1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM Double E

37 437 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Một số định nghĩa về phương pháp 3 II. Những phương pháp hiệu quả đã từng được biết đến 3 1. Phương pháp quản lí thời gian 3 2. Phương pháp học nhóm 3 3. Phương pháp ghi chú Cornell 4 4. Phương pháp quản lí áp lực 4 5. Phương pháp tập trung 4 6. Phương pháp ghi nhớ 4 7. Phương pháp vẽ bản đồ tư duy 5 8. Phương pháp M.U.R.D.E.R 5 9. Phương pháp đọc SQ3R 6 10. Phương pháp chuyên gia 7 III. 7 phương pháp học tập (xác định theo tính cách cá nhân) 7 1. Phương pháp học bằng thị giác 8 2. Phương pháp học bằng thính giác 9 3. Phương pháp học bằng ngôn ngữ 9 4. Phương pháp học bằng vận động 10 5. Phương pháp học tư duy logic 11 6. Phương pháp học theo nhóm 12 7. Phương pháp học một mình 13 IV. Sự cần thiết của việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả 15 CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG CỦA NHÓM I. Tình hình trước khi áp dụng phương pháp học đại học hiệu quả 17 II. Đánh giá thực trạng 22 CHƯƠNG III – GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐH HIỆU QUẢ I. Xác định mục tiêu 25 1. Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu 2. Các yêu cầu của việc xác định mục tiêu 3. Các bước xác định mục tiêu 4. Mục tiêu của nhóm II. Giải pháp nâng cao 28 III.Chứng minh bằng kết quả học tập 32 CHƯƠNG IV – NHỮNG ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ CHO TƯƠNG LAI I. Thực trạng 35 II. Những đề xuất tạm thời của nhóm 36 1. Đối với sinh viên 2. Những đề xuất kiến nghị đối với giảng viên nhà trường và các tổ chức liên quan III. Những dự định trong tương lai của nhóm 37 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Hình 1. Cách ghi chú theo phương pháp Cornell Hình 2. Cách ghi chú theo phương pháp Cornell Hình 3. Bản đồ tư duy (Mindmap) Hình 4. Flashcard Hình 5. Sơ đồ cách học phối hợp chuẩn bị cho kì thi 1 Hình 6. Mô hình tư duy logic Hình 7. Một số khó khăn trong học tập của sinh viên Hình 8. Những vấn đề tư vấn cần thiết cho sinh viên Hình 9. Một số công cụ hỗ trợ quản lí thời gian Hình 10. Bảng thời gian biểu Bảng điểm cụ thể của từng thành viên nhóm Double E. Bảng thành tích hoạt động và tham gia phong trào của nhóm Double E. Chương I - CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Một số định nghĩa về phương pháp: 1. Phương pháp Phương pháp được hiểu một cách tổng quát là cách thức tiến hành một công việc, một hành động theo một trình tự được sắp xếp, chuẩn bị từ trước. 2. Phương pháp học Phương pháp học là những cách thức hay đường lối học hành mà khi chúng ta đầu tư vào học tập với những khoảng thời gian hợp lí và mang lại hiệu quả cao đồng thời giúp người học hiểu rõ và nắm bắt được nội dung của bài học thì được gọi là phương pháp học tập. 3. Phương pháp học đại học 2 Phương pháp học đại học chính là sự kết hợp của phương pháp học tập cùng các kĩ năng cần thiết và phù hợp để tiếp thu và đào sâu tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề ở bậc đại học. Điểm khác biệt là phương pháp học tập ở bậc đại học cần được thiết kế phù hợp với chương trình học, môi trường học và yêu cầu đối với từng người học. 4. Phương pháp học đại học hiệu quả Phương pháp học đại học hiệu quả là phương pháp giúp các sinh viên nắm bắt được kiến thức được truyền thụ tại giảng đường, đồng thời tìm kiếm thêm thông tin từ những nguồn bên ngoài. Phương