Nội dung thực hiện hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM Profeesionalism (Trang 29)

2.3.2.1 Hoạt động cho việc học:

Hình thức: thảo luận và thuyết trình, cùng nhau giải bài tập.

2.3.2.1.1 Thảo luận:

Đề tài: Những vấn đề khó trong chương trình học, mà khi tự học không thể tự giải quyết hay chưa rõ; ngay cả những vấn đề kinh tế, xã hội mà mình quan tâm.

Các thức tiến hành:

+ Thành viên có vấn đề muốn thảo luận, đăng kí cho người nhóm trưởng phụ trách tuần đó biết. Đồng thời, gửi câu hỏi thảo luận, câu hỏi về vấn đề mình chưa rõ cho nhóm trưởng. Người nhóm trưởng có trách nhiệm sắp xếp thứ tự, ghi vào kế hoạch hoạt động của nhóm và thông báo vào cuối tuần, ở buổi họp nhóm. Dựa vào kế hoạch, các bạn trong nhóm biết nội dung mình sẽ thảo luận về vấn đề gì trong kế hoạch tuần để chuẩn bị. Vào ngày thảo luận, tất cả mọi người đều đã biết rõ vấn đề mình sẽ thảo luận , hơn nữa tất cả đều chuẩn bị tài liệu, có một cái nhìn khái quát về vấn đề để có thể tích cực đóng góp, xây dựng cho các đề tài thảo luận.

+ Trong mỗi cuộc thảo luận, người nhóm trưởng có trách nhiệm phân công một bạn làm thư kí, ghi chú lại nội dung, ý kiến thảo luận.

+ Sau mỗi cuộc thảo luận, bạn thư kí tổng kết lại tất cả cho cả nhóm cùng nghe, điều này giúp cả nhóm có thể nắm và đánh giá lại quá trình thảo luận của nhóm, đồng thời hiểu vấn để để có thể cùng nhau đi đến kết luận cuối cùng của vấn đề.

2.3.2.2 Giải bài tập: Thành viên làm bài tập trước ở nhà, sau đó trình bày cách giải, so sánh đáp số. Từ đó, giúp các thành viên nhớ các công thức kỹ hơn và còn biết được mình đã làm đúng hay sai.

2.3.2.3 Thuyết trình: Trong học kì vừa qua, các thành viên đều thực hiện bài thuyết trình ít nhất là một lần theo cách thức như sau:

+ Đăng kí thuyết trình đề tài mình quan tâm cho nhóm trưởng

+ Nhóm trưởng báo cho các bạn khác trong nhóm biết đề tài thuyết trình để nắm và người thuyết trình sẽ gửi tài liệu về vấn đề mình sẽ thuyết trình cho các bạn cùng tham khảo trước, đồng thời các thành viên khác tự tìm tòi thêm để tham gia tích cực vào buổi thuyết trình.

+ Sau mỗi buổi thuyết trình, các thành viên cho nhận xét, đóng góp ý kiến cho người thuyết trình.

● Nếu trong một tuần, không có thành viên nào đăng kí đề tài thảo luận thì có hai hướng hoạt động: Nhóm trưởng đề ra đề tài thảo luận, hay đề ra một hoạt động khác thay cho việc thảo luận, thuyết trình như cùng tổ chức bữa tiệc nhỏ tại nhà 1 thành viên nào đó, qua nhà các bạn cùng nấu nướng, giải trí hay đi chơi để thư giãn đầu óc. Việc này linh động, dựa trên giai đoạn học tập có đang gấp rút ôn thi hay không; tinh thần của các thành viên, có quá căng thẳng vì lịch học dày đặc hay không.

2.3.2.4 Ôn tập trước khi thi:

● Ngay từ đầu học kì, nhóm đã ấn định thời gian bắt đầu việc ôn thi. Khi bước vào giai đọan này, cả nhóm cùng nhau thống nhất kế hoạch, nội dung ôn thi do các thành viên có khả năng khác nhau ở mỗi môn học. Người nhóm trưởng là người sẽ ghi lại ý kiến và tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch ôn tập.

● Có hai, ba bạn sẽ phụ trách một môn học, nhắc nhở lại các điểm trọng tâm. Sau đó, cả nhóm cùng đặt câu hỏi, bổ sung điểm chính, đưa ra những câu hỏi và cùng nhau trả lời.

