Các hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 37)

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

2.Các hình thức tín dụng

2.1. Tín dụng ngân hàng

* Khái niệm: Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế quốc dân.

* Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng huy động vốn và cho vay đều thực hiện dưới hình thức tiền tệ

- Các ngân hàng trong tín dụng ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay vốn

- Tín dụng ngân hàng có khả năng cung ứng những khoản vốn lớn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của khách hàng

- Các ngân hàng có khả năng đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn tạo điều kiện cho nhu cầu của người tích lũy và người đầu tư được đáp ứng phù hợp

- Tín dụng ngân hàng có phạm vi huy động vốn cũng như cho vay vốn rất lớn, liên quan đến rất nhiều chủ thể và lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế

* Các nghiệp vụ của tín dụng ngân hàng

- Nghiệp vụ huy động vốn: Thông qua hoạt động tín dụng, các ngân hàng huy động và tập trung được các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng của NSNN, của các tổ chức, các tầng lớp dân cư trên quy mô toàn xã hội.

- Nghiệp vụ cho vay: Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng sử dụng nhiều hình thức cho vay phù hợp về thời gian,

lãi suất, đáp ứng kịp thời bổ sung vốn cố định, vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể có nhu cầu vốn trong nền kinh tế.

2.2. Tín dụng thương mại

* Khái niệm: Là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nhà sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua, bán chịu hàng hoá.

* Đối tượng của tín dụng thương mại: Là hàng hóa như nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm dơ dang, máy móc thiết bị...

* Công cụ của tín dụng thương mại: Là giấy nhận nợ, được gọi là kỳ phiếu thương mại hay gọi tắt là thương phiếu.

- Thương phiếu là một loại giấy nhận nợ có hình thức quy định cụ thể và được pháp luật thừa nhận. Bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu:

+ Hối phiếu: là một phiếu ghi nợ do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hay theo lệnh của người này khi món nợ đến hạn.

+ Lệnh phiếu: Là một giấy nhận nợ do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một số tiền nhất định cho người chủ nợ hoặc theo lệnh của người này khi món nợ đến hạn.

* Đặc điểm của thương phiếu:

- Trừu tượng: Thương phiếu không ghi rõ nguyên nhân dẫn đến tín dụng mà chỉ có các yếu tố tổng số tiền nợ, người được hưởng, người nợ và thời hạn thanh toán

- Bắt buộc: Đến hạn thanh toán, người đi vay phải thanh toán ngay cho người bán một cách vô điều kiện và tính bắt buộc vô điều kiện được nhà nước bảo hộ

- Lưu thông: Trong thời gian hiệu lực, thương phiếu được sử dụng như phương tiện thanh toán

- Tín dụng thương mại góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch không phải qua khâu trung gian mà quan hệ trực tiếp giữ người đi vay và người cho vay

* Những hạn chế của tín dụng thương mại

- Hạn chế về quy mô tín dụng: Biểu hiện ở chỗ khối lượng tín dụng thương mại phụ thuộc vào khả năng của các nhà doanh nghiệp.

- Hạn chế về thời gian cho vay: Người cho vay không thể bán chịu trong thời gian quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến kỳ luân chuyển vốn.

- Hạn chế về mặt phương hướng: Việc vay mượn phụ thuộc vào giá trị sử dụng của hàng hoá đem ra bán chịu.

- Hạn chế về phạm vi: Tín dụng thương mại chỉ được thực hiện dưới hình thức hàng hóa vì vậy phạm vi hoạt động của nó chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp có cung và cầu hàng hóa phù hợp

2.3. Tín dụng Nhà nước

* Khái niệm:

Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư hoặc các tổ chức kinh tế, biểu hiện dưới hình thức Chính phủ là người đi vay bằng cách phát hành công trái để huy động vốn của dân và các tổ chức khác trong xã hội hoặc Chính phủ là người cho vay để thực hiện các mục tiếu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

* Đặc điểm:

- Đối tượng tín dụng nhà nước là tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội - Nhà nước vừa là người đi vay vừa là người cho vay, trong đó nhà nước là người đi vay là chủ yếu

- Công cụ sử dụng trong tín dụng nhà nước là trái phiếu chính phủ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư

- Tín dụng nhà nước có mức độ an toàn cao, các công cụ huy động vốn có tính thanh khoản cao

- Tín dụng nhà nước không chỉ bù đắp bội chi ngân sách mà nó còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế góp phần điều chỉnh lạm phát, điều hòa lưu thông tiền tệ, thực hiện chính sách xã hội của nhà nước

* Nhiệm vụ:

- Trong điều kiện nguồn thu của Ngân sách còn có hạn, qua công cụ tín dụng Nhà nước, Nhà nước có thể huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước tập trung thành nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

- Tín dụng Nhà nước là công cụ để Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế kém phát triển.

- Tín dụng Nhà nước là một công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế.

2.4. Tín dụng thuê mua

* Khái niệm:

Là các quan hệ tín dụng nảy sinh giữa công ty tài chính (Công ty cho thuê tài chính) với những người sản xuất, kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản

* Đặc điểm:

- Tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của người cho thuê, còn người đi thuê chỉ được quyền sử dụng.

- Tài sản cho thuê bao gồm cả bất động sản, thời hạn cho thuê tùy theo từng loại tài sản.

- Chủ thể của tín dụng thuê mua là các công ty tài chính và những người sản xuất kinh doanh

- Hình thức tin dụng này không nhất định phải có tài sản thế chấp, nên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khoản vay và tránh đọng vốn trong TSCĐ

* Các hình thức tín dụng thuê mua:

- Thuê mua tài trợ trực tiếp: Là một phương thức tài trợ mà người cho thuê sử dụng thiết bị mà họ sản xuất ra, trực tiếp tài trợ cho người thuê.

- Thuê mua liên kết: Là một phương thức tài trợ gồm nhiều bên tài trợ cho một người thuê. Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc tuỳ theo tính chất của loại tài sản hay khả năng tài chính của nhà tài trợ.

- Thuê mua bắc cầu: Theo thể thức này người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê từ một hay nhiều người cho vay nào đó. hình thức thuê mua này thường được sử dụng trong những giao dịch thuê mua đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn.

- Bán và tái thuê: Bán và tái thuê là một thoả thuận tài trợ tín dụng mà người thuê bán một tài sản của chính họ cho người thuê.

- Thuê mua giáp lưng: Là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thoả thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.

- Thuê mua trả góp: Là một hình thức mua trả góp tài sản Nhà nước trong thời gian từ một đến năm năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và cả không có thế chấp.

II. BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 37)