Sameti và các tác giả 2012cho rằng bất ổn kinh tế vĩ mô được đánh giá bởi các biến động của một tập hợp cácbiến số kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thâm hụt ngân sách THNS,th
Trang 1CHƯƠNG 1: BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ1.1 KHÁI NIỆM BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
Hiện nay chưa có một nghiên cứu đề ra một định nghĩa thống nhất cho “bất ổnkinh tế vĩ mô Do đó, muốn hiểu được bất ổn kinh tế vĩ mô là gì thì ta cần hiểu đượckhái niệm ngược lại của nó – “ổn định kinh tế vĩ mô” Theo IMF định nghĩa, ổn địnhkinh tế vĩ mô là “tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế, hoặc sự thay đổi lớn trongcác hoạt động kinh tế, lạm phát cao, … yếu tố thay đổi quá mức kiểm soát như tỷgiá ” Theo Azam (2001), bất ổn kinh tế vĩ mô là những biến động theo chiều hướngxấu đối với tình hình kinh tế vĩ mô của một nền kinh tế Sameti và các tác giả (2012)cho rằng bất ổn kinh tế vĩ mô được đánh giá bởi các biến động của một tập hợp cácbiến số kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng, lạm phát, thâm hụt ngân sách (THNS),thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối (DTNH) Tình trạng “bất ổn kinh tế vĩmô” là tình trạng không nên xuất hiện trong một nền kinh tế do những tác động xấu cóthể gây ra đối với tăng trưởng và phát triển (Elbadawi và Schmidt-Hebbek, 1998)
Như vậy, có thể thấy bất ổn kinh tế vĩ mô gắn liền với sự chuyển biến xấu đicủa các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế, được biểu hiện và theo dõitheo thời gian thông qua sự kết hợp các biến số như lạm phát, THNS, biến động tỷ giá,DTNH…
1.2 ĐO LƯỜNG BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
Hiện nay đang có hai trường phái về đo lường các bất ổn kinh tế vĩ mô, đó là:
1.2.1 Các biến số kinh tế vĩ mô đơn lẻ
1.2.1.1 Lạm phát
Lạm phát luôn là một biến số được sử dụng phổ biến nhất vì là một trong nhữngmục tiêu cuối cùng quan trọng của CSTT (mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn địnhlạm phát, tỷ giá) nói riêng và các chính sách kinh tế nói chung, có thể đại diện cho khảnăng điều hành nền kinh tế của chính phủ (Fischer, 1993) Tác động không chắc chắncủa lạm phát đến nền kinh tế là một lý giải hơn cho việc sử dụng lạm phát để đo lườngbất ổn vĩ mô (Fisher, 1993) Trên cơ sở đó Frimpong và Marbuah (2010), Somoye vàIlo (2009), Beaudry và các đồng sự (2001) dựa vào hiệu ứng Mundell – Tobin để lýgiải tác động không chắc chắn của lạm phát đến nền kinh tế thông qua sự phân bổnguồn lực
Khi đo lường bất ổn kinh tế từ lạm phát, Rodrigo và các đồng sự (2006) địnhnghĩa chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô bằng tỷ lệ lạm phát/(tỷ lệ lạm phát +1) trong đó tỷ lệ
Trang 2lạm phát được đo bằng thay đổi trung bình trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số nàynằm trong khoảng [-1, 1] và càng cao càng bất ổn.