2.3.3 Hoạt động vui chơi và họat động xã hội:

Hoạt động vui chơi: Là một phần trong kế hoạch của nhóm. Mỗi học kì có một chuyến đi chơi xa, thường xuyên có những buổi đi chơi nhỏ do người nhóm trưởng phụ trách tuần ghi vào kế hoạch của nhóm. Tổ chức sinh nhật cho các thành viên, tiệc tất niên, dã ngoại trong thành phố.

Hoạt động xã hội: Các thành viên đều có trách nhiệm tìm thông tin về các hoạt động xã hội. Khi có thông tin cho một chương trình hoạt động nào đó, thông báo cho cả nhóm biết để cùng tham gia. Tích cực tham gia giao lưu với các nhóm học tập khác để có thể trao đồi, học hỏi rộng rãi hơn nữa.

2.4 Lợi ích có được từ việc học nhóm trong thời gian qua:

● Học nhóm giúp giải quyết các vấn đề trong quá trình tự học chưa hiểu hoặc chưa hiểu rõ.

● Học nhóm giúp việc cho việc biết nhiều hơn, hiểu sâu hơn về các vấn đề kinh tế - xã hội khác, nắm ngoài chương trình học, thông qua các buổi thảo luận và thuyết trình.

● Học nhóm có những giây phút vui vẻ với bạn bè, giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress trong học tập.

● Việc tất cả các thành viên trong nhóm tuần tự phụ trách công việc chung của cả nhóm, giúp cho tất cả các thành viên đều có thể chủ động, linh hoạt xây dựng các hoạt động cho nhóm, đồng thời tạo cơ hội cho các thành viên rèn luyện khả năng lãnh đạo, phù hợp với chuyên ngành đang theo học.

● Thường xuyên thực hành thuyết trình giúp cho khả năng thuyết trình của cả nhóm được cải thiện đáng kể.

● Qua những buổi học nhóm, còn là thời gian để cùng nhau trao đổi về các phương pháp học tập, nâng cao khả năng tự học của bản thân hơn nữa. Cả nhóm còn chia sẻ những vấn đề khó khăn để có thể giúp đỡ lẫn nhau.

● Trong quá trình nhóm luôn đề cao sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ những vấn đề liên quan đến việc học mà còn cả vấn đề khác, tăng đoàn kết mà và cảm thấy gắn bó với nhau hơn. Những lợi động viên giúp các thành viên vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, giữ vững mục tiêu và cùng nhau tiến bộ.

2.5 Kết luận:

TÊN THÀNH VIÊN TB NĂM I HỌC KỲ 3 GIA SỐ

Trần Nguyễn Trường Thọ 6,62 7,73 1,11

Phan Thị Thanh Thúy 7,47 8,68 1,21

Nguyễn Thị Thanh Thủy 7,83 8,88 1,05

Trương Đức Toàn 8,02 9,15 1,13

Nguyễn Thị Thu Trang 8,33 9,20 0,87

Trương Thị Ngọc Yến 7,59 8,69 1,10

Nguyễn Trần Nhật Thanh 7,68 9,37 1,69

Qua bảng so sánh trên, trong học kì vừa qua, thành tích học tập của nhóm đề cải thiện đáng kể, điểm trung bình học tập của cả nhóm là 8,81. Ngoài ra, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội và hơn thế, nhóm đã có được một số thành tích trong các hoạt động trên. Không chỉ trong việc học, các kĩ năng cần thiết khác như kĩ năng thuyết trình,kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng sống khác đề được cải thiện, tốt hơn so với trước. Các thành viên trở nên năng động, tự tin và tích cực hơn. Qua đó, có thể thấy rằng, phương pháp học tập của từng cá nhân nói riêng và của cả nhóm đã đi đúng hướng. Phương pháp học tập đúng đắn, khoa học giữ vai trò đáng kể, giúp cả nhóm gặt hái được những thành công kể trên.

Tất cả thành viên của nhóm đều ý thức và có sự kết hợp hài hòa giữa vấn đề tự học và học nhóm: Tự học là chủ yếu, học nhóm là điều không thể thiếu. Với phương pháp P.A.G.E - T.C.P cho việc tự học và học nhóm giúp chúng tôi hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Các phương pháp của từng thành viên, tuy có sự linh động giữa các thành viên