pháp học đại học hiệu quả còn là sự kết hợp với các kĩ năng mềm khác theo khả năng của bản thân để phân chia thời gian, đảm bảo kết quả học tập tốt song song với phát triển con người phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. II. Những phương pháp hiệu quả đã từng được biết đến 1.Phương pháp quản lí thời gian Quản lý thời gian là sắp xếp, phân bổ thời gian cho công việc cũng như giải trí một cách hợp lý. Đây là một trong những kỹ năng cần thiết của cuộc sống hiện đại. Một người không có khả năng quản lý thời gian thì có thể làm ảnh hưởng tới công việc không chỉ của riêng cá nhân người đó mà còn của nhiều người khác khi làm việc theo nhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực. Quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của bạn, đồng thời còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng, giúp đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc cũng như học tập. 2. Phương pháp học nhóm: Học nhóm là một hình thức học hợp tác, nâng cao chất lượng của học viên – các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Theo cách này, học viên được tạo cơ hội để đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác nhằm đạt kết quả cao hơn. 3 3. Phương pháp ghi chú Cornell i Hình 1 và 2 phần phụ lục bảng biểu hình ảnh ii Phương pháp ghi chú này có tên là Cornell vì nó được phổ biến lần đầu tiên tại đại học Cornell. Kể từ đó, phương pháp này đã được vô số các trường đại học và cao đẳng không chỉ ở Mĩ mà cả những quốc gia khác chọn để áp dụng. Phương pháp này rất đơn giản: một lề rộng phía bên trái và phía dưới mỗi trang giấy cung cấp những yếu tố chủ yếu. Sử dụng phương pháp Cornell sẽ giúp bạn sắp xếp các ý một cách rõ ràng , đầy đủ, có trật tự, giúp ích cho việc học sau này. 4. Phương pháp quản lý áp lực: Trong cuộc sống nói chung cũng như việc học tập nói riêng, chúng ta có rất nhiều điều phải lo lắng và đối phó với những vấn đề không như mong đợi. Kết quả là chúng gây ra nhiều áp lực làm tăng những căng thẳng khiến làm việc và học tập không hiệu quả. Quản lý áp lực là giữ một lượng áp lực vừa phải để giúp chúng ta phản ứng một cách có hiệu quả đối với những tình huống khó khăn. 5 Phương pháp tập trung: Tập trung là suy nghĩ có trọng tâm. Những người có khả năng tập trung vào một nhiệm vụ sẽ có nhiều khả năng hoàn thành nhiệm vụ đó nhanh hơn và chính xác hơn những người bị phân tán tập trung. Vì vậy đây là một phương pháp đóng vai trò không nhỏ trong việc đạt được hiệu quả công việc. 6. Phương pháp ghi nhớ Chúng ta thường quên đi những gì mình đã học rất nhanh chóng nếu như không có sự ôn tập thường xuyên. Phần lớn những gì chúng ta nghe hay đọc được sẽ biến mất trong chưa đầy một ngày. Thời gian càng lâu chúng ta sẽ quên càng nhiều vì bộ não con người chỉ có giới hạn. Phương pháp ghi nhớ là việc sử dụng những biện pháp khác nhau để giúp cho chúng ta nhớ lâu những gì mình đã học được, từ đó áp dụng những điều đã học một cách thuận tiện. 7. Phương pháp vẽ bản đồ tư duy . iii Hình 3. Bản đồ tư duy – phụ lục Vẽ bản đồ tư duy (mindmap) là phương pháp do Tony Buzan phát minh ra. Phương pháp này tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não để nâng cao cách ghi chép và ghi nhớ. