Xây dựng mô hình hồi quy chứng minh hiệu quả của phương pháp P.A.G.E-

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM Profeesionalism (Trang 44)

Dùng kiến thức kinh tế lượng và phần mềm hỗ trợ EVIEW 6, chúng tôi đã chứng minh sự hiệu quả của phương pháp học tập P.A.G.E - T.C.P

4.1 Xây dựng mô hình hồi quy chứng minh hiệu quả của phương pháp P.A.G.E - T.C.P: T.C.P:

4.1.1Xây dựng các biến liên quan hữu cơ với phương pháp P.A.G.E-T.C.P:

+ Học lực: số điểm trung bình của kỳ học vừa rồi. + Số giờ tự học mỗi ngày.

+ Số giờ học nhóm mỗi tuần.

+ Thời gian biểu học tập: có lập và có tuân thủ nghiêm túc hay không. + Không gian học tập: thoải mái, bình thường hay không thoải mái.

+Tự đặt câu hỏi: thường xuyên , thỉnh thoảng hay không bao giờ có thoái quen này. + Tự đánh giá kết quả học tập: luôn luôn, thỉnh thoảng hay không bao giờ.

+ Kỹ năng thuyết trình: thường xuyên, thỉnh thoảng hay không bao giờ rèn luyện. + Tình trạng sức khỏe: tốt, bình thường hay không tốt.

+ Kế hoạch ôn thi: thường xuyên, hai tuần trước khi thi hay “nước đến chân mới nhảy”.

4.1.2 Xây dựng mô hình hồi quy :

1/ Ý nghĩa các biến của mô hình:

- Biến phụ thuộc: Y- điểm phẩy trung bình của sinh viên. - Biến độc lập:

* Biến định lượng:

X1 - số giờ tự học mỗi ngày. X2 - số giờ học nhóm mỗi tuần. * Biến định tính:

D1 - lập thời gian biểu học tập.

D1= 1: có lập thời gian biểu. D1=0: không lập thời gian biểu. D2 - tuân thủ theo đúng thời gian biểu.

D2=1: có tuân thủ. D2= 0: không tuân thủ. D3, D4 - không gian học tập:

D3=1: thoải mái D3=0: khác. D4= bình thường D4=0: khác.

Nhóm điều khiển là nhóm mà D3=D4=0 tức là không gian học tập không thoải mái. D5, D6 - tự đặt câu hỏi

D5=1:thường xuyên D5=0: khác. D6=1: thỉnh thoảng D6=0: khác.

Nhóm điều khiển là nhóm mà D5=D6=0 tức là không bao giờ tự đặt câu hỏi trong quá trình học.

D7,D8 - tự đánh giá.

D7=1:luôn luôn D7=0: khác. D8=1: thỉnh thoảng D8=0: khác.

Nhóm điều khiển là nhóm mà D7=D8=0 tức là không bao giờ tự đánh giá kết quả sau mỗi buổi học.

D9, D10 - rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

D9=1:thường xuyên D9=0: khác. D10=1:thỉnh thoảng D10=0: khác.

Nhóm điều khiển là nhóm mà D9=D10=0 tức là không bao giờ rèn luyện kỹ năng thuyết trình.

D11, D12 - tình trạng sức khỏe.

D11=1: tốt D11=0: khác. D12=1: bình thường D12=0: khác.

Nhóm điều khiển là nhóm mà D11=D12=0 tức là sức khỏe không tốt. D13, D14 - kế hoạch ôn thi.

D13=1: thường xuyên ôn tập D13: khác. D14=1: 2 tuần trước khi thi D14=0: khác.

Nhóm điều khiển là nhóm mà D13=D14=0 tức là không có kế hoạch ôn thi cụ thể, nước đến chân mới nhảy.

