1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

GT modun 04 - nhân đàn ong nghề nuôi ong mật

34 1K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN ĐÀN ONG MÃ SỐ: 04 NGHỀ: NUÔI ONG MẬT Trình độ: Sơ cấp nghề Hà nội: 2012 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tƣợng ngƣời học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chƣơng trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phƣơng pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phƣơng châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dƣới sự hƣớng dẫn của các tƣ vấn trong và ngoài nƣớc cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà nuôi ong, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bƣớc phân tích nghề và soạn thảo chƣơng trình đào tạo nghề nuôi ong mật cấp độ công nhân lành nghề. Chƣơng trình đƣợc kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về nuôi ong mật. Chƣơng trình đào tạo nghề “Nuôi ong mật” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế nuôi ong mật tại các địa phƣơng trong cả nƣớc, do đó có thể coi là cẩm nang cho ngƣời đã, đang và sẽ nuôi ong mật. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Tìm hiểu đặc điểm sinh học của ong mật 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị giống, dụng cụ nuôi ong 3) Giáo trình mô đun Kỹ thuật nuôi ong trong thùng hiện đại 4) Giáo trình mô đun Nhân đàn ong 5) Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại ong 6) Giáo trình mô đun Thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của trung tâm nghiên cứu và phát triển ong . Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, cơ sở nuôi ong, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. 3 Giáo trình “Nhân đàn ong” giới thiệu cho học viên: Biết đƣợc Các kỹ thuật tạo chúa, giới thiệu chúa vào đàn ong để tạo ra một đàn ong mới có chất lƣợng tốt, đông quân, không bị sâu bệnh Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải: Chủ biên 2. Đào Hƣơng Lan 3. Bùi Thị Điểm 4. Phùng Hữu Chính 5. Trần Ngọc Trƣờng 6. Nguyễn Linh 7. Phùng Trung Hiếu 4 MỤC LỤC BÀI 1: KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ GIỚI THIỆU CHÚA VÀO ĐÀN 1. Kỹ thuật tạo chúa 2 1.1. Mục đích 2 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng chúa 2 1.3. Các phƣơng pháp tạo chúa 2 2. Giới thiệu chúa vào đàn 15 2.1. Giới thiệu mũ chúa 15 2.2. Giới thiệu chúa tơ 16 2.3. Giới thiệu chúa 17 BÀI 2: PHƢƠNG PHÁP CHIA ĐÀN VÀ NHẬP ĐÀN ONG 19 1. Chia đàn ong 19 1.1. Mục đích 19 1.2. Các phƣơng pháp chia đàn. 19 2. Nhập ong 22 2.1.Khi nào cần nhập ong 22 2.2. Nguyên tắc 22 2.3. Phƣơng pháp nhập. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1 MÔ ĐUN: NHÂN ĐÀN ONG Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Mô đun Nhân đàn ong cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật tạo chúa, giới thiệu chúa vào đàn ong để tạo ra một đàn ong mới có chất lƣợng tốt, đông quân, không bị sâu bệnh BÀI 1: KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ GIỚI THIỆU CHÚA VÀO ĐÀN Mã bài: MĐ3 – 01 Mục tiêu: - Tạo đƣợc chúa theo các phƣơng pháp khác nhau; - Giới thiệu đƣợc chúa, mũ chúa vào trong đàn ong không làm chết chúa và ảnh hƣởng đến mũ chúa. A. Nội dung 1. Kỹ thuật tạo chúa 1.1. Mục đích - Tạo chúa là để thay thế chúa già, chúa trẻ nhƣng đẻ kém, bị dị tật và để có chúa chia thêm các đàn mới 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng chúa - Mùa vụ tạo chúa: Trong tự nhiên ong thƣờng chia đàn vào vụ xuân tháng 3 – 4 và tháng 10 – 11 là lúc thời tiết ấm áp, nguồn hoa phong phú, đàn ong phát triển ở đỉnh cao. - Nguồn mật, phấn phong phú chúa tạo ra sẽ có chất lƣợng tốt. Nguồn mật, phấn kém chất lƣợng chúa kém, nhƣng nếu nguồn mật quá phong phú thì chất lƣợng chúa cũng không tốt vì ong mải lấy mật mà sao lãng việc nuôi chúa. - Đàn ong