Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,99 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN MÃ SỐ: 02 NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2011 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tƣợng ngƣời học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chƣơng trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phƣơng pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phƣơng châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dƣới sự hƣớng dẫn của các tƣ vấn trong và ngoài nƣớc cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bƣớc phân tích nghề và soạn thảo chƣơng trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau an toàn cấp độ công nhân lành nghề. Chƣơng trình đƣợc kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau an toàn. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng rau an toàn” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau an toàn tại các địa phƣơng trong cả nƣớc, do đó có thể coi là cẩm nang cho ngƣời đã, đang và sẽ trồng rau an toàn. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Hƣớng dẫn sản xuất rau an toàn theo hƣớng Viet GAP 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn 3) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá 4) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn quả 5) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn củ 6) Giáo trình mô đun Thu hái và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện rau quả, bộ môn cây rau trƣờng Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, cơ sở sản xuất rau an toàn, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn” giới thiệu khái quát về kỹ năng tìm hiểu thị trƣờng, quy hoạch đất trồng rau, các loại vƣờn trồng rau an toàn Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hƣơng Lan 3. Cù Xuân Phƣơng 4. Phùng Trung Hiếu 5. Nguyễn Xuân Dung 6. Nguyễn Thị Thủy MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 MÔ ĐUN: HƢỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU THEO HƢỚNG VIET GAP 3 BÀI 1: TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ THỊ TRƢỜNG SẢN XUẤT RAU 3 A. Nội dung 3 1.Thu tập thông tin thị trƣờng 3 1.1. Thông tin thị trƣờng là gì? 3 1.2. Tại sao thông tin thị trƣờng lại quan trọng? 5 1.3. Loại thông tin thị trƣờng nào cần đƣợc thu thập? 7 1.4. Những nguồn cung cấp thông tin thị trƣờng chủ yếu là gì? 7 1.5. Sử dụng phƣơng pháp và công cụ nào để thu thập thông tin từ các thành viên thị trƣờng? 12 2. Xử lý và phân tích thông tin 15 2.1 Phân tích chuỗi cung ứng 15 2.2. Phân tích SWOT 16 2.3. Phân tích xu thế giá 18 2.4. Phân tích tính mùa vụ của giá 20 B. Câu hỏi và bài tập 21 BÀI 2: KHẢO SÁT ĐẤT VÀ VỊ TRÍ SẢN XUẤT 23 A. Nội dung 23 1. Tìm hiểu vùng đất 23 1.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vƣờn rau an toàn 23 1.2. Quan sát thực địa 24 2. Quy hoạch địa điểm 25 2.1. Điều kiện về vùng sản xuất 25 2.2. Nội dung quy hoạch vƣờn rau an toàn 25 2.3. Thiết kế các khu sản xuất 26 3. Chọn địa điểm xây dựng vƣờn. 30 3.1. Địa điểm xây dựng vƣờn ƣơm 30 3.2. Địa điểm xây dựng vƣờn trồng 30 4. Một số vƣờn trồng rau an toàn. 31 4.1. Vƣờn rau truyền thống 31 4.2. Vƣờn rau có mái che 32 4.3. Vƣờn rau có phủ nilong 33 4.4. Vƣờn rau dùng lƣới chắn côn trùng 34 4.5. Vƣờn rau trồng trong nhà lƣới 35 4.6. Trồng rau thủy canh 36 B. Câu hỏi và bài tập 37 BÀI 3: CHUẨN BỊ HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THEO TIÊU CHUẨN VIET GAP 38 A. Quy trình thực hiện 38 B. Các bƣớc tiến hành 38 1. Chuẩn bị hồ sơ 38 2. Viết đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau 39 3. Bản kê khai điều kiện sản xuất 40 C. Sản phẩm thực hành 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 [1]. Nhóm tác giả của Business. Edge. 2007. Nghiên cứu thị trường – giải mã nhu cầu khách hàng . NXB trẻ 45 1 MÔ ĐUN: HƢỚNG DẪN SẢN XUẤT RAU THEO HƢỚNG VIET GAP Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: - Mô