1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun-Trồng Mận

105 670 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Trồng cây mận trong vườn mang lại kinh tế khá cao so với các loại cây khác như: Cam, chuối, hồng xiêm…Trên cùng một đơn vị diện tích như nhau nếu trồng cây mận sẽ thu được giá trị kinh t

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TRỒNG MẬN

MÃ SỐ: MĐ05

NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, LÊ, MẬN

Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Đào, lê, mận là những cây ăn quả có giá trị kinh tế lớn dùng trong nước và xuất khẩu Lá, hoa, vỏ và hạt có thể làm thuốc chữa bệnh Sau khi phát triển

chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng đào, lê, mận” phục vụ đào tạo

nghề cho lao động nông thôn của Đề án 1956 thì việc biên soạn tài liệu dùng cho học viên nhằm đáp ứng trong giảng dạy, học tập, thực hành và tham khảo là một nhu cầu hết sức cần thiết

Giáo trình mô đun “Trồng mận” là một trong số những giáo trình phục vụ

cho mục đích nói trên Giáo trình này được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về trồng cây mận cho người học

Giáo trình được tổ chức giảng dạy sau các giáo trình mô đun: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; nhân giống đào, lê, mận; trồng cây đào; trồng lê

Giáo trình “Trồng mận” gồm 04 bài được trình bày theo trình tự:

Bài 01: Đặc điểm sinh học cây mận

Bài 02: Trồng cây mận

Bài 03: Chăm sóc cây mận

Bài 04: Thu hoạch, bảo quản sản phẩm

Để hoàn thành giáo trình này, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Trung tâm khuyến nông Quốc gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý kỹ thuật, các nhà khuyến nông, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập tài liệu và biên soạn giáo trình này, song vì thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp và xây dựng của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn

Tham gia biên soạn:

1 Kỹ sư: Phạm Thị Loan - Chủ biên

2 Kỹ sư: Nguyễn Khắc Quang - Tham gia

3 Thạc sĩ: Hà Thị Minh Thu - Tham gia

4 Thạc sĩ: Đặng Minh Tuấn - Tham gia

5 Kỹ sư: Nguyễn Thị Hưng - Tham Gia

Trang 4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

Tuyên bố bản quyền 1

Lời giới thiệu 2

Mục lục 3

Bài 1: Đặc điểm sinh học cây mận 8

Mục tiêu 8

A Nội dung 8

1 Giá trị của cây mận 8

1.1 Giá trị dinh dưỡng 8

1.2 Giá trị kinh tế 8

1.3 Giá trị y học 8

2 Đặc điểm thực vật học 9

2.1 Rễ 9

2.2 Thân cành 9

2.3 Lá 12

2.4 Hoa 13

2.5 Quả 14

2.6 Hạt 16

3 Yêu cầu ngoại cảnh 16

3.1 Nhiệt độ 16

3.2 Độ ẩm 17

3.3 Ánh sáng 17

3.4 Đất đai 17

3.5 Dinh dưỡng 18

3.6 Gió 18

4 Một số giống mận trồng ở nước ta 18

4.1 Mận Tam Hoa 18

4.2 Mận hậu 18

4.3 Mận Thép 19

Trang 5

4.4 Mận Tả Van 19

4.5 Mận Tráng Li 20

B Câu hỏi và bài tập thực hành 21

1 Các câu hỏi 21

2 Bài tập thực hành 24

2.1 Bài thực hành số 5.1.1 24

C Ghi nhớ 24

Bài 2 Trồng cây mận 25

Mục tiêu 25

A Nội dung 25

1 Thiết kế và xây dựng vườn trồng 25

1.1 Thiết kế 25

1.2 Xây dựng vườn trồng 31

2 Trồng cây 36

2.1 Thời vụ trồng 36

2.2 Làm đất, đào hố 37

2.3 Bón phân 39

2.4 Trồng cây 41

2.5 Chống đổ 44

2.6 Tủ gốc 45

2.7 Tưới nước 46

2.8 Trồng giặm 47

2.9 Trồng xen 47

B Câu hỏi và bài tập thực hành 48

1 Các câu hỏi 48

2 Bài tập thực hành 51

2.1 Bài thực hành số 5.2.1 51

2.2 Bài thực hành số 5.2.2 51

C Ghi nhớ 51

Bài 3 Chăm sóc cây mận 52

Trang 6

Mục tiêu 52

A Nội dung 52

1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản 52

1.1 Phòng trừ cỏ dại 52

1.2 Xới đất 54

1.3 Tưới nước 56

1.4 Bón phân 62

1.5 Tạo hình 64

2 Thời kỳ kinh doanh 66

2.1 Phòng trừ cỏ dại 66

2.2 Xới đất 67

2.3 Tưới nước 67

2.4 Bón phân 67

2.5 Cắt tỉa 69

2.6 Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả 70

3 Thời kỳ già cỗi 71

3.1 Đốn trẻ lại 71

3.2 Chăm sóc cây sau khi đốn trẻ lại 72

4 Phòng trừ sâu bệnh hại 73

4.1 Kiến thức cơ bản về quản lý dịch hại bằng phương pháp tổng hợp (IPM) 73

4.2 Một số sâu bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng trừ 78

B Câu hỏi và bài tập thực hành 83

1 Các câu hỏi 83

2 Bài tập thực hành 87

2.1 Bài thực hành số 5.3.1 87

2.2 Bài thực hành số 5.3.2 87

C Ghi nhớ 87

Bài 4 Thu hoạch, bảo quản sản phẩm 88

Mục tiêu 88

A Nội dung 88

Trang 7

1 Thu hoạch 89

1.1 Yêu cầu sản phẩm khi thu hoạch 89

1.2 Xác định thời điểm thu hái 89

1.3 Chuẩn bị 89

1.4 Kỹ thuật thu hái 90

2 Bảo quản 91

2.1 Mục đích 91

2.2 Phân loại 91

2.3 Sơ chế 92

2.4 Bảo quản 93

B Câu hỏi và bài tập thực hành 93

1 Các câu hỏi 93

2 Bài tập thực hành 94

2.1 Bài thực hành số 5.4.1 94

C Ghi nhớ 94

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 95

I Vị trí, tính chất của mô đun: 95

II Mục tiêu: 95

III Nội dung chính của mô đun: 95

IV Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 96

4.1 Bài thực hành số 5.1.1 96

4.2 Bài thực hành số 5.2.1 96

4.3 Bài thực hành số 5.2.2 97

4.4 Bài thực hành số 5.3.1 97

4.5 Bài thực hành số 5.3.2 98

4.6 Bài thực hành số 5.4.1 98

V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 99

5.1 Đánh giá bài thực hành số 5.1.1 99

5.2 Đánh giá bài thực hành 5.2.1 99

5.3 Đánh giá bài thực hành 5.2.2 100

Trang 8

5.4 Đánh giá bài thực hành 5.3.1 101

5.5 Đánh giá bài thực hành 5.3.2 101

5.6 Đánh giá bài thực hành số 5.4.1 102

VI Tài liệu tham khảo 102

Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình……… 103

Danh sách Hội đồng nghiệm thu……… 104

Trang 9

MÔ ĐUN: TRỒNG MẬN

Mã mô đun: MĐ05

Giới thiệu mô đun

Mô đun “Trồng mận” có tổng thời gian học tập là 92 giờ, trong đó có 16 giờ

lý thuyết, 72 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra hết mô đun Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: chuẩn bị đất, trồng mận, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm quả mận Mô đun được bố trí giảng dạy sau các mô đun: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chuẩn bị giống, trồng đào, trồng lê Mô đun cũng có thể sử dụng để dạy độc lập trong các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn liên quan đến nghề “Trồng mận”