1.2.1.2 Thâm hụt ngân sách
THNS là dấu hiệu cho thấy hiệu quả can thiệp của chính phủ giảm và theo đó làmất khả năng kiểm soát nền kinh tế (Fischer, 1993) Bên cạnh đó, “THNS được sửdụng để đánh giá bất ổn vĩ mô của nền kinh tế vì những vấn đề đi theo việc tài trợngân sách thường gây ra những tác động không tốt cho nền kinh tế như gây ra lạmphát, làm tăng lãi suất vay nợ trong nền kinh tế, suy giảm tiêu dùng và đầu tư tư nhân,
và có khả năng dẫn đến thâm hụt kép” (Hà Thị Thiều Dao và đồng sự, 2013)
Thông thường so sánh số tuyệt đối sẽ không có ý nghĩa bằng việc dùng tỷ lệ,tốc độ tăng, do đó để đại diện cho bất ổn vĩ mô nền kinh tế, THNS được đo lường dướidạng tỷ lệ với GDP để so sánh mức độ THNS với quy mô của nền kinh tế Ý nghĩa của
tỷ lệ này là tỷ lệ càng lớn cho thấy được THNS nghiêm trọng và ngược lại
1.2.1.3 Tỷ giá hối đoái
Được sử dụng khá phổ biến trong các nền kinh tế mở, biến động của tỷ giá hốiđoái biểu hiện cho sự không chắc chắn trong các giao dịch quốc tế về cả hàng hóa lẫntài sản tài chính (Azid và các tác giả, 2005);
Để đo lường cho bất ổn kinh tế vĩ mô, biến động tỷ giá thường được định nghĩadưới dạng logarithm của tỷ giá thực đa phương, logarith của tỷ giá danh nghĩa đaphương (Azam, 2001), mức thay đổi theo tỷ lệ phần trăm của tỷ giá danh nghĩa songphương hằng năm (Somoye và Ilo, 2009)
1.2.1.4 Dự trữ quốc tế
Dự trữ quốc tế đặc biệt quan trọng dưới chế độ tỷ giá cố định vì ngân hàngtrung ương phải liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ vững tỷ giá đã ấnđịnh (Edwards, 1983) Trong thực tế, các chính phủ dù theo đuổi chế độ tỷ giá nào đềuduy trì và củng cố mức dự trữ quốc tế như là một tấm đệm giảm sốc cho những tácđộng từ bên ngoài đến nền kinh tế (Clark, 1970)
1.2.2 Các chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô
Các chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô thường dùng gồm:
1.2.2.1 Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Ismihan và các đồng sự (2002)
Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII) của Ismihan và các đồng sự (2002) sử dụngphương pháp tính chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như dựa trên bốn biến sốkinh tế vĩ mô, bao gồm: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ THNS/GNP, tỷ lệ nợ nước ngoài/GNP vàbiến động của tỷ giá hối đoái Cụ thể được tính qua 2 bước:
Trang 3 Bước 1: Các chỉ số thành phần được tính toán dựa trên công thức chung
Trong đó:
o It giá trị chỉ số thành phần của biến số vĩ mô X trong năm t;
o Xt là giá trị của biến số vĩ mô X năm t;
o XMin (XMax) là giá trị nhỏ nhất (lớn nhất) của biến số vĩ mô X trong cả giaiđoạn nghiên cứu
Bước 2: Chỉ số MII được tính toán bằng cách lấy trung bình cộng không trọng
số của các chỉ số thành phần It
MII nằm trong khoảng [0, 1], MII càng gần 0 thì mức độ bất ổn càng thấp Tuynhiên khi tính toán MII theo phương pháp này thì Ismihan và đồng sự (2002) khôngchỉ ra được ngưỡng mà nền kinh tế rơi vào bất ổn vĩ mô Nguyên nhân là vì khi tínhMII khác nhau, chỉ số này không được tính chỉ dẫn để có thể đưa ra kết luận chungcho mọi trường hợp Mặc dù vậy, chỉ số này phù hợp cho việc nghiên cứu bất ổn vĩ
mô của một nền kinh tế qua thời gian vì nó cho phép theo dõi khá toàn diện tình trạngcủa nền kinh tế trong khoảng thời gian dài Quốc gia có chỉ số MII ngày càng tăng làquốc gia có khả năng rơi vào tình trạng suy thoái
1.2.2.2 Chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (mi) theo Jaramillo và Sancak (2007)
Chỉ số này được tính theo công thức 2, dựa trên bốn chỉ số kinh tế vĩ mô, baogồm: biến động của lạm phát và tỷ giá hối đoái, tỷ lệ tích lũy dự trữ so với tiền cơ sở
và tỷ lệ THNS/GDP
Trong đó:
o mi là chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô tại thời gian t;
o ln là logarit cơ số tự nhiên,
o CPI là chỉ số giá tiêu dùng;
Trang 4o er là tỷ giá hối đoái của nội tệ so với USD;
o res là lượng dự trữ quốc tế,
o bm làtiền cơ sở;
o fbal là trạng thái THNS và gdp là GDP danh nghĩa;
