Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
131,12 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH NGHIỆP VỤ TRUNG HÒA (STERILIZED INTERVENTION) Thực hiện: Nhóm 8 Các thành viên gồm: Nguyễn Đức Hiền (nhóm trưởng), Ngô Sỹ Nam, Trần Nguyễn Nhật Quang, Vũ Đức Bình, Phan Long Thanh Phong, Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Phần 1: Các kiến thức tổng quan về Nghiệp vụ trung hòa 1.1. Khái niệm nghiệp vụ trung hòa (can thiệp vô hiệu hóa) - Các nghiên cứu gần đây cho thấy một quốc gia có thể có những phối hợp mục tiêu khác nhau và không phải chấp nhận sự đánh đổi hoàn toàn như tam giác “Bộ ba bất khả thi” của Mundell (Yigang và Tangxian, 2001). Bên cạnh đó, sự thay đổi trong phối hợp của bộ ba bất khả thi và mức độ dự trữ ngoại hối là có mối liên quan với nhau (Aizenman, Chinn và Ito, 2008). - Thực tế cũng cho thấy rằng, sau khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998, nhiều thị trường mới nổi đã chọn một cấu trúc chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, độc lập tiền tệ trong nước và tăng cường hội nhập tài chính. Nhưng họ vẫn còn can thiệp ở một mức độ lớn trong việc quản lý tỷ giá hối đoái. Vì vậy, khi đối mặt với áp lực lớn từ dòng vốn ngoại đổ vào (áp lực làm tăng cao giá nội tệ), họ đã thực hiện tích lũy dự trữ và can thiệp vô hiệu hóa. Trung Quốc là một minh chứng tiêu biểu cho chính sách hỗn hợp này, cho phép sự hội nhập tài chính sâu hơn trong thực tế, áp dụng tỷ giá linh hoạt có quản lý (vào giữa năm 2005), trong khi vẫn tích lũy và vô hiệu hóa các dòng thu ngoại hối khổng lồ. - Về mặt kỹ thuật, NHTW có thể tác động chính thức vào thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng đến tỷ giá hay giá trị nội tệ thông qua can thiệp trực tiếp và can thiệp gián tiếp. Can thiệp trực tiếp vào tỷ giá là cách thức mà NHTW tác động trực tiếp trên thị trường ngoại hối để làm cho đồng tiền nước mình tăng hoặc giảm giá. Ví dụ nếu muốn cho đồng nội tệ lên giá, NHTW sẽ can thiệp bằng cách bơm đồng USD ra thị trường để mua vào đồng nội tệ, dẫn đến kết quả là đồng nội tệ sẽ lên giá bên cạnh đó là dự trữ ngoại hối sẽ sụt giảm, cung nội tệ giảm. Ngược lại, nếu muốn cho đồng nội tệ mất giá, NHTW tiến hành tung đồng nội tệ ra thị trường để mua vào đồng USD, kết quả là giá trị đồng nội tệ sẽ như ý muốn của chính phủ và dự trữ ngoại hối cũng sẽ tăng lên, cung nội tệ tăng. Đây được gọi là can thiệp không trung hòa. Phương thức can thiệp nêu trên sẽ gây ra những hậu quả nhất định đối với nền kinh tế. Trong trường hợp thứ nhất, cung tiền nội tệ giảm đi có thể làm ảnh hưởng đến 1 chính sách tăng trưởng kinh tế của chính phủ và trong trường hợp thứ hai, cung tiền tăng lên có thể làm cho lạm phát tăng tốc. Để việc can thiệp trên thị trường ngoại hối không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu chính sách của chính phủ, NHTW tiến hành sử dụng phương thức can thiệp vô hiệu hóa hay còn gọi là nghiệp vụ trung hòa. - Nghiệp vụ trung hòa, thuật ngữ tiếng Anh là: sterilized intervention, được biết với cái tên phổ biến hơn là Can thiệp vô hiệu hóa hoặc Chính sách thanh khoản đối ứng. Hoạt động can thiệp của NHTW sẽ được xem là can thiệp trung hòa nếu như khi tiến hành mua hoặc bán ngoại tệ (đối ứng bằng nội tệ), NHTW sẽ tiến hành đồng thời hoặc sau đó một hành động làm triệt tiêu ảnh hưởng của sự can thiệp nói trên tới lượng cung tiền (hay khối lượng tiền cơ sở) trên thị trường. Cụ thể là: + Khi