1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

GT modun 05 -phòng trừ dịch hại ong nghề nuôi ong mật

46 968 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • BÀI 1: BỆNH HẠI ONG

  • 1. Các loại bệnh thường gặp

    • 1.1. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu (Europeanfoulbrood)

    • 1.2. Bệnh thối ấu trùng túi (Sacbrood)

    • 1.3. Bệnh ỉa chảy (Nosema)

  • 2. Hội chứng ngộ độc

    • 2.1. Ngộ độc thuốc hóa học

    • 2.2. Ngộ độc thực vật có mật phấn độc

  • BÀI : SÂU HẠI ONG

  • 1. Các loài ký sinh của ong

    • 1.1. Ve ký sinh hay chí lớn (Varroa jacobsoni)

    • 1.2. Ve ký sinh hay chí nhỏ (Tropilaelaps clareae)

    • 1.3. Ve Neocypholaelaps indica Evans

  • 2. Các côn trùng khác

    • 2.1. Sâu ăn sáp (sâu phá bánh tổ)

    • - Hãy nêu triệu chứng gây hại và biện pháp phòng chống loài Ve ký sinh hay chí lớn (Varroa jacobsoni) gây hại trên ong mật?

    • - Hãy nêu triệu chứng gây hại và biện pháp phòng chống loài Ve ký sinh hay chí nhỏ (Tropilaelaps clareae) ký sinh trên ong mật?

  • Bài 3: CÁC LOÀI DỊCH HẠI KHÁC

  • 1. Các loài sâu, bệnh khác hại ong mật

    • 1.2. Kiến

    • 1.2. Ong bò vẽ

    • 1.3. Chuồn chuồn

    • 1.4. Ngài đầu lâu

    • 1.5. Ruồi ký sinh (Senotainia sp)

