HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015
GVHD: ThS TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN SVTH: TRẦN THỊ LỆ HẰNG
MSSV:506401232 LỚP : 06VQT2
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015
GVHD: ThS TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TOÀN SVTH: TRẦN THỊ LỆ HẰNG
MSSV:506401232 LỚP : 06VQT2
Phụ bìa
Trang 4Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các sốliệu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH SX &
TM Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôihoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011
Sinh viên thực hiện
TRẦN LỆ HẰNG
Trang 5Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy cơ Trường ĐH Kỹ thuật Cơngnghệ Đặc biệt là các Thầy, Cơ khoa quản trị kinh doanh đã truyền đạt kiến thức cho
em trong thời gian em cịn ngồi trên ghế nhà trường, em cũng xin gửi lời cảm ơnđến thầy Trịnh Đặng Khánh Tồn đã chỉ dẫn em để em viết báo cáo và hồn thànhbài khĩa luận tốt nghiệp này
Trong suốt thời gian thực tập tại cơng ty em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ củaanh Trí (GĐ cơng ty An Tồn), các Anh, Chị trong tại Cơng ty đã tạo điều kiện cho
em thực tập, tìm hiểu tại cơng ty, và đã dành thời gian quý báu của mình để tận tìnhchỉ dẫn em viết báo cáo trong thời gian em thực tập tại Cơng ty TNHH SX & TMBảo Hộ Lao Động Đại An Tồn
Tuy đề tài này đã hồn thành, nhưng khơng thể tránh khỏi những sai sĩt,mong quý Thầy Cơ thơng cảm và cho nhận xét để em rút kinh nghiệm cho cơngviệc sau này
SVTH : Trần Lệ Hằng
Trang 6
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2011
Trang 7
TP Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2011
Giáo viên hướng dẫn
ThS TRỊNH ĐẶNG KHÁNH TỒN
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3
5 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh 4
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh 4
1.1.3 Khái niệm về quản trị chiến lược 5
1.2 Khái niệm và mục tiêu của hoạch định chiến lược 5
1 2.1 Khái niệm của hoạch định chiến lược 5
1.2.2 Qui trình của hoạch định chiến lược 6
1.2.3 Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược 6
1.2.3.1 Mục tiêu dài hạn 6
1.2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn 7
1.2.4 Phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 7
1.3 Phân tích mội trường kinh doanh 10
1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 11
Trang 91.4 Phân tích ma trân SWOT 16
1.5 Các chiến lược thường được lựa chọn 15
C hương II : HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN 22
2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty 22
2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ công ty 22
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hình thành nhân sự của công ty 23
2.1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty 23
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 25
2.2 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 28
2.2.1 Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 28
2.2.2 Thị trường và khách hàng 29
2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 30
2.3.1 Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty 30
2.3.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 31
2.3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 32
2.4 Công tác hoạch định chiến lược ở Công ty 35
2.4.1 Xác định nhu cầu hoạch định chiến lược của công ty 35
2.4.2 Căn cứ vấn đề cơ bản của việc hoạch định chiến lược của công ty 36
Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Trang 103.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty 38
3.1.1 Mục tiêu chung 38
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty đến năm 2015 39
3.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 40
3.2.1.Môi trường vĩ mô 41
3.2.1.1 Tác lực kinh tế 41
3.2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền và pháp luật 43
3.2.1.3 Tác lực cạnh tranh 43
3.2.2 Môi trường vi mô 44
3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 44
3.2.2.2 Quyền thương lượng của nhà cung cấp 48
3.2.2.3 Quyền thương lượng của khách hàng 48
3.2.2.4 Sự gia nhập tiềm tàng của các đối thủ mới 48
3.3 Phân tích mội trường bên trong của Công ty 49
3.4 Phân tích ma trân SWOT của Công ty 50
3.4.1 Nhóm 1 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty 50
3.4.2 Nhóm 2 Phân tích cơ hội và đe dọa cho công ty 52
3.4.3 Ma trận SWOT của Công ty 54
3.5 Cơ sở hoạch định các phương hướng chiến lược kinh doanh 57
3.6 Chiến lược kinh doanh của Công ty 57
3.6.1 Chiến lược mở rộng thị trường 57
3.6.2 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 60
3.6.3 Chiến lược liên kết 62
3.6.4 Chiến lược nguồn nhân lực 63
3.7 Chiến lược chức năng 64
3.7.1 Chiến lược marketing 64
3.7.2 Chiến lược phát triển thương hiệu 69
3.7.3 Chiến lược tài chính 70
PHẦN KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1.KẾT LUẬN 71
2.KIẾN NGHỊ 72
Trang 11Cty Công ty
SX & TM Sản xuất và Thương mại
GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội
AFTA ( ASEAN Free Trade Area) Khu vực mậu dịch tự do ASEANWTO ( World trade Organization ) Tổ chức thương mại quốc tếPNTR (Permanent Normal Trade Relations) Quy chế Quan hệ Thương mại
Trang 121.Gi¸o tr×nh Chiến lược và chính sách kinh doanh
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp-Th.S Phạm Văn Nam biên soạn
7 Tạp chí công nghiệp Tự Động Hóa
8 Tạp chí Hoá chất 2010 ( Sở Công Thương.TP Hồ Chí Minh)
Trang 13Số liệu thống kê của GDP qua các năm
So sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh
Doanh thu & thị phần của công tyThị phần 3 nhóm sản phẩm của cty TNHH Đại An Toàn
Mô hình hoạch định CLKD của Fred R.David Môi trường tác nghiệp trong ngành
Cơ cấu tổ chức của công ty
Môi trường Kinh Doanh
Ma trận SWOT
TRANG
32334247
3636
61426
1118
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực vàthế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnhtranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanhđồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng đe dọa sự phát triển của cácdoanh nghiệp
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiênthì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn mộthướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời
Trong bối cảnh của nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay một doanh nghiệp muốn thành công không thể bị động trước những thay đổi của môi trường Doanh nghiệp muốn thành công chắc chắn phải biết hiện tại mình đang làm gì? và trong tương lai mình sẽ làm gì ? và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ mang lại là gì ?
