Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
1,41 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC ONG MẬT MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi ong mật. Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong mật. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình mô đun Kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. 3 Giáo trình “Tìm hiểu đặc điểm sinh học ong mật” giới thiệu cho học viên: Biết được các loài ong đang nuôi ở nước ta. Nhận biết các thành viên trong đàn ong, cấu trúc của tổ, đó là cơ sở ban đầu cho nghề nuôi ong. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Bùi Thị Điểm 4. Phùng Hữu Chính 5. Trần Ngọc Trường 6. Nguyễn Linh 7. Phùng Trung Hiếu 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT 6 BÀI 1: CÁC LOÀI ONG MẬT Ở NƯỚC TA 6 A. Nội dung: 6 1. Ong ruồi (Ong hoa) 6 2. Ong khoái. 7 3. Ong nội 8 4. Ong ngoại 9 5. Ong không ngòi đốt 9 B. Câu hỏi và bài tập 10 BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT 11 A. Nội dung: 11 1. Cấu tạo ngoài của cá thể ong 11 1.1. Phần đầu 11 1.2. Phần ngực ong 12 1.3. Bụng ong 12 2. Các thành viên trong đàn ong 13 2.1. Ong chúa 14 2.2. Ong thợ 15 2.3. Ong đực 16 3. Đời sống các cấp ong. 17 3.1. Đời sống của ong thợ 17 3.2. Đời sống của ong chúa 20 3.3. Đời sống của ong đực 22 B. Câu hỏi và bài tập 24 A. Nội dung: 25 1. Cấu trúc tổ ong 25 2. Sự già hóa của bánh tổ 27 3. Sự điều hòa nhiệt độ, ẩm độ 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 30 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 30 5 II. Mục tiêu: 30 III. Nội dung chính của mô đun: 30 Tổng cộng 30 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 31 Bài 1: Các loài ong mật ở nước ta 31 Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật 32 Bài 3: Cấu trúc của tổ ong 33 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 35 5.1. Bài 1: Các loài ong mật ở nước ta 35 5.2. Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật 35 5.3. Bài 3: Cấu trúc của tổ ong 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 6 MÔ ĐUN: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: - Mô đun tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật cung cấp cho học viên: Biết được các loài ong đang nuôi ở nước ta. Nhận biết các thành viên trong đàn ong, cấu trúc của tổ, đó là cơ sở ban đầu cho nghề nuôi ong. BÀI 1: CÁC LOÀI ONG MẬT Ở NƢỚC TA Mã bài: MĐ1 – 01 Mục tiêu: - Trình bày đặc điểm của từng loài ong mật hiện nuôi ở nước ta; - Lựa chọn được giống ong mật phù hợp với địa phương; - Có ý thức bảo vệ các loài ong mật hiện có tại địa phương A. Nội dung: 1. Ong ruồi (Ong hoa) Là loại ong có kích thước nhỏ nhất trong các loài ong mật. Ở nước ta có 2 loài ong ruồi là ong ruồi đỏ và ong ruồi đen - Ong ruồi đỏ ( Apis florea) có đặc tính xây bánh tổ trên cành cây nhỏ lộ ra ngoài không khí. Phần chứa mật phình ra hình trụ nằm ở phía trên. Phần dưới lỗ chứa mật là lỗ tổ nuôi ấu trùng ong thợ. Lượng mật dự trữ của ong ruồi ít khoảng 0,3 – 1,2 kg nên ít có giá trị kinh tế - Ong ruồi đỏ có nhiều các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu… và các tỉnh miền Nam như Long An, Hình: 1.1. Ong ruồi đỏ 7 Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre… - Ong ruồi đen ( Apis andreniformis ) Có đặc điểm hình thái, tập tính sinh học và phân bố tương tự như ong ruồi đỏ nhưng kích thước cơ thể nhỏ hơn, phần lưng bụng có màu nâu đen. Ong ruồi