1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM Profeesionalism

64 440 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

-1- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II LỜI CÁM ƠN Công trình này được thực hiện bằng sự hợp tác nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên nhóm Professionalism. Đây cũng là thành quả chung, mang tính tập thể cao sau quá trình nỗ lực thực hiện, sáng tạo của tất cả các thành viên. Chúng tôi thực hiện đề tài này không chỉ để giới thiệu phương pháp học tập đã được nhóm áp dụng thành công trong thời gian qua mà còn trình bày các phương pháp học tập hiệu quả khác của nhiều tác giả, đã được nhóm tham khảo, tổng hợp từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước. Đồng thời, thông qua đề tài này, nhóm còn muốn chia sẻ kinh nghiệm của nhóm trong quá trình thực hiện với các bạn sinh viên để tham khảo, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Nhóm xin cảm ơn Nhà Văn hóa Sinh Viên và Ban Tổ Chức cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” đã tổ chức cuộc thi này – một sân chơi bổ ích, thú vị. Qua đó, nhóm có thể giao lưu, học hỏi những điều hay, chia sẻ những phương pháp mới để ngày một tiến xa hơn trên con đường học tập. Trong quá trình thực hiện, nhóm đã nhận được nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành đề tài này. Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phan Thị Thúy Hằng, đã nhiệt tình hướng dẫn, đề ra phương hướng để đề tài của nhóm hoàn thành được mục tiêu đề ra: tập hợp nhiều phương pháp khác nhau làm cơ sở lí luận, trình bày quá trình thực tế mà nhóm đã áp dụng thành công phương pháp phọc tập của mình; chứng minh hiệu quả phương pháp học tập này và qua đó, mạnh dạn đưa ra đề xuất đối với các bạn sinh viên dựa trên tình hình thực tế mà nhóm đã tiến hành khảo sát. Đây là một mục đích vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện: Đưa ra tính thực tế của phương pháp để có thể nhân rộng, áp dụng trong tương lai. Nhóm vô cùng cám ơn bạn Tạ Duy Quang là người đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ nhóm trong công tác kĩ thuật. Nhóm xin cám ơn các bạn sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp thông tin trong quá trình khảo sát. Đó là cơ sở vô cùng quan trọng để nhóm có được những đề xuất sát với thực tế, với tình hình học tập của các bạn; đồng thời, chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp mà nhóm đã áp dụng. Cuối cùng, xin cám ơn những người bạn đã quan tâm, đóng góp ý kiến để đề nhóm hoàn thiện đề tài này. -2- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỔNG HỢP P.A.G.E - T.C.P 1 1.1 Khái quát một số phương pháp học tập 1 1.1.1 Phương pháp học A.S.P.I.R.E 1 1.1.2 Phương pháp học tập theo quan hệ hữu cơ của BUZAN (BOST) 1 1.1.2.1 Nội dung 1 1.1.2.2 Các kỹ năng cần thiết hỗ trợ học tập theo phương pháp BOST 2 1.1.3 Phương pháp P.O.W.E.R 3 1.1.4 Phương pháp SQ3R 4 1.1.5 Phương pháp tổng hợp V.A.K 5 1.2. Phương pháp tổng hợp P.A.G.E - T.C.P 6 1.2.1. Các yếu tố chuẩn bị trước khi học 6 1.2.2. Thực hiện phương pháp P.A.G.E 7 1.2.2.1. P (Planning) 7 1.2.2.2. A (Asking) 9 1.2.2.3. G (Generalizing) 10 1.2.2.4. E (Evaluating) 10 1.2.3. Ba kỹ năng hỗ trợ Teamwork - Communicating - Presenting 10 1.2.3.1. Kỹ năng làm việc theo nhóm hiệu quả (Teamwork) 10 1.2.3.2. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả (Presenting) 11 1.2.3.3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả (Communicating) 11 CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP P.A.G.E – T.C.P CỦA NHÓM PROFESSIONALISM TRONG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009- 2010 13 2.1. Những khuyết điểm của năm học thứ nhất cần khắc phục 13 2.2. Quá trình áp dụng phương pháp P.A.G.E cho việc tự học của từng thành viên 13 2.2.1. Trần Nguyễn Trường Thọ 13 -3- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II 2.2.2. Phan Thị Thanh Thúy 15 2.2.3. Nguyễn Thị Thanh Thủy 17 2.2.4. Trương Đức Toàn 18 2.2.5. Nguyễn Thị Thu Trang 19 2.2.6. Trương Thị Ngọc Yến 20 2.2.7. Nguyễn Trần Nhật Thanh 22 2.3. Quá trình thực hiện phương pháp P.A.G.E - T.C.P cho việc học nhóm 23 2.3.1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động nhóm 23 2.3.2. Nội dung thực hiện hoạt động nhóm 25 2.3.2.1. Hoạt động cho việc học 25 2.3.2.1.1. Thảo luận 25 2.3.2.1.2. Giải bài tập 25 2.3.2.1.3. Thuyết trình 25 2.3.2.1.4. Ôn tậ.p trước khi thi 26 2.3.3. Hoạt động vui chơi và họat động xã hội 26 2.4. Lợi ích có được từ việc học nhóm trong thời gian qua 26 2.5. Kết luận 27 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU MỘT CÁCH HIỆU QUẢ 28 3.1. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và giải pháp cho những khó khăn 28 3.1.1. Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động nhóm và giải pháp 28 3.1.1.1. Thuận lợi của nhóm 28 3.1.1.2. Khó khăn 29 3.1.1.3. Giải pháp cho những khó khăn của nhóm 29 3.1.2. Thuận lợi, khó khăn theo đánh giá của từng cá nhân và giải pháp 30 3.1.2.1. Trần Nguyễn Trường Thọ 30 3.1.2.2. Nguyễn Thị Thu Trang 30 3.1.2.3. Phan Thị Thanh Thúy 32 3.1.2.4. Nguyễn Thị Thanh Thủy 33 -4- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II 3.1.2.5. Trương Đức Toàn 33 3.1.2.6. Trương Thị Ngọc Yến 34 3.1.2.7. Nguyễn Trần Nhật Thanh 35 3.2. Đề ra mục tiêu tương lai 36 3.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu tương lai và đề ra giải pháp 36 3.3.1. Thuận lợi 36 3.3.2 Khó khăn 37 3.3.3. Giải quyết khó khăn 37 CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY CHỨNG MINH HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP P.A.G.E - T.C.P VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỚI CÁC BẠN SINH VIÊN 39 4.1. Xây dựng mô hình hồi quy chứng minh hiệu quả của phương pháp P.A.G.E - T.C.P 39 4.1.1. Xây dựng các biến liên quan hữu cơ với phương pháp PAGE-TCP 39 4.1.2. Xây dựng mô hình hồi quy 39 4.1.3. Mô hình sau khi dùng các phương pháp kiểm định và khắc phục các bệnh 40 4.1.4. Kết luận về mô hình 41 4.1.5. Đánh giá ý nghĩa của mô hình hồi quy, chứng minh hiệu quả của phương pháp P.A.G.E – T.C.P 43 4.2. Đề xuất của nhóm với các bạn sinh viên 43 4.2.1. Đề xuất cho việc tự học và học nhóm 43 4.2.2. Tạo ra một môi trường học tập thuận lợi 45 4.2.3. Tuân thủ thời gian biểu đã lập 46 4.2.4. Tự đặt câu hỏi trong quá trình học tập 46 4.2.5. Đánh giá kết quả học tập của bản thân thường xuyên 47 4.2.6. Đề xuất về việc ôn tập thi thường xuyên 48 KẾT LUẬN 50 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: EVIEW 52 PHỤ LỤC 2: HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 65 PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT 71 -5- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TỔNG HỢP P.A.G.E-T.C.P 1.1 Khái quát một số phương pháp học tập: 1.1.1 Phương pháp học A.S.P.I.R.E 1 : Một trong những kinh nghiệm học tập hiệu quả đã được các chuyên gia nghiên cứu. Phương pháp liên quan tới 6 khái niệm - kỹ năng là chữ viết tắt ghép thành ASPIRE: Tâm trạng (A), Sự hiểu biết (S), Nhắc lại (P), Hấp thụ (I), Mở rộng (R), Ôn lại (E). Tâm trạng (Approach/attitude/arrange): Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái, một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp cho mình trước khi bắt đầu học. Sự hiểu biết (Select/survey/study): Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại. Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được Nhắc lại (Put aside/piece together): Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn. Hấp thụ (Inspect/Investigate/Inquire): Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện. Có thể tham khảo thêm các tài liệu khác (một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn) nếu bạn vẫn không hiểu được, Mở rộng (Reconsider/reflect/relay): Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học: - Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì? - Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị? - Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác? Ôn lại (Evaluate/examine/explore): Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học. 1.1.2 Phương pháp học tập theo quan hệ hữu cơ của BUZAN (BOST) 2 : 1.1.2.1 Nội dung: BOST (Buzan Organic Study Technique) là kỹ thuật học tập theo quan hệ hữu cơ của Buzan. BOST được chia thành hai chiến thuật chính: chuẩn bị và áp dụng. Chuẩn bị: Phần đầu này gồm có: - Đọc lướt: Trước khi bắt đầu một môn học, đọc lướt hoặc đọc sơ sách giáo khoa, phần ghi chép bài giảng hoặc tạp chí chuyên ngành mà bạn dự định học. Cụ thể, 1 J.R. Hayes, “Người giải quyết mọi vấn đề”, NXB Lawrence Erlbaum, Hillsdale, NJ: 1989 -6- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II chúng ta sẽ lật nhanh qua các trang sách một cách ngẫu nhiên, hình dung sơ bộ về cuốn sách,định hình bố cục, độ khó, tỷ lệ, các sơ đồ và hình minh họa của văn bản, vị trí các phần kết quả, tóm tắt và kết luận… - Ấn định thời gian và số lượng: Trước khi ngồi vào bàn học là ấn định thời gian học. Kế tiếp, hãy xác lập thông tin cần xử lí trong khỏang thời gian đó. Ví dụ như xác định lượng thông tin cần đọc bằng cách đánh dấu rõ phần đầu và cuối bài đọc. Ấn định số trang phù hợp với thời lượng học giúp ta biết rõ thời gian cần thiết đề hòan thành việc đọc cuốn sách. Việc này mang lại cảm giác yên tâm như việc xác định điểm cuối hoặc mục tiêu. Nó còn có ưu điểm là tạo ra các kết nối thích hợp, giúp chúng ta dễ dàng tham chiếu qua lại thông tin trong định mức đề ra. Từ đó, thái độ và hiệu năng làm việc sẽ khác hẳn. - Năm phút ghi chú theo sơ đồ tư duy: Dành 5 phút để ghi chép ra giấy tất cả những thông tin mình biết hoặc có liên quan đến môn học. Bài tập này nhằm mục đích: Nâng cao độ tập trung, loại bỏ thói lan man của tâm trí và thiết lập một trạng thái tinh thần thích hợp. Qua đó, ta dễ dàng cập nhật kiến thức mới và thật sự hiểu những gì mình biết. - Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu: Bao gồm việc xác định câu hỏi mà ta dự định trả lời trong khi đọc. Câu hỏi này phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu bạn nhắm đến ở trên. Có thể dung cây bút khác màu và ghi nhanh ra giấy các câu hỏi về kiến thức hiện hành. Thao tác này nhằm nhằm thiết lập trạng thái tinh thần thích hợp khi học. Những câu hỏi chính và mục tiêu đóng vai trò quan trọng là các trọng tâm liên tưởng, liên kết giúp kết nối toàn bộ thông tin một cách dễ dàng. Áp dụng: Phần này bao gồm: - Đọc tổng quát: Đọc tổng quát để nắm được bố cục cuốn sách, bao quát được nội dung cuốn sách, các phần minh họa trực quan của sách, từ đó có một phương pháp tiếp cận sách hợp lí. - Đọc trước các chủ điểm: Nắm trước nội dung cuốn sách. Áp dụng hiệu quả thao tác này sẽ tiết kiệmm được rất nhiều thời gian và gia tăng tốc độ đọc hiểu - Đọc chi tiết: Giai đọan này giúp cho việc “bổ khuyết” những phần cuối còn bỏ ngỏ. Đây không nhất thiết phải là phần đọc chính vì trong một số trường hợp, phần lớn các thông tin quan trọng đều đã được xử lí ở các giai đọan trước. - Đọc ôn lại: Ở giai đọan này, chúng ta chỉ cần đọc thêm những phần chưa