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều và tạo điều kiện cho việc ghi nhớ. Với bản đồ tư duy ta có thể nhìn thấy được dạng thức của đối tượng, mối quan hệ giữa các khái niệm, các ý; tìm ra vô số các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó trong một hệ thống có mối liên hệ. 8.Phương pháp MURDER iv 4 Phương pháp M.U.R.D.E.R là phương pháp học chú trọng vào các yếu tố sau: Mood (Tâm trạng): Hãy tạo ra một tâm trạng thoải mái cho mình trước khi bắt đầu học. Hãy chọn một khoảng thời gian, không gian và thái độ thích hợp để bắt đầu việc học. Understanding (Sự hiểu biết): Khi gặp một cái gì không hiểu trong một phần, hãy đánh dấu lại. Cố tập trung vào một phần hay một nhóm các bài tập mà bạn có thể giải quyết được Recall (nhắc lại): Sau khi đã học được một phần, dừng lại và chuyển những gì bạn vừa học sang ngôn ngữ của chính bạn. Digest (hấp thụ): Quay trở lại với cái mà lúc nãy bạn chưa hiểu và thử xem xét lại các dữ kiện. Nếu bạn vẫn không hiểu được, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác ( một quyển sách nào đó hay sự chỉ dẫn của thầy cô chẳng hạn). Expand (mở rộng): Trong bước này, hãy đặt ra ba dạng câu hỏi liên quan tới những gì bạn vừa học - Nếu tôi có thể nói chuyện với tác giả của cuốn sách thì tôi sẽ hỏi gì và sẽ phê bình cái gì? - Những tài liệu này sẽ được áp dụng như thế nào vào những thứ tôi thấy thú vị? - Tôi sẽ phải làm như thế nào để khiến vấn đề này trở nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác? Review (ôn lại): Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành. Xem xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến thức cũ để áp dụng vào những gì bạn đang học. 9.Phương pháp đọc SQ3R: v Ở bậc đại học, khối lượng kiến thức rộng lớn và quỹ thời gian eo hẹp đòi hỏi sinh viên phải có kĩ thuật đọc (đọc tài liệu, đọc sách…) nhằm tiếp thu, tiêu thụ được lượng kiến thức cần thiết một cách hiệu quả nhất. Phương pháp đọc SQ3R sẽ giúp cho chúng ta đạt được điều đó. Phương pháp này gồm các yếu tố: S=Survey: Trước khi đọc, khảo sát bài đọc: + Tiêu đề, đề mục chính và phụ + Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị +Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên. 5 +Xem đoạn đầu và cuối +Xem phần tóm tắt. Q=Question: Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi sau: +Biến tiêu đề thành câu hỏi +Đọc các câu hỏi ở cuối bài +Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn +Mình đã biết gì về vấn đề này rồi? Read=đọc: Khi bắt đầu đọc + Tìm câu trả lời cho các câu hỏi đã nêu + Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương + Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ… + Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiêng + Học các hướng dẫn về biểu đồ + Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó + Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu + Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần. Review=đọc lại: Ghi nhớ sau khi đọc hết một phần + Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc. Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình . + Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình. + Gạch dưới ý quan trọng + Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. (Mẹo: bạn càng dùng nhiều giác quan khi học, thì càng nhớ nhanh và nhớ lâu.) Recite=ghi nhớ: Dò lại bài: Một quá trình lâu dài. +Ngày1: Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú +Ngày2: Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi 6 và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ. (flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự. +Ngày3,4,5: Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú +Cuối tuần: Dùng sách học, làm một bảng biểu nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Lập một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin. + Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ không cần nhồi nhét khi kỳ thi đến. 10.Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp học hỏi từ những người có kiến thức hay tư liệu liên quan đến lĩnh vực mình đang quan tâm. Nó cung cấp cho chúng ta những kiến thức, thông tin cũng như những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Đó sẽ là kho tư liệu rất hữu ích cho chúng ta trong quá trình học tập, nghiên cứu. III. Bảy phương pháp học tập (xác định theo tính cách cá nhân): vi Ngoài những phương pháp đã nêu ở trên, trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi còn tìm ra 7 phương pháp học tập được xác định theo tính cách của bản thân người học. Đây là phương pháp do các nhà khoa học nghiên cứu và giới thiệu với công chúng trên trang www.memletics.com. Người học sẽ làm một bài trắc nghiệm để xác định cá nhân mình phù hợp với phương pháp nào trong 7 phương pháp học sau đây: học bằng thị giác, học bằng thính giác, học bằng ngôn ngữ, học bằng cách vận động, học bằng tư duy logic, học theo nhóm, và học một mình. 1/Phương pháp học bằng thị giác Nếu bạn sử dụng phương pháp học bằng thị giác, bạn sẽ thích sử dụng những hình ảnh, bức tranh, màu sắc và bản đồ để thiết lập thông tin và giao tiếp với người khác. Bạn có thể dễ dàng hình dung ra các vật thể, kế hoạch, và các kết quả trong đầu. Bạn đồng thời cũng có cảm giác không gian và định hướng tốt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy đường đi bằng cách dùng bản đồ mà không bao giờ bị lạc. 7 Chiếc bảng và bút lông luôn là những người bạn thân thiết của bạn. Bạn thích vẽ, viết linh tinh, vẽ nguệch ngoạc, đặc biệt là sử dụng màu sắc sặc sỡ. Bạn là một người biết cách ăn mặc điển hình và phối hợp màu sắc (mặc dù không phải trong mọi trường hợp!) Nghề nghiệp phù hợp với bạn thường là những công việc liên quan đến nghệ thuật thị giác, kiến trúc, nhiếp ảnh, làm film hoặc video, thiết kế, lên kế hoạch hoặc hàng hải. Cách học phù hợp với bạn Nếu bạn là một người có thiên hướng học hiệu quả bằng thị giác, hãy sử dụng thật nhiều hình ảnh, hình vẽ, các phương tiện thị giác và các từ ngữ liên quan đến thị giác trong quá trình bạn học. Hãy kết hợp nhiều hình ảnh khác nhau trong quá trình tưởng tượng, hình dung của bạn. Bạn sẽ nhận thấy rằng, việc sử dụng trí tưởng tượng khá dễ dàng với bạn trong việc ghi nhớ và điều đó có nghĩa bạn hãy vận dụng trí tưởng tượng của mình càng nhiều càng tốt. Hãy chắc chắn rằng nếu bạn không sử dụng máy tính thì trong hộp bút của bạn phải luôn có ít nhất 4 loại bút màu khác nhau, luôn sử dụng bản đồ tư duy và viết chữ bằng màu sắc sặc sỡ. Những biểu đồ hệ thống sẽ giúp bạn hình dung ra các mối liên hệ giữa các phần của một hệ thống. Những cuộc hành trình bằng thị giác hoặc những câu chuyện do bạn tự nghĩ ra sẽ giúp bạn nhớ những nội dung sâu sắc ẩn chứa bên trong. Những từ khóa và các sự kiện luôn dễ dàng đối với trí nhớ của bạn, tuy nhiên bạn cần phải dành thời gian để học ít nhất 10 từ khóa, sau đó khả năng hình dung, tưởng tượng sẽ giúp bạn nhớ phần nội dung một cách nhanh chóng. 