o σ là độ lệch chuẩn của từng biến số
Ghi chú: mi càng lớn thì kinh tế vĩ mô càng bất ổn, và phù hợp cho việc theo dõi
“bất ổn kinh tế vĩ mô” của một nền kinh tế đơn lẻ và hữu dụng trong việc đưa ra cảnhbáo đối với nhà điều hành chính sách
1.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ
Ames và các đồng sự đã (2001) đã nhận định rằng bất ổn kinh tế vĩ mô phátsinh do hai nhóm nguyên nhân là các cú sốc từ bên ngoài (nguyên nhân bên ngoài) và
sự không phù hợp của các chính sách kinh tế (nguyên nhân chính sách) Các nguyênnhân trên khi xảy ra đã tác động vào các biến số kinh tế vĩ mô ở phần 1.2, và bọc lộ rabên ngoài bằng hình ảnh các con số những manh mối trong việc xác định sự bất ổnkinh tế vĩ mô
1.3.1 Nguyên nhân từ bên ngoài
(i) Cú sốc tỷ lệ ngoại thương; (ii) Luồn vốn vào ròng ồ ạt làm ảnh hưởng đếnsức cạnh tranh thương mại hàng hóa (Cardarelli và các tác giả, 2009), tiềm ẩn khảnăng mất kiểm soát lượng tiền cung ứng và theo đó là lạm phát gia tăng (Takagi vàEsaka, 2001), dẫn đến tình trạng tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, tạo nền cácbong bóng tài sản (Pradhan và các tác giả, 2011) và nguy cơ gây ra khủng hoảng tiền
tệ (Reinhart và Reinhart, 2008); (iii) Khủng hoảng kinh tế thế giới Trong bối cảnh củamột nền kinh tế mở nói chung, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, những ảnhhưởng của một cuộc khủng hoảng thế giới được lan truyền qua kênh tài chính, ngoạithương, kênh đầu tư, kênh kiều hối và kênh viện trợ phát triển chính thức (Clipa vàCaraganciu, 2009)
1.3.2 Nguyên nhân từ bên trong
1.3.2.1 Chính sách tiền tệ
Theo trường phái tiền tệ, Chính sách tiền tệ (CSTT) không phù hợp là nguyênnhân quan trọng nhất của bất ổn kinh tế vĩ mô, được lý giải qua sự thay đổi của cungtiền Lịch sử đã chứng kiến không ít những sai lầm trong việc mở rộng tiền tệ để kíchthích tăng trưởng kinh tế, tạo nên những bong bóng tài sản Việc mở rộng tiền tệ mộtcách nhanh chóng sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cá nhân và doanh nghiệp trong nền
Trang 5kinh tế tiếp cận tín dụng và sử dụng các khoản đó cho các hoạt động tiêu dùng và đầu
tư Trong một thời gian ngắn, khi các tài sản trong nền kinh tế không đổi, tín dụngtăng nhanh sẽ đẩy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn mức cân bằng của nó, bao gồm
cả giá bất động sản và cổ phiếu Nếu NHTW lúc này giới hạn tăng trưởng tín dụng vì
sợ giá tài sản tăng trưởng quá nóng hoặc lạm phát, sẽ làm giá tài sản rơi xuống (Allen
và Gale, 2000) Trong trường hợp NHTW vẫn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tíndụng, bong bóng giá sẽ vẫn vỡ vào một lúc nào đó, bởi vì các tài sản đang được địnhgiá trên mức cân bằng thực sự của chúng (Allen và Gale, 1998) Khi bong bóng tài sản
vỡ, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn về thanh khoản Các ngân hàng buộc phải thu hồi
nợ và thanh lý tài sản và cànglàm trầm trọng hơn cho tình trạng lao dốc của giá tài sản
Ở mức nghiêm trọng hơn, khủng hoảng ngân hàng sẽ nổ ra, nền kinh tế có khả năngrơi vào tình trạng suy thoái trong một thời gian dài sau khi bong bóng vỡ (Allen vàGale, 2000) Lingren và đồng sự (1996) thống kê được rằng 73% các nước thành viêncủa IMF đã phải gánh chịu khủng hoảng ngân hàng trong khoảng thời gian 1980 –
1996 mà trong đó, sai lầm của CSTT mở rộng là một trong những nguyên nhân tạinhiều quốc gia
1.3.2.2 Chính sách tài khóa
Theo chính sách tài khóa, thâm hụt ngân sách chính phủ là một trong nhữngnguyên nhân trọng yếu gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô
− Thứ nhất, theo quan điểm của trường phái tiền tệ, thâm hụt ngân sách có thể dẫn
đến lạm phát cao Điều này được minh chứng khi chính phủ được NHTW bơm tiềnthông qua cho vay trực tiếp ngân sách hoặc mua lại các khoản nợ của chính phủ tạithời điểm phát hành
− Thứ hai, tài trợ bằng nợ công – vay công chúng, thâm hụt ngân sách làm tăng
lãi suất vay nợ trong nền kinh tế, làm giảm chi tiêu và đầu tư tư nhân
