2.3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động nhóm:
Đầu học kì, các thành viên trong nhóm đã cùng nhau xây dựng phương pháp học nhóm và thống nhất ý kiến cho việc học nhóm, đưa ra những điểm chính như sau:
Xác định mục tiêu của nhóm: Cùng nhau chia sẻ những mục tiêu chung, chia sẻ
thông tin, kiến thức, trao đổi để nâng cao khả năng của từng cá nhân, chia sẻ khó khăn, động viên, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ.
P (Planning): Kế hoạch
● Kế hoạch của nhóm được lập dựa trên mục tiêu của nhóm, hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu riêng của thành viên trong nhóm và được lập dựa trên nội dung học phần, thời gian học tập để có kế hoạch học tập, ôn tập thi cử hợp lí.
● Tất cả các thành viên trong nhóm lần lượt đảm nhiệm vị trí phụ trách nhóm trong 2 tuần. Sau 2 tuần, công việc này sẽ giao cho một thành viên khác, cứ tuần tự đến tất cả thành viên. Người phụ trách nhóm là người có nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch hoạt động cho nhóm trong 2 tuần khi, phổ biến cho các bạn vào cuối tuần, ở buổi họp nhóm. Trong kế hoach ấy: nêu rõ nhóm có chương trình hoạt động như thế nào, nội dung hoạt động và thời gian hoạt động ra sao. Mỗi thành viên nắm thời khóa biểu và nếu không thể sắp xếp được thời gian theo đó thì ngay lập tức báo cho người phụ trách nhóm biết nhằm thay đổi cho phù hợp.
+ Chủ động, linh hoạt trong việc sắp xếp thời khóa biểu cho phù hợp với thành viên, việc học, nội dung hoạt động của nhóm
+ Chịu trách nhiệm thông báo tới các thành viên tất cả thông tin về hoạt động của nhóm trong 2 tuần ấy.
+ Giải quyết các vấn đề của nhóm trong thời gian mình làm trưởng nhóm. + Nhắc nhở, đánh giá hoạt động của các thành viên.
● Để tránh việc các thành viên khó khăn ko thể sắp xếp được thời gian tham gia, các hoạt động của nhóm chủ yếu được sắp xếp vào 2 ngày thứ bảy và chủ nhật, các bạn không phải đi học thêm môn gì hay bận rộn bài vở ở trượng.
● Địa điểm: Ở trường hay nhà các bạn gần trường (Thủy, Yến, Thọ, Toàn).
● Trong 1 học kỳ, tất cả các thành viên đều tiến hành làm thuyết trình ít nhất một lần.
A (Asking): Đặt câu hỏi
Trong việc tổ chức học nhóm, hoạt động trên được tiến hành theo hình thức thảo luận, các thành viên đặt câu hỏi và thảo luận câu trả lời để cho ra câu trả lời cuối cùng. Có thể tham khảo ý kiến của giảng viên khi không thể cùng nhau đi đến kêt luận chung.
G (Generalizing): Khái quát hóa, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ.
Thích hợp cho việc tìm hiểu các vấn đề kinh tế, xã hội thực tế. Qua việc thảo luận, các thành viên có thể đưa ra ý kiến của bản thân, từ đó có thể cùng nhau phân tích để hiểu sâu hơn về các vấn đề kinh tế, xã hội, vốn là những vấn đề đỏi hòi phải đánh giá, nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau.
E (Evaluating): Đánh giá
● Có một buổi họp ngắn 30 phút vào sáng thứ bảy hàng tuần để cùng nhau đánh giá hiệu quả các hoạt động của nhóm, nhận xét, đóng góp ý kiến cho các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng phổ biến kế hoạch tuần cho nhóm.
● Sau mỗi phiên làm nhóm trưởng, các bạn sẽ cùng nhau nhận xét, đánh giá 2 tuần hoạt động đã qua, đồng thời cho ý kiến, nhận xét những điểm được và chưa được với bạn nhóm trưởng để bạn rút kinh nghiệm, sẽ làm tốt hơn trong lần sau.
● Sau khi tất cả các thành viên đề đã lần lượt làm nhóm trưởng, nhóm tiến hành tổng kết, cùng nhau nhận xét lại quá trình hoạt động và đề ra mục tiêu hoạt động mới cho nhóm.