2/ Phương pháp học bằng thính giác (âm thanh- nhạc điệu- giai điệu) Nếu bạn sử dụng phương pháp học bằng thính giác, bạn thích làm việc cùng âm nhạc và âm thanh. Bạn có cảm giác về nhịp điệu và âm điệu rất tốt. Bạn thường có thể hát, chơi nhạc cụ hoặc phân biệt được những âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau. Bạn rất hay để ý đến phần nhạc nền trong những bộ phim hoặc các chương trình truyền hình. Bạn thường dậm chân hoặc ngâm nga theo nhịp hay phần phối khí của một bài hát. Nghề nghiệp phù hợp với bạn thường là những công việc đòi hỏi sử dụng thính giác rất nhiều như: sáng tác, chơi, sản xuất nhạc hay phối khí. Cách học phù hợp với bạn: 8 Nếu bạn là một người học theo thính giác, hãy sử dụng âm thanh, nhịp điệu và âm nhạc trong quá trình bạn học. Tập trung vào việc sử dụng những nội dung chứa đựng các yếu tố âm thanh trong các liên kết và quá trình hình dung của bạn. Hãy sử dụng các phần ghi âm để có nền tảng và chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng thực hiện những liên tưởng, tưởng tượng. Khi bạn sáng tạo ra những quy tắc dễ nhớ, hãy lồng vào chúng những nhịp điệu hoặc biến chúng trở thành một phần của một bài hát. Nếu bạn yêu thích những bài hát cụ thể mà bạn không thể dứt ra khỏi chúng được thì hãy nghe chúng nhiều lần và cố gắng giữ lại những cảm xúc và tâm trạng mà bạn có. Khi bạn cần có một sự khích lệ, bạn có thể dễ dàng nhớ lại những cảm xúc mà không cần đến âm nhạc. 3/ Phương pháp học bằng ngôn ngữ Phương pháp học bằng ngôn ngữ bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nếu bạn sử dụng loại phương pháp học này, bạn sẽ dễ dàng bộc lộ bản thân thông qua cả nói và viết. Bạn yêu thích việc đọc sách và viết lách. Bạn thích chơi chữ, nói những cụm từ khó phát âm, thơ ca, văn vần, Bạn rất am hiểu về ngôn ngữ và thường cố gắng hiểu nghĩa của những từ mới. Bạn thường sử dụng những từ hoặc cụm từ bạn mới học trong khi giao tiếp với người khác. Nghề nghiệp phù hợp với bạn: đó là những việc bao gồm: nói, tranh luận, những việc liên quan đến chính trị, viết lách và viết báo. Cách học phù hợp với bạn Nếu bạn là con người của ngôn ngữ, hãy luôn thử những phương pháp học bao gồm cả nói và viết, hãy cố tìm cách kết hợp nhiều phần nói và viết vào trong phương pháp của bạn. Bạn nên sử dụng văn vần và nhịp điệu trong những lời nói của mình khi nào bạn có thể và hãy đọc to những câu khẳng định quan trọng. Việc ghi chép thực sự là một phương pháp rất phù hợp với bạn. Bạn không cần thiết phải chép bằng tay, bạn có thể ghi âm lại chúng. Đó thực sự là cách tuyệt vời để bạn có thể dễ dàng xem và sử dụng lại. 9 Chơi ô chữ - một ví dụ cho phương pháp học bằng ngôn ngữ Khi bạn đọc to một nội dung nào đó, hãy cố làm cho phần đọc của bạn thật sinh động như một vở kịch nói. Thay vì chỉ đọc to bằng một kiểu giọng nói, hãy biến nó thành một bài diễn văn sinh động và đầy nhiệt huyết như ở trong rạp hát! Việc làm này không những giúp bạn nhớ lại nhanh mà còn giúp bạn rèn được điệu bộ gây xúc động mạnh mẽ của kịch nói! 4/ Phương pháp học bằng cách vận động Nếu phương pháp học này phù hợp với bạn thì có vẻ như bạn sẽ học tốt nhất khi vận động và sử dụng xúc giác để khám phá và học từ thế giới xung quanh bạn. Bạn thích những bài tập thể dục và các môn thể thao cũng như những hoạt động thể chất khác như làm vườn hay làm mộc. Bạn thích nghĩ về những vấn đề, ý tưởng và các khúc mắc trong lúc tập thể dục. Bạn thích đi bộ hoặc chạy mỗi khi bận tâm về một vấn đề gì đó hơn là ngồi thu lu ở nhà. Bạn thường có thiên hướng sử