Trang thiết bị nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nam trường THPT phan châu trinh đà nẵng (Trang 36)

- Sân thể dục Trường THPT Phan Châu Trinh .

- Thước dây, đồng hồ bấm giây, thảm bật , bóng, còi, cờ, tạ và các dụng cụ hỗ trợ khác...

29

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Giải quyết nhiệm vụ 1: Nghiên cứu và lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

3.1.1. Đánh giá thực trạng sử dụng vác bài tập sức mạnh tốc độ của VĐV đội tuyển bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh châu trinh Đà Nẵng.

3.1.1.1 Thực trạng công tác giảng dạy thể dục thể thao nói chung và huấn luyện bóng rổ nói riêng của trƣờng THPT Phan Châu Trinh.

Trường THPT Phan Châu Trinh có cơ sở cũ, số 167 Lê Lợi – Hải Châu 1 – Hải Châu – TP Đà Nẵng. Từ năm học 2004 - 2005, trường Phan Châu Trinh có thêm cơ sở 2 ở phía đối diện (154 Lê Lợi). Hiện nay, trường Phan Châu Trinh có gần 5.000 HS với 97 lớp; sĩ số mỗi lớp lên tới 45 - 50 em. Thành lập từ tháng 9/1952, trường THPT Phan Châu Trinh được đánh giá là một biểu tượng của ngành giáo dục Đà Nẵng. Qua nhiều thế hệ, không ít học sinh của trường đã trở thành những chiến sĩ, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân nổi tiếng... Trải qua 60 năm với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, thầy và trò trường THPT Phan Châu Trinh đã tạo nên một bề dày đáng tự hào về thành tích dạy - học, xứng đáng với tên gọi mà trường vinh dự được mang: Nhà chí sĩ yêu nước, nhà Duy Tân “Khai dân trí” Phan Châu Trinh.

Không những là ngôi trường có bề dày thành tích về dạy học mà còn có bề dày thành tích về thể dục thể thao. Trong những năm gần đây trường luôn đạt thành tích cao trong những lần tham gia hội khỏe phù đổng.

Với tổng diện tích diện tích: 18.997m2. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng trường học, sân bãi, phục vụ tích cực cho công tác dạy học và huấn luyện thể thao. Tuy nhiên do những điều khách quan về cơ sở vật chất, dụng cụ học tập. Đó là những khó khăn nhất định trong việc giảng dạy nói chung cũng như trong huấn luyện thể thao nói riêng.

Qua quá trình tìm hiểu về trường THPT Phan Châu Trinh. Chúng tôi tìm hiểu về công tác giảng dạy, huấn luyện thể thao tại đây, đặc biệt là tìm hiểu việc huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ nam của trường. Chúng tôi nhận thấy rằng trình độ của

30

các em còn rất hạn chế. Vì các em là học sinh cấp III nên chương trình học của các em rất nặng nên thời gian các em tập trung cho việc học phải nhiều hơn. Do vậy thành tích của trường THPT phan châu trinh về bộ môn bóng rổ nam chưa đạt được kết quả cao. Trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng vị trí của trường chưa cao so với các trường khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa đạt như mong muốn: Cơ sở vật chất, thời gian luyện tập, phương tiện, phương pháp huấn luyện, trình độ giáo viên, năng lực VĐV…

Trong những năm gần đây, tuy đội bóng có tham gia 1 số giải thi đấu do nhà trường, sở giáo dục đào tạo tổ chức nhưng thành tích đạt được lại không được tốt, điển hình là trong đại hội thể thao học sinh sinh viên thành phố đà nẵng được tổ chức đầu năm 2014, đội bóng rổ nam đã không vượt qua được vòng bảng. Qua giải đấu, chúng tôi nhận thấy so với 2 đội giành vị trí thứ nhất và thứ 2 của giải ( trường THPT Hoàng Hoa Thám và trường THPT Trần phú…) thì kĩ thuật và thể lực của các vận động viên trường THPT Phan Châu Trinh còn nhiều hạn chế so với 2 đội chúng tôi nêu trên, đặc biệt là về tố chất sức mạnh tốc độ