hòan chỉnh và xem lại các điểm lưu ý đã đánh dấu trước đó. 1.1.2.2. Các kỹ năng cần thiết hỗ trợ học tập theo phương pháp BOST: Đọc nhanh: Đọc là tổng hòa các mối tương quan giữa cá nhân với thông tin dưới dạng kí hiệu. Về bản chất, đó là quy trình diễn ra đồng thời ở nhiều cấp độ và thường liên quan đến khía cạnh trực quan của quá trình học, nghĩa là những gì chúng ta thấy được. Muốn thu được kết quả khi đọc, bạn cần nắm được bảy cấp độ hiểu sau đây. Mỗi cấp độ đều phải phát triển thêm để có thể đọc nhanh hiệu quả: 2 Tony Buzan, “The Buzan study skills handbook”, NXB Tổng Hợp Hồ Chí Minh -7- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II - Nhận biết: Nhận biết kiến thức của bạn về hệ thống kí tự. Bước này diễn ra ngay trước khi thao tác đọc bắt đầu. - Hấp thu: Quy trình vật lí mà qua đó mắt tiếp nhận ánh sáng được phản chiếu từ chữ rồi truyền đến não qua thần kinh thị giác. - Hợp nhất bên trong: Sau khi liên kết tòan bộ các nội dung đã đọc với tất cả các thông tin khác, bao gồm từ, số liệu, khái niệm, sự kiện và hình ảnh. - Hợp nhất bên ngoài: Quy trình liên hệ tòan bộ kiến thức sẵn có của bạn với thông tin đang đọc, đồng thời kết nối chúng bằng việc phân tích, nhận xét, cảm thụ, chọn lọc và loại bỏ thông tin. - Ghi nhớ: Lưu trữ thông tin một cách cơ bản. Lưu trữ thôi chưa đủ mà phải đi kèm với nhớ lại. - Nhớ lại: Khả năng truy xuất thông tin cần thiết trong trí nhớ, đặc biệt vào lúc cần thiết. - Truyền đạt: Khả năng vận dụng thông tin tức thời hoặc lâu dài. Truyền đạt còn bao gồm chức năng vô cùng quan trọng, đó là tư duy. 1.1.3. Phương pháp POWER 3 (Prepare - Organize - Work - Evaluate - Rethink): Từ "Power" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink. Prepare (Chuẩn bị, sửa soạn): Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Organize (Tổ chức): Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống. Work (Làm việc): 3 Robert S. Feldman, “P.O.W.E.R. learning : strategies for success in college and life”, Boston,McGraw-Hill, năm 2003. -8- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả. Evaluate (Đánh giá): Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực, SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. Rethink (Suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác): Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi Người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao. 1.1.4 Phương pháp SQ3R 4 (Survey – Question – Read – Recite – Review): Trong quá trình học tập, đôi khi chúng ta học một cách “thụ động”, thiếu tập trung nên rất khó ghi nhớ. Theo các điều tra về tâm lý và hoạt động của bộ não, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn khi chú tâm một cách tích cực và hiểu rõ nội dung kiến thức. Phương pháp SQ3R là một kỹ thuật hữu hiệu nhằm giúp chúng ta nắm hết toàn bộ nội dung thông tin của một bài học,mảng kiến thức thông qua việc làm cho ta phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực. Bước 1: Survey (Khảo sát).Thu thập các thông tin cần thiết để tập trung và hình thành các mục đích khi đọc. Trước khi đọc, dành vài phút để xem xét tổng quát tài liệu qua mục lục, các tiêu đề của chương, các tựa đề, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận … Chú ý những bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong sách, tài liệu. Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp chúng ta có một khái niệm ban đầu và sự quen thuộc với nội dung sắp sửa đọc, cho phép ta ước lượng thời gian cần thiết để đọc tài liệu. Khi đọc toàn bộ nội dung tài liệu, chúng ta sẽ thông hiểu tài liệu gấp đôi. 4 Joe Landsberger, “Học Tập Cũng Cần Chiến Lược”, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2008 -9- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II Bước 2: Question (Đặt câu hỏi). Làm cho não của bạn bắt đầu hoạt động và tập trung bằng cách dựng lên một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội dung. Chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật 5W1H để tạo ra các câu hỏi hoặc sử dụng ngay các câu hỏi do giáo viên đưa ra, câu hỏi ở đầu chương của sách…Đặt ra các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc sẽ giúp chúng ta có chủ đích khi tiến hành đọc tài liệu. Bước 3: Read (Đọc). Lắp thông tin vào cấu trúc mà bạn đã dựng lên. Tiến hành đọc tài liệu. Trong quá trình đọc, hãy cố gắng tập trung tìm kiếm các chi tiết nhằm giúp ta trả lời những câu hỏi đã đặt ra. Khi đọc, chúng ta có thể sử dụng kỹ thuật mindmap để ghi chú các chi tiết. Bước 4: Recite (Thuật lại). Thuật lại sẽ giúp não bộ tập trung ghi nhớ về nội dung vừa xem, diễn giải nội dung đã đọc bằng chính ngôn ngữ của bản thân. Nếu cần thiết, hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy nghĩ, diễn đạt của mình. Ta có thể đọc hay diễn tả lại nội dung vừa xem bằng cách nói lớn tiếng. Điều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngôn ngữ của mình để thuật lại hay diễn tả lại. Nếu chúng ta đang ở nơi đông người và không muốn làm ảnh hưởng đến người khác thì chúng ta hãy nhắc lại một cách thì thầm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta có xu hướng quên đến 80% nội dung mà mình đã đọc sau 2 tuần lễ. Nhưng nếu chúng ta tiến hành bước “thuật lại”, thì chúng ta chỉ quên có 20% với cùng thời gian 2 tuần. Bước 5: Review (Xem lại). Bước cuối cùng này theo đúng tinh thần: “Văn ôn, Võ luyện”. Ở bước này, chúng ta chỉ nhìn lướt lại quyển sách đã đọc, các câu trả lời đã hoàn thành, các câu hỏi đã đặt ra và thử xem bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu không, hãy làm lại các bước trên. Bước cuối cùng này giúp cho nội dung được làm mới và ghi nhớ lâu hơn trong trí óc của chúng ta. 1.1.5 Phương pháp tổng hợp V.A.K 5 (Visual- Auditory- Kinesthetic): Mỗi người đều có một cách tối ưu để tiếp cận và thu thập những thông tin mới. Với mỗi cách học ấy thì đều có những yếu tố tác động mà theo Rita Dunn thì các yếu tố này bao gồm: cơ thể, tình cảm, xã hội và môi trường. Các nhà khoa học cũng đã thống nhất rằng có hai phạm trù cơ bản của phương pháp học: thứ nhất, làm thế nào để tiếp thu thông tin một cách đơn giản nhất; thứ hai, làm thế nào để tổ chức và xử lý những thông tin đó tối ưu nhất. Phương pháp tổng hợp V.A.K đã hội tụ đầy đủ những yêu cầu tiếp cận và xử lý thông tin hiệu quả. Thuật ngữ V.A.K thể hiện những phương thức: nhìn (V:visual) là học thông qua những gì nhìn thấy, nghe (A: auditory) là học qua những gì nghe thấy, động lực (K: kinesthetic) là học thông qua vận động và tiếp xúc. BẢNG 1. PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG THỨC CỦA PHƯƠNG PHÁP V.A.K V: visual Tranh ảnh, băng hình, đồ thị, sơ đồ, biểu đồ, mô hình A: auditory Bài giảng, ghi âm, bài kể, âm nhạc, động từ hóa, đặt câu hỏi K: kinesthetic Hành động, đóng vai, làm mô hình bằng đất sét * Đối với phương thức V (Nhìn): Hãy thường xuyên đặt những câu hỏi như: “Điều đó có vẻ hợp với tôi chăng?” hay “Tôi nhận thấy là ” và trả lời những câu hỏi đó bằng những gì bạn thấy được trong lúc 5 Bobbi Deporter & Mike Hernacki, “Phương pháp tư duy siêu tốc”, dịch giả: Đỗ Phương Linh, Cấn Hà Khánh, Nguyễn Thu Loan; NXB Tri Thức, 03-2008. -10- Cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” lần II bạn tiếp cận vấn đề. Luôn quan sát vấn đề thật kỹ lưỡng, chỉ nhớ những chi tiết quan trọng chẳng hạn khi nhìn một bản đồ thành phố