4.1.3 Mô hình sau khi dùng các phương pháp kiểm định và khắc phục các bệnh (Phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến,…): (Phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến,…):

Dependent Variable: Y Method: Least Squares

Date: 03/19/10 Time: 23:14 Sample: 1 241

Included observations: 241 Weighting series: 1/AF

White Heteroskedasticity-Consistent Standard Errors & Covariance

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 57.89398 0.666395 86.87635 0.0000 X1 1.497354 0.153204 9.773609 0.0000 X2 0.772812 0.151400 5.104455 0.0000 D1 0.010095 0.224090 0.045050 0.9641 D2 1.388105 0.666822 2.081672 0.0385 D3 2.958070 0.597631 4.949656 0.0000 D4 0.571744 0.350309 1.632110 0.1041 D5 1.964916 0.596072 3.296439 0.0011 D6 0.151447 0.516897 0.292994 0.7698 D7 0.889087 0.553857 1.605263 0.0282 D8 0.304697 0.364319 0.836346 0.0003 D9 1.459348 0.660833 2.208348 0.1098 D10 1.377560 0.371905 3.704069 0.4039 D11 3.178663 0.474247 6.702547 0.0000 D12 1.576667 0.322429 4.889975 0.0000 D13 2.325430 0.509266 4.566236 0.0000 D14 0.789562 0.385956 2.045734 0.0420

Weighted Statistics

R-squared 0.930898 Mean dependent var 72.40898

Adjusted R-squared 0.925962 S.D. dependent var 22.73996

S.E. of regression 1.729738 Akaike info criterion 4.001745

Sum squared resid 670.2069 Schwarz criterion 4.247561

Log likelihood -465.2103 Hannan-Quinn criter. 4.100780

F-statistic 188.5982 Durbin-Watson stat 1.969021

Prob(F-statistic) 0.000000

Unweighted Statistics

R-squared 0.900572 Mean dependent var 73.48548

Adjusted R-squared 0.893470 S.D. dependent var 6.746666

S.E. of regression 2.202044 Sum squared resid 1086.175

Durbin-Watson stat 1.924424 * Xây dựng mô hình: Y =57.89398 +1.497354*X1 + 0.772812*X2 +0.010095 *D1 +1.388105*D2 + 2.958070*D3 +0.571744*D4 + 1.964916*D5 +0.151447 *D6 +0.889087 *D7 +0.304697*D8 +1.459348 *D9 + 1.377560*D10 +3.178663 *D11 +1.576667 *D12 + 2.325430*D13 +0.789562 *D14 . 4.1.4 Kết luận về mô hình:

Từ đó nhóm chúng tôi đưa ra các kết luận sau:

- C2=1.497354: Lượng thời gian tự học mỗi ngày của sinh viên tác động cùng chiều tới kết quả học tập. Khi số giờ tự học mỗi ngày tăng lên 1 đơn vị , các yếu tố khác không thay đổi thì điểm số tăng lên 1.497354 điểm (các yếu tố khác không đổi). - C3=0.772812: Số giờ học nhóm mỗi tuần tác động cùng chiều tới kết quả học tập

của sinh viên. Khi số giờ học nhóm mỗi tuần tăng 1 giờ, các yếu tố khác không thay đổi thì điểm số tăng 0.772812 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C4=0.010095: Lập thời gian biểu cũng tác động cùng chiều tới kết quả học tập. Trung bình một sinh viên có lập thời gian biểu sẽ có kết quả học tập cao hơn một sinh viên không lập thời gian biểu là 0.010095 điểm (các yếu tố khác không đổi). - C5=1.388105: Tuân thủ thời gian biểu học tập cũng tác động cùng chiều tới kết

quả học tập. Một sinh viên tuân thủ đúng thời gian biểu có kết quả cao hơn một sinh viên không tuân thủ là 1.388105 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C6=2.958070: Môi trường học tập cũng ảnh hưởng tích cực tới kết quả học tập của sinh viên. Một sinh viên học tập trong môi trường thoải mái có kết quả học tập cao hơn một sinh viên học tập trong môi trường không thoải mái là 2.958070 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C7=0.571744: Trung bình một sinh viên học tập trong môi trường bình thường có kết quả học tập cao hơn một sinh viên học tập trong môi trường không thoải mái là 0.571744 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C8=1.964916: Thói quen đặt câu hỏi trong quá trình học tập có tác động tích cực tới kết quả học tập. một sinh viên thường xuyên đặt câu hỏi trong quá trình học có kết quả học tập cao hơn một sinh viên không bao giờ đặt câu hỏi là 1.964916 điểm(các yếu tố khác không đổi).