thị trường hoạt động tốt: NHTW tác động trực tiếp trên thị trường ngoại hối mà không ảnh hưởng đến cung tiền nội tệ bằng cách thực hiện song song hai giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị trường mở. NHTW có thể bù đắp ảnh hưởng của tích lũy dự trữ lên lượng tiền cơ sở bằng cách bán ra các công cụ tài chính như trái phiếu Chính phủ, hối phiếu hoặc bằng các nghiệp vụ hoán đổi hay mua lại để “hút trở lại” lượng nội tệ đã tung ra. + Khi thị trường yếu: NHTW ổn định lại lượng tiền cơ sở sau khi tích lũy dự trữ bằng cách chuyển tiền ký quỹ của Chính phủ và những cơ quan tài chính công từ những ngân hàng thương mại vào NHTW hay bán dự trữ ngoại hối cho Chính phủ. 1.2. Chi phí và lợi ích của sự can thiệp vô hiệu hoá - Chi phí: Theo quan điểm của Aizenman và Glick (2009) thì có thể chia chi phí của phản ứng vô hiệu hóa thành các loại cơ bản: + Chi phí cơ hội trực tiếp của việc tích luỹ dự trữ. Thay vì tích luỹ dự trữ, lượng vốn này được Chính phủ đầu tư vào các công trình công cộng của quốc gia. Mặt khác, khi đó, sẽ cần có một nguồn vốn vay thay thế để đầu tư, phát sinh chi phí tài chính để chi trả lãi cho những khoản vay này. + Chi phí dùng để trả lãi trái phiếu do NHTW phát hành để thu hồi nội tệ trong nước. + Chi phí rủi ro đạo đức vĩ mô và vi mô: Chi phí rủi ro đạo đức vĩ mô thường phát sinh ở các nước có nền chính trị không ổn định, nên khó kiểm soát được trong việc quản lí dự trữ ngoại hối, dẫn đến những chi tiêu công không hợp lí. Chi phí rủi ro đạo đức vi mô lại liên quan tới các ngân hàng. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra một mức dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế nguồn vốn cho vay của các ngân hàng, các hợp đồng tín dụng rủi ro cao nhưng vì lợi nhuận hấp dẫn, nhiều ngân hàng đã bỏ qua và vẫn tiến hành. + Kích thích những biến dạng khu vực tài chính và cản trở phát triển tài chính. Việc sử dụng các công cụ phi thị trường như tăng dự trữ bắt buộc, kiểm soát chặt chẽ tín dụng sẽ làm tăng lãi suất cho vay, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Việc phát hành trái phiếu cũng làm biến đổi cấu trúc nợ công và mục đích của nợ công 2 - Lợi ích: + Các nước khuyến khích kiềm chế tài chính sẽ gia tăng tích luỹ dự trữ và vô hiệu hoá. Việc kiềm chế tăng trưởng tài chính cũng đồng nghĩa với lạm phát được kiểm soát. + Giảm được tác động nâng giá đồng nội tệ, nhờ đó mang lại lợi thế trong cạnh tranh xuất khẩu sang các thị trường lớn. + Việc tích luỹ dự trữ lớn cũng giúp quốc gia đó đáp ứng nhu cầu phòng ngừa khi có sự dừng lại đột ngột của luồng vốn nước ngoài chuyển vào trong nước, qua đó bù đắp rủi ro khi hội nhập tài chính ở mức sâu hơn. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối có thể được sử dụng để làm giảm nhẹ tác động của các cú sốc thương mại lên tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu của một quốc gia. Thêm vào đó, chúng như là một khoản bảo hiểm ngầm, cho phép các nước tránh phụ thuộc vào quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính quốc tế khác. + Giúp quốc gia có thể theo đuổi cùng lúc các mục tiêu: hội nhập tài chính, ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ ở một mức độ nào đó. 1.3. Các nhân tố tác động đến sự can thiệp vô hiệu hoá - Lạm phát: Lạm phát có mối liên hệ trực tiếp với những thay đổi của GDP thực, lạm phát thường có tương quan phủ định với mức độ phản ứng vô hiệu hóa (vì khi thực hiện vô hiệu hóa thành công thì