nuôi chúa phải đông quân, có nhiều ong non ở tuổi tiết sữa sẽ nuôi chúa tốt. - Ấu trùng tạo chúa phải đƣợc lấy từ các đàn mẹ có chất lƣợng làm giống tốt. - Tuổi ấu trùng tạo chúa phải dƣới 1 ngày tuổi. Các nhà khoa học đã thấy ấu trùng ong thợ dƣới 1 ngày tuổi sẽ cho chúa có chất lƣợng tốt nhƣ là chúa tạo từ trứng. Ấu trùng càng lớn tuổi chất lƣợng chúa đƣợc tạo ra sẽ càng kém. - Ong chúa tơ phải đƣợc giao phối với các ong đực đƣợc tạo ra từ các đàn tốt đủ tiêu chuẩn làm giống thì thế hệ sau ong thợ mới tốt. 1.3. Các phƣơng pháp tạo chúa 1.3.1, Sử dụng các mũ chúa chia đàn tự nhiên 2 - Vào mùa chia đàn tháng 3 – 4, nhiều đàn ong có mũ chúa chia đàn. Có thể lấy mũ chúa từ các đàn ong mạnh, đông quân, có năng suất mật cao, không bị bệnh, hiền lành để dùng. - Cách cắt mũ chúa: + Khi mũ chúa già ( phần đầu mũ chúa có màu nâu ), dùng dao nhỏ sắc cắt trên gốc mũ chúa 1,5 – 2 cm. Nhẹ nhàng gắn vào phần mật đã đƣợc ấn lõm từ trƣớc ở tổ cần thay chúa. Hình: 1.1. Mũ chúa sắp nở Hình: 1.2. Cắt mũ chúa + Mũ chúa chia đàn thƣờng có chất lƣợng tốt nhƣng không đƣợc chủ động về thời gian và số lƣợng, lúc cần lại không có, lúc không cần lại có nhiều. Hình: 1.3. Mũ chúa + Các mũ chúa tạo từ các đàn nhỏ, bị bệnh có chất lƣợng không tốt không nên dùng. - Kích thích đàn ong chia đàn sớm để lấy mũ chúa. + Chọn các đàn ong đông quân, mật nhiều cho ong ăn thêm đổi cầu trứng hoặc trùng nhỏ lấy cầu nhộng già từ đàn khác để đàn ong đông quân chất chội, ong sẽ xây mũ chúa chia đàn sớm hơn các đàn khác. Tuy nhiên dù kích thích 3 nhƣ vậy ngƣời nuôi ong vẫn chƣa chủ động đƣợc thời gian và số lƣợng mũ chúa. 1.3.2. Tạo chúa theo phương pháp cấp tạo - Là phƣơng pháp tạo chúa đơn giản, thích hợp với nuôi ong quy mô nhỏ dƣới 10 đàn, ai cũng có thể tạo chúa đƣợc. Nếu tạo chúa đúng cách chất lƣợng chúa cũng không thua kém mũ chúa chia đàn và mũ chúa di trùng. - Cách tạo + Chọn đàn có ong mạnh, năng suất mật cao, không bị bệnh cho ăn thêm để ong nới tầng, ong chúa đẻ trứng vào đó. Hình: 1.4. Đàn ong mạnh + Khi thấy ong chúa đã đẻ trứng vào các lỗ tổ mới, Hình: 1.5. Kiểm tra cầu ong 4 + Tách chúa khỏi đàn để đàn ong cảm thấy mất chúa và chọn một số trứng và ấu trùng ong thợ từ 1 đến 3 ngày tuổi ở các lỗ tổ mới và ở các vị trí khác nhau trên bánh tổ tiết nhiều sữa nuôi thành ong chúa. Hình: 1.6. Ong chúa + Loại bớt cầu cũ để ong bám dày lên các cầu còn lại nhằm làm cho đàn ong chật trội giống nhƣ trạng thái chia đàn tự nhiên, do mật độ đông đàn ong nuôi dƣỡng ấu trùng chúa tốt hơn. Hình: 1.7. Loại bỏ bớt cầu cũ + Cho ăn nƣớc đƣờng ( tỷ lệ 1: 1) 3 – 4 tối liền tới khi mũ chúa vít nắp nếu nhƣ nguồn hoa bên ngoài không phong phú. + Sau khi tách chúa 2 ngày, kiểm tra vặt bỏ tất cả các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ và một số mũ chúa ở dƣới đã vít nắp hoặc có ấu trùng tuổi lớn. Hình: 1.8. Loại bỏ mũ chúa [...]... PHƢƠNG PHÁP CHIA ĐÀN VÀ NHẬP ĐÀN ONG Mục tiêu: - Chia đƣợc đàn ong thành 2 nửa bằng nhau; - Thực hiện nhập đàn ong không làm chết ong thợ; A Nội dung 1 Chia đàn ong 1.1 Mục đích - Nhằm tăng số lƣợng đàn ong trong trại để lấy mật và để bán Chia đàn sớm có tác dụng tăng sản lƣợng mật của trại lên đáng kể 1.2 Các phƣơng pháp chia đàn a, Chia đàn mang đi - Đàn ong mạnh đƣợc chia làm 2 đàn Một đàn đƣợc mang... Đến sát nhập với đàn ong khác + Đàn mang đi nhập gọi là đàn bị nhập còn đàn kia gọi là đàn đƣợc nhập 2.1.Khi nào cần nhập ong - Khi đàn ong bị mất chúa mà không có chúa hoặc mũ chúa giới thiệu - Nhập các đàn yếu với nhau trƣớc các mùa vụ khó khăn - Nhập các đàn nhỏ thành đàn lớn để lấy mật Thƣờng vụ mật ngắn, nhiều đàn ong nhỏ lấy mật không bằng ít đàn ong mạnh lấy mật - Nhập các đàn nhỏ bị bệnh để... Tăng thế đàn ở đàn giao phối Bài tập 2: Tách một phần của đàn Bài tập 3: Chia đàn song song 23 