- C9=0.151447: Trung bình một sinh viên thỉnh thoảng đặt câu hỏi trong quá trình học có kết quả học tập cao hơn một sinh viên không có thói quen này là 0.151447 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C10=0.889087: Thói quen tự đánh giá trong quá trình học cũng tác động cùng chiều tới kết quả học tập. Trung bình một sinh viên thường xuyên tự đáng giá sau mỗi buổi học có kết quả học tập cao hơn một sinh viên không có thói quen này là 0.889087 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C11=0.304697: Trung bình một sinh viên thỉnh thoảng tự đánh giá kết quả học tập có kết quả cao hơn so với một sinh viên không bao giờ tự đánh giá là 0.304697 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C12=1.459348: Trau dồi kỹ năng thuyết trình ảnh hưởng cùng chiều tới kết quả học tập. trung bình một sinh viên thường xuyên trau dồi kỹ năng thuyết trình có kết quả học tập cao hơn một sinh viên không bao giờ lam việc này là 1.459348 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C13=1.377560: Một sinh viên thỉnh thoảng rèn luyện kỹ năng thuyết trình có kết quả học tập cao hơn một sinh viên không có thói quen này là 1.377560 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C14=3.178663: Sức khỏe có tác động cùng chiều tới kết quả học tập, một sinh viên có sức khỏe tốt có kết quả học tập cao hơn một sinh viên có sức khỏe không tốt là 3.178663 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C15=1.576667: Một sinh viên có sức khỏe bình thường có kết quả học tập cao hơn một sinh viên có sức khỏe yếu là 1.576667 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C16= 2.325430: Kế hoạch ôn thi thường xuyên có tác động cùng chiều với kết quả học tập. Một sinh viên thường xuyên ôn thi có kết quả học tập cao hơn một sinh viên cận ngày thi mới ôn tập là 2.325430 điểm (các yếu tố khác không đổi).

- C17=0.789562: Một sinh viên ôn thi trước 2 tuần có kết quả học tập cao hơn một sinh viên cận ngày mới ôn thi là 0.789562 điểm (các yếu tố khác không đổi).

4.1.5 Đánh giá ý nghĩa của mô hình hồi quy, chứng minh hiệu quả của phương pháp P.A.G.E – T.C.P : pháp P.A.G.E – T.C.P :

- Mô hình hồi quy của nhóm chúng tôi được xây dựng trên cơ sở là các yếu tố cơ bản của phương pháp P.A.G.E - T.C.P. Có thể nói quá trình thực hiện và đánh giá mô hình này chính là quá trình kiểm nghiệm tính thực tế của phương pháp học P.A.G.E – T.C.P. Qua kết quả khảo sát và mô hình hồi quy được, xét thấy mức độ phù hợp của mô hình đạt tới 93% và hơn nữa, tất cả các yếu tố đều có tác động cùng chiều đối với kết quả học tập. Như vậy qua khảo sát thực tế có thể đánh giá P.A.G.E – T.C.P là một phương pháp học hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Thêm vào đó, kết quả học tập học kỳ vừa rồi của nhóm chúng tôi thêm một lần nữa chứng minh tính hiệu quả của phương pháp này. Nhận thấy tính hiệu quả và khả năng thực thi của P.A.G.E - T.C.P, chúng tôi mong muốn phương pháp này có thể được phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn trong sinh viên. Chúng tôi hi vọng các bạn sinh viên sẽ tìm được những điều bổ ích, cần thiết từ phương pháp này, để hoàn thiện phương pháp học tập của bản thân và hứa hẹn sẽ mang lại kết quả cao trong học tập.

