- Có khá nhiều bạn sinh viên có thói quen lập thời gian biểu cho công việc của mình để cân đối giữa việc học ở trường, đi làm, học thêm ngoại ngữ, các hoạt động xã hội... nhưng không ít bạn vẫn phải vội vã, có lúc thì bạn thật rảnh rỗi chẳng biết nên làm gì, lại cói lúc bạn bận túi bụi, không biết đến hai chữ giải trí là như thê nào. Tại sao như vậy? Vấn đề ở chỗ có khá nhiều bạn theo sự hướng dẫn của thầy cô, bạn bè đã lập ra bản kế hoạch khá chi tiết những công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng, năm... nhưng bạn lại không làm như những gì mà bạn đã soạn ra sẵn, ý chúng tôi ở đây không phải là bạn phải làm rập khuôn theo những gì bạn đặt ra, bạn có thể linh động nhưng phải đảm bảo là bạn sẽ hoàn thành một cách tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều bạn sinh viên thường có thói quen không hoàn thành tất cả công việc ngày hôm nay mà để ngày mai, ngày kia... rồi giải quyết, cứ như thế, theo thời gian công việc của bạn cứ chồng chéo lên nhau khiến bạn khó có thể tiếp tục hoàn thiện công việc đã đặt ra.
- Khi nhóm chúng tôi đi khảo sát thì không ít bạn cho biết các bạn có lập thời gian biểu nhưng không thực hiện được thời gian biểu mà mình đã đề ra (Theo khảo sát thì có 126/241 bạn lập thời gian biểu, chiếm 52,3 % nhưng chỉ có 22,2 % trong số đó là thực hiện theo thời gian biểu). Và theo kết quả hồi quy thì việc lập kế hoạch không có ý nghĩa rõ ràng còn việc thực hiện kế hoạch mới có tác động đáng kể đến kết quả học tập của các bạn. Vậy vấn đề là việc lập ra một thời gian biểu chỉ là một bước đệm, còn việc thực hiện theo những gì mà mình đề ra mới là điều quyết định đến kết quả học tập cũng như công việc của bạn, có một thời gian biểu hợp lý và có một kế hoạch cụ thể để thực hiện theo thời gian biểu ấy sẽ giúp bạn thành công trong việc học tập và nhiều công việc khác của mình. Việc lập ra thời gian biểu đã khó, việc thực hiện nó còn khó hơn gấp nhiều lần. Các bạn có thể tham khảo cách lập thời gian biểu như ở phần I chúng tôi đã trình bày, còn việc làm theo thời gian biểu ấy thì bạn phải thật linh động và có quyết tâm để tạo một thói quen tốt và tập cho mình một cách làm việc khoa học, có hiệu quả thiết thực mà luôn trong tâm trạng thoải mái, tự tin.
- Qua hồi quy thì việc thường xuyên đặt câu hỏi có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên. Như vậy, các bạn nên đặt câu hỏi khi học tập và tìm cách trả lời những thắc mắc của mình, quan tâm đến những câu hỏi của những bạn khác và trong khả năng của mình nếu bạn có thể giải thích cho họ thì bạn nên sẵn sàng làm việc đó vì bạn giải đáp cho họ cũng chính là bạn đang ôn tập để củng cố lại kiến thức, hơn nữa bạn sẽ có mối quan hệ tốt hơn với mọi người, và hơn thế trong tương lai không xa, những băn khoăn của bạn có thê tìm ra nguồn giải quyết dễ dàng hơn.
