Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
1,05 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ GIỐNG, DỤNG CỤ NUÔI ONG MÃ SỐ: 02 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi ong mật. Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong mật. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình mô đun Kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. 3 Giáo trình “Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong” giới thiệu cho học viên: Biết được các hình thức bắt ong về nuôi, chọn lựa được các loài thùng đặt tiêu chuẩn và sử dụng được các dụng cụ chăm sóc, quản lý, nhân giống ong Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Bùi Thị Điểm 4. Phùng Hữu Chính 5. Trần Ngọc Trường 6. Nguyễn Linh 7. Phùng Trung Hiếu 4 MỤC LỤC BÀI 1: CHUẨN BỊ GIỐNG 5 1. Lựa chọn giống ong 5 2. Đàn ong đạt tiêu chuẩn 7 2.1, Đàn ong nội: 7 2.2.Đàn Ong Ý 7 3. Các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi về nuôi 7 3.1. Hánh ong ( bẫy ong) 7 3.2. Bắt ong soi đõ ( ong trinh sát) 8 3.3.Bắt ong bay 9 3.4. Bắt ong trong hốc cây, hốc đá. 12 BÀI 2: DỤNG CỤ NUÔI ONG……………………………………………….14 1. Thùng ong 14 1.2. Các loại thùng ong 14 1.3. Kỹ thuật làm thùng ong 16 2. Thùng quay mật ly tâm và dụng cụ thu mật. 19 4. Các dụng cụ khác 21 4.1. Dụng cụ quản lý ong 21 4.2. Dụng cụ gắn tầng chân 22 4.3. Dụng cụ tạo chúa. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 5 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ GIỐNG, DỤNG CỤ NUÔI ONG Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: - Mô đun chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong cung cấp cho học viên: Biết được các hình thức bắt ong về nuôi, chọn lựa được các loài thùng đặt tiêu chuẩn và sử dụng được các dụng cụ chăm sóc, quản lý, nhân giống ong BÀI 1: CHUẨN BỊ GIỐNG Mã bài: MĐ2 – 01 Mục tiêu: - Chọn được đàn ong đạt tiêu chuẩn đem nuôi - Trình bày hình thức bắt ong ngoài tự nhiên; - Áp dụng được các hình thức bắt ong ngoài tự nhiên; - Tuân thủ theo đúng quy trình trình tự bắt đàn ong ngoài tự nhiên. A. Nội dung: 1. Lựa chọn giống ong - Hiện nay ở nước ta đang được nuôi phổ biến 2 loại ong; + Ong nội ( Apiss cerana) + Ong ngoại (Apiss mellifera ) - Nuôi Ong Ý hay ong nội ? + Những năm gần đây do việc xuất khẩu mật ong của cả nước ta khá thuận lợi, mật ong xuất với giá cao nên nhiều tỉnh ở Tây Nguyên và Nam Bộ tăng nhanh số đàn ong ngoại. Số lượng đàn ong ngoại cũng được tăng đáng kể tại các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Giang, Điện Biên, Nghệ An, Hòa Bình. + Hiện nay số đàn Ong Ý của cả nước có vào khoảng 600.000 nghìn đàn, cho sản lượng khoảng 14.000 – 15.000 tấn chiếm 80% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100 % lượng mật xuất khẩu. Các sản phẩm của Ong Ý rất đa dạng, ngoài mật, sáp ong người nuôi ong còn thu được phấn hoa và sữa ong chúa. + Ong Ý còn có tính công nghiệp cao, ít chia đàn bốc bay nên một người nuôi ong có thể quản lý được 200 – 300 đàn. 6 + Tuy nhiên ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung là nơi có cây nguồn mật phân tán, khí hậu hay thay đổi thì hiệu quả kinh tế của ong ngoại có năm chưa cao, vì phải chi phí cho vận chuyển và đường cho ong ăn nhiều mà giá đường ở nước ta khá đắt đỏ nên việc nuôi Ong Ý có độ rủi ro khá cao. Trong khi đó giống ong nội Apis cerana lại có thể phát triển tốt ở cả các vùng có nguồn mật tập trung cũng như phân tán vì nó là ong bản xứ + Ong nội địa có thể nuôi di chuyển theo quy mô lớn như Ong Ý lại có thể nuôi cố định, quy mô nhỏ. Tuy nhiên do mật ong nội có độ thủy phần cao, khi bảo quản mật dễ bị lên men nên người nuôi ong quy mô lớn gặp phải vấn đề khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại người nuôi ong quy mô nhỏ dễ dàng tiêu thụ lượng mật của mình với giá cao hơn giá xuất khẩu 2 – 5 lần. Do đó ở mỗi địa phương, trước khi chọn nuôi giống ong nội hay ong ngoại, người nuôi ong phải cân nhắc về lượng cây, nguồn mật, khả năng đầu tư về thời gian, tiền vốn của mình để quyết định * Xác định quy mô nuôi ong + Đối với người bắt đầu nuôi ong Nuôi tăng thu nhập hoặc nuôi giải trí thì nên nuôi ong nội bắt đầu từ 2 – 3 đàn để làm quen với kỹ thuật nuôi ong, sau khi nuôi được 6 tHánh đến 1 năm có kinh nghiệm thì mới tăng quy mô lên 10 – 15 đàn Lưu ý: Không lên nóng vội nuôi ngay 10 đàn, sẽ xảy ra tình trạng ong chia đàn bốc bay, ăn cướp mật của nhau gây thiệt hại về kinh tế + Đối với người nuôi ong chuyên nghiệp Khi mới bắt đầu nuôi ong ( ong ngoại ) thì nên bắt đầu 10 – 15 đàn sau khi đã nắm bắt được kỹ thuật thì tăng lên 100 – 200 đàn 7 2. Đàn ong đạt tiêu chuẩn 2.1, Đàn ong nội: + Phải có số cầu ít nhất là 3 cầu, quân đông + Sức đẻ trứng của ong chúa trung bình 400 – 600 trứng/ngày đêm + Tỷ lệ chia đàn thấp dưới 5% + Tỷ lệ bốc bay thấp + Năng suất mật 10 – 15 kg/đàn/năm Hình:1.1. Đàn ong nội 2.2.Đàn Ong Ý + Phải có số cầu ít nhất là 5 cầu, quân đông 20.000- 60.000 con + Sức đẻ trứng của ong chúa trung bình 600 – 800 trứng/ngày đêm + Tỷ lệ chia đàn thấp dưới 5% + Tỷ lệ bệnh thấp + Năng suất mật 20 – 30 kg/đàn/năm Hình:1.2. Đàn Ong Ý 3. Các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi 3.1. Hánh ong ( bẫy ong) - Hánh ong là việc đặt các thùng, đõ ở những nơi thích hợp để ong tự về làm tổ. - Mùa vụ: + Ở các tỉnh miền Bắc tHánh 10 – 12 là mùa ong di cư từ vùng núi cao về vùng núi đồi thấp. 8 + THánh 3 – 4 là mùa vụ ong chia đàn, ong thường tìm nơi thích hợp để làm tổ. - Chuẩn bị đõ: Đõ Hánh ong phải kín đáo, sạch sẽ và khô ráo. Những người có kinh nghiệm thường đun sáp nóng chảy rồi đổ vào trong đõ để mùi thơm hấp dẫn ong mau về hơn. Hình: Đõ ong - Vị trí đặt đõ: + Treo đặt xung quanh nhà, dưới gốc cây trong vườn. + Tốt nhất là đặt dưới gốc các cây to, đặc biệt là các cây độc lập ở trong rừng hoặc một số vách đá, cột điện bê tông nơi có ong đến soi nhiều. Khi ong đã về đõ thì mang về nhà nuôi, rồi đặt đõ khác vào vị trí đó. Hình:1.3. Đặt đõ ong ở dƣới gốc cây Chú ý: Nếu đõ ong bị ẩm, mốc có mạng nhện thì ong sẽ không về. 3.2. Bắt ong soi đõ ( ong trinh sát) Ong soi đõ chính là các ong trinh sát có nhiệm vụ tìm được nơi ở mới, thích hợp rồi báo cáo cho cả đàn biết để bay tới xây tổ. - Thời vụ: + THánh 10 – 12 ở vùng sẵn có nguồn giống ong tự nhiên sẽ có nhiều ong soi đõ. Tuy nhiên phải nhận biết và bắt đúng ong trinh sát thì đàn ong mới bay về tổ. - Hành vi ong soi đõ: Bay dọc theo cột, vách nhà, gốc cây. Ong bốc bay chậm nhìn thấy đôi chân thứ 3 thõng xuống, khi bay phát ra âm thanh to hơn các con khác. [...]... Câu 3: Bắt ong soi đõ Câu 4: Bắt ong bay Câu 5: Bắt ong trong hốc cây, hốc đá 14 BÀI 2: DỤNG CỤ NUÔI ONG Mục tiêu: - Nhận biết được thùng nuôi ong, dụng cụ quản lý, nhân giống, khai thác mật đúng tiêu chuẩn; - Biết được chức năng của từng dụng cụ quản lý, nhân giống, khai khác mật; - Tiết kiệm vật tư, vật liệu và đảm bảo an toàn trong lao động A Nội dung: 1 Thùng ong Thùng nuôi ong là dụng cụ quan trọng... dụng cụ tạo chúa ? 