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Nhân đàn ong là một mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề nuôi ong mật; đƣợc giảng dạy trƣớc mô đun cây nguồn mật, phấn nuôi ong và quản lý đàn ong theo mùa vụ - Tính chất: Đây là một trong những... lọc: + Đàn bố ( đàn bồi dục ong đực) + Đàn mẹ ( đàn lấy ấu trùng để nuôi dƣỡng thành ong chúa), có năng suất mật cao, đông quân, không bị bệnh, ít chia đàn, không bốc bay, hiền lành Hình: 1.10 Chọn đàn ong mạnh lấy ấu trùng 6 + Đàn nuôi dƣỡng ( là đàn nuôi các mũ chúa): Đàn mạnh có nhiều ong non ở tuổi tiết sữa, trong đàn dƣ thừa thức ăn, không bị bệnh Tốt nhất là đàn ong đang chuẩn bị chia đàn tự... đạt đƣợc: + Đàn ong tiếp thu mũ chúa và chúa mới vào trong đàn 25 Bài 2: Nhân đàn Bài tập 1: Tăng thế đàn ở đàn giao phối - Công việc của nhóm: Tạo một đàn ong mạnh bằng cách bổ xung thêm cầu nhộng, thêm ong, ấu trùng - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, cầu nhộng, ong - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phƣơng pháp... Điểm nuôi 0 4- 01 hợp đàn ong MĐ 0 4- 02 Tích hợp Nhân đàn Lớp+ Điểm nuôi ong 22 Kiểm tra hết mô đun 60 16 4 Cộng 4 2 4 12 40 8 24 IV Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1: Kỹ thuật tạo chúa và giới thiệu chúa vào đàn Bài tập 1: Tạo chúa bằng phƣơng pháp đơn giản - Công việc của nhóm: lấy mũ chúa chia đàn tự nhiên, tạo chúa làm mất chúa trong đàn - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong - Địa điểm: Trại nuôi. .. tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá tăng thế đàn ở đàn giao phối - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Tạo đƣợc đàn ong mạnh Bài tập 2: Tách một phần của đàn - Công việc của nhóm: Lấy đi cầu bánh tổ ong, nhộng của một đàn tách thành một đàn mới, hoặc bổ xung vào một đàn yếu - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, cầu nhộng, ong - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian... 4 giờ - Phƣơng pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá tăng thế đàn ở đàn giao phối - Kết quả và sản phẩm phải đạt đƣợc: + Tạo đƣợc một đàn ong mới Bài tập 2: Chia đàn song song - Công việc của nhóm: Từ một đàn tạo thành 2 đàn bằng nhau về số lƣợng quan, cầu nhộng - Nguồn lực cần thiết: Đàn ong, cầu nhộng, ong - Địa điểm: Điểm nuôi ong - Cách... phần mật và con của bánh tổ đàn không có chúa cũ, không để đầu mũ chúa vểnh ra * Ƣu điểm - Không phải điều chỉnh đàn ong - Ong chúa đi giao phối về không vào nhầm giữa 2 tổ - Dễ thay đổi vị trí khi địa điểm quá chật * Nhƣợc điểm - Khi ong chúa đi giao phối không thành công khó nhập lại đàn cũ để chia lần khác - Phiền phức cho ngƣời nuôi khi quản lý chăm sóc b, Chia đàn song song 19 - Chia đàn song song... Hình: 2.7 Đàn ong yếu 2.2 Nguyên tắc - Mỗi một đàn ong có mùi khác nhau do có ong chúa, phấn, mật khác nhau Bởi vậy để nhập đƣợc đàn ong cần làm cho chúng đồng mùi với nhau - Nhập đàn không chúa hoặc bộ phận không có chúa vào đàn có chúa - Nhập đàn yếu vào đàn mạnh - Nhập vào buổi chiều tối, thao tác nhập phải nhẹ nhàng 22 2.3 Phƣơng pháp nhập a, Nhập trực tiếp Đối với ong Ý có thể nhập trực tiếp - Khi . MÔ ĐUN: NHÂN ĐÀN ONG Mã mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: - Mô đun Nhân đàn ong cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật tạo chúa, giới thiệu chúa vào đàn ong để tạo ra một đàn ong mới có chất. di trùng. - Cách tạo + Chọn đàn có ong mạnh, năng suất mật cao, không bị bệnh cho ăn thêm để ong nới tầng, ong chúa đẻ trứng vào đó. Hình: 1.4. Đàn ong mạnh + Khi thấy ong chúa đã. nguồn hoa phong phú, đàn ong phát triển ở đỉnh cao. - Nguồn mật, phấn phong phú chúa tạo ra sẽ có chất lƣợng tốt. Nguồn mật, phấn kém chất lƣợng chúa kém, nhƣng nếu nguồn mật quá phong phú thì

Ngày đăng: 22/06/2015, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w