CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH I. TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH. 1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ. Đây là tiền đề mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính. Cùng với sự xuất hiện của tiền tệ, các hoạt động phân phối diễn ra trong đời sống kinh tế xã hội chuyển sang dạng thức mới phân phối bằng giá trị. Sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá tiền tệ làm xuất hiện các nguồn tài chính, đó là của cải xã hội được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Trải qua quá trình phát triển cuả xã hội loài người nền sản xuất hàng hoá tiền tệ đã phát triển làm cho đời sống kinh tế xã hội cũng ngày càng phát triển hơn, từ đó làm cho các quan hệ tài chính càng trở nên đa dạng, phong phú hơn, hoạt động của tài chính có bước phát triển cao hơn. 2. Tiền đề Nhà nước. Đây là tiền đề có tính chất định hướng, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động phân phối của tài chính. Bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nước có quyền quyết định việc in tiền, đúc tiền quy định mệnh giá của đồng tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị của tài chính. Nhà nước là người tham gia trực tiếp vào việc huy động, phân phối và sử dụng một bộ phận quan trọng của cải xã hội. Hoạt động phân phối của tài chính chịu sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của Nhà nước qua các chính sách được ban bố và áp dụng trong nền kinh tế. Vai trò của tiền đề Nhà nước đối với sự tồn tại và phát triển của tài chính là ở chỗ bằng quyền lực chính trị của mình, thông qua một hệ thống đường lối, chính sách, chế độ tạo nên môi trường pháp lý cho sự hoạt động của tài chính.
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH I. TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH. 1. Tiền đề sản xuất hàng hoá và tiền tệ. - Đây là tiền đề mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính. - Cùng với sự xuất hiện của tiền tệ, các hoạt động phân phối diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội chuyển sang dạng thức mới "phân phối bằng giá trị". - Sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ làm xuất hiện các nguồn tài chính, đó là của cải xã hội được biểu hiện dưới hình thức giá trị. - Trải qua quá trình phát triển cuả xã hội loài người nền sản xuất hàng hoá tiền tệ đã phát triển làm cho đời sống kinh tế xã hội cũng ngày càng phát triển hơn, từ đó làm cho các quan hệ tài chính càng trở nên đa dạng, phong phú hơn, hoạt động của tài chính có bước phát triển cao hơn. 2. Tiền đề Nhà nước. - Đây là tiền đề có tính chất định hướng, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động phân phối của tài chính. - Bằng quyền lực chính trị của mình, Nhà nước có quyền quyết định việc in tiền, đúc tiền quy định mệnh giá của đồng tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị của tài chính. - Nhà nước là người tham gia trực tiếp vào việc huy động, phân phối và sử dụng một bộ phận quan trọng của cải xã hội. - Hoạt động phân phối của tài chính chịu sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của Nhà nước qua các chính sách được ban bố và áp dụng trong nền kinh tế. - Vai trò của tiền đề Nhà nước đối với sự tồn tại và phát triển của tài chính là ở chỗ bằng quyền lực chính trị của mình, thông qua một hệ thống đường lối, chính sách, chế độ tạo nên môi trường pháp lý cho sự hoạt động của tài chính. II. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH. 1. Biểu hiện bên ngoài của tài chính. - Là sự vận động độc lập tương đối của nguồn tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. + Nguồn tài chính: Là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Không chỉ được biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị của cải xã hội mà còn biểu hiện toàn bộ tài sản quốc gia, tổng tài sản quốc dân ở dạng vật chất tiềm năng có khả năng tiền tệ hoá. 1 + Nguồn tài chính là tiền tệ không phải với tư cách là vật ngang giá chung trong quá trình trao đổi hàng hoá mà tiền tệ đang trong quá trình vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. - Đặc trưng của quỹ tiền tệ: + Quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu + Các quỹ tiền tệ mang tính mục đích của nguồn tài chính . + Các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động, biểu hiện qua sự vận động là các quỹ luôn được tạo lập và sử dụng. 2. Nội dung kinh tế xã hội của tài chính. - Nội dung kinh tế xã hội của tài chính là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị trong phân phối của xã hội, dưới hình thức phân phối các nguồn tài chính để đáp ứng những nhu cầu khác nhau, thoả mãn những lợi ích khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội. => Vậy Bản chất của tài chính: Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ, chủ yếu với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội. Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội. III. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH. Chức năng của tài chính là các thuộc tính khách quan vốn có, là khả năng thế năng bên trong biểu lộ tác dụng xã hội của tài chính. Trong đời sống xã hội, tài chính có 2 chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc: 1. Chức năng phân phối: * Khái niệm: Chức năng phân phối tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, đảm bảo những nhu cầu, những lợi ích khác nhau trong đời sống xã hội * Đối tượng phân phối: Là toàn bộ của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. - Xét về nội dung của cải của xã hội bao gồm các bộ phận: + Bộ phận của cải của xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP) + Bộ phận của cải của xã hội còn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư 2 + Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước được chuyển ra nước ngoài + Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn - Xét về mặt hình thức tồn tại nguồn tài chính có thể tồn tại dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật * Chủ thể phân phối: Là những người có thể tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối các nguồn lực tài chính trong xã hội. Có thể được xuất hiện trên một trong các tư cách sau: - Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính: Chủ thể là những người chủ đích thực của vốn tiền tệ. Họ có quyền phân phối và sử dụng chúng theo ý chí chủ quan của họ, làm cho nguồn tài chính vận động trong quá trình phân phối của tài chính - Có quyền sử dụng nguồn tài chính: Chủ thể phân phối không có quyền sở hữu nhưng có quyền sử dụng nguồn tài chính. Quyền sở hữu nguồn tài chính thuộc người cho vay. - Có quyền lực chính trị: Đây là tiêu thức biểu hiện chủ thể phân phối là Nhà nước. - Có sự ràng buộc của các quan hệ xã hội: Là tiền đề cho sự vận động của các nguồn tài chính từ chủ thể này sang chủ thể khác trong quá trình phân phối tài chính. * Kết quả phân phối: Là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định cho các mục đích khác nhau của các chủ thể trong xã hội, vừa tạo nên những thế năng mới về sức mua vừa sử dụng những thế năng về sức mua nhất định để đáp ứng nhu cầu và lợi ích khác nhau của các chủ thể phân phối. * Đặc điểm của phân phối - Phân phối của tài chính luôn gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. - Phân phối của tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. - Phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên và liên tục bao gồm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại. Phân phối lần đầu: Là quá trình phân phối chỉ diễn ra ở lĩnh vực sản xuất, cho những người tham gia vào quá trình sản xuất. Các chủ thể tham gia phân phối lần đầu là các doanh nghiệp, người lao động, Nhà nước, các ngân hàng và tổ chức tín dụng. 3 + Kết quả của phân phối lần đầu: Toàn bộ doanh thu từ kết quả hoạt động được phân phối như sau: Một phần được dùng bù đắp những hao phí vật chất trong quá trình sản xuất hay thực hiện dịch vụ nhằm tiếp tục quá trình sản xuất. Một phần được dùng tái sản xuất sức lao động dưới hình thức tiền lương, hình thành quỹ tiền tệ của cá nhân và gia đình người lao động. Một phần được dùng đóng góp vào quỹ bảo hiểm để tạo nguồn bù đắp những rủi ro, tổn thất xảy ra đối với doanh nghiệp, người sản xuất hay người lao động. Một phần hình thành thu nhập của những người sở hữu về các nguồn lực dùng vào sản xuất như: Nộp NSNN, trả nợ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phân chia thu nhập cho những người cho vay hoặc góp vốn… Phân phối lại: + Là quá trình tiếp tục phân phối những nguồn thu nhập cơ bản đã hình thành qua phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội, thoả mãn nhu cầu lợi ích khác nhau trong xã hội. Nhằm đảm bảo cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính - vốn tiền tệ để tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển + Phân phối lại có tác động tích cực tới việc chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội trong lĩnh vực sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển với tốc độ cao và bền vững. + Phân phối lại góp phần thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thông qua biện pháp điều tiết bớt các thu nhập cao nâng đỡ các thu nhập thấp 2. Chức năng giám đốc * Khái niệm: Là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. * Đối tượng giám đốc: Là toàn bộ quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, quá trình vận động của các nguồn tài chính. * Chủ thể giám đốc: Cũng là chủ thể của phân phối, đó là chủ sở hữu của các quỹ tiền tệ. * Kết quả giám đốc: Là phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải của xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ 4 * Đặc điểm: - Chức năng giám đốc của tài chính không đồng nhất với mọi khả năng giám đốc của đồng tiền, chủ yếu sử dụng chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của đồng tiền. - Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục, toàn diện, rộng rãi, kịp thời. IV. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM. 1. Căn cứ để xác định các khâu của hệ thống tài chính. - Hệ thống tài chính: Là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó. - Khâu tài chính: Là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động. - Các căn cứ để xác định các khâu tài chính: + Sự vận động của các nguồn tài chính cùng với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Mỗi khâu tài chính phải là một tụ điểm của các nguồn tài chính, có các quỹ tiền tệ đặc thù. + Tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. + Sự hoạt động của các chủ thể kinh tế - xã hội - Hệ thống tài chính bao gồm các khâu: + Tài chính Nhà nước + Tài chính doanh nghiệp. + Các khâu tài chính trung gian. + Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội. - Các khâu tài chính độc lập, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, gắn với các chủ thể khác nhau và có đặc điểm, vai trò không giống nhau nhưng có cùng bản chất, chức năng và mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc với nhau trong quá trình vận động của các nguồn tài chính trong việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ ở mỗi lĩnh vực, mỗi chủ thể, do đó chúng không thể tách rời nhau và cùng nhau hợp thành hệ thống tài chính thống nhất của mỗi quốc gia - Sơ đồ hệ thống tài chính quốc gia 5 2. Khái quát nhiệm vụ của các khâu tài chính. a. Tài chính Nhà nước * Khái niệm: Tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. Gắn liền với chủ thể tài chính là nhà nước * Phân loại: - Căn cứ theo nội dung quản lý hay theo mục đích và cơ chế hoạt động của các quỹ thuộcTCNN có thể chia TCNN thành các bộ phận sau: + Ngân sách Nhà nước. + Tín dụng nhà nước. + Các quỹ ngoài Ngân sách Nhà nước. - Căn cứ vào tính chất. đặc điểm của các hoạt động TCNN có thể chia TCNN thành các bộ phận sau: + Tài chính chung của Nhà nước + Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nước. + Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nước. + Tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước. - Quỹ Ngân sách Nhà nước có thể được tạo lập từ các khoản huy động mang tính chất bắt buộc, hoặc mang tính tự nguyện, có thể được tạo lập một cách trực tiếp thông qua huy động nguồn tài chính từ các khâu tài chính khác hoặc một cách gián tiếp thông qua thị trường tài chính. - Mục đích sử dụng quỹ NSNN: Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 6 * Nhiệm vụ của NSNN: - Động viên tập trung các nguồn tài chính cho việc tạo lập qũy tiền tệ của nhà nước - quỹ ngân sách. Việc thu hút các nguồn tài chính để tạo lập quỹ ngân sách có thể trực tiếp từ các khâu tài chính khác, có thể thông qua thị trường tài chính - Phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Việc sử dụng quỹ ngân sách của nhà nước có thể làm tăng nguồn tài chính ở khâu tài chính khác, cũng có thể đi vào sử dụng trực tiếp - Giám đốc, kiểm tra đối với các khâu tài chính khác và với mọi hoạt động kinh tế - xã hội gắn liền với quá trình thu, chi ngân sách. b. Tài chính doanh nghiệp * Khái niệm: Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia. đây là nơi thu hút nguồn tài chính từ các khâu khác để hoạt động, đồng thời cũng là nơi tạo ra nguồn tài chính để cung ứng cho các khâu tài chính khác. Luôn gắn liền với các chủ thể của nó là các doanh nghiệp * Đặc điểm: - Quỹ tiền tệ được tạo lập ban đầu và trước hết là do các chủ doanh nghiệp đầu tư dưới hình thức vốn điều lệ. - Tuỳ thuộc vào các hình thức sở hữu khác nhau mà chủ đầu tư có thể là Nhà nước, nhiều người hoặc chỉ là một người. - Kết thúc một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được tái tạo và bổ sung thông qua việc phân phối doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp để thực hiện quá trình tái sản xuất. - Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chất chung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các khâu khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường tài chính như là với tài chính hộ gia đình thông qua trả lương, thưởng, lợi tức cổ phần, trái phiếu quan hệ với ngân sách thông qua nộp thuế, quan hệ với các tổ chức tín dụng thông qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo vốn hoặc trả gốc và lãi vay * Nhiệm vụ: - Bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh 7 - Phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp theo