0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Các hình thức bảo hiểm

Một phần của tài liệu ÔN TẬP TÀI CHÍNH LÝ THUYẾT (Trang 41 -41 )

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

2. Các hình thức bảo hiểm

2.1. Bảo hiểm kinh doanh

* Khái niệm:

Bảo hiểm kinh doanh là phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ chức bảo hiểm nhằm mục đích kiếm lời dựa trên cơ sở huy động các nguồn tài lực thông qua đóng góp của người tham gia bảo hiểm để lập quỹ bảo hiểm, phân phối sử dụng chúng để trả tiền bảo hiểm, bồi thường tổn thất cho các đói tượng được bảo hiểm khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra

* Đặc điểm của bảo hiểm kinh doanh.

- Hoạt động của bảo hiểm kinh doanh được thực hiện dưới hình thức người tham gia bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, BHKD vừa mang tính chất bồi hoàn vừa mang tính chất không bồi hoàn.

- Hoạt động BHKD trở thành một biện pháp kinh tế có hiệu quả nhất cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và an toàn đối với đời sống cộng đồng.

* Các nguyên tắc của bảo hiểm kinh doanh

- Hoạt động của bảo hiểm kinh doanh phải đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như người kinh doanh bảo hiểm. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm phải tương xứng nhau,

người kinh doanh bảo hiểm được hưởng phần lợi nhuận thích đáng từ kết quả kinh doanh của họ.

- Hoạt động của doanh nhiệp bảo hiểm phải tuân theo pháp luật của Nhà nước quy định cho các doanh nghiệp nói chung và cho các công ty bảo hiểm nói riêng

- Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh.

- Hoạt động theo nguyên tắc sàng lọc rủi ro bởi những rủi ro này liên quan đến số tiền mà nhà bảo hiểm có thể sẽ phải chi trả trong tương lai.

- Hoạt động theo nguyên tắc định phí bảo hiểm phải trên cơ sở giá của các rủi ro nếu một rủi ro có xác suất xảy ra lớn, thiệt hại nhiều thi ngườ nào muốn tham gia bảo hiểm với những rủi ro đó sẽ phải trả phí cao và ngược lại những rủi ro có xác suất xảy ra thấp, thiệt hại ít thì những rủi ro này sẽ phải nộp phí thấp

- Hoạt động theo nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc thận trọng phải tuân thủ ngay từ khi ký kết hợp đồng bảo hiểm như đánh giá rủi ro bảo hiểm, các điều kiện chấp nhận bảo hiểm...

- Hoạt động của bảo hiểm theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.

+ Lấy phí bảo hiểm của số đông người tham gia bảo hiểm đóng góp để chi trả bồi thường cho số ít người tham gia không may bị tổn thất.

+ Nguyên tắc số đông bù số ít còn thể hiện ở các hoạt động tái bảo hiểm đồng bảo hiểm.

- Hoạt động của BHKD phải tuân thủ theo nguyên tắc an toàn tài chính. + Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm, có biện pháp ngăn ngừa rủi ro làm mất khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ phá sản.

Bằng các biện pháp:

 Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc ký quỹ tại các ngân hàng thương mại để đảm bảo khả năng tài chính. Bên cạnh đó còn phải trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ, các quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện để tăng tài chính cho các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm.

 Việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

* Phân loại các nghiệp vụ BHKD.

+ Bảo hiểm tài sản: Đây là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị tài sản. Người tham gia bảo hiểm có thể mua bảo hiểm một phần giá trị của tài sản hoặc toàn bộ giá trị tài sản và mua bảo hiểm cho từng loại rủi ro khác nhau. Khi rủi ro xảy ra mức tiền bồi thường cho người tham gia bảo hiểm cũng khác nhau nó tuỳ thuộc vào giá trị bảo hiểm, phương thức bảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế. Như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu, thuyền, ô tô …, bảo hiểm cháy ,…

+ Bảo hiểm con người: là bảo hiểm toàn bộ đời sống, sức khoẻ,tính mạng, khả năng lao động của con người. Bảo hiểm con người nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất khi gặp những sự cố bất ngờ do chủ quan hoặc khách quan làm mất khả năng lao động, thiệt hai về sức khoẻ hoặc vật chất.Như bảo hiểm nhân thọ ổn định, bảo hiểm tai nạn chết người và mất khả năng lao động, bảo hiểm tai nạn cá nhân bất ngờ, bảo hiểm công nhân viên chức do doanh nghiệp trả phí bảo hiểm, bảo hiểm trẻ em, bảo hiểm hành khách.

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự, người tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự thoát khỏi yêu cầu phải bồi thường tổn thất cho người khác do những hành vi hoạt động do chính họ gây nên. Như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm trách nhiêm dân sự xe cơ giới.

- Căn cứ theo phương thức bảo hiểm :

+ Bảo hiểm tự nguyện: Là bảo hiểm theo ý muốn của người tham gia bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết tự nguyện giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm.

+ Bảo hiểm bắt buộc: Là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia , điều kiện mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Được áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà pháp luật có thể quy định các hình thức bảo hiểm bắt buộc khác nhau.

* Thu, chi của bảo hiểm kinh doanh

- Trong hoạt động của bảo hiểm kinh doanh, phần thu quan trọng nhất là từ phí bảo hiểm. Đó là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Chi của BHKD bao gồm tất cả các khoản chi trả để bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm và các khoản chi liên quan đến hoạt động kinh

doanh bảo hiểm như: Chi phí ký kết hợp đồng, chi phí quản lý hành chính, các khoản thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước…

2.2. Bảo hiểm xã hội

* Khái niệm: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp vào các quỹ bảo hiểm xã hội

* Đặc điểm của bảo hiểm xã hội

- Quỹ BHXH là một loại quỹ tiêu dùng, đồng thời cũng là một quỹ dự phòng mang tính chất xã hội cao

- BHXH thường mang tính chất bắt buộc đối với các đối tượng, đối tượng của BHXH có thể là những người lao động, có thể là công nhân viên chức nhà nước những người làm công hưởng lương

* Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội

- BHXH được thực hiện theo nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

- Người lao động phải có nghĩa vụ đóng phí BHXH thường xuyên, liên tục trong những năm tháng còn lao động

- Hoạt động BHXH không vì mục đích lợi nhận, mục đích hoạt động của quỹ là nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo an toàn xã hội

* Thu, chi của bảo hiểm xã hội

- Nguồn thu chủ yếu của quỹ bảo hiểm xã hội là từ người sử dụng lao động đóng góp, người lao động đóng góp và nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động

- Các hoạt động chi chủ yếu của BHXH: Chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất...

CHƯƠNG V: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNHI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua những phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định.

- Đối tượng mua, bán trên thị trường tài chính là quyền sử dụng vốn ngắn hạn hoặc dài hạn.

- Chủ thể tham gia thi trường tài chính: Bao gồm cả người mua và người bán. Người bán trên thị trường tài chính là người có nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi, người mua trên thị trường tài chính là người đang có khó khăn tạm thời về vốn.

- Giá cả của quan hệ mua bán trên thị trường tài chính là phần lợi tức người mua trả cho người bán quyền sử dụng vốn.

- Công cụ của thị trường tài chính. Là các loại chứng khoán, đó là các giấy tờ có giá trị như tiền, giấy chứng nhận quyền sở hữu khoản tiền vốn của người bán đảm bảo cho họ quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP TÀI CHÍNH LÝ THUYẾT (Trang 41 -41 )

×