31

3.1.1.2. Cơ sở vật chất và số lƣợng giáo viên phục vụ công tác giảng dạy môn giáo GDTC tại trƣờng THPT Phan Châu Trinh.

Bảng 3.1. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và huấn luyện TDTT của trường trường THPT Phan Châu Trinh- Đà Nẵng

STT Cơ sở vật chất

Số lƣợng Chất lƣợng

Sân bãi Dụng cụ Tốt Trungbình Xấu

1 Sân tập điền kinh 1 1

2 Nhà tập 1 1 3 Hố nhảy xa 1 1 4 Nệm nhảy cao 1 1 5 Tạ 5 bộ 2 2 1 6 Đồng hồ bấm giờ 2 cái 1 1 7 Sân bóng rổ 2 2 8 Bóng rổ 20 trái 15 9 Sân tập bóng chuyền 1 1 10 Sân bóng đá 1 1 11 Bóng đá 10 trái 2 8 1 12 Bóng chuyền 20 trái 5 15 13 Bể bơi 1 1

32

Qua kết quả điều tra ở bảng 1chúng tôi thấy rằng: Trang thiết bị, cơ sở vật chất mới chỉ tạm thời đáp ứng được cho việc học tập và tập luyện cho các em học sinh. Mặt khác còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc học tập và thành tích bóng rổ như nhiều lớp cùng học thể dục trên một sân với nhiều nội dung khác nhau nên cũng ảnh hưởng tới việc tập trung chú ý của các em.

Để đánh giá thực trạng giáo viên bộ môn thể dục của trường THPT Phan Châu Trinh chúng tôi tiến hành điều tra số lượng giáo viên giảng dạy tại trường được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thống kê số lƣợng giáo viên bộ môn thể dục của trƣờng.

STT Họ và tên Nam Nữ Chuyên sâu Thâm niên

CT Môn

1 Lê Quý Ân Đức x Bóng rổ 22 năm TD

2 Nguyễn Văn Dũng x Điền kinh 7 năm TD

3 Phan Thị Luận x Cầu lông 13 năm TD

4 Nguyễn Gia Công x Bóng đá 8 năm TD

5 Đậu Thị Liên x Bóng rổ 10 năm TD

6 Lưu Văn Hoàng x Cầu lông 7 năm TD

7 Nguyễn Thị Phương x Erobic 7 năm TD

8 Nguyễn Văn Dũng x Bóng chuyền 9 năm TD

9 Trần Cảnh Trinh x Bóng bàn 10 năm TD

10 Bùi Phạm Chí Dũng x Bóng bàn 13năm TD

33

12 Nguyễn thị Quỳnh Như x Bóng bàn 7 năm TD

13 Dương Thanh Hùng x Bóng chuyền 10 năm TD

14 Lộc Văn Tuấn x Bóng đá 5 năm TD

15 Bùi Phước Mẫn x Cầu lông 5 năm TD

16 Hồ Thị Bích Thủy x Erobic 5 năm TD

Số lượng giáo viên thể dục của trường chỉ có 16 người phụ trách tới 97 lớp, trong đó lại chỉ có 2 giáo viên chuyên sâu bóng rổ. Vì số lượng lớp mà mỗi giáo viên phải đảm nhiệm cao nên chiếm hầu như hết thời gian của giáo viên. Vì vậy thời gian dành cho công tác huấn luyện đội tuyển bị hạn chế. Do đó việc phân công giảng dạy và huấn luyện cũng là điều khó khăn cho các giáo viên vì số tiết quá nhiều.

3.1.1.3.Thực trạng sức mạnh tốc độ của các vận động viên bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh.