Để trả lời được những câu hỏi trên đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định chứ không phải bằng cảm tính một cách chủ quan
Từ khi thành lập tới nay Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đại AnToàn đã có xu hướng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinhdoanh
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh
trong doanh nghiệp tôi chọn đề tài: “ Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn đến Năm 2015“ Làm khoá luận tốt nghiệp, qua đó hy vọng đề tài này sẽ là một đóng
góp nhỏ nhằm giúp công ty có những chương trình hành động thật cụ thể và đạtđược mục tiêu, yêu cầu kinh doanh đã đề ra Bước đầu cần đề xuất một số biện phápnhằm xây dựng chiến lược kinh doanh đến năm 2015
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Trang 15Đề tài được nghiên cứu với mục đích mang lại một kiến thức khái quát vềviệc hoạch định chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp vừa và nhỏ Qua đó,bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm hoạch định và xây dựng chiến lược kinhdoanh đến năm 2015 tại Công Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ LaoĐộng Đại An Toàn.
Thông qua chiến lược được vạch ra, đề tài sẽ góp phần thúc đẩy các hoạtđộng kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả hơn, đồng thời có thể nâng caokhả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường
Giới hạn nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty rộng, nên
đề tài này chỉ chọn mặt hàng là quần áo, thiết bị bảo hộ lao động để nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công tychủ yếu là yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing
Đề tài tập trung vào việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công TyTNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn
Chính vì vậy trong phạm vi của bài viết chỉ đề cập đến vấn đề hoạch định
mà không đề cập đến thực hiện và kiểm tra chiến lược
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
-Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động kinh doanh của công ty, cách
thức tổ chức một công ty
Trang 16-Phương pháp tổng hợp: tổng hợp một số kiến thức về chiến lược kinhdoanh, tài chính, nhân sự, marketing…
-Phương pháp phân tích: từ số liệu có sẵn phân tích môi trường kinh doanhtác động đến hoạt đông công ty
-Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp,
cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp Đây là phương pháp then chốt tronghoạch định chiến lược
5 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 3chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạch định chiến lược kinh doanh
Chương 2: Hiện trạng hoạt động kinh doanh và công tác hoạch định chiến lược ởCông Ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn
Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Sản Xuất vàThương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại An Toàn đến Năm 2015
Trang 17CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản,phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạchmang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giữa kỹ lưỡng nhằmdẫn đắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh Chiến lượckinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọnphương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiệnmục tiêu kinh doanh
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ cómột điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi Quản trịchiến lược như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức này vượt qua sóng giótrong thương trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của chúng.Chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp tập trungthích ứng một cách tốt nhất đối với những thay đổi trong dài hạn
Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bịđộng trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thể tiênphong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vận dụng hết khảnăng của nó để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến
Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng Cả bangiám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mục tiêu củadoanh nghiệp Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đóđang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp, họ
sẽ cam kết ủng hộ mọi hoạt động của doanh nghiệp
Trang 181.1.3 Khái niệm về quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng nhưtrong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm traviệc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiệntại và tương lai
Quản trị chiến lược có 3 giai đoạn: hình thành chiến lược, thực thi chiến lược
và đánh giá chiến lược
1.2 KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
1.2.1 Khái niệm của hoạch định chiến lược kinh doanh
Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về công tác hoạch định chiếnlược kinh doanh trong doanh nghiệp của các tác giả như:
Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mụctiêu của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu,về sử dụng các nguồnlực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng
và sắp xếp các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Phạm Lan Anh- NXBKhoa học và Kỹ thuật)
Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trongtương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trường, khả năng sinh lợi,quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việckinh doanh.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động) Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan điểm của mình khác nhau nhưng xéttrên mục đích thống nhất của hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một Và nóđược hiểu một cách đơn giản như sau:
Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu của doanhnghiệp và các phương pháp được sử dụng để thực hiên các mục tiêu đó
1.2.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Trang 19Hình thành chiến lược là giai đoạn đầu của quản trị chiến lược Các giai đoạncủa quá trình quản trị chiến lược có liên quan mật thiết và bổ sung cho nhau.
Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của Fred R.David 1.2.3 Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.3.1 Mục tiêu dài hạn
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh luôn nghĩtới một tương lai tồn tại và phát triển lâu dài.Vì điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp thuđược những lợi ích lớn dần theo thời gian.Công tác hoạch định chiến lược kinhdoanh sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có một tương lai phát triển lâu dài và bềnvững Các phân tích và đánh giá về môi trường kinh doanh,về các nguồn lực khixây dựng một chiến lược kinh doanh luôn được tính đến trong một khoảng thời giandài hạn cho phép (ít nhất là 5 năm) Đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có đủđiều kiện để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình cũng như khai thác các yếu
tố có lợi từ môi trường Lợi ích có được khi thực hiện chiến lược kinh doanh phải
có sự tăng trưởng dần dần để có sự tích luỹ đủ về lượng rồi sau đó mới có sự nhảyvọt về chất Hoạch định chiến lược kinh doanh luôn hướng những mục tiêu cuốicùng ở những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp đạt được với hiệu quả cao nhất
Trang 20Có điều kiện tốt thì các bước thực hiện mới tốt, làm nền móng cho sự phát triển tiếptheo.