sẽ kìm hãm được lạm phát). - Dòng thu cán cân thanh toán: + Đầu tư trực tiếp FDI: Là dòng vốn mà các nhà đầu tư trực tiếp đầu tư vào một quốc gia, và các nhà đầu tư này có quyền kiểm soát rất cao với việc sử dụng nguồn vốn của mình. Đây là một nguồn vốn mang tính nền tảng, ổn định và bền vững, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của một quốc gia. Tuy FDI là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển lâu dài và bền vững nhưng nếu một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn này sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bấp bênh khi có sự rút vốn đột ngột hay làm cho sự phân hóa về khu vực kinh tế giàu nghèo càng rõ rệt hơn. + Dòng thu Phi FDI: Được đầu tư chủ yếu thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian như quỹ đầu tư. Chúng có thể chu chuyển ra vào thị trường rất nhanh, có khả năng dẫn đến tình trạng thị trường không ổn định, nhằm hưởng lợi nhuận ngắn hạn trên sự chênh lệch lãi suất và tỷ giá hối đoái + Tài khoản vãng lai: Một sự thặng dư hay thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai tác động đáng kể đến sự gia tăng hay sụt giảm của tích lũy dự trữ, từ đó cũng ảnh hưởng đến quy mô vô hiệu hóa (tích lũy dự trữ gia tăng đòi hỏi phản ứng vô hiệu hóa phải diễn ra với quy mô tương ứng để loại trừ các tác động tiền tệ do gia tăng tích lũy ảnh hưởng đến nền kinh tế). 1.4. Chính sách can thiệp vô hiệu hóa: 3 - Theo cách hiểu chung nhất, chính sách vô hiệu hóa là sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào tỷ giá, để đảm bảo rằng việc tác động lên thị trường ngoại hối không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu chính sách khác của Chính phủ. Khi đó, NHTW sử dụng phương thức can thiệp vô hiệu hóa, được tiến hành bằng cách thực hiện đồng thời song song hai giao dịch trên thị trường ngoại hối và trên thị trường mở. + Trên thị trường ngoại hối: NHTW sẽ tiến hành in một lượng cơ số tiền để cân bằng giữa cung cầu tiền trong nước, vô hiệu hóa các tác động này nhằm hấp thụ tốt các dòng vốn ngoại và giữ cho tỷ giá tránh biến động gây tác động xấu đến cán cân tài khoản vãng lai, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối. + Trên thị trường mở: NHTW sẽ tiến hành giao dịch thứ 2 bằng cách thông qua nghiệp vụ thị trường mở như: bán các giấy tờ có giá, trái phiếu chính phủ mà NHTW đang nắm giữ hoặc bằng cách sử dụng nghiệp vụ hoán đổi (repo) để mục đích cuối cùng làm giảm cung tiền trong nước. - Có rất nhiều bài nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách vô hiệu hóa lên thị trường ngoại hối và mức độ thích hợp của can thiệp vô hiệu hóa. Đây là vấn đề đang được các nhà làm chính sách và các chuyên gia quan tâm, nhất là vấn đề về một chính sách can thiệp vô hiệu hóa tối ưu nhất. Trong phạm vi bài thuyết trình này chúng ta sẽ không xem xét tới. 4 Phần 2: Thực tế thực hiện chính sách can thiệp vô hiệu hóa tại Việt Nam 2.1. Tỷ lệ lạm phát, tình hình cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam - Tỷ lệ lạm phát hàng năm: Nguồn: World Bank Giai đoạn trước năm 2007-2008, tỷ lệ lạm phát ở nước ta được duy trì ở mức thấp, tuy nhiên từ năm 2008 trở đi, tỷ lệ lạm phát biến động rất mạnh & xuất hiện 2 đỉnh vào năm 2008 (22,67%) và năm 2011 (21,26%). Một trong những lí do chính gây ra tỷ lệ lạm phát cao như trên là do cung tiền VND tăng nhanh hơn mức tăng của sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế. - Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán