Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 33)

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

3.Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

3.1. Doanh thu của doanh nghiệp.

* Khái niệm:

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động khác.

* Phân loại doanh thu.

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng, các khoản thu do việc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và các khoản phải thu khó đòi.

- Doanh thu từ hoạt động khác bao gồm: doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động bất thường.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại.

+ Doanh thu từ hoạt động bất thường: Là những khoản thu mà doanh nghiệp không được tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên

* Ý nghĩa doanh thu.

- Đứng về góc độ quản lý vốn, khi có được doanh thu tức là vòng tuần hoàn vốn của doanh nghiệp được kết thúc, tạo tiền đề cho vòng tuần hoàn trong quá trình tái sản xuất.

- Doanh thu là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tiếp tục tái sản xuất.

- Doanh thu của doanh nghiệp là nguồn để doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Nếu doanh thu của doanh nghiệp ít hoặc không đủ trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn.

* Các biện pháp tăng doanh thu.

- Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần mở rộng các hoạt động tiếp thị nhằm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận

- Xác định một giá bán hợp lý tác động vào cầu, kích thích tăng cầu của người tiêu dùng để tăng doanh thu tiêu thụ

- Đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt các khoản nợ phải thu, xử lý tốt những khoản nợ nần… để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu doanh thu

3.2. Lợi nhuận của doanh nghiệp.

* Khái niệm: Lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là khoản chênh lệch bằng tiền giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được khoản thu đó.

- Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu của các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản từ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật.

- Lợi nhuận các hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ các hoạt động khác trừ đi chi phí của các hoạt động khác và thuế theo quy định của pháp luật.

* Vai trò của lợi nhuận doanh nghiệp.

- Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất tăng thêm nhu cầu phúc lợi trên cả bình diện xã hội và doanh nghiệp.

* Yêu cầu việc phân phối lợi nhuận.

- Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên trong doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải để lại phần lợi nhuận thích đáng giải quyết các nhu cầu sản xuất - kinh doanh của mình, đồng thời quan tâm đến lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp trên nguyên lý kết hợp hài hoà mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.

* Trình tự phân phối lợi nhuận.

- Trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Bù đắp các khoản thiệt hại và chi phí chưa tính trừ vào thu nhập chịu thuế.

- Trả các khoản tiền phạt, bồi thường do vi phạm pháp luật nhà nước

- Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế

- Chia lãi cho các bên đối tác, liên kết, liên doanh.

- Trích lập các quỹ dự phòng tài chính, dự phòng trợ cấp mất việc làm, các quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.

- Sau khi trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức quy định nếu còn thì bổ xung vào quỹ đầu tư phát triển

CHƯƠNG IV: CÁC KHÂU TÀI CHÍNH TRUNG GIANI. TÍN DỤNG I. TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 33)