Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 26)

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1.Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.Vốn kinh doanh và đặc trưng của vốn:

- Khái niệm: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời.

- Đặc điểm.

+ Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt.

+ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳ hoạt động sau.

+ Vốn kinh doanh phải đạt tới mục tiêu sinh lời và vốn luôn thay đổi hình thái biểu hiện vừa tồn tại dưới hình thái tiền vừa biểu hiện dưới hình thái vật tư hoặc tài sản vô hình nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền

- Tiền được gọi là vốn phải đồng thời thoả mãn những điều kiện sau: + Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định.

+ Khi tiền đủ lượng phải được vận động nhằm mục đích kiếm lời.

1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn ban đầu khi hình thành doanh nghiệp. Thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp

+ Nguồn vốn tự bổ sung: Là nguồn vốn hình thành do các doanh nghiệp trích từ quỹ đầu tư phát triển sản xuất hoặc lấy một phần lợi nhuận để bổ sung tăng thêm vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Nguồn vốn huy động: Là nguồn vốn do doanh nghiệp tổ chức huy động thêm ở ngoài bằng các hình thức như: liên doanh, liên kết, phát hành cổ phiếu…

+ Nguồn vốn từ NSNN cấp: Là nguồn vốn NSNN cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lúc mới thành lập

+ Nguồn vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra trong các doanh nghiệp tư nhân là số tiền tích lũy từ trước của các nhà đầu tư tư nhân

- Các khoản nợ phải trả: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng… Doanh nghiệp được sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ

+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong một thời hạn ngắn bao gồm các khoản như: vay ngắn hạn, phải trả người bán…

+ Nợ dài hạn: Là nguồn vốn hình thành do doanh nghiệp vay của các ngân hàng, công ty tài chính hoặc các tổ chức tài chính trung gian khác, để đáp ứng nhu cầu thường xuyên vốn kinh doanh của doanh nghiệp thời hạn trên 1 năm

+ Nợ khác: Là các khoản phải trả như nhận kỹ quỹ, ký cược dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác…

1.3. Đầu tư vốn kinh doanh.

* Khái niệm: Đầu tư vốn kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động chủ quan có cân nhắc tính toán của nhà đầu tư trong việc sử dụng vốn kinh doanh theo hướng nào đó với kỳ vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong tương lai.

* Phân loại.

+ Đầu tư bên trong: Là những khoản đầu tư vốn để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất khi khởi nghiệp. có hai loại là đầu tư XDCB và đầu tư vốn lưu động

+ Đầu tư bên ngoài: Đầu tư vốn ra bên ngoài được tiến hành dưới các hình thức: góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác, đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu nhằm tìm kiếm lợi nhuận và phân tán rủi ro trong kinh doanh.

- Theo mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp: + Đầu tư hình thành doanh nghiệp

+ Đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp + Đầu tư cho đổi mới sản phẩm

+ Đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ

+ Đầu tư mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh + Đầu tư tài chính ra bên ngoài

* Một số yếu tố cần xem xét để quyết định đầu tư vốn kinh doanh.

- Khả năng doanh lợi có thể đạt được và thời gian thu hồi vốn.

- Dự kiến chủng loại và số lượng sản phẩm sẽ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

- Khả năng cung cấp vật liệu cho sản phẩm. - Lựa chọn công nghệ thích hợp.

- Lựa chọn ngân hàng giao dịch.

- Lựa chọn mô hình và tổ chức quản lý. - Tổng hợp nhu cầu vốn cần được đầu tư.

1.4. Sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh.

* Vốn cố định:

- Khái niệm VCĐ: VCĐ là một bộ phận vốn đầu tư bên trong ứng trước về TSCĐ của doanh nghiệp.

- Phân loại: TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài và được chia làm 2 loai:

+ TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể + TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể - Đặc điểm: TSCĐ không thay đổi hình thái hiện vật trong quá trình sư dụng nhưng năng lực sản xuất và giá trị bị giảm dần theo thời gian đó là do chúng bị hao mòn

+ Hao mòn hữu hình: Hao mòn hữu hình của TSCĐ là hao mòn về mặt vật chất làm giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ.

+ Hao mòn vô hình: Hao mòn vô hình của TSCĐ là loại hao mòn về mặt giá trị, làm giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ.

- Từ đặc điểm vận động của TSCĐ đã quyết định đến đặc điểm vận động của vốn cố định:

+ Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ

+ Vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển

- Đặc điểm luân chuyển đã chi phối đến phương thức bù đắp và phương thức quản lý vốn cố định. Vốn cố định được bù đắp bằng biện pháp khấu hao

- Khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ là một phương thức thu hồi VCĐ bằng cách bù đắp phần giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tái tạo lại VCĐ để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và có hiệu quả.

- Biện pháp đảm bảo an toàn và phát triển VCĐ:

+ Phải đánh giá và đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác.

+ Phải lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp.

+ Phải áp dụng biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.

+ Một số biện pháp kinh tế khác (nâng cao chất lượng quản lý vốn cố định và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân…).

* Vốn lưu động.

- Khái niệm: VLĐ là một bộ phận vốn đầu tư được ứng trước về TSLĐ nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện một cách bình thường và liên tục.

- Quá trình sản xuất.

+ Khâu dự trữ. (Khâu chuẩn bị cho sản xuất) vốn lưu động được dùng để mua sắm các đối tượng lao động như: NVL, nhiên liệu, phụ tùng thay thế.

+ Khâu trực tiếp sản xuất: Là quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất để chế tạo ra sản phẩm.

+ Khâu lưu thông: Lúc này hàng hoá được chuyển thành hình thái tiền tệ.

- Phân loại:

+ TSLĐ cho sản xuất: bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất và tài sản ở khâu sản xuất.

+ Tài sản lưu thông: Bao gồm sản phẩm hàng hoá chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền và các khoản phải thu.

- Đặc điểm: TSLĐ tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng hoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu

- Nội dung quản lý vốn lưu động:

+ Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. + Tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động.

+ Luôn luôn có nhưng biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động.

+ Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động.

- Biện pháp đảm bảo an toàn và phát triển VLĐ

+ Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo oạt động sản cuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao

+ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ.

+ Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật tư ứ đọng, hàng hóa chậm luân chuyển một cách kịp thời, ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn…

+ Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

* Vốn đầu tư tài chính.

Vốn đầu tư tài chính còn gọi là vốn đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận và khả năng đảm bảo an toàn về vốn.

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 26)