đúng các quy định của nhà nước - Tổ chức cho vốn chu chuyển một các liên tục và có hiệu quả - Kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình đó c. Các khâu tài chính trung gian. * Tín dụng: - Tín dụng là khâu tài chính độc lập được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hoá. - Tín dụng gắn liền với các quỹ tiền tệ được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi và sử dụng để cho vay theo nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức - Hoạt động của các tổ chức tín dụng thể hiện ở các nghiệp vụ sau: + Nghiệp vụ nợ: Huy động vốn điều lệ tạm thời nhàn rỗi từ các khâu tài chính khác để hình thành quỹ tín dụng. + Nghiệp vụ có: thực hiện cho vay vốn đối với các khâu tài chính khác, nhất là tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư. + Nghiệp vụ môi giới trung gian: Thực hiện các nghiệp thanh toán, dịch vụ tiền mặt, dịch vụ tư vấn với các đối tượng khách hàng khác nhau trong nền kinh tế. - Thông qua các hoạt động của tổ chức tín dụng, khâu tín dụng có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với các khâu khác của hệ thống tài chính là cầu nối giữa người có khả năng cung ứng và người có nhu cầu sử dụng tạm thời nguồn tài chính * Bảo hiểm: - Bảo hiểm là các quỹ tiền tệ được tạo lập từ sự đóng góp của những người tham gia và được sử dụng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại xảy ra cho người tham gia bảo hiểm tuỳ theo mục đích của quỹ. - Xét theo tính chất của hoạt động bảo hiểm thì bảo hiểm được chia làm ba loại + Bảo hiểm xã hội: Quỹ bảo hiểm được tạo lập từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và được sử dụng để chi trả cho người lao động nhằm ổn định đời sống cho bản thân và gia đình do họ tạm thời mất sức lao động hay vĩnh viễn mất sức lao động. Đặc trưng của quỹ bảo hiểm xã hội là không nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. 8 + Bảo hiểm kinh doanh : Quỹ bảo hiểm đựoc hình thành từ sự đóng góp của người tham gia bảo hiểm dưới hình thức tự nguyện hay bắt buộc và được sử dụng để bồi thường thiệt hại cho người tham gia trong phạm vi bảo hiểm. Đây là loại hình bảo hiểm theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và các nghiệp vụ bảo hiểm khác + Bảo hiểm y tế: Là loại hình bảo hiểm mang tính chất nhân đạo, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo khả năng tài chính trong việc khám chữa bệnh cho con người. - Theo tính chất chi tiêu, các quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế được hình thành và sử dụng không vì mục đích kinh doanh lấy lãi mà mang tính chất của hội tương hỗ d. Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội. * Quỹ tiền tệ của hộ gia đình: - Hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh; từ nguồn thừa kế tài sản, từ nguồn biếu tặng lẫn nhau trong quan hệ gia đình hay quan hệ xã hội ở trong và từ ngoài nước; từ các nguồn khác như: lãi tiền gửi ngân hàng, lợi tức từ những khoản góp vốn, mua trái phiếu, cổ phiếu - Quỹ tiền tệ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng của gia đình. Một phần nguồn tài chính của các quỹ này có thể tham gia vào quỹ ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí, tham gia vào các quỹ bảo hiểm khác nhau, tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm… - Nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các hộ gia đình cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, hoặc tham gia vào thị trường tài chinh qua việc góp cổ phẩn, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu * Tài chính tổ chức xã hội. - Quỹ tiền tệ của tổ chức xã hội chủ yếu được hình thành từ sự đóng góp ủng hộ của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Mục đích của quỹ: Đảm bảo hoạt động cuả tổ chức xã hội trong trường hợp chưa sử dụng có thể dùng để tham gia thị trường tài chính như gửi các tổ chức tín dụng đầu tư vào các loại chứng khoán hoặc tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc hùn vốn với các tổ chức khác. 9 CHƯƠNG II: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NSNN. 1. Khái niệm NSNN - NSNN là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. - NSNN luôn gắn liền với nhà nước nó là toàn bộ các khoản thu nhập và chi tiêu của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Chi NSNN là các khoản cấp phát của Nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. - Thu NSNN là mức động viên các nguồn tài chính vào tay Nhà nước. Các khoản thu NSNN phần lớn đều mang tính chất cưỡng bức, còn các khoản chi lại mang tính chất cấp phát. - Các hoạt động thu chi của NSNN hết sức phong phú và đa dạng nhưng không hề mang tính chất tự phát hoặc nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước mà chúng luôn bị ràng buộc bởi những nội dung bên trong hết sức chặt chẽ và