- Ví dụ, khi bạn học chương chính sách xuất khẩu của Việt Nam (môn Chính sách thương mại quốc tế) thì bạn có thể đặt câu hỏi là tại sao Việt Nam lại khuyến kích xuất khẩu đã qua chế biến và hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu và những mặt hàng thô ; hay khi bạn học Anh văn có hai từ up-market và up-grade, hai từ này trong Tiếng việt có nghĩa như nhau, vậy trường hợp nào thì sử dụng từ up-market, trường hợp nào dùng up-grade...những câu hỏi này kết hợp với việc bạn quan sát, đánh giá, phân tích hiện tượng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc, chẳng hạn đối với câu hỏi đầu tiên mà chúng tôi đã đề cập ở trên thì Việt Nam hạn chế xuất khẩu những mặt hàng thô, nguyên vật liệu vì khi xuất khẩu những mặt hàng này thì nguồn thu ngoại tệ rất nhỏ, nếu chúng ta tạo ra giá trị tăng thêm cho những mặt hàng này thì chúng ta sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, còn đối với câu hỏi thứ hai, nếu chú ý cách người Anh, Mỹ dùng thì bạn sẽ thấy up-market thường dùng cho hàng tiêu dùng, còn up-grade thường dùng cho hàng công nghiệp...
- Trong cuộc sống, các bạn cũng có thể đặt ra những câu hỏi và tìm cách tốt nhất trả lời những câu hỏi đó để hiểu người, hiểu đời hơn.
- Bạn nên tìm đọc những cuốn sách viết về những bài học trong cuộc sống như: 50 điều trường học không dạy bạn (Alpha books), body language (Alan & Barttara Pease)...
4.2.5 Đánh giá kết quả học tập của bản thân thường xuyên:
- Kết quả khảo sát đã chứng minh đánh giá kết quả học tập thường xuyên là một yếu tố quan trọng nhưng theo thống kê từ bảng khảo sát cho thấy:
- 18% câu trả lời là các bạn luôn luôn tự đánh giá kết quả học tập của mình (kết quả học tập bình quân là 8,86)
- 56% các bạn thỉnh thoảng đánh giá (có điểm trung bình là 7,23)
- Còn lại là 26% các bạn không đánh giá kết quả học tập của mình qua mỗi giai đoạn (điểm trung bình là 6,24)
- Do đó chúng tôi xin đưa ra đề xuất như sau:
- Sau mỗi bài học bạn nên đánh giá về hiệu quả buổi học, bạn đã hiểu bao nhiêu phần trăm bài học.
- Sau mỗi kì thi bạn đã hài lòng với điểm số của mình chưa, với vốn kiến thức mà bạn hiện có.
- Sau mỗi học kì bạn nên tổng kết lại quá trình học tập của bản thân. Đánh giá những điểm được và chưa được; tìm nguyên nhân và từ đó đề ra hướng giải quyết.
- Các chỉ tiêu để đánh giá: + Đánh giá theo điểm số
+ Đánh giá theo cảm nhận của bạn. Tuy điểm số là chỉ tiêu khá rõ ràng, nhưng điểm số không nói lên tất cả. Do đó, đây là một yếu tố quan trọng cần phải có. Thông qua việc đánh giá này, bạn cũng biết được bạn tiếp thu được cái gì và cái gì chưa tiếp thu được. Kết quả học tập giúp cho bạn hiểu được bạn đạt chuẩn đào tạo và mục tiêu đào tạo ở mức độ nào.
+ Đánh giá qua lời nhận xét, đóng góp của thầy cô, bạn bè. Điều này sẽ tránh rơi vào trường hợp đánh giá chỉ mang màu sắc chủ quan của cá nhân bạn.
Đánh giá, qua đó rút kinh nghiệm, đề ra những hướng đi đúng đắn trong tương lai. Đây là điều cần thiết để giúp bạn thành công hơn trong học tập.
4.2.6 Đề xuất về việc ôn tập thi thường xuyên:
Thực tế khảo sát cho thấy: trong 241 bạn sinh viên:
+ Chỉ có 19% các bạn ôn tập thường xuyên để chuẩn bị cho kì thi (kết quả học tập trung bình của các bạn là: 8,35)
+ 54% các bạn ôn tập 2 tuần trước khi thi (kết quả học tập trung binh của các bạn là 8)
+ 27%là các bạn chọn giải pháp” nước tới chân mới nhảy” (kết quả học tập trung bình của các bạn là 6,7).
- Chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ ràng về kết quả học tập của từng nhóm. Nhóm có thời gian ôn tập lâu hơn thì được điểm số tương đối cao. Tuy nhiên tình trạng ôn tập vội vàng, gấp rút lại xảy ra trong giới sinh viên chúng ta khá thường xuyên và nó mang lại kết quả học tập không tốt. Vì thế chúng tôi đưa ra những đề xuất mà chúng tôi cho rằng cấp thiết như sau:
- Thời gian ít nhất cho việc ôn tập phải là 2 tuần. Không nên ôn tập trước kì thi quá xa vì điều này gây khó khăn cho việc tập hợp trí nhớ của bạn về những gì đã học.
- Trước mỗi kì thi bạn nên có kế hoạch ôn tập rõ ràng, phân chia thời gian ôn tập cho hợp lí.
- Bạn nên tập thói quen ôn tập thường xuyên, sau mỗi bài học hay sau những khoảng thời gian nhất định. Điều này không chỉ giúp bạn chủ động trong thi cử mà còn giúp bạn nhớ lâu, hiểu sâu.
- Phân bổ thời gian một cách phù hợp với từng môn học theo khả năng của mình: Những môn học quan trọng và bạn chưa nắm chắc thì nên dành nhiều thời gian cho môn đó nhiều hơn những môn khác.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều có quyền lựa chọn lối đi riêng tốt nhất và phù hợp nhất cho mình. Để bước đi vững chắc và tự tin hướng đến những lý tưởng, hoài bão cao đẹp trên con đường đã chọn, điều vô cùng quan trọng và cần thiết chính là việc lựa chọn một phương pháp hiệu quả làm công cụ, khiến hành trình chinh phục thử thách của mỗi người được suôn sẻ hơn, thành công hơn.
Một phương pháp học hiệu quả phải là dòng nước xuôi chiều đẩy con thuyền tri thức của mỗi người lướt nhanh hơn, vươn ra biển lớn xa hơn để khám phá những chân trời mới hứa hẹn nhiều tiềm năng và hi vọng.
Vì vậy, nhóm Professionalism đã cùng nhau xây dựng một phương pháp chung được cả nhóm áp dụng thành công dựa trên quá trình trải nghiệm thực tế phong phú của các thành viên trong nhóm. Phương pháp còn đúc kết những kinh nghiệm học tập hiệu quả của mỗi thành viên đồng thời cũng là một bí quyết học tập chung với những phương thức học tập gần gũi và dễ thực hiện có thể được mọi sinh viên ứng dụng trong quá trình học tập và rèn luyện nhằm hướng đến kết quả như mong đợi.
“Học, học nữa, học mãi.”
Càng vươn xa trong biển học bao la lại càng nhận ra những điều bổ ích để hoàn thiện phương pháp học tập của bản thân. “Học cách học”, vì thế, là một quá trình không ngừng tự điều chỉnh và hoàn thiện để hướng đến những con đường ngắn hơn, những bước đi nhanh hơn và vững vàng hơn trong mỗi chặng hành trình.
Mỗi thành viên của nhóm luôn luôn ý thức nỗ lực trong học tập và tìm kiếm một phương pháp phù hợp và hiệu quả hơn nữa đối với bản thân. Phải tự đánh giá bản thân thường xuyên để điều chỉnh phương cách học tập đã có của mình nhằm hướng đến một bí quyết học tập tối ưu để có thể ứng dụng và chia sẻ với bạn bè của mình.
Học tập vì thế trở nên thú vị hơn và có nghĩa hơn với mỗi người. Đó không chỉ là quá trình hướng tới Chân, Thiện, Mỹ trong đời mà còn là để bồi dưỡng cho nhân cách con người những gì tốt đẹp nhất.