− Thứ ba, thâm hụt ngân sách làm xấu đi cán cân vãng lai, có nguy cơ dẫn đến
suy thoái kép
− Thứ tư, thâm hụt ngân sách kéo dài dẫn đến khủng hoảng nợ công (Hy Lạp)
1.3.2.3 Phối hợp giữa hai chính sách
Thông thường giữa hai chính sách có một sự bất tương đồng khi mà mục tiêucủa các cơ quan điều hành những nhóm chính sách này khác nhau (NHTW hướng đến
ổn định đồng tiền, Bộ tài chính thì nhắm đến tăng trưởng kinh tế) sẽ gây đến sự khônghiệu quả của chính sách
Trang 6CHƯƠNG 2: BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM
2.1 BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2013
2.1.1 Biểu hiện của bất ổn kinh tế vĩ mô qua các biến số đơn lẻ
2.1.1.1 Lạm phát
Từ khi đổi mới đến năm 2011, mục tiêu của chính phủ là tăng trưởng kinh tếmột cách mạnh mẽ, (trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là7,5%) vì tăng trưởng đồng nghĩa với việc gia tăng được thu nhập cũng như tạo ra việclàm Trong giai đoạn 1996-2003 thì ta thấy tỷ lệ lạm phát rất thấp, đồng hành cùng vớiGDP ổn định, từ đó ta dễ thấy được đây là giai đoạn phát triển kinh tế ổn định của ViệtNam
Hình: Diễn biến tỷ lệ lạm phát qua các năm 2000 - 2013
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ năm 2004-2007, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam gia tăng, nguyên nhân là chiphí đẩy (giá năng lượng, nguyên vật liệu ) từ nhu cầu năng lượng từ các nước đangphát triển mạnh mẽ như Trung Quốc Từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thươngmại thế giới (WTO) thì tỷ lệ lạm phát tiếp tục gia tăng và giữ ở mức độ cao, mà đỉnhđiểm là vào năm 2007 chỉ số lạm phát tại Việt Nam đã xấp xỉ 20%, và theo sau năm
đó là sự biến động thất thường của tỷ lệ lạm phát theo kịch bản: cuối năm trước khi giá
cả tăng, chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế lạm phát, khi đạt chỉ tiêu lạm phát lạinới lỏng tiền tệ để đạt mục tiêu tăng trưởng
2.1.1.2 Thâm hụt ngân sách
Theo như phần trên đã phân tích, để đo lường mức độ bất ổn của kinh tế vĩ môthì ta phải lấy tỷ số của thâm hụt ngân sách và GDP Luật Ngân sách đã quy định giới
Trang 7hạn thâm hụt ngân sách là 5%, như vậy ta thấy được ở bảng dưới có những năm như
2007, 2009, 2010 có bội chi vượt so với quy định Tỷ lệ lạm phát cũng tập trung tăngcao 2007 là 19,9%, 2009 là 11,8% và 2010 là 18,1% vào trong những năm này
Bảng: Thâm hụt Ngân sách /GDP giai đoạn 1995-2012
2.1.1.3 Tỷ giá hối đoái
Bảng: Tỷ giá hối đoái Việt Nam giai đoạn từ 2001 - 2012
Nguồn: Thống kê tỷ giá trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng
Khi lạm phát tăng cao vào năm 2007, để bù đắp chênh lệch cho lạm phát thìNHNN đã thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá lên 5.36% Ngay sau các năm tiếp theo,diễn biến tỷ giá là cực kỳ phức tạp, sức ép cho chính phủ phải nới rộng biên độ hoặcchính thức phá giá, làm cho tiền đồng mất giá mạnh so với trước đó
2.1.1.4 Dự trữ ngoại hối
Bảng: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 1999-2012, Đơn vị: tỷ USD
Trang 83.3 3.4 3.7 4.1
6.2 7 9.1 11.5
21 23
14.1 12.4 23
0 5 10 15 20 25
1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011
Dự trữ ngoạ i hối VN
Nguồn: IMF (1999, 2010, 2011, 2012)
Ta dễ thấy được DTNH của Việt Nam tăng mạnh trong những năm 2007, 2008
do mới gia nhập WTO nên nhiều dòng vốn ngoại cũng được bơm vào trong nền kinh
tế khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế vào nền kinh tế Việt Nam Ngoài ra, ta có thểthấy được DTNH là tấm chắn đệm cho nền kinh tế khi gặp khủng hoảng, nên vào năm
2007 NHNN đã mua vào 9 tỷ USD để bổ sung vào nguồn DTNH tại Việt Nam
2.1.2 Bất ổn kinh tế vĩ mô tại Việt Nam thông qua các hệ số MII, mi
Hình: Chỉ số MII và mi của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2011
Nguồn: PGS TS Hạ Thị Thiều Dao (2013), Bất ổn kinh tế vĩ mô, NXB Kinh Tế
Vì không có điều kiện về số liệu và cơ sở để tính toán nên nhóm sẽ lấy bảngtrên làm tham khảo và phân tích Ta thấy hai chỉ số khi tính toán ra được khá tươngđồng nhau Xét về lượng, mức tăng của MII và mi đều đạt đỉnh ở năm 2011, 2008 và