Phương pháp học tập: người học đọc trước tài liệu, nghe giảng, thảo luận, trả lời câu hỏi và thực hành từng nội dụng cụ thể Phần hướng dẫn thực hành ban đầu cho cả lớp, hướng dẫn thường xuyên theo nhóm và từng học viên thực hành

Phương pháp đánh giá:

- Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 04 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao, động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên

- Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 04 giờ:

+ Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp

do giáo viên chuẩn bị trước

+ Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng

Trang 10

Bài 1: Đặc điểm sinh học cây mận

Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm sinh học của cây mận;

- Nhận biết được một số giống mận;

- Xác định được giống mận phù hợp với địa phương

A Nội dung

1 Giá trị của cây mận

1.1 Giá trị dinh dưỡng

Mận chứa 82 % nước, 8-10 % đường bột, 1,5 % axit, Vitamin A, chất khoáng như Fe, Ca, P, Mg, K, Mn có 0,6 %

Đối với những giống mận ngon, trong một 100g thịt quả có: 3,9g Gruxit, 0,6g Protit, 1,3g Axit, 2,8mg Canxi, 20mg P, 3mg Vitamin C, 0,1mg Caroten, đồng

thời còn có các vitamin B1, B2 và PP

1.2 Giá trị kinh tế

Mặc dù khâu chế biến, tiêu thụ đối với cây ăn quả trong đó có cây mận, chưa

có những giải pháp cơ bản song cây mận đã được coi là cây xóa đói giảm nghèo, giúp cho nhiều gia đình nông dân tăng thu nhập một cách đáng kể Trồng cây mận trong vườn mang lại kinh tế khá cao so với các loại cây khác như: Cam, chuối, hồng xiêm…Trên cùng một đơn vị diện tích như nhau nếu trồng cây mận sẽ thu được giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với cây lúa

Ví dụ: Vùng mận Tam Hoa (Bắc Hà-Lào Cai), một cây mận ở thời kỳ cao

sản có thể cho thu hoạch tới 250 kg quả, sản lượng này quy ra tiền mặt có thể tương đương với 2 - 3 sào lúa nước có năng suất trung bình

Hoa mận nhiều, có phấn nên mận là nguồn mật cho nghề nuôi ong phát triển

có chất lượng cao

Ngoài ra, cây mận có bộ khung tán lớn, tán xòe rộng, lá xum xuê vào mùa mưa có thể giúp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi sinh, tăng độ che phủ đất và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động ở các vùng trung du miền núi

Trang 11

+ Quả mận vị chua ngọt, tính bình, có công dụng thanh can điều nhiệt, sinh tân lợi thuỷ, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hư lao cốt chưng, âm

hư nội nhiệt, mũi khô họng khát, tiêu khát, tiểu tiện bất lợi

+ Rễ mận vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chuyên trị chứng tiêu khát (đái đường), lị tật (bệnh kiết lị), đau răng, nhọt độc

+ Vỏ rễ có vị đắng, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt hạ khí, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiêu khát tâm phiền, đau răng

+ Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng,

vết thương do sang chấn

+ Nhân hạt mận vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng tán ứ, lợi thuỷ, nhuận tràng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tổn thương bầm tím, ho khạc đờm nhiều, bụng đầy chướng, táo bón

+ Nhựa mận vị đắng, tính lạnh, có công dụng tiêu thũng, giảm đau, chuyên

chữa chứng mục ế (mắt mờ có màng) và mày đay

2 Đặc điểm thực vật học

2.1 Rễ

Rễ mận tập trung chủ yếu ở trên tầng đất mặt từ 0 đến 50cm tuỳ từng giống

và từng loại đất, một số rễ cái ăn khá sâu giúp cho cây đứng vững không bị đổ Với đặc điểm phân cành sớm và nhiều cành nhỏ cộng lại với một số rễ cái ăn sâu, bộ lá nhỏ nhẹ, cây mận ít bị đổ khi gặp gió bão; Ngoại trừ trồng trên đất mùn hoặc đất đá vôi cây thường bị đổ do nguyên nhân là đất quá tơi xốp và dễ bị sụt lở

Khác với các loại rễ khác, trên rễ mận nhất là phần nổi trên mặt đất thường

có các mầm ngủ Trong điều kiện thích hợp, các mầm ngủ có thể bật mầm mọc thành cây con Lợi dụng đặc điểm này, người làm vườn có thể nhân giống mận bằng giảm rễ theo nhiều phương pháp khác nhau

Rễ mận thường phát triển theo chiều ngang do đó các mầm ngủ của rễ phần gần sát mặt đất gặp điều kiện thuận lợi thường mọc thành cây con Qua quan sát phát triển khoảng không gian mọc của cây con cho thấy rễ mận thường phát triển rộng hơn tán cây khá nhiều 30 – 70 cm

2.2 Thân, cành

Bảng 1 Đặc điểm hình thái tán cây của một số giống mận tại

Quản Bạ, Hà Giang (Cây 7 tuổi)

Số TT Giống mận Chiều cao cây

(m)

Đường kính tán

(m) Số thân chính

Trang 12

Nguồn: Phạm Uyên Hùng, Đào Thanh Vân, 1997

Mận thuộc loại thân gỗ nhỡ, cành mảnh dẻ, tán xòe rộng, sức nảy chồi mạnh, hàng năm ra lộc 2-3 lần vào vụ xuân, vụ hè là chính

Tùy thuộc vào giống mà cây mận phân cành theo chiều ngang hay chiều thẳng đứng nên cây mận có tán hình cầu, hình tháp hay hình nấm Ví dụ: Mận Tam hoa thường có tán hình cầu, mận Tả van thường có tán hình nấm

Cành của mận có thể ra quả nhiều lần trên một cành, nhiều cành vừa là cành quả vừa là cành mẹ Đặc điểm này có ở hầu hết các loài trong họ mận

Hình 5.1.1 Tán hình cầu Hình 5.1.2 Tán hình tháp

Ở cây mận, cành quả sẽ trở thành cành quả hoặc không phụ thuộc vào sức sinh trưởng của cành (đường kính, số lá, chiều dài) Cũng ít khi phụ thuộc vào tuổi cành Tuy nhiên những cành ra vào cuối thu năm trước có thể có rất nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp Cành quả hoặc cành mẹ có thể rất nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành cấp I và cấp II ở mận cao tuổi đôi khi cũng

ra hoa và đậu quả tốt Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành qủa

ở mận phụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ, nghỉ qua đông để đảm bảo độ chín sinh lý cần thiết

Trang 13

Cành mận Châu Âu và Châu Mỹ

có sức sinh trưởng rất khá không kém

mận Châu Á mặc dù có thời gian nghỉ

đông khá dài và số đợt lộc ít hơn Ở

những nước có khả năng thâm canh

cao, hình dáng bộ tán mận không trở

nên quan trọng do cành được uốn nằm

trên các giàn giống như giàn nho, giàn

mướp ở Việt Nam hoặc được uốn thành

cố định theo các phía trên khung dây

thép định sẵn Hình 5.1.3 Cành mận được uốn cố

định theo khung thép 2.3 Lá

Bảng 2 Đặc điểm hình thái lá của các giống mận tại Quản Bạ, Hà Giang Giống Mận Chiều dài lá

