trọng dụng những cán bộ có bằng cấp cao, học vị Thạc sỹ, Tiến sỹ, học hàm Phó giáo sư, giáo sư. Nếu những người có bằng cấp đó về làm việc ở ngành mình, địa phương mình, thì lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương sẽ có một số ưu tiên, ưu đãi về hình thức xét tuyển, về sắp xếp bậc lương, thậm chí có một số địa phương còn tài trợ một số tiền từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng, hoặc có thể còn được cấp nhà ở, cấp đất làm nhà tuỳ theo tình hình cụ thể. [...]... và phát hiện ra một số hạn chế của công tác đào tạo nhân tài cho sự phát triển của đất nước, cùng một số chính sách, chế độ trọng dụng, tôn vinh nhân tài ở đất nước chúng ta Quá trình mở rộng quy mô đào tạo và phát triển các hình thức đào tạo không đi đôi với công tác quản lý những hoạt động đào tạo một cách chặt chẽ các đạo luật và hàng trăm văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước. .. mặc dù được trao cho cá nhân, nhưng đó cũng là những dấu ấn đánh giá sự tiến bộ, phát triển của một ngành, một đơn vị, có ý nghĩa tôn vinh những cán bộ, công chức, nghệ nhân suốt đời tận tuỵ phấn đấu cho khoa học và nghệ thuật Nhìn chung, trong mấy chục năm qua, phương pháp đào tạo nhân tài, cùng với những chính sách, chế độ trọng dụng, tôn vinh người tài ở nước ta đã có bước phát triển mới, một cách... nhà nước về giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ còn thiếu đồng bộ, lạc hậu, chưa cập nhật một cách phù hợp với tình hình thực tế nên tính khả thi chưa cao Mở rộng quy mô đào tạo và phát triển các hình thức đào tạo nhưng không gắn liền quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nên số cử nhân tốt nghiệp đại học ở các hệ chính quy tập trung, tại chức và liên thông đa số đạt trình độ trung bình và kém;... căn bản, tạo ra động lực mạnh mẽ góp phần hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu do Đảng và nhà nước đề ra: đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá Sau một phần tư thế kỷ thực hiện Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang tính hai mặt, cùng những diễn biến thực tế của các... trình độ Đại học về làm việc ở 600 xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa với chức danh là Phó Chủ tịch xã Đây chính là chính sách tích cực giúp cho các địa phương, thôn bản ở vùng sâu, vùng xa được tăng cường thêm cán bộ trẻ, có năng lực, có trình độ và nhiệt huyết, đồng thời cũng tạo ra một môi trường công tác cụ thể ở cơ sở cho các cử nhân vừa tốt nghiệp có thể trải nghiệm, suy nghĩ, cống hiến trực tiếp cho nhân. .. đại học và cử nhân chỉ sau 5 năm nộp học phí đầy đủ Thậm chí ở cả những lớp liên thông đào tạo quốc tế, du học tại chỗ cũng xảy ra hiện tượng như trên, bởi vì những đối tác mà một số trường đại học trong nước bắt tay liên thông không phải là những trường Đại học có tên tuổi, có uy tín ở nước ngoài Tình trạng đó làm cho nhiều người có bằng cử nhân nhưng không thể xin được việc làm vì trình độ chuyên môn... yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng một số tỉnh, thành phố (Nam Định, Quảng Nam, Đà Nẵng) đã quyết định không tiếp nhận cán bộ vào làm việc ở địa phương nếu người đó tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học (tại chức) Một số trường Đại học, đặc biết là hệ Đại học dân lập tuyển những học sinh quá kém vào đào tạo liên thông từ trung cấp lên Đại học Đây là là một kẽ hở tạo điều kiện cho những... thu được ở trên ghế nhà trường Thứ bảy, ở một số ngành khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật, y tế… được Đảng và Nhà nước quan tâm trao cho các danh hiệu như: Phó giáo sư, giáo sư; Nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân, Nghệ nhân dân gian,… Đó là những danh hiệu cao quý mà mỗi người trí thức phải phấn đấu trong một thời gian dài và có những cống hiến... trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ kém cỏi và một số gia đình khá giả, có điều kiện phải tiếp tục nuôi con, em mình học thêm văn bằng 2, văn bằng 3, thậm chí có gia đình “đẩy” con, em mình đi học Cao học để trở thành Thạc sỹ Rất tiếc là tấm bằng Thạc sỹ trở thành tấm bình phong che lấp đi một quá trình học tập yếu kém của một con người yếu kém, chứ không phải làm cho con người đó tiến bộ hơn Hiện... cố gắng theo đuổi chương trình học thêm do các thầy, các cơ tự tổ chức Cách làm việc như vậy của một số thầy, cơ được sự ủng hộ ngầm ngầm của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục nên khó lòng dẹp bỏ Cách tổ chức học thêm, dạy thêm như vậy không chỉ làm hao tốn tiền bạc của phụ huynh học sinh mà còn làm cho các em bị mệt mỏi vì phải học tập cả ngày, và thậm chí cả buổi tối, không có thời gian . hạn chế của công tác đào tạo nhân tài cho sự phát triển của đất nước, cùng một số chính sách, chế độ trọng dụng, tôn vinh nhân tài ở đất nước chúng ta. Quá trình mở rộng quy mô đào tạo và phát triển. ĐÀO TẠO NHÂN TÀI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ TRỌNG DỤNG, TÔN VINH NGƯỜI TÀI PGS.TS. Phạm Ngọc Trung Nhân tài là một khái niệm để chỉ một con người có tài năng, thể. qua, phương pháp đào tạo nhân tài, cùng với những chính sách, chế độ trọng dụng, tôn vinh người tài ở nước ta đã có bước phát triển mới, một cách toàn diện và căn bản, tạo ra động lực mạnh mẽ góp