tổng thể từ năm 2007 trở đi bắt đầu có sự thay đổi rất mạnh do sự tăng trưởng vượt bậc của cán cân vãng lai và cán cân vốn & tài chính. Tuy vậy sự thay đổi này không được ổn định (như giai đoạn trước đó) mà có năm thặng dư rất cao (như 2007, 2012), có năm thâm hụt lớn (như 2009). Điều đó phản ánh dòng ngoại hối luân chuyển đối với thị trường tài chính nước ta có nhiều sự thay đổi và bất ổn đòi hỏi cần phải có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Hình 2.2. Cán cân tổng thể và các cán cân bộ phận của Việt Nam qua các năm 5 Nguồn: IMF - Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam: Nguồn: World Bank Năm 2007, ngay sau khi gia nhập WTO, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục tăng hàng năm, đạt ở mức rất cao vào năm 2008 (khoảng 23,89 tỷ USD). Sau đó, tác 6 động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước đã khiến cho thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND liên tục bị biến động mạnh. Ðể bình ổn thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND, bên cạnh những biện pháp chính sách tiền tệ và hành chính, NHNN đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường khiến cho quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống mức đáy vào năm 2010 là 12,47 tỷ USD. Sau đó dự trữ ngoại hối tăng trở lại và đạt gần 26 tỷ USD vào năm 2013 (gấp đôi so với năm 2011). Nhìn vào biểu đồ chúng ta có thể thấy dự trữ ngoại hối đạt đỉnh vào các năm 2007-2008 và 2012-2013. Quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm 2013 tương đương 12 tuần nhập khẩu (phù hợp với thông lệ quốc tế). Tuy nhiên đây chưa phải là mức dự phòng đủ lớn khi Việt Nam đã từng gánh chịu nhiều đợt rút vốn mạnh trong vài năm gần đây. Để chống đỡ tốt hơn với các cú sốc từ bên ngoài, lượng dự trữ tối thiểu được khuyến cáo ở mức 15 tuần nhập khẩu. Các nước trong khu vực có thị trường tài chính mở hơn đang có dự trữ ngoại hối ở mức rất lớn như Thái Lan (140 tỷ USD), Malaysia (140 tỷ USD), và Indonesia (100 tỷ USD). Qua 3 biểu đồ nêu trên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm, cán cân thanh toán và quy mô dự trữ ngoại hối hàng năm của nước ta có sự biến động mạnh kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Sự biến động của 3 nhân tố trên dường như có mối tương quan với nhau khi đỉnh của các biểu đồ được thiết lập trong 2 giai đoạn 2007-2008 và 2011- 2012. 2.2. Chính sách can thiệp vô hiệu hóa đối với thị trường tài chính Việt Nam - Tình hình thực hiện chính sách can thiệp vô hiệu hóa của NHNN: Với quy mô cán cân thanh toán lớn như hiện nay thì việc thực hiện chính sách can thiệp vô hiệu hóa là rất cần thiết nhằm giúp nền kinh tế tránh khỏi những cú sốc cho thị trường. Giai đoạn năm 2007-2008, chúng ta đã phải trả giá đắt khi NHNN tung một lượng tiền ra mua ngoại tệ lớn, chưa được điều hòa hợp lý khiến lạm phát bùng nổ ngay sau đó. Rút kinh nghiệm từ bài học trên, NHNN đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ trung hòa và có nhiều nỗ lực nhằm điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều bất ổn. Sau những “do dự” trong việc sử dụng OMO như thế nào cho hiệu quả trong những năm 2009-2010 thì đến tháng 5/2011, NHNN đã hút ròng khoảng 71.757,6 tỷ đồng trên thị trường mở để trung hòa một khối lượng lớn tiền mà NHNN đã bỏ ra mua khoảng trên 2 tỷ USD bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối. Trong giai đoạn