đen dữ hơn ong ruồi đỏ. Hình:1.2. Ong ruồi 2. Ong khoái. - Ong khoái ( Apsis dorsata) có đặc tính xây một bánh tổ ở ngoài không khí dưới các vách đá hoặc cành cây. Kích thước bánh tổ khá lớn, chiều dài 0,5 – 1 m, chiều rộng 0,5 – 0,7m. Phía trên bánh tổ là nơi dự trữ mật, tiếp theo là nơi chứa phấn rồi đến chỗ nuôi ấu trùng. Mật dự trữ bình quân là 5 kg/đàn. Ong khoái nổi tiếng hung dữ. - Ở nước ta ong khoái có ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đặc biệt ở các tỉnh cực Nam nơi có rừng tràm ngập nước. Người dân ở đây có nghề độc đáo cổ truyền là gác kèo cho ong về làm tổ để khai thác mật. Hình: 1.3. Ong khoái 8 3. Ong nội - Ong nội ( Apis cerana ) được thấy hầu hết ở các tỉnh miền núi trong cả nước và một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ - Trong tự nhiên ong Apis cerana có đặc tính xây một vài bánh tổ song song với nhau và vuông góc với mặt đất. Ong nội thường xây tổ ở chỗ kín trong hốc cây, hốc đá, đôi khi dưới mái nhà. Đây là loài ong được nhân dân ta nuôi hàng nghìn năm. Năm 2010 ở nước ta có trên 100.000 đàn trong đó có hơn 50.000 đàn nuôi trong thùng hiện đại. Năng suất mật nuôi trong thùng cải tiến bình quân 10 – 15 kg/đàn/năm. Ong nội thích nghi tốt với nguồn hoa rải rác, vốn đầu tư ít, nuôi cố định được nên thích hợp với nuôi hộ gia đình. Hình: 1.4. Ong nội nuôi trong hốc đá Hình: 1.5. Ong nội nuôi trong đõ Hình: 1.6. Ong nội nuôi trong thanh xà Hình: 1.7. Ong nội nuôi trong thùng cải tiến 9 4. Ong ngoại - Ong ngoại là ong châu Âu ( Apis mellifera ) có đặc tính xây tổ giống như ong nội. Ong châu Âu có 24 phân loài trong đó có phân loài ong Ý được nhập vào miền Nam nước ta từ năm 1960. Qua gần 6 thập kỷ ong Ý đã thích nghi tốt với điều kiện nguồn hoa và khí hậu của Việt Nam đặc biệt ở Nam bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung ( cà phê, cao su, bông trắng…) Hình: 1.8. Đàn ong Ý Do có năng suất mật cao bình quân 30 kg/đàn/năm và số lượng đàn lớn 200.000 đàn nên ong Ý cung cấp 75 % tổng sản lượng mật. Tuy nhiên nuôi ong Ý đòi hỏi nguồn hoa phong phú, người nuôi ong có kỹ thuật cao, đầu tư lớn và phải di chuyển. 5. Ong không ngòi đốt Hình: 1.9. Ong không ngòi đốt - Ngoài các loài ong mật ra, ở nước ta còn có một số loài ong cho mật nhưng không thuộc giống ong Apis như ong không ngòi đốt ( ong muỗi, ong vú). Ngòi ong loài ong này thoái hóa nên không có khả năng đốt kẻ thù. Tuy nhiên chúng bảo vệ tổ rất hiệu quả bằng việc chui vào tai vào mắt, mũi các kẻ thù. Ong không ngòi đốt làm tổ trong các hốc cây, hốc tường, cửa tổ có dạng hình ống. [...]... Bài tập 2: Ưu điểm của hình thức nuôi ong nội trong thùng hiện đại Bài tập 3: So sánh đặc điểm giữa ong nội và ong ngoại 11 BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG MẬT Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ong mật; - Trình bày được đặc tính và đời sống của các loại ong: Ong đực, ong thợ, ong chúa; - Xác định được tuổi của từng loại ong và nguồn gốc ra đời của ong chúa; - Có ý thức bảo... năng của từng thành viên trong đàn ong; + Xác định đúng các khoảng cách bánh tổ, vị trí của các loại lỗ tổ; - Về thái độ: + Bảo vệ các loài ong mật; + Nhận thức được tầm quan trọng của nghề nuôi ong mật III Nội dung chính của mô đun: Mã bài Loại bài dạy Tên bài M 0 1- 01 Các loài ong mật ở nước ta Tích hợp M 0 1- 02 Đặc điểm sinh học của ong mật Tích hợp M 0 1- 03 Cấu trúc của tổ ong Tích hợp Thời gian Địa điểm. .. thức