- Và cũng từ kết quả hồi quy của mô hình cho thấy các biến X1, X2, D2, D3, D5, D7, D8, D11, D12, D13, D14 là các biến thực sự có ý nghĩa ( do các biến này có trị số p_value <0.05). Cũng có nghĩa là các yếu tố : số giờ tự học mỗi ngày, số giờ học nhóm mỗi tuần, tuân thủ theo đúng thời gian biểu đặt ra, môi trường học tập thoải mái, thói quen thường xuyên tự đặt câu hỏi trong quá trình học, thói quen đánh giá kết quả nghĩa lớn, cần chú trọng trong phương pháp học đaị học.

4.2 Đề xuất của nhóm với các bạn sinh viên:

Thông qua việckhảo sát, xây dựng mô hình trên đây, mục đích của nhóm chúng tôi còn nhằm nghiên cứu nhứng yếu tố thực sự ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nhằm đưa ra những đề xuất xác thực giúp các sinh viên xây dựng một phương pháp học đại học hiệu quả hơn. Và sau đây là một số đề xuất để các bạn tham khảo.

4.2.1 Đề xuất cho việc tự học và học nhóm:

- Từ kết quả khảo sát và hồi quy cho thấy việc tự học và học nhóm là hai biến có ý nghĩa lớn nhất trong mô hình.

- Về tự học, theo thống kê của kết quả khảo sát trên 241 sinh viên thì:

+ Nhóm sinh viên dành khoảng 1 – 3 giờ mỗi ngày cho việc tự học, học lực trung bình (điểm tổng kết dưới 7.0), chiếm 30% sinh viên

+ Nhóm sinh viên dành 3 – 5 giờ cho việc tự học hàng ngày chiếm khoảng 49% sinh viên, có học lực khá ( điểm tổng kết từ 7.0 đến dưới 8.0).

+ Nhóm sinh viên dành 5 – 8 giờ cho việc tự học mỗi ngày chiếm 21%, đạt được học lực giỏi ( điểm trung bình trên 8.0)

- Xét thấy việc tự học và lượng thời gian dành cho việc tự học mỗi ngày là rất quan trọng. Thời lượng này càng lớn thì kết quả học tập càng được cải thiện theo hướng tích cực hơn.Do đó, nhóm chúng tôi đưa ra đề xuất:

+ Các sinh viên nên sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học và cố gắng dành khoảng từ 3 giờ trở lên để tự học mỗi ngày

+ Sử dụng thời gian biểu một cách linh hoạt và hiệu quả, nên phân chia thời gian dành cho việc tự học và các hoạt động khác một cách hợp lý, nên phân bổ thời gian xen kẽ để đạt hiệu qủa cao nhất, không nên học dồn một lúc dễ dẫn đến stress, hiệu quả không cao mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Và dù bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học mỗi ngày thì điều quan trọng là hiệu quả học tập mà bạn nhận được sau khoảng thời gian đó. Đây mới chính là mục tiêu cuối cùng mà mọi sinh viên đều quan tâm.

- Theo kết quả hồi quy ở trên, ta cũng thấy rằng bên cạnh việc tự học thì học nhóm

cũng mang lại hiệu quả cao. Qua khảo sát 241 sinh viên

+ Nhóm sinh viên đạt học lực trung bình ( có điểm tổng kết dưới 7.0) chiếm 30% dành khoảng 2 – 5 giờ mỗi tuần để học nhóm.

+ 49% sinh viên đạt học lực khá ( có điểm tổng kết từ 7.0 đến dưới 8.0) dành 4 – 6 giờ cho việc học nhóm hàng tuần.