từ năm 2012 trở lại đây, NHNN đã sử dụng công cụ OMO rất linh hoạt và hiệu quả, điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đảm bảo hài hòa các mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, nhưng vẫn tạo sự thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2012, NHNN đã mua vào xấp xỉ 10 tỷ USD, đồng nghĩa với việc bơm một khối lượng tiền khổng lồ gần 200 nghìn tỷ đồng ra thị trường. Khi đó công cụ OMO trở thành công cụ chủ chốt giúp NHNN kiểm soát cung tiền và kiềm chế lạm 7 phát một cách hiệu quả. Năm 2013, nghiệp vụ trung hòa tiếp tục được NHNN vận dụng hiệu quả và kịp thời. Vào khoảng giữa tháng 7/2013, khi tỷ giá bất ngờ biến động, thì một trong những nguyên nhân chính là do thanh khoản tiền đồng đã tốt lên nhiều nên các NHTM mạnh tay kinh doanh ngoại hối. Điều này đã buộc NHNN phải họp nhóm các ngân hàng lớn để chấn chỉnh và ngay sau đó, phát hành tín phiếu để hút tiền dư thừa góp phần ổn định thị trường. Nhờ vậy, thị trường ngoại hối giữ được sự ổn định, tỉ giá dao động trong biên độ cho phép. Sang năm 2014, trước diễn biến ổn định của thị trường, trong 4 tháng đầu năm NHNN đã mua thêm 10 tỷ USD nâng dự trữ ngoại hối lên con số 35 tỷ USD, nhưng không gây hiệu ứng tiêu cực đến tỷ giá, lạm phát. Mặc dầu vận dụng khá hiệu quả nghiệp vụ trung hòa trong thời gian gần đây, tuy nhiên chúng ta không thể vì thế mà chủ quan cho rằng NHNN đã có thể dễ dàng giải quyết được các bất ổn trên thị trường tài chính thông qua chính sách can thiệp vô hiệu hóa. Bởi lẽ những điều kiện hỗ trợ NHNN chủ động thực hiện chính sách này ở nước ta dường như vẫn chưa đủ đảm bảo. Những điều kiện đó là gì? - Những tiền đề cần phải có để có thể thực hiện thành công chính sách can thiệp vô hiệu hóa là: Chúng ta có thể thấy rằng, khi NHNN muốn giữ tỷ giá ổn định thì phải can thiệp trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ: khi NHNN mua ngoại tệ vào tăng cung nội tệ đồng thời thực hiện nghiệp vụ⇒ ⇒ bán giấy tờ có giá trên OMO phải có giấy tờ có giá.⇒ khi NHNN bán ngoại tệ ra giảm cung nội tệ cần có ngoại tệ để bán đồng thời⇒ ⇒ mua giấy tờ có giá để tăng cung nội tệ NHNN phải có ngoại tệ và trên thị trường (các⇒ NHTM) có sẵn giấy tờ có giá. Vấn đề cơ sở: phải có Ngoại tệ và giấy tờ có giá để thực hiện nghiệp vụ này.⇒ Nghĩa là 2 tiền đề quan trọng để thực hiện chủ động thực hiện chính sách can thiệp vô hiệu hóa là thị trường trái phiếu phát triển và mức dự trữ ngoại hối đủ lớn cần thiết để can thiệp. + Thị trường trái phiếu phát triển thể hiện qua việc quy mô của thị trường, sự đa dạng hóa của các loại trái phiếu phát hành. Nếu thị trường trái phiếu phát triển thì NHTW có thể mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở một cách hiệu quả. Do đó, khi cần bơm hoặc rút tiền, NHNN có thể dễ dàng thực hiện qua OMO điều chỉnh lãi suất và cung⇒ tiền trong nền kinh tế. Bảng 2.1. Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam so với GDP, cung tiền qua các năm Năm Quy mô TTTPCP [1] GDP [2] M2/GDP [3] Giá trị TPCP/GDP 8 (Tỷ USD) (Tỷ USD) (%) [4] (%) 2013 28 171.39 117.0 13.96 2012 24 155.82 106.5 14.46 2011 15 135.54 99.8 11.09 2010 14 115.93 114.9 10.51 2009 10.8 106.01 105.6 9.65 2008 N/A 99.13 93.65 N/A 2007 N/A 77.41 100.58 N/A 2006 N/A 66.37 79.22 N/A (Nguồn: ADB, WB và tính toán của tác giả) [1] Theo ADB trái phiếu chính phủ (Government) bao gồm trái phiếu kho bạc (Treasury Bonds), tín phiếu NHTW (Central Banks Bill) và trái