T (Team work): Tinh thần đồng đội
Thông qua việc cùng nhau làm việc, học tập và vui chơi, các thành viên có thể tự mình rèn luyện các kĩ năng cần thiết để làm việc theo nhóm:
Sự tôn trọng và khích lệ lẫn nhau
Biết hài hòa kết hợp việc giữa mục tiêu của cá nhân và mục tiêu chung, phải biết hoạt động cho việc thực hiện mục tiêu chung, không vì lợi ích cá nhân, ích kỉ.
Học cách lắng nghe, có tinh thần học hỏi lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ.
C (Communicating): Giao tiếp
Các thành viên không chỉ ý thức việc tự rèn luyện kĩ năng này mà các hoạt động nhóm cũng hướng tới việc nâng cao khả năng trên thông qua: Trao đổi thông tin, chia sẻ trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm, mở rộng quan hệ, giao lưu với mọi người để phát triển các mối quan hệ, đồng thời rèn luyện kĩ năng trên.
P (Presenting): Thuyết trình
Nhóm đề ra hoạt động thuyết trình, trong đó, các thành viên sẽ lần lượt thuyết trình để trực tiếp rèn luyện kĩ năng trên. Thông qua hoạt động thuyết trình, các bạn đóng góp ý kiến cho nhau, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ nhau để cải thiện và nâng cao kĩ năng thuyết trình của mình.
Các yếu tố trên không tách rời, mà luôn bổ sung cho nhau, có quan hệ gắn bó với nhau. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên thì không thể hoàn thiện và nâng cao khả năng của bản thân được. Ví dụ như: Thông qua “P”, “A” sẽ thực hiện hiệu quả của mình tốt hơn, nếu thiếu “C” thì không thể nào có “T” và hầu hết các yếu tố khác vì nếu giao tiếp không hiệu quả, dễ dẫn đến việc không hiểu nhau, thông tin không rõ ràng và điều quan trọng là khó mà giữ được bầu không khí vui vẻ); “P” giúp cho tất cả có thể có một cái nhìn rõ ràng về mọi hoạt động, đảm bảo cho việc thực hiện “A”, “P”… và các yếu tồ khác hoàn hảo. Nếu thiếu “T” không thể thực hiện tất cả các yếu tố khác một cách hiệu quả. Và “E” là điểu không thể thiếu, nhờ “E” mới thực hiện điều chỉnh và ngày một tiến bộ hơn… Tóm lại, tất cả các yếu tố trên là cần thiết cho nhau, nếu thiếu một yếu tố thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc rèn luyện các yếu tố còn lại. Nhóm luôn kết hợp hài hòa thực hiện rèn luyện tất cả các yếu tố trên, phát triển khả năng học tập, làm việc theo nhóm, từ đó nâng cao hiệu quả của việc tự học và trang bị cho mình nhiều kĩ năng sống cần thiết khác.
2.3.2. Nội dung thực hiện hoạt động nhóm:2.3.2.1 Hoạt động cho việc học: 2.3.2.1 Hoạt động cho việc học:
Hình thức: thảo luận và thuyết trình, cùng nhau giải bài tập.
2.3.2.1.1 Thảo luận:
Đề tài: Những vấn đề khó trong chương trình học, mà khi tự học không thể tự giải quyết hay chưa rõ; ngay cả những vấn đề kinh tế, xã hội mà mình quan tâm.
Các thức tiến hành:
+ Thành viên có vấn đề muốn thảo luận, đăng kí cho người nhóm trưởng phụ trách tuần đó biết. Đồng thời, gửi câu hỏi thảo luận, câu hỏi về vấn đề mình chưa rõ cho nhóm trưởng. Người nhóm trưởng có trách nhiệm sắp xếp thứ tự, ghi vào kế hoạch hoạt động của nhóm và thông báo vào cuối tuần, ở buổi họp nhóm. Dựa vào kế hoạch, các bạn trong nhóm biết nội dung mình sẽ thảo luận về vấn đề gì trong kế hoạch tuần để chuẩn bị. Vào ngày thảo luận, tất cả mọi người đều đã biết rõ vấn đề mình sẽ thảo luận , hơn nữa tất cả đều chuẩn bị tài liệu, có một cái nhìn khái quát về vấn đề để có thể tích cực đóng góp, xây dựng cho các đề tài thảo luận.
+ Trong mỗi cuộc thảo luận, người nhóm trưởng có trách nhiệm phân công một bạn làm thư kí, ghi chú lại nội dung, ý kiến thảo luận.