25 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong là một mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi ong mật; được giảng dạy trước mô đun kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại - Tính chất: Đây là một trong những mô đun cơ sở nghề nuôi ong mật, được thực hiện tại cơ sở đào tạo và trang trại nuôi. .. giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đóng thùng nuôi ong - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Thùng ong nội đạt tiêu chuẩn 28 Bài tập 2: Sử dụng các dụng cụ thu mật - Công việc của nhóm: sử dụng các dụng cụ quay mật ( dao cắt, chổi, thùng quay mật, dụng cụ lọc mật, lưới ngăn chúa - Nguồn lực cần thiết: dao cắt, chổi, thùng quay mật, dụng cụ. .. hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu lựa chọn giống ong mật - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lựa chọn được giống ong nuôi trong vùng, Bài tập 2: Đánh giá đàn ong nội, Ong Ý đạt tiêu chuẩn - Công việc của nhóm: mỗi nhóm đến địa điểm nuôi ong đánh giá 5 đàn ong - Nguồn lực cần thiết: Thùng ong nội, ong ngoại đang nuôi - Địa điểm: Trại nuôi Ong Ý, ong nội - Cách thức: chia nhóm nhỏ... loại dụng cụ chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo giống, Khai thác mật - Về thái độ: + Tiết kiệm vật tư, vật liệu và đảm bảo an toàn trong lao động + Nhận thức được tầm quan trọng của nghề nuôi ong mật III Nội dung chính của mô đun: Mã bài Loại bài dạy Tên bài MĐ02-01 Chuẩn bị giống ong Tích hợp MĐ02-02 Tích hợp Dụng cụ nuôi ong Thời gian Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Lớp học + Điểm nuôi ong Lớp+... đàn ong nội, Ong Ý đạt - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học tiêu chuẩn - Bắt ong soi đõ - Bắt ong bay - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Bắt ong trong hốc cây, hốc đá 5.2 Bài 2: Dụng cụ nuôi ong Tiêu chí đánh giá - Đóng thùng ong nội hiện đại Cách thức đánh giá - Quan sát và đánh giá kết quả - Sử dụng các dụng cụ quay mật - Sử dụng các dụng cụ gắn tầng chân - Sử dụng. .. trại nuôi ong, thời gian tiến hành thích hợp để giảng dạy đầu các vụ mật II Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi; + Mô tả được quy trình làm thùng nuôi ong; + Biết được cấu tạo thùng ong và các dụng cụ chăm sóc, tạo giống, Khai thác mật; - Về kỹ năng: + Lựa chọn được giống, đàn ong đạt tiêu chuẩn; + Xác định đúng kích thước của thùng nuôi ong nội, ong ngoại;... đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá sử dụng các dụng cụ tạo chúa - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Sử dụng được các dụng cụ tạo chúa 29 V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1 Bài 1: Chuẩn bị giống ong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phân tích đặc điểm vùng nuôi ong - Quan sát và đánh giá kết quả và lựa chọn giống ong nuôi - Đánh... lọc mật, lưới ngăn chúa Đàn ong ở thời kỳ lấy mật - Địa điểm: Trại nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá sử dụng các dụng cụ quay mật - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Sử dụng được các dụng cụ thu mật Bài tập 3: Sử dụng. .. kín, chai lọ thủy tinh,… 3 Các dụng cụ khác 3.1 Dụng cụ quản lý ong - Bình phun khói là dụng cụ tạo khói dùng để phun vào đàn ong làm cho ong hiền lành không đốt người nuôi ong Bình phun khói sử dụng khi thao tác với đàn ong như kiểm tra, lấy mật ( có thể dùng hương đốt, giẻ, ống bơ đựng củi ) Hình: 2.14 Bình phun khói - Máng cho ong ăn để cho đàn ong ăn vào thời vụ không có mật tự nhiên Máng làm bằng . Hình: 1.7. Nhốt ong chúa 11 - Sử dụng nón bắt ong bay để bắt lại đàn ong, - Móc lồng nhốt ong chúa vào bên trong nón. Khi ngửi thầy mùi (pheromon) trong ong chúa lập tức ong thợ sẽ bay. chọn giống ong 5 2. Đàn ong đạt tiêu chuẩn 7 2.1, Đàn ong nội: 7 2.2.Đàn Ong Ý 7 3. Các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi về nuôi 7 3.1. Hánh ong ( bẫy ong) 7 3.2. Bắt ong soi đõ ( ong trinh. Hình:1.2. Đàn Ong Ý 3. Các hình thức bắt ong tự nhiên về nuôi 3.1. Hánh ong ( bẫy ong) - Hánh ong là việc đặt các thùng, đõ ở những nơi thích hợp để ong tự về làm tổ. - Mùa vụ: + Ở