3.1.2.1 Trần Nguyễn Trường Thọ:
Thuận lợi:
- Gia đình luôn ủng hộ và động viên tinh thần cũng như vật chất.
- Có một nhóm học tập phù hợp với bản thân, gắn kết thân thiết với bạn bè. - Bản thân đã tìm được sự yêu thích trong chuyên ngành đã chọn.
- Có một số thành công nhất định nên tạo động lực tiếp tục nỗ lực.
Khó khăn:
- Nơi ở trọ hiện tại chưa ưng ý nên tác động phần nào đến quá trình học tập.
- Công việc làm thêm có ảnh hưởng đến quỹ thời gian dành cho việc học tập và các hoạt động xã hội.
- Chưa có nhiều điều kiện trau dồi ngoại ngữ ở các trung tâm với người bản xứ.
Giải pháp:
- Tích cực tìm chỗ trọ mới thích hợp hơn qua các trung tâm hỗ trợ sinh viên hoặc bạn bè để tạo được sự thoải mái trong việc học tập.
- Thường xuyên học nhóm ở trường cùng bạn bè, vừa tối ưu hóa hiệu quả học tập, vừa hạn chế phần nào vấn đề môi trường học tập không thoải mái tại nơi trọ.
- Sắp xếp hợp lý công việc làm thêm, làm vào những ngày cuối tuần để hạn chế tối đa ảnh hưởng nhưng vẫn có thu nhập hợp lý phục vụ cho học tập và sinh hoạt.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để đọc thêm những quyển sách hoàn thiện cá nhân, những kinh nghiệm sống đã được đúc kết như “Đắc nhân tâm”, “ Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, “ Bí mật của sự may mắn”,…
- Tận dụng việc làm thêm tại khách sạn để tiếp xúc và luyện kỹ năng nghe nói tiếng anh với khách người nước ngoài, ngoài ra có thể học thêm kinh nghiệp chuyên môn và hiểu biết từ những bài phát biểu và giới thiệu của họ.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên cùng với bạn bè và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bản thân cảm thấy luôn khỏe mạnh, dồi dào sức sống và niềm yêu thích học tập và cống hiến cho cuộc sống.
3.1.2.2 Nguyễn Thị Thu TrangThuận lợi: Thuận lợi:
- Gia đình luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thoài mái học tập. -Bản thân tôi không phải đi làm thêm nên thời gian học tập ổn định hơn
-Khu vực xung quanh nơi ở khá yên tĩnh, lại có bạn cùng lớp nên việc trao đổi bài để giải quyết những thắc mắc được dễ dàng hơn.
-Môi trường học tập rất năng động, trường có nhiều phong trào, cuộc thi tạo điều kiện cho bản thân tích cực tham gia và tích lũy những kỹ năng sống cần thiết.
-Có nhóm học tập riêng nên việc tiếp cận vấn đề được sâu sắc hơn.
Khó khăn:
-Là sinh viên xa nhà nên đôi khi nỗi nhớ nhà làm cho tôi có hơi chểnh mảng trong việc học
-Tôi cũng đang theo học một khóa học tiếng Pháp, do đó thời gian dành cho việc học những môn học trên trường có phần trở nên hạn hẹp hơn so với trước, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa
Giải pháp:
- Với khó khăn nhà xa, trước đây chưa chủ động trong việc đi lại. Trong học kì này, tôi sẽ sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại nên dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc di chuyển.
- Đề ra và tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt đủ chất và điều độ, giữ gìn sức khỏe. - Sắp xếp thời gian để tập 15-30 phút đễ nâng cao sức khỏe.
- Cải thiện việc học tiếng Anh bằng phương pháp riêng:
Để nâng cao trình độ nói và viết tiếng Anh mà đặc biệt là tiếng Anh thương mại, điều quan trọng nhất là nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn càng nhiều từ và thuật ngữ chuyên ngành càng tốt. Vì thế tôi đã sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ theo chủ đề hoặc theo nghĩa.