Ví dụ: khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược xâm nhập thị trường cho sảnphẩm mới thì điều tất yếu là doanh nghiêp không thể có ngay một vị trí tốt cho sảnphẩm mới của mình, mà những sản phẩm mới này cần phải trải qua một thời gianthử nghiệm nào đó mới chứng minh được chất lượng cũng như các ưu thế cạnhtranh khác của mình trên thị trường Làm được điều đó doanh nghiệp mất ít nhất làvài năm.Trong quá trình thực hiện xâm nhập thị trường doanh nghiệp cần phải đạtđược các chỉ tiêu cơ bản nào đó làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo Sau đó doanhnghiệp cần phải củng cố xây dựng hình ảnh thương hiệu của sản phẩm trên thịtrường Đó là cả một quá trình mà doanh nghiệp tốn kém rất nhiều công sức mới cóthể triển khai thành công
1.2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn
Hoạch dịnh chiến lược kinh doanh sẽ cho phép các bộ phận chức năngcùng phối hợp hành động vơí nhau để hướng vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.Hơn nữa mục tiêu chung không phải là một bước đơn thuần mà là tập hợp các bước,các giai đoạn Yêu cầu của chiến lược kinh doanh là giải quyết tốt từng bước, từnggiai đoạn dựa trên sự nỗ lực đóng góp của các bộ phận chức năng này Do vậy mụcđích ngắn hạn của hoạch định chiến lược kinh doanh là tạo ra những kết quả tốt đẹp
ở từng giai đoạn trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ của từng giai đoạn đó
1.2.4 Phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh
Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh là một quy trình gồm 5 giaiđoạn:
-Xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược
-Phân tích môi trường bên trong và ngoài Doanh nghiệp
-Xây dựng các phương án chiến lược
-Lựa chọn các chiến lược
-Kiểm soát việc xây dựng chiến lược
Trang 21Để có thể hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nhất thiếtcác nhà quản trị cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ khi tiến hành từng giai đoạncủa công tác hoạch định Vì mỗi một giai đoạn có một vai trò rất quan trọng và cúmối liên hệ chặt chẽ với nhau Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau Nếu giaiđoạn trước tiến hành không tốt thì chắc chắn các giai đoạn sau sẽ gặp rất nhiều khókhăn.
Ví dụ ở giai đoạn đầu nếu mục tiêu và nhiệm vu không được xác định rõràng, chính xác thì ở giai đoạn sau là giai đoạn phân tích và đánh giá môi trường sẽ
bị sai lệch và điều đó không có lợi cho việc xây dựng chiến lược…
Do vậy đòi hỏi các nhà hoạch định hết sức chú ý tới từng giai đoạn của quytrình hoạch định chiến lược kinh doanh
- Khi xác định mục tiêu và các nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh thì cácnhà quản trị cần phải nắm rõ được tính khả thi của các mục tiêu:
+ Mục tiêu phải căn cứ trên các năng lực hiện hữu của doanh nghiệp, nếumục tiêu được thực hiện bằng nguồn nội lực của doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi hơnrất nhiều so với nguồn lực được tài trợ từ bên ngoài Điều đó sẽ làm tăng tính chủđộng của Doanh nghiệp trong quá trình sử dụng nguồn lực, phục vụ cho sản xuấtkinh doanh
+ Mục tiêu phải bám sát thực trạng của Doanh nghiệp, mục tiêu không thểvượt quá tầm với của Doanh nghiệp nếu không mọi nỗ lực của Doanh nghiệp sẽkhông thể đạt được mục tiêu Ngược lại mục tiêu cũng không được quá thấp vì nhưvậy kết quả đạt được không đem lại lợi ích đáng kể nào cho doanh nghiệp mà còngây ra sự lãng phí nguồn lực
+ Mục tiêu phải được rút ra từ các yếu kém của Doanh nghiệp để thông quaquá trình thực hiện mục tiêu, Doanh nghiệp có thể loại bỏ hoặc khắc phục các yếukém đó…
- Khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp thì điềuquan trọng đối với các nhà hoạch định chiến lược là chỉ ra được những yếu tố nàoảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh
Trang 22nghiệp Các nhà Hoạch định phải định lượng được các mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố ở mức độ nào? theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực?
Các ảnh hưởng đó sẽ gây ra các tình trạng gì cho doanh nghiệp ở hiện tại vàtrong tương lai
Thật sự doanh nghiệp có hướng giải quyết, khắc phục các yếu tố tiêu cựckhông? Hay doanh nghịêp có khai thác được các yếu tố tích cực không? Cách giảiquyết của doanh nghiệp về các vấn đề môi trường sẽ đem lại cho Doanh nghiệp cáclợi ích gì?