(cm)

Chiều rộng lá (cm) Dạng lá Màu sắc lá

Phạm Uyên Hùng, Đào Thanh Vân, 1997

Nhìn chung lá mận có hình dáng tương đối đồng nhất giữa các loài, hình dáng bầu dục của lá là một đặc trưng hình thái của cây mận

Độ lớn của lá rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài và giống, nhìn chung dao động từ 01cm đến 04cm (chiều rộng); 1,5 đến 10cm (chiều dài) Gân lá nổi rõ, mép

lá có hình răng cưa rõ rệt hoặc không rõ rệt tuỳ từng giống, từng loài, đỉnh lá nhọn hoặc hơi tù

Trang 14

Hình 5.1.4 Lá mận mầu xanh Hình 5.1.5 Lá mận mầu tím

Màu sắc lá mận cũng rất khác nhau tuỳ giống, nhìn chung lá mận có các màu đặc trưng: đỏ, đỏ tím, xanh, xanh đậm, xanh nhạt

Lá mận thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12 hoặc sớm hơn một chút Những vườn mận giai đoạn còn non (kiến thiết cơ bản) trồng ở vùng nóng ẩm lá có thể dụng không triệt để, đôi khi còn lại một số lá già ngả màu xanh vàng, chỉ đến khi cây ra hoa số lá này mới rụng hết để cành bật lộc mới, lá mận rụng càng sớm càng triệt để chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh và nội tại giúp cây có quá trình ngủ sâu trong vụ đông thì hoa nở càng nhiều và tỷ lệ đậu quả rất cao 2.4 Hoa

Màu sắc của hoa mận tuỳ từng loài có màu hồng, hoặc tím pha lẫn với màu chủ đạo là màu trắng Hoa mận thuộc loại hoa nhỏ, tính theo hình chiếu không gian của hoa, đường kính hoa dao động từ 5mm đến 25mm tuỳ từng loài Thông thường

ở cây mận đường kính của hoa tỷ lệ thuận với độ lớn của quả Hoa mận thường gồm 5 cánh, hoa nở đều về 4 phía, phần đài hoa bao bọc lấy bầu, có từ 20 đến 30 chỉ nhị, chiều cao của chỉ nhị thường tương đương với chiều cao của cánh hoa, bao phấn không nở sớm mà nở vào thời điểm hoa đã nở Đầu nhị hoa vươn lên ngay kề cạnh bao phấn

Hoa mận nở vào khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, đối với những giống mận có vị chua thường nở sớm hơn và quả chín sớm hơn một chút Phần lớn các giống mận không có khả năng tự thụ nghĩa là: khi tự thụ thì quá trình thụ tinh không xảy ra và kết quả là tỷ lệ đậu quả cũng rất thấp, thậm chí hoa rụng 100% Bởi vậy muốn thu được năng suất cao, cần phải trồng xen vườn mận với các giống mận khác làm cây cho nguồn hạt phấn

Trang 15

Hình 5.1.6 Hoa mận mầu trắng Hình 5.1.7 Hoa mận mầu trắng pha

tím

2.5 Quả

Mận là loại quả hạch, độ lớn của quả mận thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc từng loài, các giống mận Châu Á quả thường nhỏ hơn mận Châu Âu và Châu Mỹ, loại to khoảng từ 8 - 10 quả/kg Màu sắc quả cũng thay đổi rất nhiều tuỳ giống, từ đỏ tươi, tím, vàng và một số giống khi quả chín vẫn giữ nguyên màu xanh (mận hậu) Cũng

có một số giống mận khi quả chín còn phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, lớp phấn này có tác dụng bảo vệ quả, chống sự xâm nhiễm của Vi khuẩn, nấm, tránh cho quả hấp thụ quá lớn nhiệt độ và khi trời quá nóng

Một số giống mận sớm quả thường chín vào khoảng từ giữa tháng 3, đầu tháng 4, các giống chín trung bình vào khoảng tháng 5, giống chín muộn vào tháng

6 Nhìn chung thời gian chín của mận có thay đổi theo từng vùng sinh thái và thay đổi theo từng lục địa khác nhau

Bảng 3 Đặc điểm quả các giống mận tại Quản Bạ, Hà Giang

Trang 16

5 Mận Trúc Sơn 2,79 2,74 Tím Vàng

Nguồn: Phạm Uyên Hùng, Đào Thanh Vân, 1997

Hình 5.1 8 Quả mận tả van xanh Hình 5.1 9 Quả mận tả van chín

Hình 5.1.10 Quả mận tam hoa xanh Hình 5.1.11 Quả mận tam hoa chín

Trang 17

2.6 Hạt

Hạt mận được bao bọc bởi 1 lớp

gỗ cứng, bằng vỏ, chắc chắn Vì vậy

muốn hạt nhanh nảy mầm phải xử lý quả

trước khi gieo trồng

3 Yêu cầu ngoại cảnh

Theo GS.TS Trần Thế tục cho

rằng thời tiết thuận lợi cho việc ra hoa và

thụ phấn, thụ tinh là trong thời kỳ ra hoa

có nhiều ngày nắng ráo, sau đó lại có

mưa rào rồi trời lại quang

Hình 5.1.12 Hạt mận

Nhiều nghiên cứu thấy rằng: Thời tiết khí hậu tháng 12, tháng 1 có tương quan chặt chẽ đến năng suất mận Vì mận là cây ôn đới nên rất cần có mùa đông lạnh để phân hóa mầm hoa, do vậy, trong tháng 1 nhiệt độ thấp (khoảng 70C), độ

ẩm không khí thấp (<73%) thì năm đó mận được mùa

Mỗi giống khác nhau đều thích hợp với một vùng sinh thái khác nhau và đòi hỏi điều kiện sinh thái chặt chẽ hơn Đối với giống mận chua yêu cầu điều kiện sinh thái không chặt chẽ bằng các giống mận ngọt Do đó, khả năng thích ứng rộng hơn nên vùng phân bố rộng hơn Các giống mận ngọt như: Mận Tam Hoa, mận Hậu, mận Tả Van, mận Tả Hoàng Ly… đòi hỏi sinh thái chặt chẽ hơn do vậy vùng phân bố hẹp hơn

Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng Những yếu

tố này tác động đồng thời và chịu ảnh hưởng lẫn nhau và mức độ ảnh hưởng có liên

quan chặt chẽ đến bản chất các giống

3.1 Nhiệt độ

Cây mận thuộc loại cây ôn đới và á nhiệt đới, những giống mận cho sản phẩm tốt, quả to đều thuộc loại chịu lạnh, chỉ một số ít loại mận quả nhỏ, chua không yêu cầu khắt khe nhiệt độ lạnh có thể ra hoa