- Tuân theo quy trình đọc một bài luận hay một bài đọc hiểu tiếng Anh của tôi cũng gồm 4 bước:
Bước 1: Đọc lướt qua bài đọc, vừa nắm ý chính vừa dùng bút dạ quang tô màu những từ và cụm từ mới. Có thể dùng hai màu: màu đỏ cho những từ mới, màu xanh cho những từ, cụm từ chuyên ngành hay, lạ; những kiều cấu trúc câu mới hoặc thường sử dụng trong Thương mại.
Bước 2: Tra từ điển những từ hoặc cụm từ chưa biết nghĩa và ghi ngay trên từ đó. Ghi các từ hoặc thuật ngữ mới vào các thẻ ghi nhớ theo chủ đề hay theo nghĩa.
Bước 3: Đọc lại bài đọc một lần nữa để chắc rằng mình đã hiểu kĩ, dùng 1 tờ giấy ghi nhớ nhỏ để ghi ý chính của bài và cố gắng nhớ những ý đó. Điều này giúp rèn luyện khả năng viết.
Bước 4: Học các từ mới và xem lại thẻ ghi nhớ. Sau đó tập nói lại nội dung của bài đọc theo cách của mình để nâng cao khả năng nói tiếng Anh.
3.1.2.3 Phan Thị Thanh ThúyThuận lợi: Thuận lợi:
- Gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thoài mái học tập.
- Có điều kiện học tập tốt, các phương tiện hỗ trợ cho việc học (máy vi tính, không gian học tập riêng…)
- Sống gần gia đình, không bị yếu tố xa nhà ảnh hưởng tới việc học, được chăm sóc chu đáo từ gia đình.
- Thời gian chủ yếu dành cho việc học, không bị ảnh hưởng từ việc làm thêm.
- Một trong những điều thuận lợi quan trọng khác là bước vào năm học thứ hai đã có một nhóm bạn học tập. Với nhóm bạn học tập này đã giúp ích rất nhiều cho việc học.
Khó khăn:
- Nhà ở xa là một yếu tố gây khó khăn cho việc tham gia các hoạt động nhóm và các hoạt động xã hội.
- Kỹ năng quản lí áp lực chưa tốt, thỉnh thoảng vẫn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì khối lượng công việc quá nhiều.
Giải pháp:
- Trong học kì này, gia đình đã hỗ trợ phương tiện đi lại, thuận tiện hơn cho việc đi lại. - Thực hành cách thư giãn bằng bài tập đơn giản: Hít thở sâu và đều đặn., thả lỏng cơ bắp.
- Sắp xếp lại thời gian biểu cho việc cho việc tập thể dục, thể thao: mỗi ngày chỉ cần 15-30 phút tập thể dục.
- Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh tại nhà Văn hóa Thanh Niên để nâng cao khả năng Anh văn.
- Cùng các bạn trong nhóm thực hành thuyết trình tiếng Anh mỗi tuần. - Chuẩn bị kĩ hơn cho kiểm tra và thi cử:
+ Tiếp tục duy trì kế hoạch ôn tập thường xuyên để tăng sự tự tin khi bước vào kì thi.
+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số kinh nghiệm khi làm bài thi rất hiệu quả sẽ giúp tránh áp lực trong khi thi như:
▪ Đọc kĩ hướng dẫn về cách thức ra đề (tự luận hay trắc nghiệm, đề đóng hay đề mở, thời gian làm bài…)
▪ Khi nhận đề thi, đọc hết đề thi để có cái nhìn tổng quát, sau đó, chọn câu dễ làm trước. Một khởi đầu thuận lợi sẽ giúp có được tâm lí thư thái hơn để làm tốt phần còn lại của đề thi.
▪ Dành vài phút cuối giờ để kiểm tra lại cả bài của mình để chắc chắn không có một sơ suất đáng tiếc nào xảy ra.
- Mở rộng việc tham gia các hoạt động xã hội, có thể tham gia vào các tổ chức từ thiện của nước ngoài, để đa dạng hóa hoạt động, đồng thời học hỏi kinh nghiệm và nâng cao khả năng ngoại ngữ.