có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối, cân đối thu chi NSNN là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được nhà nước quan tâm đặc biệt nên có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của nhà nước - Mọi hoạt động thu chi của NSNN đều thể hiện mối quan hệ phân phối các nguồn tài chính. Đó là các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội - Nội dung cơ bản của NSNN. + NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính, vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội. + Quyền lực về NSNN thuộc về Nhà nước. Mọi khoản thu, chi tài chính của Nhà nước đều do Nhà nước quyết định và nhằm phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. - Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, để trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện 10 [...]... với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc gia nó thể hiện ở chỗ các khâu tài chính khác đều phải thực hiện nghĩa vụ với NSNN mặt khác lại nhận được sự hỗ trợ của NSNN dưới những hình thức trực tiếp hay gián tiếp - NSNN kiểm tra các hoạt động tài chính khác không chỉ trong việc làm nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp trong việc sử dụng nguồn tài chính nhà nước sử dụng các tài sản quốc... CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Khái niệm: - Doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh - Doanh nghiệp tài chính: Là các tổ chức tài chính trung gian có khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty... máy, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao - Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu từ khâu lập kế hoạch, giao kế hoạch thu, đến khâu tổ chức công tác ôn đốc thu nộp, công tác thống kê kế toán thu - Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu, đông thời xử lý các mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng liên quan đến công tác thu nộp của NSNN b Tổ chức chấp hành dự toán chi -... toán năm gửi cơ quan tài chính đồng cấp + Cơ quan tài chính có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc trong thời gian quy định + Cơ quan được giao nhiệm vụ thu có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán thu Ngân sách, lập báo cáo quyết toán thu NSNN hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên và gửi cơ quan tài chính cùng cấp 24 CHƯƠNG III: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP... quốc gia Chính phủ Quá trình lập Chính phủ Quá trình phê chuẩn Bộ tài chính Các bộ, cơ quan nhà nước Quá trình thông báo Bộ tài chính Các bộ, cơ quan nhà nước 2 Chấp hành Ngân sách a Tổ chức chấp hành dự toán thu: - Xác lập hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ động viên thích hợp vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo mức động viên của NN - Nâng cao công tác tuyên truyền chính sách... doanh nghiệp thông qua việc phân phối thu nhập và lợi nhuận - Động lực của sự vận động và chuyển hoá các nguồn tài lực nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ cho phép của luật kinh doanh 3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp - Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp là công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm... doanh nghiệp - Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm có hiệu quả - Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh - Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp II NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1 Quản lý và sử dụng... bảo hiểm - Doanh nghiệp phi tài chính: Là các doanh nghiệp lấy sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ làm hoạt động kinh doanh chính - Trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế được gọi là các quan hệ tài chính như: + Các quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính + Các quan hệ kinh tế... trường - Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động… hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả… trong đó công cụ ngân sách với biện pháp phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo,…Có hiệu lực để kiềm chế, đẩy lùi lạm phát - Để chống lạm phát có... hội 2 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp - Là khâu cơ sở nhất của hệ thống tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đó là sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và gắn liền với quá trình tạo lập hoặc sử dụng một cách có hiệu quả các loại quỹ tiền tệ, các loại vốn kinh doanh nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 25 - Các nguồn tài chính của doanh nghiệp . tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, hoặc tham gia vào thị trường tài chinh qua việc góp cổ phẩn, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu * Tài chính tổ chức xã hội. -