- Khi xây dựng các phương án chiến lược: Các nhà hoạch định phải căn cứtrên các phân tích và đánh giá về môi trường bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp.Mỗi phương án chiến lược sẽ tập trung vào từng điểm mạnh, thuận lợi của doanhnghiệp để khai thác Tất nhiên trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanhkhông bao giờ các nhà hoạch định chỉ đưa ra một phương án chiến lược mà họ đưa
ra nhiều phương án khác Bởi vì có những thuận lợi trên lý thuyết là có thể sử dụngđược như trên thực tế thì thực sự lại không thể hoặc có những điểm mạnh mà doanhnghiệp đang sở hữu trên dự tính là vượt trội, khác biệt với các đối thủ cạnh tranhnhưng khi thực hiện hiện mới thấy mà điểm mạnh đó không thể trở thành một lợithế cạnh tranh cho doanh nghiệp được vì các đối thủ cạnh tranh cũng có…
Do vậy yêu cầu khi xây dựng các phương án chiến lược cần phải bám sát thực
tế không chỉ là phân tích lý thuyết thông thường
- Khi lựa chọn phương án chiến lược các nhà hoạch định phải so sánh rất thậntrọng các chiến lược với nhau, xem xét tính khả thi của từng chiến lược đối với mụctiêu cần đạt Thường thì doanh nghiệp có các mục tiêu quan trọng và các mục tiêuthứ yếu Chiến lược được lựa chọn là phải giải quyết được các mục tiêu quan trọngtrước rồi mới đến các mục tiêu kinh tế sau Hoặc chiến lược được lưa chọn phảikhai thác tối đa các tiềm năng và thuận lợi của doanh nghiệp hoặc khắc phục đượcnhững nhược điểm, nguy cơ của doanh nghiệp
Khi kiểm soát việc xây dựng chiến lược phải có sự kiểm soát chặt chẽ cácthông tin cung cấp cho các nhà hoạch định, các thông tin phải chính xác và có tínhthời sự nếu không các chiến lược trở nên vô ích Việc xây dựng chiến lược phải có
sự trao đổi hai chiều giữa người hoạch định chiến lược và người thực hiện chiến
Trang 23lược Nếu không đảm bảo sự liên hệ 2 chiều này thì chiến lược khó thực hiện được.Các chiến lược phải được xây dựng không tách rời các phân tích đánh giá về môitrường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường kinh doanh là những yếu tố, lực lượng, thể chế tồn tại tác động,ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.Vai trò của việc phântích môi trường là tạo cơ sở căn bản cho việc hoạch định, hoặc khẳng định lại chứcnăng và nhiệm vụ của tổ chức Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vĩ mô,môi trường vi mô, môi trường nội bộ
Trang 24Hình 1.1: Môi trường kinh doanh 1.3.1 Môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đangphải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phảiđối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - pháp luật,yếu tố kỹ thuật - công nghệ Các yếu tố này tác động đến tổ chức một cách độc lậphay kết hợp với các yếu tố khác
3.Người cung ứng 4.Đối thủ tiềm ẩn 5.Hàng thay thế
Hoµn c¶nh néi bé
1 Nhân lực 3.Tài chính
2 Sản xuất 4 Nghiên cứu và phát triển
Trang 25Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố xã hội để ấn định những
cơ hội và đe dọa tiềm tàng Các yếu tố xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển chậmchạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra Những yếu tố xã hội gồm: chất lượng đờisống, lối sống, sự linh hoạt của người tiêu dùng, nghề nghiệp, dân số, mật độ dân
cư, tôn giáo
* Yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì các yếu tốnày tương đối rộng cho nên doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụthể ảnh hưởng trực tiếp nhất ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm:
- Tỷ lệ lãi suất: tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩmcủa doanh nghiệp Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyênvay tiền để thanh toán với các khoản mua bán hàng hóa của mình Tỷ lệ lãi suất cònquyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư Chi phí này là nhân
tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược
- Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trongnước với đồng tiền của các nước khác Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trựctiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trườngquốc tế Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá cả của cácmặt hàng xuất nhập khẩu của công ty
- Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sựtăng trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên không lườngtrước được Như vậy các hoạt động đầu tư trở thành những công việc hoàn toànmay rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán
- Quan hệ giao lưu quốc tế: Những thay đổi về môi trường quốc tế mang lạinhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng nâng cao sự cạnh tranh
ở thị trường trong nước
* Yếu tố chính trị - pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị được xác định là một trong
Trang 26những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự thay đổicủa môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp nàynhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại Hệ thốngpháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế củakinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế
có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh củadoanh nghiệp
Môi trường chính trị - pháp luật tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng đến sản phẩm, ngành nghề phương thức kinhdoanh của doanh nghiệp Không những thế nó còn tác động đến chi phí: chi phí sảnxuất, chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ thuế suất đặc biệt là cácdoanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc
tế, hạn ngạch do Nhà nước giao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham giahoạt động kinh doanh Tóm lại môi trường chính trị - pháp luật có ảnh hưởng rất lớnđến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đếnhoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ điều tiếtkinh tế vĩ mô
* Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
Trình độ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nângcao chất lượng hàng hóa, năng suất lao động Các yếu tố này tác động hầu hết đếncác mặt của sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh củasản phẩm Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăngvòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mởrộng của doanh nghiệp Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không nhữnggiảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sựphát triển Nói tóm lại, nhân tố kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng caonăng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăngvòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh
1.3.2 Môi trường vi mô (môi trường ngành)
Môi trường ngành kinh doanh
có các cạnh tranh mớiKhả
năng
ép giá
Khả năng
ép giáNguy cơ
dịch vụ
do sản phẩm thay thế
Trang 27Sơ đồ 1.2: Sơ đồ môi trường tác nghiệp trong ngành
* Những người gia nhập tiềm tàng (các đối thủ tiềm ẩn)
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng cókhả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó Đối thủ mới tham giatrong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vàokhai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được một phần thịtrường.Vì vậy, những công ty đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế các đối thủtiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ
Tuy nhiên có một số trở ngại cho các doanh nghiệp không cùng ngành muốnnhảy vào ngành:
- Sự ưa chuộng của khách hàng với sản phẩm cũ bởi các vấn đề về quảngcáo, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng
- Khó khăn về giảm chi phí khi bắt đầu nhảy vào ngành khác
- Tính hiệu quả của quy mô sản xuất kinh doanh lớn
* Những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là áplực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp Sản phẩm thay thế là loại
Trang 28sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành nhưng cùngthỏa mãn một nhu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnhtranh rất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giớihạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp Ngược lại, nếu sản phẩm của một doanhnghiệp có ít sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợinhuận nhiều hơn Đặc biệt sản phẩm thay thế có thể xuất hiện ngay trong nội bộdoanh nghiệp
* Sức ép về giá của khách hàng.
Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cảxuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phíhoạt động của công ty tăng lên Ngược lại nếu người mua có những yếu thế sẽ tạocho công ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn
Sức ép từ khách hàng dựa trên một số chỉ tiêu:
- Khách hàng có tập trung hay không
- Doanh nghiệp có phải là nhà cung cấp chính không
- Mức độ chung thủy của khách hàng
- Khả năng tìm sản phẩm thay thế của khách hàng
- Chi phí chuyển đổi
- Khả năng hội nhập dọc thuận chiều
* Sức ép về giá của nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể đẩymức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên hoặc giảm chất lượng sản phẩm cungcấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng ảnh hưởng đến giá thành,đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp nguồn hàng, cácyếu tố đầu vào khác nhau như nguồn lao động, vật tư thiết bị và tài chính Các yếu
Trang 29tố làm tăng áp lực từ phía các nhà cung cấp cũng tương ứng như các yếu tố làm tăng
áp lực từ khách hàng:
- Số lượng tổ chức cung cấp ít, doanh nghiệp khó lựa chọn cơ sở cung cấp
- Sản phẩm công ty cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thế được
- Doanh nghiệp có phải là khách hàng chính của nhà cung cấp hay không
- Nhà cung cấp có tập trung hay không, nghĩa là các nhà cung cấp có sự tậptrung thì sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ ở tình trạng bấtlợi
Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S)
Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W)
Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O)
Bước 4: Liệt kê các nguy cơ (T)
Bước 5: Kết hợp chiến lược S/O
Bước 6: Kết hợp chiến lược S/T
Bước 7: Kết hợp chiến lược W/O
Bước 8: Kết hợp chiến lược W/T
Sự thực hiện các bước trên, ta khái quát dưới sơ đồ sau:
2.
3 Kết hợp S/O
Kết hợp W/O
Nguy cơ (T) 1.
2.
3 Kết hợp S/T
Kết hợp W/T
Trang 30Hình 1.2: Ma trận SWOT
S (strengths) : Các mặt mạnh
O (Opportunities) : Các cơ hội
T (Threats) : Các nguy cơ
W (Weaknesses) : Các mặt yếu
Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơhội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưu tiên Tiếp đó tiếnhành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấpphối hợp
Kết hợp S/O thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơhội của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần sử dụng những mặt mạnh, cơ hội của mình
để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, không ngừng mở rộng thị trường
Kết hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu của doanh nghiệp với các cơ hội Sựkết hợp này mở ra cho doanh nghiệp khả năng vượt qua mặt yếu bằng việc tranh thủcác cơ hội
Kết hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ, cần chú ý đến việc
sử dụng các mặt mạnh để vượt qua các nguy cơ
Kết hợp W/T là sự kết hợp giữa mặt yếu với nguy cơ của doanh nghiệp Sựkết hợp này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm bớt mặt yếutránh nguy cơ bằng cách đặt ra các chiến lược phòng thủ
Phương pháp ma trận SWOT là một trong những phương pháp hiệu quảtrong việc đánh giá và lựa chọn mục tiêu cho doanh nghiệp Cơ sở đánh giá lànhững căn cứ về những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và những cơ hội
Trang 31cũng như thách thức từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp Phương pháp SWOT sẽcho phép phân tích các tình thế của doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp các yếu tố vơínhau Với mỗi tình thế doanh nghiệp sẽ xác định dược các mục tiêu mà doanhnghiệp quan tâm Những mục tiêu nào có thể thực hiện được, những mục tiêu nàothì doanh nghiệp bó tay Điểm nổi bật của phương pháp này ở chỗ trong mỗi tìnhthế không chỉ toàn thuận lợi hoặc toàn khó khăn mà ngoài ra có những tình thế có
sự thuận lợi,có khó khăn Điều quan trọng là Doanh nghiệp biết sử dụng điểm mạnhkhắc phục những khó khăn, dùng cơ hội để bù đắp cho những điểm yếu Từ sự đánhgiá đó mà Doanh nghiệp xác dịnh được những lợi thế và bất lợi thế của các mục tiêutrong từng tình thế cụ thể