  • 2. Một số địch hại ong khác

    • 2.1. Chim ăn ong

    • 2.2. Cóc, nhái

    • 2.3. Một số kẻ thù hại ong khác

  • IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

Nội dung

1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI ONG MÃ SỐ: 05 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi ong mật. Chương trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ nuôi ong mật. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình mô đun nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các 4 thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Phòng trừ dịch hại ong” giới thiệu cho học viên: Biết được các loài sâu, bệnh thường gây hại trên đàn ong mật. Từ đó nhận biết được triệu chứng gây hại và đưa ra được phương pháp phòng chống chúng sao chi hiệu quả và an toàn môi trường. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hương Lan 3. Bùi Thị Điểm 4. Phùng Hữu Chính 5. Trần Ngọc Trường 6. Nguyễn Linh 7. Phùng Trung Hiếu 5 MỤC LỤC Bài 1: BỆNH HẠI ONG 6 1. Các loại bệnh thường gặp 7 1.1. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu (Europeanfoulbrood) 7 1.2. Bệnh thối ấu trùng túi (Sacbrood) 13 1.3. Bệnh ỉa chảy (Nosema) 16 2. Hội chứng ngộ độc 17 2.1. Ngộ độc thuốc hóa học 17 2.2. Ngộ độc thực vật có mật phấn độc 21 Bài 2: SÂU HẠI ONG 23 1. Các loài ký sinh của ong 23 1.1. Ve ký sinh hay chí lớn (Varroa jacobsoni) 23 1.2. Ve ký sinh hay chí nhỏ (Tropilaelaps clareae) 24 1.3. Ve Neocypholaelaps indica Evans 25 2. Sâu ăn sáp (sâu phá bánh tổ) 25 Bài 3: CÁC CÔN TRÙNG VÀ MỘT SỐ ĐỊCH HẠI ONG 30 1. Các loài sâu, bệnh khác hại ong mật 30 1.2. Kiến 30 1.2. Ong bò vẽ 32 1.3. Chuồn chuồn 33 1.4. Ngài đầu lâu 35 1.5. Ruồi ký sinh (Senotainia sp) 36 2. Một số địch hại ong khác 37 2.1. Chim ăn ong 37 2.2. Cóc, nhái 38 2.3. Một số kẻ thù hại ong khác 39 6 MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI ONG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: - Mô đun Phòng trừ dịch hại ong mật giúp cho học viên nhân biết được triệu chứng cuãng như tác hại của từng loại sâu bệnh hại cụ thể, từ đó đưa ra cách phòng chống chúng một cách an toàn và hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến đàn ong cũng như chất lượng mật, sáp BÀI 1: BỆNH HẠI ONG Mã bài: MĐ05 – 01 Mục tiêu: - Mô tả được triệu chứng các bệnh hại chính trên ong; - Xác định được thời điểm bệnh thường xuất hiện; - Thực hiện được các biện pháp phòng trị bệnh nhằm hạn chế tác hại của bệnh; - Không lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng trừ bệnh hại. A. Nội dung - Giống như các động vật khác ong mật cũng dễ dàng mắc một số bệnh và bị nhiều địch hại, động vật khác tấn công. Bệnh tật, địch hại ở mức độ nhẹ làm cho đàn ong suy yếu, giảm số quân, giảm năng suất mật. Ở mức độ nặng thì làm cho đàn ong bị chết hoặc bỏ tổ bốc bay gây thiệt hại kinh tế rất lớn. - Trước đây, đối với ong A.cerana thì địch hại như ong bò vẽ, kiến, chim, sâu ăn sáp là kẻ thù chủ yếu gây thiệt hại cho ong. Nhưng trong những thập kỷ gần đây do việc du nhập loài ong châu Âu (A.mellifera) vào châu Á nhiều loại bệnh như thối ấu trùng châu Âu ấu trùng túi, bệnh ỉa chảy Nosema đã xuất hiện. Đặc biệt là do nuôi ong di chuyển đường dài, bệnh càng lây lan nhanh chóng. Ở nước ta hiện nay các bệnh ấu trùng túi, thối ấu trùng châu Âu là những bệnh gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi ong, còn các bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ, ấu trùng vôi, ấu trùng hoá đá chưa thấy