II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
2. Quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
2.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Khái niệm:
- Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và lao động do doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí cho việc sản xuất sản phẩm: Chi phí NVL, chi phí về tiền lương, hao mòn công cụ, máy móc thiết bị. Các chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí lưu thông: là những chi phí đóng gói sản phẩm, vận chuyển, bốc dỡ, nghiên cứu thị trường, những chi phí này chỉ liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chi phí kinh doanh: Là các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo luật định của Nhà nước.
b. Phân loại:
- Căn cứ vào chức năng kinh doanh: + Chi phí sản xuất.
+ Chi phí tiêu thụ. + Chi phí quản lý.
- Căn cứ vào mối quan hệ với quá trình sản xuất: + Chi phí trực tiếp.
+ Chi phí gián tiếp.
- Căn cứ vào mối tương quan với sản lượng:
+ Định phí: Là những chi phí không thay đổi, khi có sự biến đổi của khối lượng sản phẩm.
+ Biến phí: Là những chi phí biến động một cách trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm.
- Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí sản xuất với quá trình sản xuất.
+ Chi phí cơ bản: là những chi phí chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm kể từ lúc đưa NVL vào sản xuất cho đến lúc sản phẩm được chế tạo xong.
+ Chi phí chung: là những khoản chi phí không có liên quan trực tiếp đối với quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính.
+ Chi phí bất thường: Là những khoản chi phí liên quan đến các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước khi lên báo cáo.
+ Chi phí thanh lý, nhượng, bán TSCĐ. + Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
+ Hao hụt vật tư trong quá trình vận chuyển vào trong kho.
+ Các khoản lỗ do liên doanh liên kết, lỗ từ hoạt động đầu tư khác. + Các khoản thiệt hại trong kinh doanh như thiệt hại sản phẩm hỏng, thiệt hại do ngừng sản xuất.
+ Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức chi do Nhà nước quy định.
2.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
* Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
* Phân loại:
- Giá thành sản xuất:
+ Chi phí vật tư trực tiếp: Là chi phí nguyên liệu, nghiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp tạo ra sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền lương, tiển cồn, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định.
+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm những chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất.
- Giá thành toàn bộ: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
+ Chi phí sản xuất của sản phẩm tiêu thụ.
+ Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vai trò của việc xác định giá thành.
+ Là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
+ Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật
+ Là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng sản phẩm
+ Có xác định được giá thành chính xác mới có thể đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh, từ đó xác định các biện pháp hạ giá thành sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Vai trò việc hạ giá thành sản phẩm.
- Hạ thấp giá thành sản phẩm là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm.
- Hạ giá thành sản phẩm là điều kiện cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được lượng vốn chiếm dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm quy mô sản xuất.
- Hạ giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận.
* Các nhân tố tác động đến việc hạ giá thành. - Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Tổ chức lao động và sử dụng con người một cách hợp lý
- Hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ sản phẩm hỏng - Tổ chức tốt các hoạt động sản xuất và hoạt động tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu, tránh những tổn thất trong sản xuất
* Phương pháp hạ giá thành.
- Nâng cao năng suất lao động. - Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao.
- Tận dụng công suất và tăng cường độ làm việc của TSCĐ.
- Giảm bớt các phí tổn, tổn thất, tiết kiệm chi phí quản lý hành chính.