Thông qua việc sử dụng ma trận SWOT, doanh nghiệp đã có thể xác địnhđược các vị thế của mình Đó là doanh nghiệp đang sở hữu những tiềm năng to lớnnào, những cơ hội nào, những lợi thế cạnh tranh nào Hoặc là doanh nghiệp đangthiếu hụt tiềm năng gì, đang chịu sự đe doạ nào từ môi trường Mục tiêu đặt ra làphải làm gì để tăng cường những lợi thế của doanh nghiệp và khắc phục những bấtlợi thế mà doanh nghiệp đang vấp phải.Tính chất của mục tiêu sẽ quyết định doanhnghiệp nên lựa chọn chiến lược nào,cấp nào là phù hợp? Một mục tiêu mang tínhchất dài hạn, đòi hỏi nguồn lực lớn thì không thể chọn chiến lược chức năng được
vì như vậy sẽ không đảm bảo yếu tố khả thi để đạt mục tiêu.Mà phải là chiến lượccấp công ty Ngược lại một mục tiêu nhỏ có tính chất ngắn hạn, đòi hỏi nguồn lựckhông cao thì không nên chọn chiến lược cấp công ty làm rõ Sau khi chọn chiếnlược phù hợp với các mục tiêu đã chọn rồi ,doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiếnlược
1.5 CÁC CHIẾN LƯỢC THƯỜNG ĐƯỢC LỰA CHỌN
Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định về: sản phẩm, dịch vụ màkhách hàng cần là gì? Nhóm khách hàng cần thỏa mãn là ai? Cách thức để thỏa mãnkhách hàng như thế nào? Ba quyết định này được thể hiện cụ thể trong các chiếnlược: chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh và chiếnlược đầu tư
Trang 32 Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảmbảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung của chiến lược sản phẩm
- Xác định kích thước của tập hợp sản phẩm trong chiến lược: kích thước củatập hợp sản phẩm trong chiến lược là số loại sản phẩm cùng với số lượng, chủngloại của mỗi loại và mẫu mã, kiểu dáng của mỗi chủng loại doanh nghiệp chuẩn bịđưa ra thị trường Mỗi loại sản phẩm bao giờ cũng có nhiều chủng loại, do đó trongchiến lược sản phẩm phải đề cập rõ đến chủng loại nào? Như vậy trong chiến lượcsản phẩm doanh nghiệp có thể có nhiều cách lựa chọn hoặc là sản xuất và cung cấpnhiều loại sản phẩm dịch vụ khác nhau hoặc là cố định vào một vài loại nhưng cónhiều chủng loại
- Nghiên cứu sản phẩm mới:
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc cải tiến hoàn thiện các sản phẩmhiện có hoặc chế tạo sản phẩm mới
+ Mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ sống nhất định, khi sản phẩm bước vàogiai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp phải có sản phẩm mới thay thế
Chiến lược cạnh tranh.
Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh phải có những vị trínhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định Đây là điều kiện duy nhấtduy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường Sự tồn tại của doanh nghiệpluôn bị các đối thủ khác bao vây Do vậy để tồn tại trong thị trường các doanhnghiệp phải luôn vận động đưa ra các biện pháp nhằm chiến thắng đối thủ cạnhtranh, giữ vững mở rộng vị thế của mình trên thị trường
Lợi thế cạnh tranh là những “năng lực riêng biệt” mà doanh nghiệp kiểm soátđược và được thị trường thừa nhận và đánh giá cao Doanh nghiệp sử dụng lợi thếcạnh tranh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Trang 33Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp giống như đối thủ cạnh tranh nhưng
rẻ hơn, doanh nghiệp đạt được lợi thế về chi phí Doanh nghiệp làm khác đối thủ sẽtạo nên sự riêng biệt, do đó doanh nghiệp đạt được lợi thế về sự khác biệt: hoặc làsản phẩm tốt hơn, bán với giá cao hơn hoặc là sản phẩm đơn giản hơn, bán với giá
rẻ hơn
* Các kiểu chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược chi phí thấp: là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tập trungmọi sự nỗ lực để hướng tới mục tiêu sản xuất hàng hóa, dịch vụ ở chi phí thấp hơnđối thủ cạnh tranh
- Chiến lược khác biệt hóa: mục đích của chiến lược này là để đạt được lợithế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm mà được người tiêu dùng nhận thức là độcđáo nhất theo nhận xét của họ Sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp đặt mức giácao hơn so với mức giá trung bình của ngành, do vậy nhận được mức lợi nhuận caohơn