3.1.2.4 Nguyễn Thị Thanh ThủyThuận lợi: Thuận lợi:
+ Gia đình luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể chuyên tâm học tập. + Thời gian chủ yếu là để dành cho việc học.
+ Luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm từ bạn bè.
+ Có được một nhóm bạn học tập đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc học.
Khó khăn:
+ Việc duy trì sự tập trung vào bài học chưa hòan toàn tốt, đôi khi cố gắng nhưng vẫn bị xao nhãng.
+ Là một sinh viên học xa nhà, dù gia đình thường xuyên hỏi thăm, nhận được sự quan tâm từ bạn bè, những người xung quanh đình nhưng đôi khi vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý, ảnh hửơng tới kết quả học tập.
Giải pháp:
+ Tìm không gian thích hợp cho việc học, duy trì sự hứng thú, sảng khoái để tiếp thu bài học hiệu quả hơn.
+ Dành thời gian, chịu khó lên thư viện và những khu tự học để học bài, ở những nơi này yên tĩnh và không khí học tập của mọi người sẽ thúc đẩy việc học nhiều hơn. + Khi ở nhà, tôi cố gắng tạo không gian học tập tốt nhất, tránh xa đồ ăn , gối nệm , ngồi trên bàn học ngay ngắn. Điều này giúp tập trung hơn trong khi học.
+ Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, tiếp xúc và gắn bó với bạn bè nhiều hơn để có đời sống tinh thần phong phú.
+ Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ, giữ gìn sức khỏe thật tốt vì không co sự chăm sóc thường xuyên, trực tiếp từ gia đình.
+ Làm quen với việc sống xa gia đình để không còn bị yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới việc học tập. Trong thời gian tiếp theo, phần vì đã quen với việc sống xa gia đình, phần vì có nhiều hoạt động học tập, vui chơi cùng bạn bè hơn nên sẽ dễ dàng hơn để khắc phục yếu tố này.
3.1.2.5 Trương Đức ToànThuận lợi: Thuận lợi:
- Gia đình luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thoài mái học tập. - Bản thân tôi không phải đi làm thêm nên thời gian học tập ổn định hơn
- Khu vực xung quanh nơi ở khá yên tĩnh, lại có bạn cùng lớp nên việc trao đổi bài để giải quyết những thắc mắc được dễ dàng hơn.
- Môi trường học tập rất năng động, trường có nhiều phong trào, cuộc thi tạo điều kiện cho bản thân tích cực tham gia và tích lũy những kỹ năng sống cần thiết.
- Có nhóm học tập riêng nên việc tiếp cận vấn đề được sâu sắc hơn.
Khó khăn:
- Là sinh viên xa nhà nên đôi khi nỗi nhớ nhà làm cho tôi có hơi chểnh mảng trong việc học.
- Trong giao tiếp hàng ngày, bản thân cảm thấy mình còn có nhiều thiếu sót, nhiều lúc làm mất lòng các bạn. Điều này thật sự ảnh hưởng không tốt đến nghề nghiệp tương lai của bản thân vì chuyên ngành tôi học là quản trị kinh doanh nên việc giao tiếp là vấn đề rất được chú trọng.
- Tôi cũng đang theo học một khóa học tiếng Pháp và khoảng cách từ nhà đến nơi học khá xa nên thời gian dành cho việc học những môn học trên trường có phần bị giảm lại.
Giải pháp:
- Tập cho bản thân một nghị lực sống, dành một chút thời gian rảnh để đọc những mẩu chuyện nhỏ, những cuốn sách về muôn mặt đời sống sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều vì những bài học được đút rút ra từng những câu chuyện ấy có ý nghĩa thiết thực, có người dành cả một đời mình để chỉ nói ra một châm ngôn sống mà thôi nên giá trị của chúng là vô hạn.
- Quan sát mọi người, cố gắng hiểu hơn về mọi người đặc biệt là những người bạn của mình vì điều này có ích rất nhiều trong cách ứng xử với mọi người và mỗi người thì có một cách đối xử khác nhau, linh hoạt để không bị mất lòng các bạn.