1998 là những thời điểm nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ hai cuộc khủng hoảng
Trang 92.2 TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI DẪN ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM
2.2.1 Biến động tỷ lệ ngoại thương:
Biến động của tỷ lệ ngoại thương sẽ tác động cơ cấu xuất nhập khẩu, thu nhập
và trạng thái cán cân vãng lai… Từ đó, gây nên sự biến động hoặc bất ổn trong nềnkinh tế vĩ mô
Theo số liệu thống kê, diễn biến tỷ lệ ngoại thương trong giai đoạn 2000-2011cho thấy tỷ lệ này đã giảm xuống từ năm 2000 đạt đáy vào năm 2007 và tăng trở lạitrong giai đoạn 2007-2011
Hình: Tỷ lệ ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Nguồn: UNTAD 2013
Sự biến động của TOT trong giai đoạn 2000-2010 phụ thuộc vào:
− Đất nước mở cửa hội nhập: Kể từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập
nền kinh tế thế giới (gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN ngày 28/07/1995, WTOngày 11/01/2007) thì kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh Do đó, độ
mở ngoại thương của nền kinh tế càng ngày càng lớn (đặc biệt vào năm 2011, tỷ lệ nàylên đến 178,2%) Tuy nhiên, mặt trái của việc mở cửa hội nhập đó là nền kinh tế ViệtNam sẽ chịu tác động từ những biến động của thị trường thế giới
Bảng: Độ mở ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2006-2012
Trang 10Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007 đến nay, tỷ lệ ngoại thương của Việt Namgia tăng Việc gia tăng TOT không phải do cơ cấu xuất nhập khẩu gia tăng mạnh hơn
cơ cấu nhập khẩu mà là do cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản
và khoáng sản, trong khi đó, giá cả của các hàng hoá này trên thị trường thế giới có xuhướng biến động ngày càng tăng
Bên cạnh đó, mặt dù Việt Nam đang ngày càng gia tăng các mặt hàng gia công(linh kiện điện thoại, điện tử, thiết bị máy tính…) nhằm cải thiện cơ cấu xuất khẩu, tuynhiên để chế tạo các mặt hàng này, doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩu linh kiện vềlắp ráp Điều này dẫn đến việc kim ngạch xuất khẩu gia tăng song song với việc giatăng các khoản phải trả chi phí cho yếu tố sản xuất nhập khẩu, chính vì thế thâm hụtthương mại vẫn chưa được cải thiện
3.2.2 Biến động luồng vốn vào ròng:
3.2.2.1 Diễn biến luồng vốn vào ròng:
Trong bối cảnh tự do hoá ngày càng gia tăng, hiện nay nhu cầu về hội nhập vàphát triển được xem là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.Nhận thức rõ tầm quan trọng của những nguồn vốn vào ròng tại Việt Nam (đặc biệt làđầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài) đối với sự phát triển kinh tế xã hội để cóthể thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm thu hút được nhiều và sử dụng một cách
có hiệu quả nhất
Theo thống kê, luồng vốn vào ròng của Việt Nam tăng khá nhanh qua từng năm
và đặc biệt tăng mạnh từ kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007.Luồng vốn vào ròng bao gồm 3 nguồn chính: vốn đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư giántiếp (FPI) và đầu tư khác (OI).Trong đó FDI chiếm chủ yếu và ổn định định hơn FPI
do FDI có rủi ro vỡ nợ cao - đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổnkinh tế vĩ mô Mặc dù chỉ mới xuất hiện từ năm 2005 nhưng FPI tăng mạnh vào năm
2007 (6.243 triệu USD) khi TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, khi bongbong chứng khoán vở thì thị trường lại đảo chiều và giảm hẳn từ năm 2008
Thiếu tên Hình:
Trang 11Nguồn: IFS 2013
− Vốn đầu tư trực tiếp FDI:
Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vàoViệt Nam dưới 6 hình thức Trong đó, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm
ưu thế cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, vượt trội hơn hẳn các hìnhthức đầu tư còn lại (theo số liệu thống kê năm 2014 thì 81% dự án FDI đầu tư vào VNtheo hình thức 100% vốn nước ngoài) Với hình thức này, quyền điều hành hoàn toànthuộc về chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ và chịu trách nhiệm hoàntoàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án FDI Điều này tạo tâm lýthoải mái, tự chủ, không chịu sự ràng buộc cho nhà đầu tư Đây là ưu điểm lớn để hìnhthức này luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu vốn FDI của cả nước so với các hình thức đầu
và lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD, chiếm gần11%) Dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăngcao chủ yếu là do chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ và
ưu tiên phát triển 2 ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghệ thông tin và công nghệp
hỗ trợ; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam
− Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI:
Trang 12Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ năm 1991, đến năm 2005 vẫn còn khá khiêmtốn Tuy nhiên, kể từ khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM ra đời vào năm
2000 và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ra đời vào năm 2007, song song đó là sựcải thiện hệ thống pháp luận liên quan hoạt động Chứng khoán đã tạo điều kiện choThị trường chứng khoán tại Việt Nam hoạt động sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ
Tính đến tháng 04.2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấpphép hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 82 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt15.590 tỷ đồng Việc gia tăng nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI có tác động tích cực đếnviệc gia tăng nguồn vốn và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia tàichính thế giới Tuy nhiên, điều này lại gây nên áp lực cạnh tranh to lớn với nhữngcông ty giàu kinh nghiệm và vốn lớn của những tổ chức tài chính nước ngoài, từ đólàm tăng nguy cơ giảm thị phần, thua lỗ và phá sản đối với các CTCK Việt Nam
Dòng vốn gián tiếp ròng vào Việt Nam năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 115triệu USD, 1.313 triệu USD và 6.243 triệu USD Năm 2006, quy mô vốn hóa TTCKchính thức so với GDP là 22,8%, năm 2007 là 43,7% vượt qua mục tiêu Chính phủViệt Nam đề ra là mức vốn hóa thị trường bằng 30% GDP vào năm 2010 So vớiGDP, luồng vốn đầu tư gián tiếp này vào Việt Nam năm 2005 với 0,2%; chỉ sau 2năm, năm 2007 đã đạt đến đỉnh điểm 8,8% nhưng lại nhanh chóng đảo chiều còn -0.64% năm 2008 và 0,14% năm 2009; năm 2010, luồng vốn này tăng trở lại và đạt
2,2% (PGS.TS Hạ Thị Thiều Dao, 2013).
− Dòng vốn vay nợ nước ngoài:
Từ năm 1996, Việt Nam bùng phát trào lưu vay nợ nước ngoài qua L/C (thư tíndụng) trả chậm – đây là hình thức chiếm dụng vốn khi các doanh nghiệp nhập hànghóa về, được người bán nước ngoài cho trả chậm tới 9-12 tháng Tuy nhiên, hậu quảdẫn đến những khoản nợ lên đến hàng trăm triệu đôla Mỹ và tên tuổi một số ngânhàng TMCP như Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Hoa, Đại Nam đã biến mất khỏithương trường Rút kinh nghiệm từ đó, sau này vay nợ nước ngoài qua L/C trả chậmđược Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý chặt
Từ năm 2000 đến nay, đặc biệt từ năm 2007, dư nợ nước ngoài của Việt Namgia tăng rất nhanh Tính đến cuối năm 2010, dư nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng138% so với năm 1995 và tăng 274% so với năm 2000 Theo Bộ Tài chính đến31/12/2012 nợ nước ngoài của Chính phủ là 726.314 tỉ đồng, chiếm 57% tổng nợ(phần còn lại 43% là nợ vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu) Tính ra nợnước ngoài của Chính phủ bằng gần 30% GDP So với các nước, mức độ đi vay nhưvậy chưa phải quá cao Tuy nhiên, như trên đã nói, không ai tính toán được nợ ngầmnước ngoài bao nhiêu, nên rất khó đánh giá chính xác nợ nước ngoài thật của cả nước
Trang 13Điều này cho thấy mặc dù luật pháp đã cho phép nhưng khả năng tiếp cận với nguồntín dụng bên ngoài của doanh nghiệp Việt Nam là rất hạn chế.