có. Phát 7 hiện và phòng trừ kịp thời những bệnh trên là một trong các yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế của ngành nuôi ong. Bảng 1: Các loại bệnh thƣờng gặp phổ biến đối với ong mật STT Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Mức độ nhiễm bệnh 01 Bệnh thối ấu trùng Châu Âu (Europeanfoulbrood) Do liên cầu khuẩn có tên là Melissococcus pluton gây ra. ++ 02 Bệnh thối ấu trùng túi (Sacbrood) Do virut và ông đặt tên là Morator aetatulae Holmes ++ 03 Bệnh ỉa chảy loài nguyên sinh động vật có tên là Nosema apis gây ra. ++ 04 Ngộ độc thuốc hóa học Do thuốc bảo vệ thực vật gây nên. + 1. Các loại bệnh thƣờng gặp 1.1. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu (Europeanfoulbrood) Bệnh thối ấu trùng châu Âu do White tìm ra lần đầu ở châu Âu vào năm1912. Hiện nay bệnh có mặt ở khắc nơi, cả những vùng nuôi ong châu Âu A.mellifera và những vùng nuôi ong Apis cerana. Người ta còn gọi bệnh thối ấu trùng châu Âu là bệnh thối ấu trùng mở nắp hay thối ấu trùng tuổi nhỏ vì bệnh thường gây chết các ấu trùng ở tuổi 3 - 4 ngày. Trong một số trường hợp ấu trùng chết bị chua nên còn gọi là thối ấu trùng chua hay thối ấu trùng dấm. Ở các đàn ong bị bệnh, năng suất mật giảm từ 20 - 80%. Ong nội hay bỏ tổ bốc bay sau khi quay mật, kiểm tra, hoặc đo thay đổi thời tiết từ mưa lạnh chuyển sang nắng ấm. Theo bác sĩ thú y Mai Anh (1983) bệnh thối ấu 8 trùng châu Âu có ở Việt Nam từ năm 1969 do nhập ong từ ngoài vào không qua kiểm dịch, và từ năm 1969 đến nay bệnh thối ấu trùng châu Âu xuất hiện ở tất cả các nơi nuôi ong nội. 1.1.1. Tác nhân gây bệnh Theo Poltrep (1977), Bailey (l981) tác nhân chính gây bệnh thối ấu trùng châu Âu là do một loại liên cầu khuẩn có tên là Melissococcus pluton trước kia gọi là Streptococcus pluton, còn các vi khuẩn như Bacillus alvei, Streptococcus apis đều là các vi khuẩn thứ phát. Vi khuẩn M.pluton hình cầu, hai đầu kéo dài thành hình ngọn giáo, kích thước 0,7 - 1,5u liên cầu khuẩn bắt màu gram dương (+), nó có thể đứng một mình hoặc thành cặp. Sức chống chịu của vi khuẩn khá cao, trong bánh tổ nó tồn tại được 12 tháng, ở nhiệt độ trong phòng nó tồn tại 17 tháng, nó bị diệt sau khi phơi nắng 3 giờ. *1.1.2.Triệu chứng ấu trùng bị bệnh Khi bị bệnh nhẹ thấy ấu trùng khô, thay đổi tư thế nằm, ấu trùng không nằm cong ở tư thế bình thường, mất màu bóng. Ở những đàn đông quân, ấu trùng bệnh không nhìn thấy. Khi đàn ong bị bệnh nặng, hoặc đã bị lâu, ong thưa quân không dọn sạch được các ấu trùng bệnh, các ấu trùng mới chết có màu trắng bệch, sau ngả thành màu vàng nhạt, vàng sẫm rồi nâu đậm, xác chết thối rữa tụt xuống đáy lỗ tổ, sau này khô đi như một cái vảy có thể dùng panh lấy ra một cách dễ dàng. Ấu trùng mới chết không có mùi, sau có mùi chua như dấm. Khi có Bacillus alvei cùng gây bệnh, ấu trùng chết ở tuổi lớn hơn, thường là 4 - 5 ngày tuổi, đôi khi chết cả ấu trùng bắt đầu vít nắp và có mùi thịt thối. 9 Hình: 1.1. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu trên ấu trùng (European foulbrood) 1.1.3. Triệu chứng trên bánh tổ Trường hợp bị bệnh nhẹ, ở khu vực nhộng vít nắp nhiều, có lỗ chỗ vài lỗ tổ không vít nắp mà có ấu trùng tuổi nhỏ, hoặc trứng là do ong thợ dọn các ấu trùng chết đi, chúa đã đẻ lại vào các lỗ tổ đó. Khi đàn ong bị bệnh nặng, ít có hoặc không có nhộng vít nắp, nhấc cầu lên kiểm tra thấy ong xào xạc, chạy tụt xuống vách thùng hoặc phía dưới bánh tổ ong thợ có màu đen bóng do ấu trùng bị chết nên không có ong non kế tiếp. Bệnh lây từ đàn ong này sang đàn ong khác do ong ăn cướp, ong đi làm vào nhầm tổ lấy mật phấn cùng một chỗ với đàn bệnh, do di chuyển ong, bệnh từ vùng này lây lan sang vùng khác . . . Hình: 1.2. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu trên bánh tổ (European foulbrood) 10 1.1.4. Biện pháp phòng trừ Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh có thể sử dụng một trong hai phương pháp, cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xirô đường hoặc phun thuốc kháng sinh lên bánh tổ, phun lên cơ thể con ong của đàn bị bệnh. Cách 1: cho ong ăn xiro đƣờng pha thuốc Cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xirô đường có tỷ lệ 1 đường 1 nước, cho ăn 3 tối liền, mỗi tối l0ml/1 cầu. Ví dụ đàn 3 cầu cho ăn 300ml xirô đường pha thuốc kháng sinh và đàn 5 cầu cho ăn 500ml xirô đường pha thuốc kháng sinh (cho ăn làm nhiều lần trong 1 tối). Có thể dùng một trong những thuốc kháng sinh sau: - Erythomyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Kanamyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Streptomyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường -(Erytromyxin phải hoà tan trong 1-2 ml cồn trước khi hoà vào xirô đường). - Cloramphenicol 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Hỗn hợp Streptomyxin 1g + Penixilin 1g pha vào 3 lít xirô đường, cho 30 cầu ăn. Các loại thuốc kháng sinh trên hoà cùng với nước sôi để nguội, sau đó đổ v ới đường rồi khoắng cho tan đều, cho ăn 3 tối liền, sau một tuần kiểm tra thấy chưa khỏi thì cho ăn tiếp. Điều quan trọng là để cho ong ăn hết nước đường pha thuốc thì mới khỏi được bệnh, vì vậy trước khi cho ăn cần loại bớt cầu bị bệnh nặng, cầu thưa quân để ong bám trên các cầu còn lại, đông quân mới ăn hết, hôm sau cần phải kiểm tra sớm, nếu ong ăn không hết phải cất máng xirô đường đi để đề phòng ong ở đàn khoẻ đến ăn cướp và bệnh sẽ lây lan. Cần kết hợp việc cho ăn thuốc kháng sinh với việc thay chúa đẻ đàn bệnh bằng mũ chúa tạo từ đàn không bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn nhiều. + Các bước tiến hành như sau: [...]... ong; - Không lạm dụng thuốc hóa học trong việc phòng trừ côn trùng và một số địch hại ong A Nội dung Bảng: 3.1 Các loại sâu hại khác gây hại cho ong mật Tên sâu hại STT Mức độ gây hại 01 Kiến ++ 02 Ong bò vẽ + 03 Chuồn chuồn + 04 Ong đất + 05 Ngài đầu nâu ++ 06 Ruồi ký sinh ++ 07 Cóc, nhái ++ 08 Một số loài gây hại khác + Ghi chú: + : ít gây hại ++ : Thường xuyên gây hại 1 Các loài sâu, bệnh khác hại. .. kiến 32 1.2 Ong bò vẽ Hình: 3.2 Ong bò vẽ Các loài ong bò vẽ thường sống thành đàn hoặc đơn độc là một trong những kẻ thù phá hại ong rất mạnh Ong bò vẽ tấn công cả ong ngoại A.mellifera và ong nội A.cerana Ong bò vẽ tấn công và săn lùng ong thợ đi làm trên hoa và ong bay vào bay ra ở cửa tổ, chúng dùng hàm cứng cắn chết ong tha về tổ Ở các đàn ong yếu có tới 20 - 30 ong bò vẽ cắn chết nhiều ong Ở cửa... gây hại trên ong mật? - Hãy nêu triệu chứng gây hại và biện pháp phòng chống loài Ve ký sinh hay chí nhỏ (Tropilaelaps clareae) ký sinh trên ong mật? 30 Bài 3: CÁC LOÀI DỊCH HẠI KHÁC Mã bài: MĐ 05 – 03 Mục tiêu: - Nhận dạng được các côn trùng và một số địch hại ong; - Xác định được thời điểm kẻ thù gây hại thường xuất hiện; - Thực hiện được các biện pháp phòng, xử lý nhằm hạn chế tác hại của kẻ thù hại. .. đến ong mật 2.1.6.Triệu chứng ngộ độc và tác hại Triệu trứng: Khi thấy ong chết đột ngột với số lượng lớn trước cửa tổ, trong thùng ong và ở khu