- Chiến lược tập trung hay trọng tâm hóa: là chiến lược mà theo đó doanhnghiệp lựa chọn sự khẳng định lợi thế cạnh tranh của mình trên một số phân đoạn
“đặc thù”, đoạn đó có thể xác định theo tiêu thức địa lý, loại khách hàng hoặc mộtnhánh của dòng sản phẩm Việc lựa chọn một đoạn thị trường giúp doanh nghiệptập trung sức mạnh vào, chống lại sự xâm nhập của các doanh nghiệp khác
Chiến lược đầu tư (Chiến lược doanh nghiệp)
Đối với một doanh nghiệp khi có nhiều hoạt động khác nhau tức là có nhiềuđơn vị kinh doanh khác nhau Doanh nghiệp phải đưa ra quyết định nên đầu tư vàođơn vị kinh doanh nào, tránh những đơn vị kinh doanh nào Điều này có tác dụng:
- Tránh lãng phí không cần thiết khi tập trung quá nhiều vào các hoạt độngkhông có triển vọng
- Tránh bỏ lỡ những cơ hội một cách đáng tiếc khi không đầu tư hoặc đầu tưquá ít vào những hoạt động nhiều triển vọng
Trang 34Vấn đề ở đây là làm thế nào để doanh nghiệp xác định được các hoạt động cĩtriển vọng, nếu cĩ nhiều hoạt động cĩ triển vọng thì xác định triển vọng nào lớnhơn Trên thực tế nĩ phụ thuộc vào:
+ Sức hấp dẫn của ngành
+ Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
* Các chiến lược phát triển cấp doanh nghiệp
- Hợp nhất hay liên kết theo chiều dọc: doanh nghiệp tự đảm nhận sản xuất
và cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất hoặc tự giải quyết khâu tiêuthụ
- Đa dạng hĩa: cĩ 3 hình thức đa dạng hĩa: đa dạng hĩa chiều ngang, đadạng hĩa đồng tâm và đa dạng hĩa “kết khối”
- Chiến lược liên minh và hợp tác: các doanh nghiệp hợp tác và liên doanhvới nhau nhằm thực hiện những chiến lược to lớn mà họ khơng thể tự mình cángđáng nổi về tài chính cũng như ngăn chặn những nguy cơ đe dọa sự phát triển củahọ
VÀ CƠNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG
ĐẠI AN TỒN
2 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠNG TY
Tên cơng ty : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO
ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN Tên giao dịch : DAI AN TOAN LABOUR SAFETY PRODUCTION &
TRADING COMPANY LTD
Trang 35Tên viết tắt : DAI AN TOAN CO., LTD
Địa Chỉ : 260/4/53 Nguyễn Thái Bình, P 12, Q Tân Bình, TPHCM
Điện Thoại : (84-8) 088111952 Fax: ( 84-8) 088116952
Email : daitoan Production@ daitoan vietnam.com.vn
Website : http:// www.daitoanvietnam.com.vn
Chi nhánh cơng ty : Cơng Ty TNHH Sản xuất-Thương Mại Bảo Hộ Lao Động Đại
An Tồn
Địa Chỉ : 124 , Nguyễn Đình Cẩn, Ba Đình Hà Nội
Điện thoại : (84-4) 8266 074 Fax : (84-4) 8253 126
2.1.1 Chức năng và nhiƯm vơ cđa c«ng ty
Cơng ty Đại An Tồn chính thức hoạt động vào cuối tháng 10 năm2000.Trong thời gian đầu khi mới hình thành cơng ty chủ yếu kinh doanh là các mặthàng như trang thiết bị phịng cháy chữa cháy, các phương tiện cứu hộ, thiết bị đođiện, thiết bị bảo hộ lao động bao gồm như nĩn bảo hộ, mắt kiếng bảo vệ, thảmcách điện, và một số quần áo bảo hộ lao động
Năm 2005 cơng ty nhận may gia cơng các loại quần áo bảo hộ lao động, quần áothể thao và sản xuất kinh doanh thêm một số loại giày da và găng tay cách điện,yếm, khẩu trang
Hiện nay cơng ty khơng những kinh doanh các mặt hàng bảo hộ lao động trên màcịn hoạt động trên các lĩnh vực như tư vấn khảo sát lắp đặt thiết kế các cơng trình
an tồn điện, kinh doanh thêm một số mặt hàng như máy phát điện, máy điện 3 pha,phụ tùng thay thế các thiết bị điện cơng nghiệp
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự cơng ty
Cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Đại An Tồnđược phân ra như sau: Giám đốc điều hành là quản lý tồn bộ hoạt động cơng ty,dưới giám đốc cĩ phĩ giám đốc thay mặt giám đốc quản lý cơng ty khi được giámđốc ủy quyền, tiếp đĩ là các phịng ban chịu trách nhiệm từng bộ phận của cơng ty
Để hiểu rõ hơn chúng ta cĩ thể xem sơ đồ tổ chức cơng ty dưới đây sẽ thấy rõ hơn
Trang 36từng cơ cấu tổ chức của công ty và nhiệm vụ chức năng từng phòng ban và các bộphận.