Hồ Chí Minh chằng chịt những hình vẽ và tên những con đường, bạn hãy cố nhớ hình dạng con đường bạn sẽ đi (quẹo trái, quẹo phải rồi đi thẳng chẳng hạn), còn tên những con đường bạn chỉ cần nhớ mang máng, đại khái thôi vì khi gặp biển báo tên đường thì bạn sẽ nhớ ra ngay. * Đối với phương thức A (Nghe): Hãy luôn nói thật to những gì mình đọc được, nó sẽ khắc sâu vào tâm trí bạn hơn. Cố gắng tạo ra sự tương tác trong học tập, điều này có nghĩa là hãy thường xuyên trao đổi kiến thức với những người bạn bằng cách thảo luận nhóm Nếu môi trường làm việc, học tập không có nhiều người (như khi bạn học ở nhà một mình) thì bạn có thể tự nói với mình để thu nhận thông tin dễ dàng hơn, bạn cũng có thể nhắc lại và bắt chước cường độ và âm điệu giọng nói của người khác. Trong các tiết học bạn nên hăng hái phát biểu ý kiến của mình dù đúng hay sai vì nếu có sai thì đã có giảng viên giải thích và đưa ra một đáp án cho vấn đề. * Đối với phương thức K (Động lực): “Điều này đã đánh thức tôi chưa?” là một câu hỏi để biết được bạn đã sẵn sàng cho câu trả lời chưa. Trong một bài thuyết trình “body language” (ngôn ngữ cơ thể) rất được đánh giá cao, không nhiều người có kỹ năng này, nếu có nó thì công việc bạn làm sẽ có sức thuyết phục hơn, hãy cố gắng luyện tập, tạo một phản xạ tự nhiên khi nói chuyện với mọi người, nhưng cái gì cũng phải có mức độ, không nên trong một bài thuyết trình hay một cuộc nói chuyện bạn chỉ khua tay múa chân thôi. Bạn hãy tập thói quen đi bộ và quan sát những sự vật xung quanh, trong khi học nên vận động cơ thể, không nên chỉ ngồi một chỗ. Trong lúc đọc nên dùng ngón tay chỉ vị trí bạn đọc, điều này sẽ giúp bạn không có cảm giác nhàm chán, vô vị. Theo thống kê thì một số người chú trọng một phương thức hơn hai phương thức còn lại, họ vẫn đạt được kết quả khá tốt nhưng không phải là kết quả vượt trội hơn so với những người khác và họ cũng phải gắng sức mới đạt được kết quả như vậy. Trong khi đó, thì số còn lại có khả năng học tập hiệu quả bằng cách kết hợp cả ba phương thức nhìn, nghe và động lực mà không cần phải tập trung đặc biệt. Tuy nhiên, việc kết hợp cả V, A và K là một điều khá phức tạp và đòi hỏi một sự chuyên tâm, hơn nữa chúng ta phải thật sự nhanh nhạy trong từng trường hợp cụ thể. Nếu biết kết hợp cả ba phương thức trên thì bạn sẽ thấy kết quả học tập của mình sẽ cải thiện rõ rệt. 1.2. Phương pháp tổng hợp P.A.G.E - T.C.P (Planning - Asking - Generalizing - Evaluating -Teamwork - Communicating - Presenting): Dựa vào những phương pháp đã trình bày, chúng tôi đã chọn lọc, xây dựng phương pháp học tập hiệu quả phù hợp mà nhóm đã áp dụng. Đó là phương pháp P.A.G.E-T.C.P. Phương pháp này bao gồm 4 nhân tố là: Planning, Asking, Generalizing, Evaluating và 3 kỹ năng hỗ trợ là: Teamwork, Communicating và Presenting. 1.2.1 Các yếu tố chuẩn bị trước khi học: + Trước tiên, ta cần nắm rõ đồng hồ sinh học của bản thân để tối ưu hiệu quả việc học tập. [...]... một phương pháp học hiệu quả cho một bậc học mới - Có một kế hoạch học tập hợp lý, phương châm học bài nào rào bài ấy” đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, điều này còn giúp cho tôi hài hòa được giữa việc học và việc tham gia các hoạt động mang tính xã hội cao - Trong lúc học, bản thân rất tập trung làm cho kết quả học tập khá tốt -23- Cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả lần II -... Ngoại thương” + Tham dự và lọt vào vòng chung kết cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả và được lọt vào vòng chung kết + Hiến máu nhân đạo + Tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng” tại trường đại học Ngoại thương -20- Cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả lần II + Đi thăm mái ấm tại Tam Bình do Đoàn khóa tổ chức + Đi chơi xa cùng bạn bè tại Bà Rịa – Vùng Tàu + Trở nên thân thi t, gắn bó hơn với... rằng, phương pháp học tập của từng cá nhân nói riêng và của cả nhóm đã đi đúng hướng Phương pháp học tập đúng đắn, khoa học giữ vai trò đáng kể, giúp cả nhóm gặt hái được những thành công kể trên Tất cả thành viên của nhóm đều ý thức và có sự kết hợp hài hòa giữa vấn đề tự học và học nhóm: Tự học là chủ yếu, học nhóm là điều không thể thi u Với phương pháp P.A.G.E - T.C.P cho việc tự học và học nhóm. .. -Kết quả rèn luyện hạnh kiểm đạt loại tốt, năng động hơn trong nhiều phong trào Tham gia nhiều cuộc thi: Hùng biện tiếng Anh (do trường Đại học RMIT tổ chức); tham dự cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả và lọt vào vòng chung kết; tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học , “Rung chuông vàng” tại trường và nhiều cuộc thi khác như: “Tư tưởng Hồ Chí minh”, “Nhà kinh tế tương lai”, cuộc thi. .. gia cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học ▪ Tham dự cuộc thi “Rung chuông vàng” tại trường 2.2.4.3 Kết quả đạt được và những điều chưa đạt được: Kết quả đạt được: - Bản thân tiếp thu bài trên giảng đường khá nhanh, cùng với phương pháp học hợp lý đã giúp tôi học ít nhưng có hiệu quả (kết quả học tập năm nhất là 8,02 đến học kỳ I của năm hai đã tăng lên đáng kể: 9,15) - Định hình được một phương pháp. .. thành quả lao động, về sự hoàn thành và tự tin, đồng thời xây dựng động cơ cho mục tiêu sắp tới -16- Cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả lần II CHƯƠNG II: QUÁ TRÍNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP P.A.G.E – T.C.P CỦA NHÓM PROFESSIONALISM TRONG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009-2010 2.1 Những khuyết điểm của năm học thứ nhất cần khắc phục: Khi bước vào năm học thứ hai, nhóm chúng tôi đã chủ động kiểm tra lại phương pháp. .. khắc phục những điểm trên, nhóm chúng tôi đã xây dựng và thực hiện phương pháp P.A.G.E phù hợp với mỗi cá nhân từ tại liệu tham khảo các phương pháp học hiệu quả từ sách, ý kiến bạn bè Đồng thời áp dụng phương pháp P.A.G.E – T.C.P để có một phương pháp học nhóm hoàn chỉnh, hiểu quả và rèn luyện các kĩ năng cần thi t khác 2.2 Quá trình áp dụng phương pháp P.A.G.E cho việc tự học của từng thành viên: 2.2.1... biệt công tác xã hội 2.2.4.2 Phương pháp học tập: ● Vì cách tự học đóng vai trò quan trọng bậc nhất nên trong quá trình học tôi luôn cố gắng: -22- Cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả lần II ▪ Tạo ra một khung cảnh học tập thích hợp với mình nhất: tránh xa những vật dụng như giường ngủ, thức ăn Trên bàn học lúc nào cũng thật ngăn nắp, ánh sáng vừa đủ sẽ làm cho tôi dễ tập trung hơn ▪ Một chút âm... trong việc học ngoại ngữ -Đảm nhiệm chức Bí thư Chi Đoàn của lớp Anh -Đọc được nhiều sách hay trong học kì này cùng với lượng kiến thức bổ ích và mới mẻ -Tham gia và đạt một số thành tích trong các cuộc thi của trường, thành phố như: -18- Cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả lần II ▪ Tham dự cuộc thi “Rung Chuông Vàng” và là 1 trong 100 sinh viên xuất sắc nhất đại diện trường tham dự cuộc thi ▪ Tham.. .Cuộc thi Phương pháp học Đại học hiệu quả lần II + Tạo khung cảnh học tập, môi trường học tập đúng đắn: Làm việc trong một môi trường được sắp xếp một cách hợp lý, bạn sẽ cảm thấy dễ phát triển và duy trì thái độ tập trung hơn Môi trường học tập sẽ trở thành một công cụ có giá trị trong việc xây dựng và duy trì thái độ tích cực 1.2.2 Thực hiện phương pháp P.A.G.E: P (Planning):

Ngày đăng: 20/06/2015, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w