+ Sau mỗi cuộc thảo luận, bạn thư kí tổng kết lại tất cả cho cả nhóm cùng nghe, điều này giúp cả nhóm có thể nắm và đánh giá lại quá trình thảo luận của nhóm, đồng thời hiểu vấn để để có thể cùng nhau đi đến kết luận cuối cùng của vấn đề.
2.3.2.2 Giải bài tập: Thành viên làm bài tập trước ở nhà, sau đó trình bày cách giải, so sánh đáp số. Từ đó, giúp các thành viên nhớ các công thức kỹ hơn và còn biết được mình đã làm đúng hay sai.
2.3.2.3 Thuyết trình: Trong học kì vừa qua, các thành viên đều thực hiện bài thuyết trình ít nhất là một lần theo cách thức như sau:
+ Đăng kí thuyết trình đề tài mình quan tâm cho nhóm trưởng
+ Nhóm trưởng báo cho các bạn khác trong nhóm biết đề tài thuyết trình để nắm và người thuyết trình sẽ gửi tài liệu về vấn đề mình sẽ thuyết trình cho các bạn cùng tham khảo trước, đồng thời các thành viên khác tự tìm tòi thêm để tham gia tích cực vào buổi thuyết trình.
+ Sau mỗi buổi thuyết trình, các thành viên cho nhận xét, đóng góp ý kiến cho người thuyết trình.
● Nếu trong một tuần, không có thành viên nào đăng kí đề tài thảo luận thì có hai hướng hoạt động: Nhóm trưởng đề ra đề tài thảo luận, hay đề ra một hoạt động khác thay cho việc thảo luận, thuyết trình như cùng tổ chức bữa tiệc nhỏ tại nhà 1 thành viên nào đó, qua nhà các bạn cùng nấu nướng, giải trí hay đi chơi để thư giãn đầu óc. Việc này linh động, dựa trên giai đoạn học tập có đang gấp rút ôn thi hay không; tinh thần của các thành viên, có quá căng thẳng vì lịch học dày đặc hay không.
2.3.2.4 Ôn tập trước khi thi:
● Ngay từ đầu học kì, nhóm đã ấn định thời gian bắt đầu việc ôn thi. Khi bước vào giai đọan này, cả nhóm cùng nhau thống nhất kế hoạch, nội dung ôn thi do các thành viên có khả năng khác nhau ở mỗi môn học. Người nhóm trưởng là người sẽ ghi lại ý kiến và tổng hợp ý kiến, lập kế hoạch ôn tập.
● Có hai, ba bạn sẽ phụ trách một môn học, nhắc nhở lại các điểm trọng tâm. Sau đó, cả nhóm cùng đặt câu hỏi, bổ sung điểm chính, đưa ra những câu hỏi và cùng nhau trả lời.
2.3.3 Hoạt động vui chơi và họat động xã hội:
Hoạt động vui chơi: Là một phần trong kế hoạch của nhóm. Mỗi học kì có một chuyến đi chơi xa, thường xuyên có những buổi đi chơi nhỏ do người nhóm trưởng phụ trách tuần ghi vào kế hoạch của nhóm. Tổ chức sinh nhật cho các thành viên, tiệc tất niên, dã ngoại trong thành phố.
Hoạt động xã hội: Các thành viên đều có trách nhiệm tìm thông tin về các hoạt động xã hội. Khi có thông tin cho một chương trình hoạt động nào đó, thông báo cho cả nhóm biết để cùng tham gia. Tích cực tham gia giao lưu với các nhóm học tập khác để có thể trao đồi, học hỏi rộng rãi hơn nữa.
2.4 Lợi ích có được từ việc học nhóm trong thời gian qua:
● Học nhóm giúp giải quyết các vấn đề trong quá trình tự học chưa hiểu hoặc chưa hiểu rõ.
● Học nhóm giúp việc cho việc biết nhiều hơn, hiểu sâu hơn về các vấn đề kinh tế - xã hội khác, nắm ngoài chương trình học, thông qua các buổi thảo luận và thuyết trình.
● Học nhóm có những giây phút vui vẻ với bạn bè, giúp giải tỏa căng thẳng, giảm stress trong học tập.
● Việc tất cả các thành viên trong nhóm tuần tự phụ trách công việc chung của cả nhóm, giúp cho tất cả các thành viên đều có thể chủ động, linh hoạt xây dựng các hoạt động cho nhóm, đồng thời tạo cơ hội cho các thành viên rèn luyện khả năng lãnh đạo, phù hợp với chuyên ngành đang theo học.
● Thường xuyên thực hành thuyết trình giúp cho khả năng thuyết trình của cả nhóm được cải thiện đáng kể.