Tình hình nhân sự của công ty hiện nay ngoài 20 công nhân may, công tycòn có khoảng 38 nhân viên, trong đó trình độ đại học khoảng 26 người Cao đẳng
là 2 người chiếm 7,57%, trình độ trung cấp và lao động phổ thống chiếm 20,17 %khoảng 10 người Hiện công ty có một đội ngũ nhân viên đa phần là trình độ đạihọc chiếm khoảng 74,19%, đây là nhân tố rất thuận lợi giúp công ty phát triển
2.1.3 Sơ đồ tổ chức công ty
Ban giám đốc là người quản lý và điều hành các phòng ban trong công ty.Các phòng ban đó là phòng kế hoạch kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu , phòng kỹthuật, phòng dự án, phòng kế toán, phòng thiết bị và phòng nhân sự Đứng đầu cácphòng ban là trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý từng phòng ban và chịu tráchnhiệm trước giám đốc
Tuy mỗi phòng ban hay các bộ phận trong công ty có những chức năng khácnhau nhưng nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nó có sự kết nối liên lạc gắn kếtliên thông thành một thể thống nhất từ trên xuống dưới
BỘ PHẬN
KỸ THUẬT
BỘ PHẬN BẢO HÀNH
ĐỘI THI CÔNG ĐỘI GIA CÔNG THỦ KHO ĐỘI GIAO NHẬN
Trang 37(NGUỒN TỪ CÔNG TY TNHH SX& TM ĐẠI AN TOÀN)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban Giám đốc
Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc trong đó :
Giám đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, là
người có quyền quyết định cao nhất với nhiệm vụ
- Đề ra mục tiêu và định hướng phát triển công ty
- Quản lý trực tiếp các phòng ban
- Tiếp xúc với nhà cung cấp, đưa ra các chính sách nhằm đạt được doanh số theo yêu cầu từ nhà cung cấp
- Theo dõi kiểm tra và quản lý toàn bộ hoạt động trong công ty
Trang 38- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc là người thay giám đốc giải quyết các công việc trong công ty khi được giám đốc ủy quyền và vắng mặt Phó giám đốc có nhiệm vụ
-Quản lý và tuyển dụng nhân sự
-Lên kế hoạch sản xuất và kinh doanh
-Theo dõi các dự án của công ty
- Đại diện công ty ký kết các hợp đồng kinh tế
Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Phòng kế hoạch kinh doanh gồm có 9 người trong đó đứng đâu là trưởng phòng kinh doanh và 1 phó phòng, có nhiệm vụ:
-Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
-Quản lý đơn hàng và cập nhật giá cả trên thị trường
-Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về kết quả bán hàng, doanh số, doanhthu và tình trạng nợ tồn động của khách hàng
-Lên kế hoạch bán hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và khách hàng tiềm năng cho công ty
Phòng dự án
Phòng dự án gồm 4 người với nhiệm vụ chủ yếu theo dõi các dự án lớn, lập
hồ sơ đấu thầu các công trình, tham gia đấu thầu những công trình được đầu tư dàihạn theo ngân sách nhà nước Mở rộng quan hệ đối tác với các Bộ khác và các địaphương, tiếp cận với đối tác có các dự án tiềm năng
Phòng xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ chủ yếu kiểm tra hàng hoá, lập và kiểm tra các bộ chứng từ liên quan đếnhàng hoá nhập từ cảng hoặc sân bay về kho của công ty
Trang 39 Phòng kỹ thuật
Phòng kỹ thuật gồm 2 bộ phận: đó là bộ phận kỹ thuật và bộ phận bảo hành
Bộ phận kỹ thuật gồm có đội thi công và đội gia công sản xuất với nhiệm vụ:
- Kiểm tra và quản lý lắp đặt các công trình của công ty
- Kiểm tra các thiết bị máy móc trước khi nhập vào công ty và xuất bán cho khách hàng
- Lên kế hoạch sản xuất gia công hàng may mặc đúng khối lượng công ty giao
Bộ phận bảo hành có nhiệm vụ như sau:
- Theo dõi khách hàng của công ty, chịu trách nhiệm quản lý các giấy bảo hành và bảo hành cho công ty
- Đề xuất nhập các phụ tùng linh kiện thay thế để sữa chữa bảo hànhsản phẩm cho khách hàng của công ty
- Quản lý kỹ thuật sữa chữa, hiệu chỉnh các sản phẩm của công ty
Phòng vật tư
Phòng vật tư gồm 2 bộ phận là thủ kho và đội giao nhận hàng với nhiệm vụ :
- Kiểm tra các thiết bị máy móc và các mặt hàng thiết bị điện tồn kho trong công ty
- Bảo quản các sản phẩm của công ty
-Lên kế hoạch báo cáo về ban giám đốc các sản phẩm tồn kho để kịp thời xử lý.-Quản lý đội ngũ nhân viên chuyên làm nhiệm vụ giao nhận hàng hoá đến cho khách hàng
Phòng kế toán
Đảm nhận các nhiệm vụ sau:
-Quản lý các hoá đơn bán hàng, quản lý các chứng từ xuất nhập hàng hoá vào kho
Trang 40-Hạch toán, báo cáo thuế và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý
và năm
-Làm báo cáo tài chính cho công ty hàng tháng và báo cáo lên ban giám đốc
-Quản lý các khoản thu chi, đảm bảo được nguồn tài chính cho công ty
-Quản lý các công nợ và các khoản chi phí tiền lương, thưởng, hoa hồng
-Nộp báo cáo thuế cho cơ quan thuế
Phòng hành chánh
Phòng hành chánh nhân sự với nhiệm vụ giám sát, điều hành về chính sách nhân sự của công ty Lên kế hoạch tuyển dụng , đào tạo, khen thưởng nhân viên trong công ty Tổ chức các sự kiện, phong trào thi đua trong công ty
2.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.2.1 Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua.
Từ khi thành lập , Công ty TNHH Đại AnToàn chủ yếu tập trung vào kinhdoanh các mặt hàng bảo hộ lao động như các nón bảo hộ, quần áo bảo hộ, mắt kiếng
và một số thiết bị đo lường dùng đo lường điện
Hiện nay công ty đã đưa vào gia công sản xuất thêm các loại quần áo đồngphục bảo hộ dùng trong các công trình thì công điện, công ty cũng đang kinh doanh
và phân phối thêm cho các đại lý các thiết bị, máy móc điện như máy phát điện, phụtùng, cáp điện…
Mặt khác Công ty cũng mở rộng hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vựcnhư khảo sát tư vấn xây dựng, xây dựng các công trình điện, máy lọc nước, kinhdoanh các máy móc thiết bị đo lường điện Mặc dù những lĩnh vực mới này công
ty chưa phát huy hết thế mạnh, doanh thu chưa cao nhưng nó là cơ sở để công ty mởrộng hoạt động kinh doanh mở rộng thị phần trong tương lai
Sản phẩm kinh doanh của công ty bao gồm :