+ 21% sinh viên đạt loại giỏi ( có điểm tổng kết từ 8.0 trở lên) dành cho việc học nhóm hàng tuần khoảng thời gian 6 – 9 giờ.

- Chúng tôi thấy rằng học nhóm là một hoạt động bổ ích, hiệu quả và cũng có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Thực tế trên cho thấy các sinh viên chưa thực sự chú trọng đến hoạt động này. Nhóm sinh viên đạt loại giỏi dành 6 – 9 giờ cho việc học nhóm mỗi tuần. Do đó chúng tôi nghĩ khi tăng lượng thời gian học nhóm và học nhóm một cách hiệu quả thì kết quả học tâp sẽ được cải thiện đáng kể.

+ Phân bổ thời gian, sắp xếp lịch hoạt động, học nhóm một cách cụ thể. Nhóm nên học 3 lần trong tuần, mỗi buổi từ 2 – 3 giờ.

+ Để cho buổi học nhóm có hiệu quả thì các thành viên nên chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi học nhóm. Các thành viên nên phân chia công việc cụ thể, mỗi bạn phụ trách một mảng kiến thức để thuyết trình cho các bạn cùng nghe làm cho buổi học nhóm thêm hứng thú, tạo sự thoải mái giúp cho việc tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn. Nếu công việc của buổi học là chữa các bài tập khó thì các thành viên cố gắng tìm tài liệu, chia nhau giải bài tập và giảng giải cho nhau nghe. Như vậy, công việc mỗi người giảm nhẹ đi mà hiệu quả công việc cao hơn.

+ Có thể chia nhỏ nhóm thành các cặp để thảo luận về nhiều khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau khoảng 20 phút thảo luận, cả nhóm cùng phân tích vấn đề sẽ hiểu sâu hơn.

+ Trong khi học nhóm, nên có khoảng thời gian giải lao để thư giãn, thoải mái đầu óc nhằm tập trung cho giờ học sau. Và đây cũng là cơ hội cho các thành viên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn giúp cho quá trình hoạt động nhóm thêm hiệu quả.

- Đặc biệt, để đạt hiệu quả tốt nhất có thể thì các sinh viên nên kết hợp linh hoạt giữa việc tự học và học nhóm. Việc tự học kết hợp với học nhóm sẽ hỗ trợ đắc lực và bổ sung cho nhau để giúp các sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, những sinh viên có thành tích học tập cao ( đặc biệt là các sinh viên có điểm trung bình từ 9.0 trở lên) đều áp dụng kết hợp hiệu quả giữa tự học và học nhóm. Tự học là quá trình biến các kiến thức tiếp thu được ( có thể là từ thầy cô, bạn bè, sách báo,…) thành kiến thức của bản thân mình còn học nhóm sẽ giúp các sinh viên củng cố lại kiến thức, ghi nhớ lâu hơn và đặc biệt quá trình này giúp sinh viên giải quyết các khó khăn mà việc tự học chưa làm được như giải các bài tập khó, tranh luận những vấn đề chưa hiểu rõ giúp sinh viên hiểu cặn kẽ vấn đề, ghi nhớ lâu hơn.

4.2.2 Tạo ra một môi trường học tập thuận lợi:

- Như theo những gì nhóm chúng tôi đã điều tra và phân tích sau đó sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xem xét tác động của yếu tố môi trường đến kết quả học tập của sinh viên thì yếu này rất có ý nghĩa (chứng tỏ môi trường học tập càng thuận lợi thì càng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên). Theo thống kê của nhóm chúng tôi thì chỉ có 11,2% (27/241) sinh viên có môi trường học tập thật sự thoải mái. Như vậy, kết quả học tập của sinh viên sẽ được cải thiện đáng kể nếu có một môi

trường thích hợp hơn cho mỗi người. Các bạn nên xây dựng một môi trường học tập theo tiêu chí sau:

+ Phù hợp với tính cách, sở trường...của bạn ở một mức độ có thể đáp ứng được.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM Profeesionalism (Trang 44)