đun hƣớng dẫn sản xuất rau an toàn theo hƣớng viet gap cung cấp cho học viên: Các nguyên nhân chính gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng rau, các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất rau. Từ đó áp dụng các giải pháp kỹ thuật hạn chế các nguyên nhân gây hại. Đăng ký sản xuất rau theo hƣớng viet gap BÀI 1: TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ THỊ TRƢỜNG SẢN XUẤT RAU Mã bài: MĐ2– 01 Mục tiêu bài dạy: Học xong bài này học viên có khả năng - Phân tích đƣợc thực trạng chung về thị trƣờng các sản phẩm rau an toàn; - Phân biệt đƣợc các phƣơng pháp thu thập thông tin; - Xử lý đƣợc các thông tin sau khi thu thập; - Đƣa ra đƣợc các lựa chọn phù hợp cho các trƣờng hợp cụ thể; - Tôn trọng các nguyên tắc thu thập và xử lý thông tin. A. Nội dung 1.Thu tập thông tin thị trƣờng 1.1. Thông tin thị trường là gì? Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và dịch vụ. Thông tin thị trƣờng không chỉ là thông tin về giá cả và số lƣợng mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trƣờng đầu ra và đầu vào của sản phẩm. Thông tin thị trƣờng sản phẩm rau là gì? “Là thông tin về cầu và cung của sản phẩm rau, vật tƣ đầu vào và các dịch vụ có liên quan” 2 Bảng dƣới đây trình bày một số ví dụ về thông tin thị trƣờng sản phẩm rau: Bảng 1.1 Các ví dụ về thông tin thị trƣờng Loại thông tin Thông tin 1. Vật tư đầu vào 9 địa điểm và địa chỉ liên hệ của ngƣời cung cấp vật tƣ 9 loại và chất lƣợng của các loại vật tƣ 9 giá của các loại vật tƣ khác nhau 2. Cầu 9 kích thƣớc cầu ở địa phƣơng, trong khu vực và trong nƣớc 9 mức độ tăng trƣởng và xu thế của cầu 9 tính mùa vụ của cầu 3. Người mua 9 địa điểm và địa chỉ liên hệ 9 Yêu cầu về số lƣợng 9 Các yêu cầu về chất lƣợng 9 Các yêu cầu về đóng gói 9 Tính mùa vụ của cầu 9 Giá mua 9 Các điều khoản thanh toán 9 Các dịch vụ hỗ trợ đi kèm (vật tƣ, tín dụng, v.v…) 4. Giá 9 Giá mua vào tại các thị trƣờng khác nhau 9 Giá của các sản phẩm có chất lƣợng và thuộc các loại khác nhau 9 Tính mùa vụ của giá 9 Sự dao động giá giữa các vụ 9 Xu thế giá 5. Cạnh tranh 9 Các khu vực cung cấp chính 9 Chất lƣợng sản phẩm từ các khu vực khác nhau 9 Tính mùa vụ của nguồn cung từ những kh vực cung cấp khác nhau 9 Nhập khẩu 6. Các chi phí marketing 9 Chi phí vận chuyển 9 Phí chợ 9 Các phí không chính thức 9 Các loại phí khác 3 1.2. Tại sao thông tin thị trường lại quan trọng? Nông dân thƣờng tự quyết định phƣơng thức hoạt động sản xuất và marketing cho riêng mình. Thông tin thị trƣờng có thể giúp họ chọn lựa hoạt động nào là phù hợp trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm. ¾ Nông dân nên sản xuất cái gì và bao nhiêu? Thông tin về chi phí sản xuất và giá rất cần thiết trong tính toán lợi nhuận tiềm năng của mỗi hƣớng lựa chọn sản phẩm để từ đó nông dân có thể quyết định nên sản xuất cái gì. Những hiểu biết về sự thay đổi giá trung hạn sẽ rất hữu ích, đặc biệt là cho các loại cây trồng lâu năm. Quyết định sản xuất cái gì và bao nhiêu sẽ thay đổi tuỳ theo từng khu vực khác nhau và thậm chí ở các nông hộ khác nhau trong cùng một khu vực, phụ thuộc vào điều kiện đất đai, lao động, vốn, và khả năng chịu rủi ro. Điều quan trọng là các nông hộ phải tập trung vào sản xuất cái gì mà họ có thể làm tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vâỵ hiểu đƣợc mức độ cạnh tranh giữa những ngƣời nông dân và các khu vực khác nhau là rất quan trọng. ¾ Nông dân có nên canh tác trái vụ không? Điều này phải tuỳ thuộc vào lợi nhuận thu đƣợc từ canh tác trái vụ. Nông dân chỉ có thể trả lời câu hỏi này khi họ biết đƣợc dao động giá theo mùa và các chi phí cho canh tác trái vụ. Họ cũng phải biết đƣợc liệu họ có thể mua đƣợc các loại vật tƣ cần thiết trong thời kỳ trái vụ không. ¾ Nông dân nên trồng những giống cây nào? Thông tin về năng suất, yêu cầu kỹ thuật của các loại giống khác nhau, nguồn và giá của mỗi loại có thể giúp nông dân trả lời đƣợc câu hỏi này. Những hiểu biết về nhu