- Luôn đặt cho mình một suy nghĩ tích cực rằng : “mình còn có điều kiện hơn nhiều người”, điều này sẽ giúp củng cố tinh thần của bản thân, giúp cho mình có thêm những động lực mới để học tập và làm việc.
- Cân đối thời gian học tập và vui chơi, lúc làm công việc nấu ăn hay làm việc nhà cũng như trên đường đi học cũng có thể nghe Anh văn, Pháp văn để tăng thời gian hơn cho các môn học khác. Nghe nhạc quốc tế nhiều hơn để cải thiện khả năng ngoại ngữ.
- Ở gần trường, thuận lợi cho việc học tập nhóm với bạn bè, có gì không hiểu luôn có những người bạn giúp đỡ.
-Có sự động viên giúp đỡ của ba,me,thầy cô
-Chủ động được thời gian học vì không phải đi làm thêm
Khó khăn:
-Quá trình ôn thi còn nhiều vất vả, thời gian không được sắp xếp cân đối cân giữa các môn dẫn đến điểm môn này cao môn kia lại thấp.
-Tôi khó lòng hệ thống được tất cả các kiến thức vì khối lượng kiến thức quá nhiều. -Ở nhà trọ đông người, không gian học không được yên tĩnh, làm giảm khả năng tập trung.
-Là sinh viên từ tỉnh lên, khó tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ trong việc ăn, ở, sinh hoạt. Thời gian làm việc nhà còn chiếm khá nhiều do đó làm mất đi một khoảng thời gian học đáng kể.
Giải pháp:
- Để giải quyết vấn đề không gian học không được thật sự thoải mái và yên tĩnh tại nhà trọ, tôi luôn chủ động lên trường học vào mọi lúc có thể. Thư viện trường là nơi tự học lí tưởng cho tôi, không gian ở đó không chỉ yên tĩnh mà còn có những đầu sách vô cùng hữu ích.
- Để giải quyết khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống ở thành phố, tôi năng động hơn trong các hoạt động phong trào, làm quen với nhiều bạn, luôn ra sức học hỏi những điều chưa biết, học hỏi nhưng phải có chọn lọc.
- Tránh những yếu tố làm mất tập trung như nhạc, phim hoặc là suy nghĩ vẫn vơ trong lúc học.
- Luôn ưu tiên những việc quan trọng nhất để làm
3.1.2.7 Nguyễn Trần Nhật ThanhThuận lợi: Thuận lợi:
Đã thích nghi với cuộc sống tự lập, xa gia đình nên tinh thần thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Nhà trọ ổn định nên dễ dàng tập trung vào việc học mà không bị phân tâm suy nghĩ. Đã có nhóm học tập hiệu quả và phù hợp với cá tính của bản thân nên làm việc có hiệu quả và tốn ít thời gian.
Quen với cách học chủ động và tự làm việc là chính ở bậc đại học.
Việc lên kế hoạch được thực hiện thường xuyên và phù hợp với đồng hồ sinh học của bản thân nên có thể tận dụng thời gian tương đối tốt và chuẩn bị bài vở chu đáo hơn khi đến lớp.
Vì nhà xa nên việc đi lại rất bất tiện dễ gây mệt mỏi khi phải tham gia họp nhóm hoặc phải hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Dễ bị áp lực căng thẳng khi khối lượng công việc nhiều và dồn dập.
Đôi khi không thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đặt ra vì một số lý do khách quan.
Giải pháp:
Cố gắng đề ra những kế hoạch phù hợp với lịch trình sinh hoạt riêng của bản thân và phấn đấu thực hiện nghiêm túc những dự định đã đề ra.
Tận dụng thời gian đi học bằng xe buýt để xem lại bài hoặc thư giãn sau giờ học ở trường.
Xây dựng một kế hoạch để kết hợp học tập với các hoạt động vui chơi, giải trí, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để duy trì một trạng thái tinh thần minh mẫn, khỏe mạnh. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực và lạc quan để quản lý tốt tinh thần khi giải quyết khối lượng công việc lớn.
Luôn cố gắng tạo được không gian học tập thoải mái và dễ dàng tập trung để tiếp thu bài học tốt nhất.