Tìm hiểu vùng đất

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn (Trang 27)

1.1. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vườn rau an toàn

Vƣờn rau an toàn có nhiều ý nghĩa đối với hộ nông dân cũng nhƣ cộng động dân cƣ trong vùng. Vì vậy, tùy theo điều kiện cụ thể mà xây dựng đề ra các mục tiêu cho việc xây dựng vƣờn rau an toàn.

Việc điều tra đánh giá tình hình và các yếu tố có liên quan nhằm mục đích tạo dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định loại hình, cơ cấu của vƣờn trồng rau an toàn đồng thời tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu cho vƣờn trồng rau an toàn hoặc tiến hành điều chỉnh các mục tiêu cho phù hợp. Quy hoạch và thiết kế một vƣờn rau an toàn là để đạt đƣợc những mục đích đề ra, cho nên những mục đích khác có thể làm cho việc điều tra đánh giá các yếu tố có liên quan ít nhiều có khác nhau. Tuy vậy, việc quy hoạch và thiết kế bất kỳ loại vƣờn trồng rau an toàn nào cũng đòi hỏi điều tra phân tích các yếu tố sau đây:

a, Tài nguyên thiên nhiên

Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lƣợng mƣa, số ngày mƣa trong tháng..Đối với yếu tố khí hậu cần nắm đƣợc các trị số trung bình, trị số tối cao, tối thấp và tần xuất xuất hiện các trị số cực.

Các yếu tố thủy văn: Sông suối, dòng chảy, mƣa đá, nƣớc mặt, nƣớc ngầm....

b, Tài nguyên sinh vật: Các loại rau đã có trong vùng. Tình trạng sinh trƣởng, phát triển, năng suất. Các loài cây hoang dại, cỏ dại. Các loài động vật thƣờng gặp. Đặc biệt cần nắm đƣợc tình hình phát sinh và phát triển của các loài sinh vật gây hại nhƣ sâu, bệnh, chuột....

c, Tài nguyên đất: Cần nắm đƣợc diện tích đất, thành phần cấu tạo của đất, các đặc tính nông hóa, thổ nhƣỡng và sinh học của đất. Ngoài ra cần nắm đƣợc tình hình, địa thế của khu đất dự định xây dựng vƣờn trồng rau an toàn.

d, Các tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan đến xây dựng vƣờn trồng rau an toàn trong vùng. Cần trao đổi kỹ với cán bộ kỹ thuật địa phƣơng, ở các phòng nông nghiệp huyện

e, Khả năng thu hút lao động và trình độ của đội ngũ lao động trong vƣờn. Điểu này quan trọng khi ngƣời chủ vƣờn rau an toàn không có đủ lao động để tiến hành hết công việc trong quá trình xây dựng vƣờn trồng rau an toàn mới cũng nhƣ cải tạo lại hệ thống vƣờn.

Các yếu tố liên quan đến việc xây dựng vƣờn trồng rau an toàn nêu trên đây mang tính chất toàn diện và có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội môi trƣờng, tài nguyên của một địa phƣơng. Công việc điều tra, thu thập tài liệu này rất cần thiết, bởi vì xây dựng vƣờn trồng rau an toàn là việc làm có nhiều ý nghĩa và đòi hỏi có đầy đủ cơ sở.

Công việc điều tra đánh giá hiện trạng các yếu tố có liên quan đến việc xây dựng vƣờn trồng rau an toàn thƣờng đƣợc bắt đầu từ việc thu thập thông tin, tập hợp dữ liệu.

1.2. Quan sát thực địa

Mặc dù tƣ liệu về địa bàn dự định xây dựng vƣờn trồng rau an toàn có thể thu nhập bằng nhiều cách, nhƣng việc quan sát thực địa vẫn rất cần thiết và nhất thiết phải tiến hành. Không chỉ các nhà chuyên môn tiến hành quan sát mà cả ngƣời đầu tƣ xây dựng vƣờn trồng rau an toàn cũng cần quan sát thực địa.

Khảo sát thực địa và trao đổi trực tiếp với dân địa phƣơng, có thể phát hiện ra nhiều vấn đề và tìm thấy nhiều điều mà các tƣ liệu không nói đến. Khi đi khảo sát thực địa không chỉ giới hạn ở nhìn, sờ, đếm, ngửi...Mà còn phải chú ý ghi nhận các cảm giác đƣợc hình thành, trên thực địa nhƣ: nóng, lạnh, luồng gió, ánh nắng....Những điều thấy đƣợc, cảm giác đƣợc cần đƣơc ghi chép lại, chụp ảnh, vẽ sơ đồ....

Trong khi đi khảo sát, có thể dừng lại lâu hơn một chút ở những nơi cần thiết để nhận biết chắc chắn hơn và tìm cách giải thích những quá trình đã xảy ra.

Thí dụ: Tại sao cây ở nơi này tốt hơn, hoặc xấu hơn ở nơi khác ? Tại sao luồng nƣớc lại chảy về hƣớng này ?

Tại sao gió ở đây lại thổi mạnh hơn ?...

Cần ghi chép đƣợc sự chuyển động của mặt trời và cùng với nó hƣớng tỏa bóng của các hàng cây, các dấu vết súc đi lại, nghỉ ngơi, nơi chúng thƣờng uống nƣớc....

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn (Trang 27)