Qua quá trình quan sát hoạt động tập luyện và thi đấu của nam vận động viên bóng rổ - đội tuyển học sinh THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng, chúng tôi thấy thể lực nhất là sức mạnh tốc độ của các vận động còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà các vận động viên chưa thể hoàn thiện được ý đồ chiến thuật, hiệu quả tấn công chưa cao...Ngoài ra, do điều kiện thời gian tập luyện của các vận động viên còn ít nên việc huấn luyện kỹ chiến thuật và chuẩn bị thể lực cho vận động viên chưa thật kỹ càng dẫn đến trình độ tập luyện chưa đạt được mong muốn. Cục diện các trận đấu cũng như các buổi tập diễn ra tẻ nhạt. Điều này cũng làm giảm hứng thú đối với vận động viên. Nguyên nhân chủ yếu là nội dung, hình thức tập luyện thể lực nhất là khâu sức mạnh tốc độ còn kém nên không thể thực hiện kỹ thuật một cách hoàn chỉnh, hiệu quả kỹ thuật chưa cao. Thực trạng sức mạnh tốc độ của nam vận động viên bóng rổ trường THPT Phan Châu Trinh được chúng tôi tổng kết ở bảng 3.3

34

Bảng 3.3: Thực trạng sức mạnh tốc độ của đội tuyển bóng rổ nam – trƣờng THPT Phan Châu Trinh (n=20)

TT NỘI DUNG x

1 Dẫn bóng tốc độ từ đầu sân đến gần cuối sân lên rổ 3 lần(s) 17.81

2 Chạy 30m XPC(s). 5.044

3 Bật nhảy quay người ném rổ 20s (SL) 6.2

Nhìn vào bảng 3.3, các chỉ số cho ta thấy thực trạng sức mạnh tốc độ của các vận động viên bóng rổ nam trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng chỉ ở mức dưới trung bình. Chính vì vậy mà việc thực hiện các động tác kỹ thuật còn ít hiệu quả dẫn đến thành tích thi đấu thấp.

3.1.1.4. Thực trạng sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ của VĐV đội tuyển bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

Để hiểu sâu hơn về thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chúng tôi tiến hành quan sát các buổi tập của vận động viên và thu được kết quả: Các bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ trong bóng rổ cho VĐV trường THPT Phan Châu Trinh được trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Phân bố LVĐ các bài tập đƣợc sử dụng phát triển SMTĐ trong huấn luyện VĐV bóng rổ tại trƣờng THPT Phan Châu Trinh.

TT TÊN BÀI TẬP KHỐI LƢỢNG

LVĐ QN 1 Bật cao với bảng. 3 lần 1p 2 Chạy 30m tốc độ cao. 2 lần 2p 3 Di động 2 người chuyền bóng ném rổ (s). 3 lần 2p 4 Dẫn bóng tốc độ 20m. 5lần 2p 5 Dẫn bóng tốc độ và dừng đột ngột. 3lần 2p

35

Qua bảng 3.4 chúng ta có thể nhận xét như sau: + Về lượng vận động chưa đảm bảo.

+ Số lần lặp lại các bài tập quá ít.

+ Hình thức tập luyện còn tẻ nhạt, chưa phong phú, không kích thích được tinh thần tự giác tập luyện cho HS.

+ Cường độ bài tập chỉ với 60 – 70% sức. + Số lượng bài tập sử dụng quá ít.

+ Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chưa tận dụng hết điều kiện sân bãi sẵn có, khối lượng các bài tập được sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ trong mỗi buổi tập quá ít.

+ Về đối tượng tập luyện sau khi thực hiện xong các bài tập thể trạng các VĐV vẫn bình thường, mồ hôi ra ít, nét mặt thoải mái.

Từ đó chúng tôi đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong rổ còn các vấn đề bất cập như: Số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV còn hạn chế, mật độ vận động của VĐV trong một buổi tập thấp, dẫn đến ít có tác dụng trong việc hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển thể lực cho học sinh.

Do đó trong phạm vi đề tài này chúng tôi muốn tìm ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ phù hợp với chương trình huấn luyện cho VĐV, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện và thi đấu cho nam VĐV đội tuyển bóng rổ để đưa đội tuyển tiến sâu hơn trong các giải sắp tới. 3.1.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh- TP Đà Nẵng.

3.1.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho nam VĐV bóng rổ trƣờng THPT Phan Châu Trinh.