dụng những cử chỉ tay mạnh mẽ, rõ ràng và những ngôn ngữ cơ thể khác trong giao tiếp. Bạn có thể sẵn sàng đứng dậy hoặc nhảy theo nhạc. Hoặc bạn cũng thích những trò chơi cảm giác mạnh trong công viên. Cái ý nghĩ ngồi một chỗ nghe giảng hoặc nghe người khác nói thực sự rất nhạt nhẽo đối với bạn. Trong những trường hợp như vậy, bạn thường bồn chồn hoặc không thể ngồi lâu được, bạn sẽ muốn đứng dậy và di chuyển xung quanh. Nghề nghiệp phù hợp với bạn thường là những công việc liên quan nhiều đến việc hoạt động cơ thể như những công việc sửa chữa, thể thao, máy móc, diễn kịch, khiêu vũ hoặc những hoạt động thể chất. Cách học phù hợp với bạn Nếu bạn là một người ưa vận động, hãy đưa những hoạt động, sự di chuyển vào trong việc học hành của bạn. Trong quá trình hình dung, tưởng tượng, hãy tập trung vào những cảm xúc mà bạn muốn trong mỗi trường hợp. Hãy sử dụng những vật dụng thể chất càng nhiều càng tốt. Hãy trực tiếp cầm nắm hoặc sờ vào những vật thể khi bạn học về chúng. Thẻ nhớ (flashcard) có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin rất tốt vì bạn có thể cầm chúng và di chuyển khắp nơi một cách thuận tiện. Hình 4. Flashcard (xem phụ lục) Hãy nhớ rằng việc viết lách và vẽ vời những biểu đồ cũng là những hoạt động thể chất vì vậy đừng bỏ qua những phương pháp này. Có lẽ việc sử dụng một bảng to được vẽ trên giấy hoặc những thứ màu sắc trong lúc xây dựng các biểu đồ cũng giúp bạn khá nhiều trong việc ghi nhớ. Vì vậy mà bạn có thể hoạt động nhiều hơn bằng các hoạt động liên quan đến vẽ. Hãy chú ý đến cách thở và thư giãn để tập trung vào trạng thái của bạn khi bạn đang học hoặc biểu diễn. Tập trung vào việc giữ bình tĩnh, thư giãn và sự tự ý thức. Nếu bạn muốn điều khiển được những trạng thái thể chất của mình, hãy tìm hiểu rõ hơn về chính những trạng thái đó. 10 [...]... khích việc học tập của sinh viên như: học bổng, khen thưởng,… III.Những dự định trong tương lai của nhóm về phương pháp học hiệu quả: - Trước mắt chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng những phương pháp học phù hợp với bản thân - Nhóm Double E sẽ giới thi u các phương pháp học đại học hiệu quả cho bạn bè trong cũng như ngoài trường - Chúng tôi sẽ viết những bài báo nói về các kinh nghiệm học và các... viên đều có cách học đại học hiệu quả và đều đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện 2 Nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả là cơ sở để đạt thành tích học tập tốt Khi nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả, mỗi bạn sinh viên sẽ tìm ra cho mình cách học phù hợp nhất và hiệu quả nhất đối với bản thân mình, từ đó có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, không phải học tràn lan, không... để học tập, từ đó sẽ đạt kết quả tốt trong học tập 3 Nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả là cơ sở để có chất lượng đầu ra tốt 15 Việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả sẽ giúp các bạn sinh viên học tập tốt Đây là cơ sở nền tảng cho sinh viên tích cực học tập rèn luyện tích cực nghiên cứu khoa học Với những động lực này, sinh viên sẽ tích lũy được nhiều kiến thức chứ không đờn thuần là học. .. này Chính vì nhận thấy tính cấp thi t của việc nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả cho các bạn sinh viên nói chung và nhóm chúng tôi nói riêng nên chúng tôi đã quyết định tham dự cuộc thi Phương pháp học đại học hiệu quả Đây không đơn thuần