Mận Châu Á nhìn chung yêu cầu 700 - 1000 giờ ở nhiệt độ 70C Nghĩa là khoảng 1 - 1,5 tháng lạnh dưới 70C để thoát qua giai đoạn ngủ, giúp quá trình phân hoá hoa diễn ra hoàn toàn Miền Bắc Việt Nam chỉ có các vùng núi cao mới có thể trồng mận cho hoa quả bình thường Mận có thể chịu lạnh ở O0C trong thời gian dài, khi nghỉ đông nhiệt độ dưới O0C không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng ở giai đoạn sau Khi mận ra hoa nếu nhiệt độ xuống đến O0C hoặc có tuyết sẽ ảnh hưởng lớn, làm hoa rụng, lá non bị tổn thương nhiều

Mận Châu Âu và Châu Mỹ tổng tích ôn lớn hơn 10000C ở nhiệt độ dưới 6,50C Tuy nhiên với điều kiện vùng ôn đới của Châu Âu và Châu Mỹ hoàn toàn

Trang 18

thoả mãn yêu cầu nhiệt độ lạnh của mận trước khi ra hoa Mận chỉ có thể chịu được nóng trong thời gian ngắn (trừ một số giống mận chua), ở nhiệt độ 350C mận bắt đầu có biểu hiện bị hại, cây ngừng sinh trưởng; Đặc biệt khi nhiệt độ ấm lên, các loại sâu hại (bọ nẹt, rệp ), vi khuẩn, nấm (chảy gôm), rám lá phát triển mạnh

3.2 Độ ẩm

Điều kiện khí hậu ở vùng nguồn gốc của cây mận có lượng mưa hàng năm là 1.650 mm trong đó tháng mưa nhiều nhất (tháng 6) là 263 mm, tháng khô nhất (tháng 1) là 94 m Ẩm độ không khí ở vùng này vào tháng 6 là 83 %, tháng 1 là 46 %

Mận là cây chịu khô hạn tốt nhưng mận cần nước để đâm chồi nảy lộc, nếu mưa nhiều ở thời kỳ nở hoa thì ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa đậu quả Nhiệt độ thấp

và môi trường ẩm là điều kiện quan trọng cho thời kỳ quả mận phát triển Thiếu nước vào tháng 3,4 thì quả rụng nhiều, quả bị nứt, quả nhỏ và hương vị kém Nếu mưa nhiều và ẩm độ không khí quá cao trong thời kỳ quả chín thì quả sẽ bị nứt do vậy phải đảm bảo nhu cầu về chế độ nước cho cây mận

Theo giáo sư Vũ Công Hậu thì cây mận có thể thích nghi với khí hậu ẩm, độ

ẩm không khí cao Ở các vùng khô hạn lượng mưa dưới 300 mm/năm nhưng có tưới vẫn đạt năng suất cao, chất lượng tốt Tuy nhiên ở vùng núi cao hay có sương

mù, độ ẩm cao lá mận hay bị bệnh nấm gây hại

3.3 Ánh sáng

Sự ra hoa của mận phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ, sự tác động của ánh sáng không rõ rệt Có thể cho năng suất cao ở điều kiện ánh sáng trực xạ, nơi quang đãng hoặc cho điều kiện bị che cớm ở mức độ nhẹ

Ánh sáng lại có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng đậu quả của mận Nhiều kết quả nghien cứu khẳng định ánh sáng ảnh hưởng đến sự điều chỉnh C/N của cây Những nơi quang đãng nhiều ánh sáng hoặc bị che cớm ở mức độ vừa phải, tỷ lệ C/N cao giúp hoa to, tỷ lệ đậu quả cao Nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che râm quá nhiều làm tỷ lệ C/N giảm gây mất cân đối trong sinh trưởng của cây làm hoa rụng nhiều.Nhìn chung ở các vùng trồng mận nhu cầu ánh sáng của mận được đánh giá

là thoả mãn

3.4 Đất đai

Riêng đối với cây mận không khắt khe về đất đai, độ pH phù hợp cho cây mận sinh trưởng là: 5,5 - 6,5 Ở những vùng đất chua mận vẫn có thể sinh trưởng bình thường nhưng năng suất không cao, vùng đất có tầng canh tác trên 40 cm đều

có thể trồng mận rất tốt Do rễ mận (tầng rễ hút) phân bố gần với mặt đất nên tầng đất trồng mận không cần thiết phải quá dầy

Đất trồng mận vừa phải đảm bảo giữ ẩm, vừa có khả năng thoát nước tốt Theo một số tác giả, đất thịt chứa nhiều dinh dưỡng và nếu có biện pháp thoát nước tốt sẽ rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây mận, mận có thể sinh

Trang 19

trưởng tốt trên đất phù xa cổ, sa thạch hoặc phiến sa thạch có tầng đất dày dễ thoát nước Đất mùn đá vôi có độ pH  6,0, hàm lượng mùn, dinh dưỡng cao là một loại đất tốt nhất để trồng mận

Ở Việt Nam, các vùng Tây Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai; Vùng Đông Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn đều có thể tròng được mận và thu được năng suất khá cao

3.5 Dinh dưỡng

Giáo sư Vũ Công Hậu cho rằng: cây mận có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất, nhất là đạm và kali Thiếu đạm, các đợt lộc của cây mọc yếu, cành lá bé, màu vàng, rìa lá hơi cong, lá rụng sớm, hoa, quả rụng nhiều Thiếu đạm quá lâu, cây mọc chậm, tán cây thấp, bé, tuổi thọ cây ngắn Nhưng nếu thiếu quá nhiều đạm, làm ảnh hưởng tới quá trình phân hoá mầm hoa do đó năng suất, sản lượng đều giảm

Thời kỳ mận ra hoa cần rất nhiều kali, nhưng từ khi đậu quả cho đến lúc thu hoạch, hàm lượng kali trong cây giảm dần Hàm lượng kali trong lá lúc thu hoạch

có tương quan thuận với sản lượng; Vì vậy giữ cho hàm lượng kali trong lá cao rất

có ý nghĩa trong sản xuất

Bón phân cho mận tuỳ thuộc vào từng điều kiện đất đai, tuổi cây và tình trạng sinh trưởng của cây được thể hiện qua số đo đường kính tán cây để bón với số lượng phân thích hợp Bón phân cho mận thường bón cân đối NPK và bón vào các thời kỳ: Trước lúc ra hoa, bón thúc quả và bón sau khi thu hoạch Có thể áp dụng phương pháp bón phân vào đất cho rễ hấp thụ hoặc bón phân qua lá

Hình 5.1.13 Lá mận thiếu sắt Hình 5.1.14 Cây mận thiếu lân

3.6 Gió

Nơi trồng cây mận cần khuất gió, hoặc phải có vành đai cây chắn gió

Trang 20

Hoa và quả rất dễ bị rụng do gió bão nên khi thiết kế vườn mận người ta

thường chú ý thiết kế đai rừng tránh gió

Quảng Đông - Trung Quốc, được

nhập nội lần đầu tiên tại trại An Lão

(Hải Phòng) và nông trường Hoành

Bồ (Quảng Ninh) vào những năm 70

Đặc điểm mận Tam Hoa là cành to,

vỏ quả màu tím xanh nhạt, ăn giòn,

mùi thơm, vị ngọt, giống vị đào chín

Mận tam hoa được người tiêu dùng

ưa chuộng.Trọng lượng trung bình từ

Cây từ 5-7 tuổi có thể cho năng suất

50-70kg quả, khi quả chín hàm lượng

đường tổng số có thể lên đến 12%, độ axit

khoảng 0,6% Mận Tam Hoa chín vào cuối

tháng 5 đầu tháng 6, sử dụng làm quả tươi

là chính hoặc đóng hộp

4.2 Mận hậu

Quả to, màu xanh thịt dày, hạt nhỏ và

dóc hạt, vị ngọt, ăn giòn, không đắng, có thể

sử dụng khi còn xanh già, khối lượng quả

trung bình 20- 30 g/quả Khi chín quả màu

xanh vàng, thịt quả rất giòn, có vị ngọt, nhũn Hình 5.1.16 Quả mận hậu

Thời gian chín vào trung tuần tháng 7 Giống này chỉ thích hợp với điều kiện vùng cao, vùng thấp trồng được nhưng cây phát triển chậm và khó ra hoa kết quả Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, Mường Khương tỉnh Lào Cai