nhưng đều đảm bảo cho việc: Lập kế hoạch; sử dụng câu hỏi trong lúc học, chú trọng quá trình tư duy; khái quát, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và cuối cùng, luôn phải tự đánh giá, kiểm tra quá trình thực hiện. Rèn luyện tinh thần làm việc theo nhóm, nâng cao kĩ năng giao tiếp, thuyết trình – những kĩ năng không thể thiếu sau này. Nhóm chúng tôi luôn cố gắng hoạn thiện bản thân, học tập, rèn luyện để trở nên tốt hơn. Cuối cùng, không thể thiếu sự nỗ lực và quyết tâm thực hiện. Mọi kế hoạch chắc chắn sẽ thất bại nếu nó mãi mãi chỉ là kế hoạch mà không được chúng ta biến thành hành động. Với sự quyết tâm, cố gắng hòan thiện bản thân và không thể thiếu những yếu tố khách quan, đó những thuận lợi đã giúp chúng tôi đã thực hiện thành công những kế hoạch mình đã đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế đòi hỏi chúng tôi phải luôn nỗ lực và đề ra hướng giải quyết để duy trì những điểm tốt và tiến xa hơn nữa trong tương lai.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU MỘT CÁCH HIỆU QUẢ.

Khi kết thúc học kì vừa qua, chúng tôi đã tiến hành việc nhìn nhận, tự đánh giá lại quá trình học tập đó. Với sự nỗ lực và quyết tâm hòan thiện bản thân, phấn đầu học tập thật tốt. Đồng thời, có được những thuận lợi đã giúp chúng tôi đã gặp hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế như đã trình bày ở trên. Để tiếp tục duy trì sự hiệu quả và nâng cao thành tích đạt được, chúng tôi cần chủ động tìm ra giải pháp giải quyết cho những khó khăn của từng cá nhân. Khắc phục được những khó khăn sẽ là một thuận lợi cho chúng tôi tiếp tục thực hiện những mục tiêu cao hơn trong chặng đường tiếp theo.

3.1 Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và giải pháp cho những khó khăn: khăn:

3.1.1 Thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động nhóm và giải pháp:3.1.1.1 Thuận lợi của nhóm: 3.1.1.1 Thuận lợi của nhóm:

- Các thành viên trong nhóm đều có tinh thần học tập tốt. Mỗi bạn đều có những sở trường và tính cách rất đặc trưng: bạn Thọ là một trưởng nhóm gương mẫu, lạc quan và đặc biệt có một phương pháp dung hòa nhóm khi có bất đồng xảy ra do đó nhóm luôn hoạt động trong không khí vui vẻ; bạn Yến thẳng thắn, luôn đóng góp ý kiến chân thành cho nhóm; Trang cần cù trong học tập, có khả năng học Anh văn rất tốt; Bạn Toàn là người rất cẩn thận, có sở trường học những môn xã hội; Thanh chăm chỉ trong học tập, ham học hỏi; Thúy vui vẻ, hay đóng góp ý kiến; bạn Thủy năng nổ, nhiệt tình, luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhóm. Những điều khác biệt giữa các thành viên của nhóm giúp các thành viên có thể học hỏi điều hay lẫn nhau và bổ sung lẫn nhau trong quá trình làm việc nhóm.

- Các thành viên luôn tự ý thức về việc học nhóm, làm việc tích cực, nghiêm túc. Do đó, việc học nhóm đạt hiệu quả cao.

-Các thành viên rất vui vẻ, một số bạn có óc hài hước giúp cho không khí của các buổi học nhóm bớt căng thẳng đi rất nhiều.

- Một thuận lợi không kém phần quan trọng là các thành viên đều học chung một lớp nên việc bố trí, sắp xếp thời gian học nhóm khá linh động, thuận lợi cho một số bạn nhà ở xa trường và một số bạn có đi học thêm, làm thêm.

- Mặt bằng chung thì quan điểm (quan điểm sống, học tập, vui chơi) của các bạn có điểm tương đồng nên hoạt động nhóm (học tập, tổ chức những buổi đi dã ngoại...) có phần thuận lợi hơn rất nhiều.

- Điều kiện học tập là một yếu tố không thể thiếu, các bạn đều trang bị những dụng cụ, thiết bị học tập cần thiết cho các buổi học nhóm. Ví dụ như máy tính xách tay.

- Ở trường có dành riêng không gian cho sinh viên học tập, họp nhóm nên nhóm không phải quan tâm nhiều đến địa điểm học nhóm.

- Các giảng viên trong trường rất năng động và nhiệt tình, nên trong khi học cũng như những lúc không lên lớp, các thầy cô cũng rất sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong việc giải quyết những vấn đề mà sinh viên còn thắc mắc. Đặc biệt bộ môn Tiếng anh, thời lượng nhiều và có nhiều bài tập thuyết trình nên đã giúp chúng tôi nâng cao đáng kể khả năng thuyết trình và vốn kiến thức ngoại ngữ của mình.