3.2.2.2 Tác động của luồng vốn vào ròng đến nền kinh tế Việt Nam
− Tình trạng tăng trưởng nóng của nền kinh tế
Điều này tạo nên các bong bóng tài sản và ảnh hưởng đến tính thanh khoản hệthống Thêm vào đó, trong giai đoạn 2007-2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở ViệtNam giai đoạn 2007-2010 luôn ở mức cao, trung bình là 36.5%
− Tiềm ẩn khả năng gia tăng lạm phát
Lượng vốn đầu tư gián tiếp ồ ạt đổ vào (đặc biệt trong nửa cuối năm 2007 vàQuý I/2008) gây áp lực làm giảm tỷ giá, để giữ tỷ giá ổn định, NHTW phải dung nội tệ
để mua vào lượng ngoại tệ thặng dư Điều này dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nềnkinh tế gia tăng mạnh, với đỉnh điểm là 27,7% vào Quý III năm 2008 và lên đến
23,9% vào cuối năm 2008 (Nguồn: trang web NHNN).
− Nguy cơ dẫn đến của một cuộc khủng hoảng tiền tệ
Như ta đã biết, nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng Châu Á 1997, khủnghoảng Mexico 1994… là do các luồng vốn vào dừng đột ngột lảm đảo chiều dòng vốn
Tại Việt Nam, sự biến động thất thường của dòng vốn đầu tư gián tiếp FPI (liêntục tăng mạnh vào năm 2007 rồi đảo chiều nhanh chóng vào năm 2008 trên cán cânthanh toán) là do: tình trạng suy thoái chung của nền kinh tế toàn cầu làm thay đổiđộng cơ và chiến lược của các nhà đầu tư (đặc biệt là sự rút vốn mạnh của các nhà đầu
tư nước ngoài), tình hình nền kinh tế đang dần yếu đi biểu hiện qua tỷ lệ lạm phát tăng
và thâm hụt thương mại lớn…
Như vậy, quá trình tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam, đặc biệt là cácdòng FPI, đang diễn ra với lộ trình khá nhanh, điều này đã dẫn đến những khó khăntrong việc ứng phó với các tác động không mong đợi của hội nhập tài chính trong bốicảnh nền kinh tế chưa có sự chuẩn bị đầy đủ
3.2.3 Khủng hoảng kinh tế thế giới
Mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến tình hình kinh tế vĩ mô
ở các quốc gia khác nhau thường không giống nhau Điều này phụ thuộc vào độ mởcủa nền kinh tế, tức là mức độ hội nhập của nền kinh tế đó với nền kinh tế toàn cầu.Quốc gia nào có độ mở kinh tế càng lớn càng chịu nhiều tác động từ khủng hoảng kinh
tế thế giới Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở (đặc biệt kể từ khi gia nhậpWTO) do đó, tình hình vĩ mô trong nước ít nhiều chịu ảnh hưởng của các cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới
Trang 14Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động vào tình hình kinh tế vĩ mô của ViệtNam như: Xuất nhập khẩu, kiều hối, luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Cụthể như sau:
Tác động đến xuất nhập khẩu
Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại Thế giới, thứ hạng của Việt Nam xét theokim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2002 lần lượt ở vị trí 48 và 43trên toàn thế giới Tuy nhiên, cho đến năm 2012, cũng theo nguồn số liệu của WTO thìthứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã được tăng 11 bậc và xếp ở vị trí thứ 37trong số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Namcũng được tăng 9 bậc và xếp ở vị trí thứ 34
Bảng: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới theo thống
kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2003-2012
2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012 Xuất
Tác động đối với kiều hối
Trong những năm gần đây, Việt Nam nằm trong top những nước dẫn đầu vềnhận kiều hối trên thế giới.Khoảng 70% lượng kiều hối vẫn chảy vào lĩnh vực sản xuấtkinh doanh(theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM trong 6tháng đầu năm 2014), như vậy,kiều hối không chỉ góp phần nâng cao mức sống củangười nhận mà nó còn là nguồn vốn quan trọng góp phần vào tăng trưởng, phát triểnkinh tế
Trang 15Nguồn: Tên tác giả (năm) , tên bài viết,
Số lượng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng dẫn tới tổng thu nhập của các đối tượng này cũng có xu hướng gia tăng, kéo theo lượng kiều hối gửi về nước ngày một lớn hơn
Lượng kiều hối gửi về nước còn nhằm mục đích đầu tư Những cơ hội đầu tư vào chứng khoán, bất động sản,… vào Việt Nam ngày càng nhiều và rõ rệt kéo theo lượng kiều hối cũng gia tăng theo
Các dịch vụ nhận kiều hối ngày càng nhiều và thuận lợi, bên cạnh các ngân hàng còn có một số doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chức năng này
Lượng kiều hối đóng vai trò không nhỏ đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh
tế của đất nước, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam Khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng kiều hối chảy vào cũng bị ảnh hưởng bởi các lý do sau:
Suy thoái kinh tế nói chung làm các quốc gia thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, sa thải bớt nhân công dẫn tới lượng lao động xuất khẩu không có việc làm và bịtrả về tăng hoặc nếu có được giữ lại thì thu nhập từ lương cũng sẽ giảm Tổng thu nhập của cộng đồng người Việt ở nước ngoài nhìn chung có xu hướng giảm ảnh
hưởng tới lượng kiều hối chuyển về
Trang 16 Suy thoái kinh tế làm số lượng các cơ hội đầu tư trong nước giảm xuống kéo theo lượng kiều hối chuyển về cho mục đích đầu tư giảm.