4.3 Mận Thép

Trang 21

Trồng phổ biến ở vùng ven biển sông Hồng: Yên Bái, Phú Thọ và rải rác ở nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc Mận thép ra hoa tháng 12 và chín vào tháng 4, tháng 5 hàng năm Cây có sức chống chịu khá tốt, quả khi chín màu vàng, quả nhỏ, giòn, ít chua, khi chín quả vẫn rất cứng Trọng lượng trung bình từ 10-29g/quả Mận thép có

khả năng thích ứng rộng, có thể ra hoa kết quả ở những vùng thấp

Hình 5.1.17 Quả mận Thép 4.4 Mận Tả Van

Vỏ quả mầu tím, ruột vàng còn gọi là mận đường Quả to, vị ngọt khi chín Cũng có loại vỏ tím, ruột tím gọi là mận máu (mận đỏ) Loại ruột vàng, lá xanh đậm, quả to, vị ngọt ( khi chín) Loại ruột tím quả to hơn và nhiều nước, khi chín có

vị chua vừa, giòn, thơm Cây to, khỏe, phân cành thẳng, sai quả

Hình 5.1.18 Mận tả van Hình 5.1.19 Mận tả van

4.5 Mận Tráng Li

Quả to giống mận Hậu Khi chín có mầu vàng nhạt, thịt quả giòn, nhiều nước, không dóc hạt, chua hơn mận hậu Khả năng bảo quản kéo dài

Trang 22

Tóm lại, các giống mận của nước ta tương đối nhiều, nhưng chỉ có mận Tam Hoa, mận Hậu là có chất lượng cao, nổi tiếng Tiếp theo là giống Tráng li, Tả Van

có phẩm chất vừa Những giống trên đây cần khuyến cáo phát triển rộng rãi

Hình 5.1.20 Mận Tráng Ly

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Các câu hỏi

Câu 1 Chọn ý trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào ý đúng

1 Rễ mận thường tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt từ

a Lá hình tròn, có răng cưa, mầu xanh hoặc tím

b Lá hình bầu dục, có răng cưa, mầu đỏ tím hoặc xanh

Trang 23

c Lá hình tròn, không có răng cưa, mầu xanh

Trang 24

a Tháng 3 - 6

b Tháng 10 - 12

c Tháng 8 - 9

d Tháng 11 - 1

Câu 2 Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong câu sau:

- Cây mận ra lộc mỗi năm tới đợt lộc

- Cây mận trồng bằng hạt có tuổi thọ trồng bằng cây ghép và cành chiết

- Mận Tam Hoa nhân giống bằng hạt

- Sau năm cây mận bước vào thời kỳ sai quả

- Khi hoa nở nếu thời tiết .thì việc thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tỉ lệ đậu quả sẽ cao

- Cận là cây ôn đới nên rất cần có mùa .để phân hóa mầm hoa

- Trong tháng 1 nhiệt độ thấp (khoảng 0C), độ ẩm không khí thấp ( <73%) thì năm đó mận được mùa

- Mận chỉ có thể chịu được nóng trong thời gian

- Thiếu nước vào tháng 3,4 thì quả

- Nếu mưa nhiều và ẩm độ không khí quá cao trong thời kỳ quả chín thì

- Sự ra hoa của mận phụ thuộc vào nhiệt độ, sự tác động của ánh sáng không rõ rệt

- Có thể cho năng suất cao ở điều kiện ánh sáng

- Độ pH phù hợp cho cây mận sinh trưởng là: 5,5 - 6,5

- Tầng canh tác trên cm đều có thể trồng mận rất tốt

- Đất trồng mận vừa phải đảm bảo

- Ở Việt Nam, các vùng Tây Bắc như: ; vùng Đông Bắc như đều có thể trồng được mận

- Cây mận có nhu cầu dinh dưỡng cao nhất là

- Thiếu đạm, các đợt lộc của cây mọc yếu

- Thiếu đạm quá lâu, cây mọc

- Thời kỳ mận ra hoa cần rất nhiều

Trang 25

- Bón phân cho mận tuỳ thuộc vào từng điều kiện của cây

- Nơi trồng cây mận vành đai cây chắn gió

Câu 3 Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong câu sau:

- Mận Tam Hoa là giống có nguồn gốc từ

- Đặc điểm mận Tam Hoa là

- Trọng lượng trung bình từ g/quả

- Mận Tam Hoa sau đó được trồng nhiều ở các vùng núi phía bắc Việt Nam như:

- Mận Tam Hoa chín vào

- Đặc điểm Mận hậu:

- Khối lượng quả trung bình g/quả

- Khi chín quả có màu

- Thời gian chín vào

- Quả mận Thép khi chín màu , quả nhỏ, giòn, ít chua

- Trọng lượng trung bình mận thép g/quả

Trang 26

1 Thiết kế và xây dựng vườn trồng

Nên chọn đất có tầng canh tác dày, mầu mỡ và thoát nước Nếu trồng khu vực lớn phải thiết kế hệ thống đường đi lại, đai rừng chắn gió, hệ thống chống xói mòn trên đất dốc

Trên đất mới khai thác cần đào bỏ các gốc cây rừng, trồng cây phân xanh trước khi trồng cây mận 1 – 2 vụ để cho đất thuần thục Nếu trên đất dốc nhất thiết phải đào theo đường đồng mức và có băng phân xanh bằng cây cốt khí, muồng…để giữ đất, giữ ẩm hạn chế xói mòn, chú ý sử dụng thước chữ A để xác định đường đồng mức trên đất dốc

Trong những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản ở giữa các hàng mận nên trồng các cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu: đỗ, đậu tương, lạc, vừng,…để tăng hiệu quả kinh tế, làm cho đất màu mỡ và có nguồn phân hữu cơ tại chỗ bón cho cây

1.1 Thiết kế

1.1.1 Xác định quy mô vườn trồng thích hợp

- Trước tiên người trồng cần xác định quy mô thích hợp

- Với trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật và trước sự phát triển của thị trường thương mại nước ta, việc xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mức quy mô trang trại là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế

- Phương hướng đúng đắn trong phát triển kinh tế trang trại là nhiều trang trại cùng phát triển lập nên những vùng kinh tế hàng hoá lớn Xây dựng những vùng sản xuất lớn tập trung, chuyên canh và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp trong một hệ canh tác nông nghiệp bền vững

Trang 27

1.1.2 Chuẩn bị cơ cấu cây trồng trong vườn cây mận

- Tạo một không gian sinh thái thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau

- Vườn quả có khả năng duy trì và bảo vệ đất trồng trọt, tạo thuận lợi cho sự phát triển quần thể các giống và loài, bảo vệ lẫn nhau trong các điều kiện môi trường sinh thái bất lợi

- Rải vụ thu hoạch trong một năm hoặc nhiều năm để bố trí sắp xếp lực lượng lao động trong vùng trong trang trại một cách hợp lý nhất, có đủ nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến hoạt động liên tục trong một năm

- Các giống và chủng loại cây trồng phải thích nghi cao với điều kiện sinh thái vùng trồng Cần lựa chọn kỹ càng các giống tiến bộ có năng suất cao, phẩm chất tốt, mã quả đẹp đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu

- Không nên trồng xen quá nhiều chủng loại cây mận bởi sẽ gây khó khăn cho công tác phòng trừ sâu bệnh, sản phẩm quả nhiều chủng loại, số lượng manh mún, không còn mang tính hàng hoá Chỉ nên bố chí khoảng 10% số cây mận khác giống, trồng rải rác trên vườn để tăng khả năng thụ phấn cho cây mận

1.1.3 Thiết kế hệ thống đường đi lại

- Hệ thống đường cần được thiết kế ngay từ đầu nhằm nối liền khu vực trồng cây mận với các khu vực khác để thuận tiện cho việc đi lại

- Đối với vườn có diện tích nhỏ dưới 1ha không cần phải thiết kế đường giao thông

- Với diện tích lớn hơn cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích 0,5 – 1ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe cơ giới, đặc biệt, đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên xuống, đường liên lạc giữa các đồi

- Hệ thống đường đi lại cần thiết kế bao gồm:

+ Đường trục chính: Đây là đường có chiều rộng khoảng 4 - 6 m

+ Đường lên đồi: Đường lên đồi có chiều rộng khoảng 3,0 - 4,0m Độ dốc của đường lên đồi không quá 6 - 70

+ Đường đi lại giữa các đồi, các lô: Rộng khoảng 2,5 - 3,0m

1.1.4 Thiết kế lô, hàng cây trong vườn trồng cây mận

a) Thiết kế lô trồng

- Diện tích lô trồng cây mận phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của vườn cây mận

+ Diện tích tối đa cho một lô trên diện tích bằng phẳng là 2 - 4ha

+ Vùng đất dốc là 1 - 2ha…Vùng đất trũng chua phèn là 0,5 – 1ha

Trang 28

b) Thiết kế hàng cây

- Cách bố trí cây trong vườn

+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn ô vuông

+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn chữ nhật

+ Bố trí cây theo kiểu hàng đơn nanh sấu

+ Bố trí cây theo kiểu hàng kép

* Tuỳ theo địa hình đất mà áp dụng phương thức trồng thích hợp

+ Đối với đất bằng hoặc có độ dốc dưới 50: Có nhiều cách bố trí cây: Kiểu hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu nanh sấu)

+ Đất có độ dốc từ 5 - 80: Nên trồng kiểu hàng đơn theo đường đồng mức + Đất có độ dốc từ 8 - 100: Trồng cây theo hàng đơn trên bậc thang đơn giản được thiết kế theo đường đồng mức

- Loại gốc ghép: Cùng giống mận nếu trồng cây ghép trên gốc đào, cây sinh trưởng khỏe hơn trên gốc mận do vậy phải trồng thưa hơn

- Độ màu mỡ của đất: Có rất nhiều loại đất khác nhau về thành phần, tính chất, độ phì tầng canh tác…phải căn cứ vào từng loại đất cụ thể để xác định khoảng cách trồng cây

+ Nếu đất tốt thì thiết kế trồng cây với mật độ vừa phải;

+ Nếu đất xấu thì phải trồng dày để áp dụng các biện pháp thâm canh cây trồng đồng thời cải tạo đất

- Căn cứ vào khả năng đầu tư thâm canh của chủ vườn: Nếu chủ vườn có điều kiện đầu tư thâm canh cao thì có thể trồng thưa hơn chủ vườn không có khả năng thâm canh Hiện nay, các chủ vườn có khả năng đầu tư ban đầu lớn hơn thường áp dụng kỹ thuật trồng với mật độ dày hơn Các năm sau, căn cứ vào độ khép tán của vườn mà có biện pháp chặt tỉa thưa dần Ưu điểm của biện pháp trồng dày và tỉa thưa dần là:

+ Tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích so với các vườn trồng với mật độ trung bình ngay từ ban đầu;

+ Giảm được các chi phí cố định như hệ thống tưới, hệ thống nhà xưởng, máy bơm thuốc phòng trừ sâu bệnh, công quản lý,…

Trang 29

Mật độ trung bình của mận là khoảng 400 cây/ha nhưng ta có thể trồng dày hơn Cây trồng sẽ được tỉa thưa sau 7- 8 năm trồng Ở Trung Quốc hiện nay thường áp dụng phương pháp trồng dày để thu hiệu quả cao ngay từ năm đầu: trên đất tốt trồng với khoảng cách 3-4m x 4-6m và trên đất xấu trồng với khoảng cách 2-3m x 4-5m

Giải pháp chính để nâng cao mật độ trồng là : Chọn và tạo các giống thấp cây, tán nhỏ và chọn các gốc ghép thích hợp được nhân bằng phương pháp vô tính Thường xuyên đốn tỉa hợp lý sau mỗi mùa thu hoạch

* Công thức tính mật độ trồng như sau:

+ Trồng theo kiểu ô vuông hoặc hình chữ nhật

10.00

C1 * C2 * 0,86

Trong đó:

Trang 30

+ Một ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) là 465 cây

10.000

= 465 cây 5*5*0,86

+ Trồng cây theo đường đồng mức thì mật độ cây/ha phụ thuộc vào độ dốc của đồi Độ dốc càng lớn thì số lượng cây càng ít và ngược lại Khoảng cách hàng cây chính là khoảng cách của hai đường đồng mức, được xác định bằng khoảng cách giữa hai hình chiếu của cây

+ Khoảng cách cây được xác định như nhau trên các đường đồng mức,

đường đồng mức dài hơn thì số cây nhiều hơn

+ Khoảng cách giữa các cây trên một hàng, các hàng trên một lô tuỳ thuộc vào từng loài cây trồng cụ thể

* Chú ý: Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên một đơn vị diện tích ít hơn trồng theo kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau

1.1.5 Thiết kế hệ thống chống xói mòn

a) Đập chắn nước

Ở các nơi hợp thuỷ giữa các sườn đồi để hạn chế dòng chảy và giữ nước tưới cho cây trong mùa khô hạn, nước để phun thuốc trừ sâu, phân bón và các chất điều hoà sinh trưởng

b) Băng bậc thang

- Địa hình có độ dốc >100 phải thiết kế băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ nước ở mép bờ Độ dốc < 100 không cần làm băng bậc thang

- Thiết kế hàng cây

Trang 31

+ Đất dốc 0-50: Chia lô thiết kế như đất bằng, trồng cây theo băng

+ Đất dốc 5-100: Trồng cây theo đường đồng mức, bố trì hàng cây so le hoặc hàng kép, trồng băng cây phân xanh giữ nước