1 J.R. Hayes, “Người giải quyết mọi vấn đề”, NXB Lawrence Erlbaum, Hillsdale, NJ: 1989.
2 Tony Buzan, “The Buzan study skills handbook”, NXB Tổng Hợp Hồ Chí Minh
3Robert S. Feldman, “P.O.W.E.R. learning : strategies for success in college and life”, Boston,McGraw-Hill, năm 2003.
4 Joe Landsberger, “Học Tập Cũng Cần Chiến Lược”, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2008
5Bobbi Deporter & Mike Hernacki, “Phương pháp tư duy siêu tốc”, dịch giả: Đỗ Phương
Linh, Cấn Hà Khánh, Nguyễn Thu Loan; NXB Tri Thức, 03-2008.
6 Nguồn: http://my.opera.com/ltchau1985/blog/2009/08/03/ban-do-tu-duy-phan-mem- mindmap-7-pro-and-key.
7 Nguồn: http://hocsangtao.violet.vn/entry/show/entry_id/455892.
I/ Các yếu tố khảo sát:
Để xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học, nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở các yếu tố sau đây:
+Học lực: số điểm trung bình của kỳ học vừa rồi. + Số giờ tự học mỗi ngày.
+ Số giờ học nhóm mỗi tuần.
+ Thời gian biểu học tập: có lập và có tuân thủ nghiêm túc hay không. + Không gian học tập: thoải mái, bình thường hay không thoải mái.
+Tự đặt câu hỏi: thường xuyên , thỉnh thoảng hay không bao giờ có thoái quen này. + Tự đánh giá kết quả học tập: luôn luôn, thỉnh thoảng hay không bao giờ.
+ Kỹ năng thuyết trình: thường xuyên, thỉnh thoảng hay không bao giờ rèn luyện. + Tình trajng sức khỏe: tốt, bình thường hay không tốt.
+ Kế hoạch ôn thi: thường xuyên, hai tuần trước khi thi hay nước đến chân mới nhảy.
II/ Xây dựng mô hình hồi quy :
1/ Mô hình tổng quát:
Y = + C(2)*X1 + C(3)*X2 + C(4)*D1 + C(5)*D2 + C(6)*D3 + C(7)*D4 + C(8)*D5 + C(9)*D6 +C(10)*D7 +C(11)*D8 +C(12)*D9 + C(13)*D10 +C(14)*D11 +C(15)*D12 + C(16)*D13 + C(17)*D14 + Ui.
2/ Ý nghĩa các biến của mô hình:
- Biến phụ thuộc Y_ điểm phẩy trung bình của sinh viên. - Biến độc lập:
Biến định lượng:
X1_ số giờ tự học mỗi ngày. X2_ số giờ học nhóm mỗi tuần. - Biến định tính:
D1_lập thời gian biểu học tập. D1= 1: có lập thời gian biểu. D1=0: không lập thời gian biểu. D2_ tuân thủ theo đúng thời gian biểu. D2=1: có tuân thủ.
D2= 0: không tuân thủ. D3, D4_ không gian học tập:
D3=1: thoải mái D3=0: khác. D4= bình thường D4=0: khác.
Nhóm điều khiển là nhóm mà D3=D4=0 tức là không gian học tập không thoải mái. D5, D6_ tự đặt câu hỏi
D5=1:thường xuyên D5=0: khác. D6=1: thỉnh thoảng D6=0: khác.
Nhóm điều khiển là nhóm mà D5=D6=0 tức là không bao giờ tự đặt câu hỏi trong quá trình học.
D7,D8_ tự đánh giá.
D7=1:luôn luôn D7=0: khác. D8=1: thỉnh thoảng D8=0: khác.
Nhóm điều khiển là nhóm mà D7=D8=0 tức là không bao giờ tự đánh giá kết quả sau mỗi buổi học.