Để tổng hợp các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình huấn luyện cho nam VĐV trường THPT Phan Châu Trinh, qua tìm hiểu thực tế và khảo sát các tài liệu, giáo trình bóng rổ, sách huấn luyện bóng rổ, học thuyết huấn luyện, lý luận và phương pháp TDTT, các phương pháp phát triển sức mạnh tốc độ... từ đó hiểu sâu sắc hơn về các nguyên tắc, phương pháp cũng như đặc điểm của đối tượng

36

huấn luyện, đồng thời kết hợp với quan sát trực tiếp các buổi tập của các giáo viên, quan sát các quá trình huấn luyện sức mạnh tốc độ… Từ đó tổng hợp nên các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ để phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Để lựa chọn được các bài tập có hiệu quả chúng tôi căn cứ vào cơ sở sau:

* Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc kỹ thuật. * Căn cứ vào đặc điểm đối tượng.

* Căn cứ vào phương pháp huấn luyện.

* Căn cứ vào điều kiện giảng dạy,huấn luyện và tập luyện. * Căn cứ vào nguyên tắc giảng dạy, GDTC trong trường THPT.

* Căn cứ vào nhiệm vụ giảng dạy, huấn luyện kỹ thuật và quy luật hình thành kỹ năng kỹ xão vận động.

Các bài tập lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải có tính định hướng phát triển sức mạnh tốc độ rõ rệt nhằm tác động trực tiếp vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ - chiến thuật bóng rổ.

- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện luyện tập của đội bóng rổ nam trường THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

- Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hợp lý, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn giảng dạy trong nhà trường.

- Nguyên tắc 4: Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao được năng lực sức mạnh tốc độ cho VĐV.

- Nguyên tắc 5: Các bài tập phải có tính đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho học sinh,sinh viên.

- Nguyên tắc 6: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện SMTĐ trong huấn luyện hiện đại.

37

3.1.2.2. Lựa chọn bài tập huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

Căn cứ vào cơ sở lý luận chúng tôi đã phân tích ở trên kết hợp với quá trình học hỏi và tìm hiểu các tài liệu, bước đầu chúng tôi đã tổng hợp được 27 bài tập (bao gồm nhóm bài tập không bóng, bài tập có bóng, các bài tập trò chơi và thi đấu) để phỏng vấn thầy(cô) và các chuyên gia, nhằm phát triển sức mạnh tốc độ nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện bóng rổ cho nam VĐV trường THPT Phan Châu Trinh.

Trên cơ sở 27 bài tập đã tổng hợp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đến các giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng rổ tại trường THPT. Chúng tôi phát ra 20 phiếu và thu về được cả 20 phiếu. Cách trả lời cụ thể: Đánh dấu X vào ô trống phía trước bài tập lựa chọn. Chúng tôi sẽ lựa chọn những bài tập có số ý kiến tán thành trên 75% trở lên để tiến hành các thử nghiệm tiếp theo của đề tài.

38

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV đội tuyển bóng rổ nam trƣờng THPT Phan Châu Trinh (n=20)

T

T NỘI DUNG BÀI TẬP

SỐ NGƢỜI ĐỒNG Ý TỶ LỆ % Nhóm 1: Các bài tập không bóng 1 Nằm ngửa gập bụng 30s 15 75 2 Bật, chạy trên cát lún. 20 100 3 Chạy tốc độ 30m XPC 20 100

4 Bật nhảy nâng cao đùi tại chỗ 15 lần sau đó chạy tăng tốc 28m 19 95

5 Bài tập tạ đơn 2kg trong 15s 15 75

6 Gánh tạ10kg đứng lên ngồi xuống trong 20s 18 90

7 Bật cao với bảng 20s 17 85

8 Chạy 60m tốc độ cao 17 85

9 Chạy tốc độ cự ly chiều dài sân bóng rổ 4 lần liên tiếp. 17 85

10 Nằm sấp chống đẩy 20s 17 85

11 Khắc phục lực đối kháng của ngƣời khác hoặc của dây cao su buộc ngang hông

16 80

12 Di chuyển thoát ngƣời(1 kèm 1) 17 85

13 Mang túi cát hoặc áo cát chạy tốc độ cự 28m 20 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng rổ nam trường THPT phan châu trinh đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)