TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.
- Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển thị trường tài chính.
- Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính đồng thời thực hiện giám sát đối với hoạt động của thị trường tài chính.
- Nhà nước đào tạo con người cho thị trường tài chính.
- Nhà nước thực hiện việc giám sát đối với hoạt động của thị trường tài chính
CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH QUỐC TẾI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. 1. Khái niệm
Tài chính quốc tế là hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa Nhà nước hoặc các tổ chức của Nhà nước với các Nhà nước khác, với các tổ chức của Nhà nước khác, với công dân người nước ngoài và với các tổ chức quốc tế trong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
2. Đặc điểm của tài chính quốc tế
- Sự vận động của các nguồn tài chính không chỉ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của một nước mà còn liên quan đến việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhiều quốc gia khác nhau.
- Hoạt động phân phối của tài chính quốc tế gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị của Nhà nước.
- Tài chính quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố về kinh tế mà còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố về chính trị của mỗi nước.
3. Vai trò của tài chính quốc tế
- Tài chính quốc tế góp phần quan trọng trong việc khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính bên ngoài phục vụ việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Tài chính quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào phân công lao động quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hòa nhập vào nền kinh tế thế giới
- Mở ra cơ hội cho các quốc gia phát triển kinh tế - xã hội