● Qua những buổi học nhóm, còn là thời gian để cùng nhau trao đổi về các phương pháp học tập, nâng cao khả năng tự học của bản thân hơn nữa. Cả nhóm còn chia sẻ những vấn đề khó khăn để có thể giúp đỡ lẫn nhau.
● Trong quá trình nhóm luôn đề cao sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ những vấn đề liên quan đến việc học mà còn cả vấn đề khác, tăng đoàn kết mà và cảm thấy gắn bó với nhau hơn. Những lợi động viên giúp các thành viên vượt qua khó khăn dễ dàng hơn, giữ vững mục tiêu và cùng nhau tiến bộ.
2.5 Kết luận:
TÊN THÀNH VIÊN TB NĂM I HỌC KỲ 3 GIA SỐ
Trần Nguyễn Trường Thọ 6,62 7,73 1,11
Phan Thị Thanh Thúy 7,47 8,68 1,21
Nguyễn Thị Thanh Thủy 7,83 8,88 1,05
Trương Đức Toàn 8,02 9,15 1,13
Nguyễn Thị Thu Trang 8,33 9,20 0,87
Trương Thị Ngọc Yến 7,59 8,69 1,10
Nguyễn Trần Nhật Thanh 7,68 9,37 1,69
Qua bảng so sánh trên, trong học kì vừa qua, thành tích học tập của nhóm đề cải thiện đáng kể, điểm trung bình học tập của cả nhóm là 8,81. Ngoài ra, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội và hơn thế, nhóm đã có được một số thành tích trong các hoạt động trên. Không chỉ trong việc học, các kĩ năng cần thiết khác như kĩ năng thuyết trình,kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng sống khác đề được cải thiện, tốt hơn so với trước. Các thành viên trở nên năng động, tự tin và tích cực hơn. Qua đó, có thể thấy rằng, phương pháp học tập của từng cá nhân nói riêng và của cả nhóm đã đi đúng hướng. Phương pháp học tập đúng đắn, khoa học giữ vai trò đáng kể, giúp cả nhóm gặt hái được những thành công kể trên.
Tất cả thành viên của nhóm đều ý thức và có sự kết hợp hài hòa giữa vấn đề tự học và học nhóm: Tự học là chủ yếu, học nhóm là điều không thể thiếu. Với phương pháp P.A.G.E - T.C.P cho việc tự học và học nhóm giúp chúng tôi hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Các phương pháp của từng thành viên, tuy có sự linh động giữa các thành viên
nhưng đều đảm bảo cho việc: Lập kế hoạch; sử dụng câu hỏi trong lúc học, chú trọng quá trình tư duy; khái quát, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và cuối cùng, luôn phải tự đánh giá, kiểm tra quá trình thực hiện. Rèn luyện tinh thần làm việc theo nhóm, nâng cao kĩ năng giao tiếp, thuyết trình – những kĩ năng không thể thiếu sau này. Nhóm chúng tôi luôn cố gắng hoạn thiện bản thân, học tập, rèn luyện để trở nên tốt hơn. Cuối cùng, không thể thiếu sự nỗ lực và quyết tâm thực hiện. Mọi kế hoạch chắc chắn sẽ thất bại nếu nó mãi mãi chỉ là kế hoạch mà không được chúng ta biến thành hành động. Với sự quyết tâm, cố gắng hòan thiện bản thân và không thể thiếu những yếu tố khách quan, đó những thuận lợi đã giúp chúng tôi đã thực hiện thành công những kế hoạch mình đã đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế đòi hỏi chúng tôi phải luôn nỗ lực và đề ra hướng giải quyết để duy trì những điểm tốt và tiến xa hơn nữa trong tương lai.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU TƯƠNG LAI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU MỘT CÁCH HIỆU QUẢ.
Khi kết thúc học kì vừa qua, chúng tôi đã tiến hành việc nhìn nhận, tự đánh giá lại quá trình học tập đó. Với sự nỗ lực và quyết tâm hòan thiện bản thân, phấn đầu học tập thật tốt. Đồng thời, có được những thuận lợi đã giúp chúng tôi đã gặp hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế như đã trình bày ở trên. Để tiếp tục duy trì sự hiệu quả và nâng cao thành tích đạt được, chúng tôi cần chủ động tìm ra giải pháp giải quyết cho những khó khăn của từng cá nhân. Khắc phục được những khó khăn sẽ là một thuận lợi cho chúng tôi tiếp tục