CÁC HÌNH THỨC QUAN HỆ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 48)

1. Tín dụng quốc tế

* Khái niệm.

Tín dụng quốc tế là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả.

* Các hình thức tín dụng.

- Trong quan hệ tín dụng với các nước XHCN bao gồm quan hệ tín dụng giữa nhà nước Việt Nam với chính phủ các nước XHCN hình thức tín dụng cụ thể thường được áp dụng là tín dụng nhà nước

+ Hình thức tín dụng nhà nước dùng để nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá của nước chủ nợ hoặc nước thứ ba, nguồn vốn chủ yếu do chính phủ các nước XHCN và ngân hàng đầu tư quốc tế (IIB) cung cấp.

+ Hình thức tín dụng Nhà nước để thanh toán nhập siêu, nguồn vốn thường do các nước xuất siêu hoặc do Ngân hàng hợp tác quốc tế(IBEC) cung cấp.

- Trong quan hệ tài chính với các nước TBCN thì bao gồm các hình thức tín dụng sau:

+ Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng được ký kết giữa các nhà nước với nhau, nguồn vốn được cung cấp từ ngân sách của nước cho vay

+ Tín dụng hỗn hợp: Là hình thức tín dụng kết hợp giữa viện trợ không hoàn lại với tín dụng ngân hàng hoặc kết hợp giữa tín dụng ngân hàng với tín dụng nhà nước

+ Tín dụng tài chính: Là hình thức vay ngoại tệ của các ngân hàng quốc tế TBCN để nhập khẩu vật tư, kỹ thuật của các nước TBCN

* Nguyên tắc thực hiện quan hệ tín dụng quốc tế

- Chính phủ thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ trên cơ sở chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, theo dõi giám sát các khoản vay và trả nợ nước ngoài theo kế hoạch.

- Các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các cơ quan quản lý hành chính các cấp không được trực tiếp vay nước ngoài.

- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài phải sử dụng theo đúng dự án được duyệt, có trách nhiệm thu hồi đầy đủ, kịp thời nợ từ nguồn vốn cho vay lại của chính phủ.

2. Đầu tư quốc tế trực tiếp

2.1. Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

- Hình thức doanh nghiệp liên doanh.

- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Doanh nghiệp khu chế xuất: Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ Việt Nam thành lập.

2.2. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của Nhà nước để đầu tư ra nước ngoài thì các doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện sau

- Dự án đầu tư ra nước ngoài có tính khả thi.

- Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu đầu tư ra nước ngoài. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

3. Viện trợ quốc tế không hoàn lại

* Khái niệm:

Viện trợ quốc tế không hoàn lại là một hình thức của quan hệ tài chính quốc tế, có thể diễn ra giữa hai Chính phủ (gọi là viện trợ song phương) hoặc diễn ra giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ với chính phủ hoặc các tổ chức của các nước trong cộng đồng quốc tế (gọi là viện trợ đa phương)

* Các hình thức viện trợ không hoàn lại trong quan hệ tài chính quốc tế với Việt Nam

Nguyên tắc:

- Không phân biệt đối xử, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

- Đầu tư dựa trên cơ sở sử dụng vốn một cách có hiệu quả

-Viện trợ của các chính phủ là loại viện trợ song phương giữa các nước có thỏa thuận tay đôi với nhau (úc, Canada, Pháp, Trung Quốc...)

- Viện trợ của các tổ chức quốc tế là loại hình viện trợ đa phương giữa các quốc gia được thực hiện thông qua tổ chức nào đó: như các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc quỹ nhi đồng liên hợp quốc ( UNICEF - United Nations Children's Fund) tổ chức văn hóa khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc

(UNESCO - United Nations Educational, Scientiffic and Cultural Organization) ...

- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) viện trợ NGOs rất đa dạng và thường thực hiện theo phương thức từ dân đến dân, quan hệ trực tiếp với các địa phương, cơ sở thường là thực hiện các chương trình về vệ sinh, cấp thoát nước...

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w