cầu hiện tại và tƣơng lai về các giống cây trồng khác nhau cũng rất cần thiết. ¾ Nông dân nên áp dụng hình thức sau thu hoạch nào? Trả lời đƣợc câu hỏi này đòi hỏi phải có thông tin về nhu cầu của ngƣời mua. Nông dân cũng cần phải biết liệu mức giá chênh lệch từ việc áp dụng các phƣơng thức sau thu hoạch có bù đắp đƣợc các chi phí đi kèm không? Hay liệu nông dân có thể tăng thu nhập bằng cách dành thời gian và nguồn lực cho các hoạt động khác không? ¾ Nông dân có nên lưu kho sản phẩm không? Một số mặt hàng nông sản có thể đƣợc lƣu kho. Nông dân chỉ nên lƣu kho khi họ biết giá sẽ tăng lên và mức giá tăng có thể bù đắp đƣợc các chi phí và 4 rủi ro đi kèm. Liệu nông dân có thể kiếm lời nếu giảm lƣợng hàng bán ra hay là họ nên thu hoạch sản phẩm sớm hơn để lấy tiền đáp ứng các nhu cầu cần thiết và tiến hành đầu tƣ mới? ¾ Bán sản phẩm ở đâu? Sản phẩm bán ra trên các thị trƣờng hay địa điểm khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, nhƣng mỗi một lựa chọn đều có rủi ro và phải chịu một chi phí marketing riêng. Liệu nông dân có nên bán sản phẩm của mình với một lƣợng nhỏ cho những khu vực xa xôi hay không? Nếu muốn phân phối sản phẩm cho những khu vực vùng xa thì nông dân cần phải liên kết lại thành từng nhóm. ¾ Nên bán sản phẩm cho ai? Câu trả lời tuỳ thuộc vào yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm của ngƣời mua, mức giá họ trả, các điều khoản họ cung cấp và các chi phí khi cung cấp hàng cho họ. Nếu không có những thông tin cần thiết trên, chắc chắn nông dân sẽ bán hàng của họ cho những ngƣời thu gom ở địa phƣơng bởi đó là cách dễ dàng và thuận tiện nhất. ¾ Nông dân nên bán hàng riêng lẻ hay theo nhóm? Ngƣời nông dân sẽ kiếm đƣợc ít lãi từ việc bán hàng xa nhà do lƣợng sản phẩm mà họ bán ra rất nhỏ trong khi phí vận chuyển tƣơng đối cao và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên nếu bán hàng theo nhóm, họ có thể nhắm đến những thị trƣờng hay ngƣời mua ở các vùng xa nơi họ sống. Chính vì vậy, nông dân cần phải xác định đƣợc liệu những ngƣời thu mua ở địa phƣơng hay từ nơi khác đến có đủ điều kiện để thành lập thành một nhóm hay không. ¾ Nông dân nên thương lượng như thế nào với người mua? Thông tin về mức giá hiện thời ở địa phƣơng và các khu vực lân cận có thể giúp nông dân trong việc quyết định nên chấp nhận mức giá ngƣời mua đƣa ra hay thƣơng lƣợng thêm hoặc tìm kiếm ngƣời mua khác. Cần phải lƣu ý rằng nông dân sẽ giữ thế chủ động hơn nếu tiến hành thƣơng lƣợng theo nhóm. Thị trƣờng thƣờng xuyên thay đổi vì vậy câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng thƣờng xuyên thay đổi! Sự thay đổi về cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội mới nhƣng cũng tạo nhiều thách thức. Sự mở rộng của chuỗi cung ứng có thể mở ra nhiều thị trƣờng mới nhƣng cũng khiến ngƣời nông dân phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các vùng khác hay nƣớc khác. Để đáp ứng và thích nghi với những thay đổi về cung và cầu, ngƣời nông dân phải đƣợc tiếp cận với những thông tin thị trƣờng phù hợp. Và họ cũng cần phải phát triển chiến lƣợc theo nhóm. [...]... liên quan nhằm mục đích tạo dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định loại hình, cơ cấu của vƣờn trồng rau an toàn đồng thời tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu cho vƣờn trồng rau an toàn hoặc tiến hành điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp Quy hoạch và thiết kế một vƣờn rau an toàn là để đạt đƣợc những mục đích đề ra, cho nên những mục đích khác có thể làm cho việc điều tra đánh giá các yếu... vƣờn trồng rau an toàn 22 d, Các tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan đến xây dựng vƣờn trồng rau an toàn trong vùng Cần trao đổi kỹ với cán bộ kỹ thuật địa phƣơng, ở các phòng nông nghiệp huyện e, Khả năng thu hút lao động và trình độ của đội ngũ lao động trong vƣờn Điểu này quan trọng khi ngƣời chủ vƣờn rau an toàn không có đủ lao động để tiến hành hết công việc trong