đánh giá - Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức - Quan sát và đánh giá kết quả năng ngoài của cơ thể ong mật ( đầu, ngực, bụng) - Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Nhận biết nguồn gốc ra đời của ong chúa 5.3... Bài 1: Các loài ong mật ở nƣớc ta Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phân biệt đặc điểm các loài ong - Quan sát và đánh giá kết quả mật ở nước ta - Ưu điểm của hình thức nuôi ong - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học nội trong thùng hiện đại - So sánh đặc điểm giữa ong nội và ong ngoại - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học 5.2 Bài 2: Đặc điểm sinh học ong mật Tiêu chí đánh... hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Cấu tạo bộ phận đầu, ngực, bụng Bài tập 2: Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Công việc của nhóm: mỗi nhóm Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Nguồn... Nêu các đặc điểm cấu tạo, chức năng ngoài của cơ thể ong mật ( đầu, ngực, bụng) - Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết đặc điểm, chức năng của bộ phận đầu, ngực, bụng của ong mật - Nguồn lực cần thiết: Xem ảnh cấu tạo ngoài của ong, mẫu vật ong chúa, ong đực, ong thợ - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương... sản ở ong chúa và ong đực - Trong quá trình thu hoạch mật hoa hoặc đi lấy nước các chất lỏng này được chứa trong diều mật Diều mật có thể chứa được khối lượng mật hoa và nước đến 40 mg, nghĩa là bằng 1/2 khối lượng của cơ thể 2 Các thành viên trong đàn ong Trong đàn ong có 3 cấp đó là + Ong chúa + Ong thợ + Ong đực Ong thợ Ong chúa Ong đực Hình: 2.2 Các thành viên trong đàn ong 14 2.1 Ong chúa - Có... điểm, hình thái ong chúa, ong thợ, ong đực Bài tập 3: Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) - Công việc của nhóm: mỗi nhóm nhận biết thời gian sinh trưởng, sự phân công lao động của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) 33 - Nguồn lực cần thiết: Xem phim, ảnh các hoạt động phân công lao động ong chúa, ong thợ, ong đực - Địa điểm: Phòng... Bài tập 2: Ưu điểm của hình thức nuôi ong nội trong thùng hiện đại - Công việc của nhóm: mỗi nhóm phân biệt được đặc các hình thức nuôi ong nội như: Nuôi ong trong hốc đá, nuôi ong trong đõ, nuôi ong trong thanh xà, nuôi ong trong thùng cải tiến - Nguồn lực cần thiết: Xem phim các hình thức nuôi ong nội, xem ảnh - Địa điểm: Phòng thực hành - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian... năng ngoài của cơ thể ong mật ( đầu, ngực, bụng) Bài tập 2: Phân biệt đặc điểm, hình thái của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) Bài tập 3: Phân biệt đời sống của các thành viên trong đàn ong ( ong chúa, ong thợ, ong đực ) Bài 4: Nhận biết nguồn gốc ra đời của ong chúa 25 BÀI 3: CẤU TRÚC TỔ ONG Mục tiêu: - Trình bày được cấu trúc và sự già hóa của tổ ong; - Xác định vị trí khoảng . viên trong đàn ong Trong đàn ong có 3 cấp đó là + Ong chúa + Ong thợ + Ong đực Hình: 2.2. Các thành viên trong đàn ong Ong thợ Ong chúa Ong đực 14 2.1. Ong chúa - Có khối. 1.6. Ong nội nuôi trong thanh xà Hình: 1.7. Ong nội nuôi trong thùng cải tiến 9 4. Ong ngoại - Ong ngoại là ong châu Âu ( Apis mellifera ) có đặc tính xây tổ giống như ong nội. Ong. SINH HỌC CỦA ONG MẬT Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của cơ thể ong mật; - Trình bày được đặc tính và đời sống của các loại ong: Ong đực, ong thợ, ong chúa; - Xác định