1.1.6 Thiết kế đai rừng chắn gió

- Các đai rừng sẽ có tác dụng giảm tốc độ gió bão, giảm lượng bốc hơi, giữ

ẩm trong mùa khô, giữ nhiệt trong mùa lạnh và điều hoà nhiệt độ trong những vùng

có gió nóng và thường có hạn hán xảy ra

- Nằm trong vườn, sát các hàng phân cách các lô, vuông góc với đai chính

- Hướng của đai rừng chắn gió phải vuông góc với hướng gió chính trong vùng, hoặc có thể lệch một góc 300

- Đai rừng phải bố trí cách xa làng, vườn cây mận đầu tiên từ 10 -15 m

Hàng cây chắn gió được thiết kế chặn vuông góc với hướng gió chính thường xuyên gây hại Nên trồng các loại cây sinh trưởng nhanh,xanh quanh năm như: Keo dậu, Đài loan tương tư, mít, sấu…

1.1.7 Thiết kế hệ thống tưới tiêu

a) Mục đích

- Cung cấp nước cho vườn cây

- Cung cấp dinh dưỡng

b) Chuẩn bị

- Sơ đồ quy hoạch khu vực trồng cây mận

Trang 32

- Máy móc, thiết bị làm đường

- Dụng cụ thủ công hỗ trợ xây dựng đường như cuốc, xẻng, xà beng, cáng đất…số lượng máy móc thiết bị dụng cụ vật tư tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia

- Bản thiết kế mẫu đường

b) Các bước tiến hành

- Xây dựng các loại đường trong khu trồng cây mận:

+ Đường trục chính: 4 - 6 m

+ Đường lên đồi: 3,0 – 4,0m

+ Đường giao thông giữa các đồi, các lô: rộng 2,5 – 3,0m

+ Đường trong lô, đường chăm sóc cây: rộng 0,6m

1.2.2 Xây dựng lô, hàng cây trong khu vực trồng cây mận

a) Phát dọn thực bì

- Tất cả những vùng đồi đang trồng cây lâm nghiệp hay đang bỏ hoang, nếu chuyển sang trồng cây mận thì phải phát dọn thực bì , đánh gốc cây rừng Nếu điều kiện cho phép thì san ủi tạo mặt phẳng tương đối để công việc thiết kế vườn diễn ra

thuận lợi

- Những nơi đất dốc không cày được cũng phải dẫy cỏ, san lấp những chỗ quá gồ ghề tạo bề mặt tương đối phẳng rồi mới tiến hành đào hố trồng cây

Trang 33

- Những nơi đất không quá dốc hoặc bằng sau khi phát quang, san ủi sơ bộ

có thể cày bừa qua một lượt để tạo cho vườn sạch cỏ, tơi xốp hạn chế sự thoát hơi nước do lớp thực bì bị phát quang

* Phát dọn theo băng

- Thực bì rậm có độ che phủ > 60%, cao trên 1m: phát băng (tạo đường đi), phát băng 1m, băng chừa 4m (băng chừa để trồng cây), băng phát nằm trên đường đồng mức

- Thực bì thưa có độ che phủ < 60%, thấp dưới 1m: xử lý theo băng rộng 2m sau đó cuốc đất xới nhỏ theo rạch, mỗi rạch cách nhau 0,5m tiến hành gieo cốt khí vào tháng 3,4 (5 hàng cốt khí) hàng ở giữa thứ 3 cuốc hố vào gốc hàng cốt khí và trồng cây mận vào vụ thu đối với thực bì dưới 1m chưa tạo được cây che bóng chưa tiến hành trồng mận

- Trường hợp gieo cốt khí gieo vãi theo rạch khi cây chưa mọc cao, chuẩn bị trồng mận tiến hành làm cỏ, bón phân vô cơ (N, P) cho cốt khí, lượng bón 40g/m2(trong đó 30g lâm + 10g đạm)

a Băng phát b Băng chừa Hình 5.2.1 Phát dọn theo băng

để nguyên băng chừa

* Phát dọn theo đám

Trang 34

Đường kính phát dọn 1m

Hình 5.2.2 Phát dọn theo đám

* An toàn lao động khi phát dọn thực bì

- Trước khi bước vào làm việc phải kiểm tra độ chắc chẵn, độ sắc bén của dụng cụ

- Ở những nơi có địa hình dốc, chú ý chọn vị trí đứng cho vững chắc, thoải mái

- Phải có đầy đủ bảo hộ lao động

- Nơi thực bì phức tạp nhiều dây leo, cây bụi phải cắt bỏ dây leo trước, phát cây bụi

- Quan sát khi làm việc đề phòng rắn rết, ong trong bụi rậm, gốc cây hoặc làm lăn đá xuống dốc có thể gây tai nam cho người dưới dốc

b) Xây dựng lô, hàng

- Công việc đòi hỏi người thiết kế phải có trình độ nhất định về giao thông, tuỷ lợi và nông nghiệp Sẽ khó khăn hơn khi phải thiết kế vườn ở những vùng đất trũng hay đất dốc đồi núi dốc Trên phương diện kỹ thuật nông nghiệp, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Bảo đảm tưới tiêu thuận lợi, chống xói mòn, bảo vệ đất, ưu tiên dành đất tốt để trồng trọt, diện tích đất trồng trọt luôn luôn chiếm 80% diện tích đất tự nhiên

+ Diện tích lô trồng cây mận phụ thuộc vào địa hình và quy mô chung của

Trang 35

- Cuốc, xẻng, xà beng: Số lượng tuỳ theo số người tham gia

- Thước chữ A: Cấu tạo thước chữ A gồm ba thanh tre gỗ hoặc tre và một

dây dọi

b) Xây dựng hệ thống chống xói mòn trong trường hợp đất dốc 5-100

* Xác định khoảng cách các hàng cây trong vườn theo thiết kế

Mỗi loài cây trồng có mật độ khoảng cách trồng khác nhau, vì vậy khoảng

cách hàng cây trong vườn trồng tuỳ thuộc vào trồng cây gì đã được đưa vào bản

thiết kế vườn

* Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A

- Đường đồng mức là những

đường vành đồi song song với mặt nước

biển, hay nói cách khác là những điểm

nằm trên đường đồng mức và có độ cao

bằng nhau so với mặt nước biển

- Nguyên tắc:

Vạch đường đồng mức từ đỉnh

đồi xuống chân đồi và từ phía đồi dốc

sang phía đồi thoải Hình 5.2.3 Dùng thước chữ A để

đo độ dốc

- Cách vạch đường đồng mức:

+ Cố định một chân thước chữ A tại một điểm thích hợp của đường đồng

mức đầu tiên cao nhất, sau đó dịch chuyển lên hoặc xuống chân còn lại sao cho dây

dọi rơi vào điểm giữa thanh ngang, dùng cọc đánh dấu vị trí của chân thước đó

+ Tiếp tục làm như vậy tới đầu kia của đồi hoặc đến khi gặp lại điểm đầu tiên

nếu là đường chạy vòng quanh đồi

+ Làm đất theo đường đồng mức: Trồng cây phân xanh giữ nước hoặc

những cây có khả năng chống xói mòn

Trang 36

Hình 5.2.4 Làm đất theo đường đồng dốc Hình 5.2.5 Trồng cây phân xanh

c) Xây dựng hệ thống xói mòn trong trường hợp dốc >100

- Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A

- Làm băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ nước ở mép bờ

1.2.4 Xây dựng đai rừng chắn gió

a) Loại cây làm đai rừng chắn gió

- Có rất nhiều cây có thể sử dụng làm đai rừng chắn gió Các cây làm đai rừng phòng hộ phải có đặc điểm:

+ Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai vùng sản xuất

+ Cây sinh trưởng nhanh, khoẻ, có bộ tán dày

+ Cây làm đai rừng phòng hộ không được là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây trồng chính

Hình 5.2.6 Vườn cây mận có đai rừng chắn gió

Trang 37

+ Cây làm đai rừng phòng hộ có thể là các loại cây mận như mít, chay, nhãn, mận, xoài…hay những cây lâm nghiệp như bạch đàn, bồ kết, keo lá chàm… những cây cố định đạm cho đất như Keo tai tượng, cây keo dậu, cây cốt khí…

b) Phương pháp xây dựng

- Xác định vị trí của các đai rừng theo thiết kế kỹ thuật

- Tiến hành trồng cây vào các vị trí đã xác định Kỹ thuật trồng cây làm đai rừng chắn gió giống như kỹ thuật trồng cây ở vườn cây mận

1.2.5 Xây dựng hệ thống tưới tiêu

- Có nhiều kiểu hệ thống tưới tưới khác nhau từ đơn giản đến hiện đại Tuỳ vào

khả năng đầu tư và điều kiện tự nhiên mà xây dựng hệ thống tưới tiêu cho thích hợp

a) Công tác chuẩn bị

* Dụng cụ

- Dụng cụ đào đất: Cuốc, xẻng, xà beng

- Dụng cụ xây dựng : Bay xây, xô đựng vữa, thùng gánh nước…

- Dây và cọc tiêu định hướng

- Chuẩn bị dụng cụ nhiều hay ít phụ thuộc vào số người tham gia

* Vật tư

- Gạch, cát, vôi, xi măng xây dựng …số lượng cụ thể tuỳ thuộc vào kế hoạch xây dựng

* Điều kiện cần thiết khác

- Hệ thống điện bơm nước

- Nhân lực

- Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước trong vườn cây mận

* Các bước tiến hành

- Dùng dây và cọc tiêu định hướng theo sơ đồ thiết kế

- Đào mương theo hướng dẫn trong bản thiết kế

- Xây bê tông một số điểm hoặc toàn bộ hệ thống tưới

2 Trồng cây

2.1 Thời vụ trồng

Mận có thể trồng được hai vụ trong năm: vụ xuân trồng vào tháng 2, tháng 3,

vụ thu trồng vào tháng 8, tháng 9 dương lịch Trong đó trồng tốt nhất là vào vụ xuân, khi cây mận rụng lá và chuẩn bị đâm chồi cũng là khi trồng có tỷ lệ sống cao nhất Trồng vào vụ này ta có thể đánh rễ trần để trồng mà vẫn đạt tỷ lệ sống rất cao

Trang 38

trên 95% Ngược lại khi cây con đã nảy mầm nếu trồng rễ trần tỷ lệ cây chết có thể lên đến 60%

- Cày sâu toàn bộ diện tích đất 15÷20cm

- Bừa đất cho nhỏ: Bừa đi bừa lại vài lần, lần sau vuông góc với lần trước

- Cày lại lần 2 với độ sâu 25-30cm

- Bón vôi bột nếu cần thiết (căn cứ vào độ chua của đất)

- Bừa lại, nhặt sạch cỏ dại và các vật chất hữu cơ khác

2.2.2 Đào hố

- Xác định và đo kích thước hố

phù hợp: Tùy độ dốc của địa hình và độ

phì của đất để quyết định kích thước hố

trồng cho phù hợp

- Đối với đất có độ phì thấp, nghèo

dinh dưỡng thì nên đào hố to và sâu hơn để

tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng Có

thể đào với kích thước 50x60x70cm Còn

đối với đất giàu dinh dưỡng hơn có thể đào

hố có kích thước nhỏ hơn, kích thước có

thể là 60 x 60 x 60cm Hình 5.2.7: Đào hố ở vùng đất bằng

- Địa hình càng dốc thì càng phải đào hố sâu để tăng khả năng giữ nước, có thể sâu khoảng 100cm, chiều rộng tùy ý Ở những nơi địa hình bằng phẳng, mực nước ngầm cao thì nên đào hố rộng thay vì đào hố sâu, kích thước có thể là 60 x 60

Trang 39

- Đào hố: Đào hố theo vạch đo kích thước

+ Cuốc từ trên đỉnh xuống dưới chân đồi;

+ Tư thế đứng vững chắc, thoải mái

+ Cuốc hố có kích thước, mật độ theo thiết kế

+ Bố trí hố nằm trên hàng chạy theo đường đồng mức

+ Bố trí hố theo hình nanh sấu hoặc theo hàng dọc

Khi đào lưu ý: Đổ lớp đất mặt sang một bên, lớp đất đất ở phía dưới sang một bên

Hình 5.2.8 Bố trí hố theo hình nanh sấu Hình 5.2.9 Bố trí hố theo hàng dọc

- Thao tác cuốc:

+ Định hình hố: cuốc 2 nhát cuốc sát nhau, nhấc lưỡi cuốc lên tạo mép dưới của hố Cuốc 2 nhát cuốc tiếp theo sát nhau nhấc lưỡi quốc lên tạo thành mép trên của hố

+ Kéo lớp đất mặt để sang một bên

+ Kéo lớp đất dưới làm gờ giữ nước Cuốc thêm cho đủ độ sâu, sửa cho hố vuông

Hình 5.2.10 Cuốc lớp đất mặt

(tầng A) để sang một bên

Hình 5.2.11 Cuốc lớp đất (tầng B) tạo

gờ giữ nước

Trang 40

Hình 5.2.12 Kích thước hố đúng kỹ

thuật 60x60x60cm

Hình 5.2.13 Kích thước hố sai kỹ thuật

- An toàn lao động khi đào hố

+ Kiểm tra dụng cụ trước khi đi làm (độ chắc, độ sắc)

+ Ở nơi đất dốc, có nhiều đá, sỏi cần bố trí lao động thích hợp tránh làm đá lăn gây tai nạn cho người dưới dốc

+ Khi cuốc, lấp hố trên sườn dốc cần đứng ở thế vững chắc, thoải mái

* Chú ý: Khi cuốc hố: nếu tâm hố nằm giữa các lớp cây bụi hay cây gỗ nhỏ

xử lý bằng cách xê dịch tâm hố trong khoảng 0,5m để bảo vệ các cây che nắng

đồng thời trong khi cuốc hố bảo vệ những cây bụi, cây gỗ xung quanh

2.3 Bón phân

2.3.1 Chuẩn bị

a) Dụng cụ, vật tư

- Thúng, bộ quang gánh, cuốc, xẻng đảm bảo yêu cầu sử dụng

- Phân vô cơ gồm có kaly, lân

- Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh Nếu không có điều kiện thì có thể

sử dụng rơm rác, cỏ mục để thay thế cho phân hữu cơ

- Vôi bột

+ Căn cứ vào số hốc cần bón lót mà chuẩn bị lượng phân cho mỗi loại cho phù hợp

+ Để bón cho 01 hố cần chuẩn bị lượng phân như sau:

Phân hữu cơ: 20- 25kg

Vôi bột: 0,3 Kg

Ka li sunfat: 0,1 Kg

Ngày đăng: 22/06/2015, 11:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w