quá trình xây dựng vƣờn trồng. .. trong quá trình xây dựng vƣờn trồng rau an toàn mới cũng nhƣ cải tạo lại hệ thống vƣờn Các yếu tố liên quan đến việc xây dựng vƣờn trồng rau an toàn nêu trên đây mang tính chất toàn diện và có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội môi trƣờng, tài nguyên của một địa phƣơng Công việc điều tra, thu thập tài liệu này rất cần thiết, bởi vì xây dựng vƣờn trồng rau an toàn là việc làm có nhiều ý nghĩa và... Gần nguồn nƣớc tƣới Đặc biệt đối với các vƣờn ƣơm đặt ở các vùng đất đồi cần chú ý đến nguồn nƣớc tƣới 3.2 Địa điểm xây dựng vườn trồng - Để chọn địa điểm xây dựng vƣờn trồng rau an toàn, cần có nhận thức đúng về đất đai và có những điều tra, khảo sát đầy đủ về các đặc điểm của đất - Đất quy hoạch để trồng rau an toàn theo hƣớng Viet GAP phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây: + Có đặc điểm lý, hóa,... việc điều tra đánh giá hiện trạng các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vƣờn trồng rau an toàn thƣờng đƣợc bắt đầu từ việc thu thập thông tin, tập hợp dữ liệu 1.2 Quan sát thực địa Mặc dù tƣ liệu về địa bàn dự định xây dựng vƣờn trồng rau an toàn có thể thu nhập bằng nhiều cách, nhƣng việc quan sát thực địa vẫn rất cần thiết và nhất thiết phải tiến hành Không chỉ các nhà chuyên môn tiến hành quan... phác hoạ các bộ phận chính ở vƣờn dự định sản xuất rau A Nội dung 1 Tìm hiểu vùng đất 1.1 Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau an toàn Vƣờn rau an toàn có nhiều ý nghĩa đối với hộ nông dân cũng nhƣ cộng động dân cƣ trong vùng Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng đề ra các mục tiêu cho việc xây dựng vƣờn rau an toàn Việc điều tra đánh giá tình hình và các yếu... mục đích và đạt đƣợc hiệu quả cao theo yêu cầu cụ thể của từng loại vƣờn trồng rau an toàn Nội dung quy hoạch vƣờn trồng rau an toàn gồm có: - Vƣờn trồng rau truyền thống: + Vƣờn trồng có khu vƣờn ƣơm, khu vƣờn trồng đƣợc trồng ở ngoài trời - Vƣờn trồng rau trong nhà lƣới: + Công nghệ này chủ yếu áp dụng đối với sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm + Yêu cầu đối với mô hình... dụng có thể đƣa các câu hỏi và yêu cầu thông tin cụ thể Có thể thu thập các thông tin cụ thể bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm nhƣ google (http://www.google.com.vn) Bằng các từ khóa liên quan đến nhu cầu thông tin, ví dụ “thị rau ” hoặc “thị trƣờng sắn”, cán bộ khuyến nông sẽ có một danh sách các trang web có các thông tin liên quan 9 Thu thập thông tin thị trƣờng Danh sách các trang web 9 Cổng... chứa rác thải, nghĩa trang … - Đất đai thổ nhƣỡng có lý hóa tính chất phù hợp với sự phát triển của cây rau Đồng ruộng không bị ô nhiễm bởi nguồn nƣớc và các chất thải - Đã hình thành chợ đầu mối rau Một phần sản phẩm rau đã có thƣơng hiệu và bƣớc đầu đƣợc tín nhiệm trên thị trƣờng 2.2 Nội dung quy hoạch vườn rau an toàn Tất cả các loại vƣờn trồng rau an toàn đều phải có quy hoạch để bố trí mặt bằng,... thu thập Cần chuẩn bị các bảng kiểm khác nhau cho các loại thành viên thị trƣờng khác nhau bởi mỗi loại thành viên thị trƣờng chỉ biết về một số vấn đề cụ thể tuỳ thuộc vào vị trí và chức năng của họ trong hệ thống marketing Bảng 1.3 giới thiệu về một bảng kiểm đƣợc thiết kế để phỏng vấn ngƣời buôn rau an toàn tại tỉnh Hà nội Vấn đề của nông dân là thiếu tiếp cận tới nguồn rau an toàn, vì vậy, các đại . rau an toàn tại các địa phƣơng trong cả nƣớc, do đó có thể coi là cẩm nang cho ngƣời đã, đang và sẽ trồng rau an toàn. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Hƣớng dẫn sản xuất rau. số vƣờn trồng rau an toàn. 31 4.1. Vƣờn rau truyền thống 31 4.2. Vƣờn rau có mái che 32 4.3. Vƣờn rau có phủ nilong 33 4.4. Vƣờn rau dùng lƣới chắn côn trùng 34 4.5. Vƣờn rau trồng trong. tố có liên quan đến việc xây dựng vƣờn rau an toàn 23 1.2. Quan sát thực địa 24 2. Quy hoạch địa điểm 25 2.1. Điều kiện về vùng sản xuất 25 2.2. Nội dung quy hoạch vƣờn rau an toàn 25 2.3.