D9, D10_ rèn luyện kỹ năng thuyết trình.
D9=1:thường xuyên D9=0: khác. D10=1:thỉnh thoảng D10=0: khác.
Nhóm điều khiển là nhóm mà D9=D10=0 tức là không bao giờ rèn luyện kỹ năng thuyết trình.
D11, D12_ tình trạng sức khỏe.
D11=1: tốt D11=0: khác. D12=1: bình thường D12=0: khác.
Nhóm điều khiển là nhóm mà D11=D12=0 tức là sức khỏe không tốt. D13, D14_ kế hoạch ôn thi.
D13=1: thường xuyên ôn tập D13: khác. D14=1: 2 tuần trước khi thi D14=0: khác.
Nhóm điều khiển là nhóm mà D13=D14=0 tức là không có kế hoạch ôn thi cụ thể, nước đến chân mới nhảy.
III/ Mô hình hồi quy, kiểm định và khắc phục mô hình:
A. Mô hình hồi quy:
1/ Mô hình hồi quy gốc:
a/ phương trình hồi quy gốc:
Y = 57.59834 + 0.967602 *X1 + 1.164695 *X2 + 0.015381 *D1 +1.584516 *D2 + 3.031507 *D3 + 0.652579*D4 + 1.747359 *D5 +0.088908*D6 +1.660034*D7 + 0.512457*D8 + 1.687479*D9 + 1.144519*D10 + 3.114311*D11 + 1.629218*D12 + 2.902084*D13 + 0.985416*D14. b/ Mô hình : Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/19/10 Time: 23:08 Sample: 1 241
Included observations: 241 Variable
Coefficien
t Std. Error t-Statistic Prob.
C 57.59834 0.824519 69.85688 0.0000
X1 0.967602 0.193918 4.989743 0.0000
X2 1.164695 0.170509 6.830708 0.0000
D2 1.584516 0.503502 3.146993 0.0019 D3 3.031507 0.810486 3.740356 0.0002 D4 0.652579 0.552926 1.180228 0.2392 D5 1.747359 0.860053 2.031688 0.0434 D6 0.088908 0.627696 0.141642 0.8875 D7 1.660034 0.731364 2.269778 0.0242 D8 0.512457 0.490272 1.045251 0.2970 D9 1.687479 0.951792 1.772949 0.0776 D10 1.144519 0.666736 1.716601 0.0874 D11 3.114311 0.658947 4.726196 0.0000 D12 1.629218 0.536891 3.034540 0.0027 D13 2.902084 0.781958 3.711303 0.0003 D14 0.985416 0.539357 1.827021 0.0690
R-squared 0.908578 Mean dependentvar73.48548
Adjusted R-
squared 0.902048 S.D. dependent var 6.746666
S.E. of regression 2.111522 Akaike info criterion 4.400623 Sum squared resid 998.7101 Schwarz criterion 4.646439 Log likelihood -513.2751 HannanQuinncriter. 4.499658 F-statistic 139.1363 Durbin-Watson stat 2.035271 Prob(F-statistic) 0.000000
c/ Nhận xét:
+ Kiểm định các biến bị bỏ sót – Kiểm định Ramsey:
Ramsey RESET Test:
F-statistic 10.41870 Prob. F(1,223) 0.0014
Log likelihood ratio 11.00456 Prob. ChiSquare(1) 0.0009
Test Equation:
Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/19/10 Time: 23:24 Sample: 1 241
Included observations: 241 Variable
Coefficien
t Std. Error t-Statistic Prob.
C -3.21365718.85737 -0.170419 0.8648
X1 -1.7155780.852701 -2.011933 0.0454
X2 -2.1934251.053697 -2.081646 0.0385
D2 -3.3981251.620550 -2.096896 0.0371 D3 -5.9295572.887515 -2.053516 0.0412 D4 -0.8841720.721152 -1.226055 0.2215 D5 -3.4839861.826625 -1.907335 0.0578