chỉ là một sân chơi để giao lưu học hỏi mà còn là cơ hội để chúng tôi tự mình nghiên cứu tìm hiểu để tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho cá nhân chúng... về các kinh nghiệm học và các giải pháp học đại học hiệu quả của nhóm -Ngoài ra, nhóm tôi sẽ phối hợp với các câu lạc bộ trong trường để tổ chức hội thảo cho các sinh viên trong trường về phương pháp học đại học hiệu quả - Trong tương lai, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành làm một đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề phương pháp học đại học hiểu quả Trước mắt chúng tôi dự tính các bước làm sau đây: + Phát... cụ dùng để quản lí thời gian (xem phụ lục) Hình 10 Bảng thời gian biểu (xem phụ lục) III.Chứng minh bằng kết quả học tập 30 Sau khi xác định được phương pháp học tập phù hợp với mỗi cá nhân, nhóm Double E đã và đang áp dụng những phương pháp đó, kết hợp với những phương pháp, kĩ năng khác để nâng cao khả năng tiếp thu, học tập của mình và gặt hái được những kết quả rõ rệt cũng như những cải thi n đáng... nhóm về phương pháp học đại học hiệu quả cho tương lai: 2.1 Những đề xuất đối với sinh viên: - Sinh viên cần xác định phương pháp học hiệu quả, phù hợp với bản thân và tích cực áp dụng phương pháp đó trong học tập - Sinh viên cần tích cực rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thi t sau: kỹ năng thuyết quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, … - Sinh viên cần tích cực trong học tập: ... từng phương pháp mới có thể có kết quả tốt Cho nên nhóm Double E cũng khó có thể áp dụng các phương pháp mới ngay lập tức và có 23 hiệu quả được Và khối lượng công việc cũng như học tập ở đại học lại rất nhiều, cùng một lúc phải áp dụng những phương pháp mới, nhóm chúng tôi chưa thích nghi ngay được mà lại phải đảm bảo chất lượng học tập một cách tốt nhất, trong khi bản thân mỗi thành viên trong nhóm. .. phương pháp và kĩ năng thông dụng khác, trung hòa giữa cái chung và cái riêng là cách giúp chúng tôi đạt được những thành công, đạt được kết quả học tập như ý và đang tiếp tục vững bước trên con đường học tập và làm việc của mình Hình 6 Một cách xác định các bước học cho kì thi (xem phụ lục) III Sự cần thi t phải nâng cao phương pháp học đại học hiệu quả 1, Tính cấp thi t của việc nâng cao phương pháp học. .. nghiệm tính cách đã đem lại những kết quả khả quan cho nhóm Double E muốn giới thi u đến mọi người thực trạng của nhóm khi áp dụng phương pháp thú vị này Thực trạng của nhóm khi áp dụng 7 phương pháp học hiệu quả dựa trên làm trắc nghiệm tính cách 1 .Học bằng thị giác Người học bằng thị giác đòi hỏi phải có khả năng quan sát, ghi nhớ các hình ảnh và liên kết các hình ảnh lại với nhau theo một trình tự thích . Bảng thời gian biểu Bảng điểm cụ thể của từng thành viên nhóm Double E. Bảng thành tích hoạt động và tham gia phong trào của nhóm Double E. Chương I - CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Một số định nghĩa về phương. chuỗi từ theo một thứ tự thì ta chuyển các từ đó thành các câu vui nhộn dễ nhớ. Ví dụ như trong tiếng anh có trình tự của tính từ là Opinion, Size, Age, Shape, Colour, Origin , Material, Kind nên hấp dẫn và dễ hiểu đối với các học sinh, sinh viên khác? Review (ôn lại): Lướt qua tất cả những gì bạn mới hoàn thành. Xem xem phương thức nào đã giúp bạn hiểu và/hoặc giữ lại những kiến

Ngày đăng: 20/06/2015, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w