- Điều quan trọng nhất là các bạn đều có phương pháp học tập thích hợp cho riêng mình, mà trong mỗi phương pháp ấy đều quan tâm đến việc học nhóm để đạt được kết quả học tập tốt hơn, nâng cao khả năng thuyết trình, có thêm nhiều kiến thức về kinh tế, xã hội...nên mục tiêu của nhóm được xác định cụ thể, góp phần tích cực trong việc đề ra kế hoạch, phương pháp, những hoạt động..cho nhóm. (Kết quả học tập của các thành viên đều rất khả quan)

3.1.1.2 Khó khăn:

- Một số bạn thỉnh thoảng còn bị stress và phương pháp quản lý áp lực của một số bạn có áp dụng song chưa hiệu quả lắm nên làm cho hoạt động nhóm mất nhiều thời gian hơn dự kiến (vì phải giải thích lại đồng thời giúp đỡ các bạn giảm stress bằng cách nói chuyện, tâm sự với một số bạn).

- Hầu hết các thành viên trong nhóm đều là sinh viên sống xa nhà (nhóm có 7 bạn chỉ có 2 bạn có nhà ở thành phố Hồ Chí Minh), có phần thiệt thòi về một số mặt: sự chăm sóc trực tiếp từ gia đình, những buổi đi chơi cùng gia đình vào những ngày cuối tuần... nên việc nhớ nhà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các bạn từ đó gây tác động không tốt đến việc học tập nhóm.

- Vào những thời gian “nóng” (gần ngày thi, những ngày trường tổ chức các phong trào, hoạt động lớn như: kỷ niệm ngày truyền thống của trường FTU’s day, lễ khai giảng của tân sinh viên, lễ ra mắt tân sinh viên, các phong trào của Đoàn, Hội...) do số lượng sinh viên tập trung trên trường rất đông nên địa điểm họp nhóm là một vấn đề khó giải quyết, đồng thời thời gian học nhóm khi đó cũng bị ảnh hưởng.

- Vì lý do nhiều thành viên trong nhóm có nhà xa và mỗi người còn có những hoạt động cá nhân riêng nên cũng phần nào ảnh hưởng tới lịch hoat động của nhóm, khó tập trung đầy đủ nên sắp xếp lịch hoạt động của nhóm cũng phải linh động.

- Tăng cường các cuộc họp trên trường. Sắp xếp lịch họp nhóm vào thời gian phù hợp, không quá trễ, có thể là sau các buổi học hoặc vào những ngày được nghỉ 3 tiết đầu hoặc 3 tiết sau để tiết kiệm thời gian.

- Có kế hoạch trước các buổi họp, chuẩn bị kĩ càng để cuộc họp được hiệu quả, tổ chức các buổi họp khi cần thiết, tránh lãng phí thời gian nhưng phải đảm bảo hiệu quả. - Linh động trong việc phân chia công việc, phân chia công việc dựa trên sở trường và cũng cần quan tâm đến thời gian biểu, điều kiện riêng của từng người. trong từng gian đoạn, nếu có thành viên bận nhiều hoạt động cùng lúc, có thể linh động giao lượng công việc phù hợp. Các thành viên tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ các cho cả nhóm hoàn thành tốt công việc.

- Quan tâm đến đời sống ting thần của các thàng viên, quan tâm nhiều hơn đến các bạn sống xa khi gặp khó khăn để tạo sự gắn kết, nâng cao tình đoàn kết trong nhóm. Chia sẻ với nhau kinh nghiệm trong cuộc sống để giảm áp lực, tạo hứng thú nhiều hơn trong học tập.

- Tạo điều kiện để nhóm tham gia nhiều hoạt động tập thể với nhau hơn như các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Có thể đến nhà các bạn học nhóm khi có điều kiện, tổ chức các cuộc đi chơi như dã ngoại, về thăm nhà các thành viên khi có dịp.

3.1.2 Thuận lợi, khó khăn theo đánh giá của từng cá nhân và giải pháp:3.1.2.1 Trần Nguyễn Trường Thọ: 3.1.2.1 Trần Nguyễn Trường Thọ:

Thuận lợi:

- Gia đình luôn ủng hộ và động viên tinh thần cũng như vật chất.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM Profeesionalism (Trang 29)