Quan sát đồ thị, ta thấy lượng kiều hối chuyển về năm 2009 giảm Đó là minh chứng cho thấy ảnh hưởng của suy thoái/ khủng hoảng kinh tế đối với dòng kiều hối chảy vào Việt Nam
Tác động đến dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu về nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư, phát triển là yêu cầu cấp thiết.Vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam gồm hai loại: vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (FPI) Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Nó góp phần nâng cao năng suất, giải quyết công ăn việc làm, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và tạo ra những nguồn thu nhập mới
Hình: Tổng quan FDI tại Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Quan sát biểu đồ ta thấy tương đối rõ tác động của các thời kỳ khủng hoảng kinh tế đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (ở đây là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI), cụ thể như sau:
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phát đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần với mức giảm thấp nhất là 2,2 tỷ USD vào năm 1999 Sau đó, với
sự ổn định và phục hồi của tình hình kinh tế chung, FDI tăng nhẹ và duy trì xu hướng tăng trong các giai đoạn tiếp theo
Thêm một lần nữa, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm
Trang 17dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD.
Nguyên nhân của việc dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm do tác động của khủnghoảng kinh tế có thể kể tới là:
Khủng hoảng kinh tế làm môi trường đầu tư trong nước xuống cấp, kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nguồn vốn của các nhà đầu tư nướcngoài cũng suy giảm dẫn tới việc đầu tư ra nước ngoài cũng giảm theo
3.3 TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẤT ỔN KINH TẾ
VĨ MÔ
3.3.1 Tác động chính sách tiền tệ đến bất ổn kinh tế vĩ mô
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong số những chính sách kinh tế vĩ mô củamột quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hành kinh tế nhằm đạtđược các mục tiêu cuối cùng như kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạoviệc làm cho người lao động Do vậy chỉ một sự điều hành CSTT không phù hợp cóthể dẫn đến tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô thậm chí nghiêm trọng hơn nền kinh tế cóthể rơi vào khủng hoảng, suy thoái mà đã có rất nhiều minh chứng trong lịch sử thểhiện điều đó Điển hình như trường hợp của Nhật Bản trong những năm 1980, việcthực hiện chính sách mở rộng cung tiền của NHTW Nhật đã khiến chỉ số Nikkei 225tăng lên 10.000 vào năm 1985 và tạo thành các bong bóng giá cả Kết quả là khi bongbóng thị trường chứng khoán vỡ, chỉ số Nikkei và giá bất động sản lao dốc, lãi suấtgiảm xuống mức âm, nền kinh tế Nhật rơi vào khủng hoảng một thời gian dài(Frankel, 1993)
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn qua đã cho thấy các biểu hiện đang rơivào trạng thái bất ổn kinh tế mô thể hiện qua các chỉ số đo lường Một phần nguyênnhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng không phủ nhận rằng do chínhCSTT lỏng lẻo, chưa phù hợp , độ trễ chưa đúng lúc dẫn đến tình trạng lạm phát, giatăng mặt bằng lãi suất trong nước, tăng nợ nước ngoài… Một số trạng thái điều hànhCSTT tác động đến tính bất ổn của nền kinh tế Việt Nam được nhóm phân tích cụ thểnhư sau:
Giai đoạn 2003 – 2007, NHNN kiên định với CSTT mở rộng khi tốc độ tăng
trưởng cung tiền liên tục tăng cao và cao nhất vào năm 2007 Các công cụ CSTT nhưlãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu có xu hướng khá ổn định CSTT
mở rộng đã tác động tích cực tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tiếp cận nguồnvốn tín dụng, nhờ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng Tăng trưởng kinh tế giai đoạn