vực đặt ong Số ong đi làm giảm mạnh, đàn càng mạnh thì ong chết càng nhiều (do số lượng ong đi làm nhiều) Một số ong bò lết dưới đất, một số con vừa bò vừa nhảy vừa xoay tròn, nhiều con còn đang mang cả giỏ phấn Đa số ong chết có vòi duỗi dài - Khi ong lấy mật. .. ong mật 1.2 Kiến - Cũng như nhiều nước nhiệt đới khác, nước ta có rất nhiều loại kiến Chúng thường xuyên gây hại đối với nghề nuôi ong Do số lượng đông, chúng tấn công ồ ạt vào tổ, ăn cả ong chết, ong sống, nhộng, ấu trùng và cả mật ong Khi có ít kiến tấn công, chúng làm ong trở nên dữ hơn, khó thao tác và chăm sóc ong Khi tấn công nhiều chúng làm cho các đàn ong nội Apis cerana và 31 một số đàn ong. .. Một số loại kiến còn tranh nguồn thức ăn là mật hoa ở trên các bông hoa Đôi khi nó vào ăn tranh xao đường mà người nuôi ong cho ong ăn vào lúc thiếu hoa và cắn chết nhiều ong thợ Chúng còn tấn công cả người nuôi ong khi đi lại, thao tác trên các đàn ong trong trại Hình: 3.1 Kiến hại ong mật * Biện pháp phòng chống: - Dọn sạch cỏ và cây bụi nhỏ trong trại ong, buộc giẻ tẩm dầu máy thải vào các chân... trên ong mật? 23 BÀI : SÂU HẠI ONG Mã bài: MĐ 05 – 02 Mục tiêu: - Nhận dạng được các đối tượng sâu hại chính trên ong; - Xác định được thời điểm sâu gây hại thường xuất hiện; - Thực hiện được các biện pháp phòng, xử lý nhằm hạn chế tác hại của sâu; - Có quan điểm về sinh thái, không lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng trừ sâu hại A Nội dung Bảng 2: Các loại sâu hại thƣờng gặp phổ biến đối với ong. .. công vào trong đàn, chúng đem về cả ấu trùng, ong trưởng thành và mật ong để nuôi ấu trùng của chúng Khi bị ong bò vẽ tấn công mạnh, một số đàn ong ngoại yếu sẽ bị tiêu diệt và làm bốc bay một số đàn ong nội Nói chung ong nội có khả năng bảo vệ tốt hơn, chúng bay lấy mật theo đường đi zích zắc và thường ở khu vực tối để ong không phát hiện được Khi ong bò vẽ tấn công ở trước cửa tổ và trong thùng thì... là do hoa chè tiết nhiều mật, trong mật hoa có hàm lượng ta nanh cao làm chết ấu trùng Ong ngoại A.mellifera bị ngộ độc nhiều hơn so với ong nội A.cerana Ngộ độc hoa Lim (Erythrophloeum fordii): cây Lim nở hoa vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, cây Lim cho mật và phấn Nhiều người nuôi ong thấy đặt ong ở vùng có nhiều Lim, vào đầu vụ hoa nở ong có hiện tượng bị ngộ độc mật, một số ong đi làm về run rẩy, chết... tác hại rất to lớn là làm chết rất nhiều các côn trùng có ích trong đó có ong mật Việc sử dụng các loại thuốc hoá học đã làm giảm năng suất mật thu được của người nuôi ong 2.1.2.Nguyên nhân - Do người sử dụng dùng thuốc sâu không thông báo cho người nuôi ong về thời gian, địa điểm, loại thuốc sử dụng - Phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ vào lúc ban ngày, vào thời kỳ cây trồng nở hoa - Sử dụng các loại thuốc trừ . trong 1 tối). Có thể dùng một trong những thuốc kháng sinh sau: - Erythomyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Kanamyxin 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Streptomyxin 0,4 -. 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường -( Erytromyxin phải hoà tan trong 1-2 ml cồn trước khi hoà vào xirô đường). - Cloramphenicol 0,4 - 0,5g pha trong 1 lít xirô đường. - Hỗn hợp Streptomyxin. dài, ong không bay ra ngoài được Triệu trứng: Có nhiều ong bò lết ở dưới đất trước cửa thùng ong đôi khi ong tập trung thành đám nhỏ ở các chỗ trũng, bụng ong trướng to. Trước cửa tổ, trong

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w