Những vấn đề chung về tín dụng

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 36)

II. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.

1. Những vấn đề chung về tín dụng

1.1. Khái niệm:

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi lại được một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

1.2. Đặc điểm của tín dụng

- Quyền sở hữu và quyền sử dụng nguồn tài chính không đồng nhất với nhau.

- Trong quan hệ tín dụng thời hạn tín dụng được xác định do thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay. Người sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức.

- Phân phối của tín dụng mang tính hoàn trả được thể hiện lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn cả về thời gian, giá trị, bao gồm cả gốc và lãi

- Giá cả trong hoạt động tín dụng là một loại giá cả đặc biệt: với hàng hóa thông thường giá cả phản ánh và xoay quanh giá trị của hàng hóa, giá cả vốn tín dụng lãi suất thì phản ánh giá trị sử dụng vốn trong khoảng thời gian nhất định

1.3. Vai trò tín dụng

- Tín dụng thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

+ Thông qua hoạt động tín dụng là hoạt động huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời thiếu cho các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp thường xuyên có đủ vốn tiền tệ để thực hiện liên tục quá trình tái sản xuất.

+ Trong điều kiện nền kinh tế bị lạm phát tín dụng được xem như là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả tạo tiền đề để sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.

- Tín dụng thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Tín dụng giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.

+ Tín dụng càng có ý nghĩa đối với việc cải tiến sử dụng vốn hợp lý phù hợp với thời gian cho vay.

- Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

+ Tín dụng góp phần thúc đẩy việc mở rộng quan hệ giữa các quốc gia. Tín dụng quốc tế không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao, xã hội và các quan hệ khác giữa các nước.

+ Tín dụng quốc tế có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển, thúc đẩy sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực và giữa các nước ở các châu lục khác nhau.

- Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội khác của nhà nước

-

Một phần của tài liệu ôn tập tài chính lý thuyết (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w