phiếu DNNN, tuy nhiên loại trái phiếu giáo dịch chủ yếu trên OMO là trái phiếu kho bạc và tín phiếu NHTW [2] Theo WB [3] Theo WB [4] theo tính toán của tác giả ( suy ra từ ba cột kế bên) 9 Như vậy lượng TP chính phủ so với cung tiền M2 của Việt Nam hiện nay rất thấp, năm 2012 tỷ lệ này cao nhất, đạt mức 14.96%. trong khi đó mức cung tiền M2 lại cao. Vì vậy, NHTW khó có thể chủ động thực hiện nghiệp vụ trung hòa một cách có hiệu quả bằng lượng trái phiếu chính phủ hiện có. + Mức dự trữ ngoại hối cần thiết hỗ trợ cho chính sách vô hiệu hóa: Trong trường hợp tỷ giá tăng cao, ngoại tệ khan hiếm thì NHTW phải có lượng dự trữ ngoại hối cần thiết thì mới có thể bán ngoại tệ thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá ổn định. Dự trữ ngoại hối của nước ta hiện tại (tháng 06/2014) đạt khoảng 35 tỷ USD, tương đương 3,1 tháng nhập khẩu (theo NHNN). Mặc dù con số đạt được tăng rất cao so với đầu năm (khoảng 10 tỷ USD) song dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp trong khu vực. Điều này vô hình chung đã đặt nước ta trong tình thế bấp bênh một khi gặp phải những cú sốc của nền kinh tế. Hình 2.4. Quy mô dự trữ ngoại hối tính theo tháng nhập khẩu của Việt Nam (tháng 06/2014) so với các nước trong khu vực Nguồn: Vnexpress 2.3. Đề xuất những giải pháp và hướng thực thi: Xuất phát từ những mặt tích cực của chính sách can thiệp vô hiệu hóa là đảm bảo tránh sự biến động trên thị trường ngoại hối và đồng thời không tác động làm đổi lượng cung tiền, không tác động đến giá cả và lãi suất, nhóm đưa ra các giải pháp và hướng thực thi sau: + Chính phủ cần quan tâm cải thiện uy tín và nâng cao tính thanh khoản, tính hấp 10 [...]... Sáu và Thân Thị Vi Linh (2011); “Bàn về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong gian đoạn hiện nay”; Học viện Ngân hàng [2] Trần Thị Hồng Đào, Nguyễn Quang Bình (2012); “Tác động của Chính phủ vào tỷ giá- Chính sách vô hiệu hóa” [3] Trần Thị Phương Trang, Nguyễn Thị Hải Linh, Nguyễn Diệp Quỳnh Như (2012); “Chính sách vô hiệu hóa ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [4] Joshua Aizenma, Menzie... %C6%B0%E1%BB%9Dng-m%E1%BB%9Bi-n%E1%BB%95i-va-g%E1%BB %A3i-y-cho-vn/ - Chính sách can thiệp ngoại hối kinh nghiệm quốc tế và thực tế Việt Nam: http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=122&News=153&CategoryID=1 - Premature Easing? http://nghiatq.wordpress.com/2011/07/14/premature-easing/ - Thị trường mở giúp ngân hàng vượt cú sốc? 12 http://www.tienphong.vn /Kinh- Te/thi-truong-mo-giup-ngan-hang-vuot-cu-soc600926.tpo - Ngân hàng Nhà... http://duyviet90.blogspot.com/2011/05/su-can-thiep-vo-hieu-hoa-chinh-sach.html - Core vs Headline: http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2011_05_01_archive.html - Quản lý dòng vốn nước ngoài – kinh nghiệm của các nước thị trường mới nổi và gợi ý cho VN: http://luattaichinh.wordpress.com/2008/12/21/qu%E1%BA%A3n-ly-dong-v %E1%BB%91n-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngoai -kinh- nghi%E1%BB%87m-c %E1%BB%A7a-cac-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BB%8B-tr %C6%B0%E1%BB%9Dng-m%E1%BB%9Bi-n%E1%BB%95i-va-g%E1%BB... http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang-nha-nuoc-bom-tien-cuu-thanh-khoan2010020805041627ca34.chn - OMO: điểm sáng chính sách tiền tệ http://bsc.com.vn/News/2014/5/7/383099.aspx - ANZ: Dự trữ ngoại hối 35 tỷ USD vẫn thấp: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/anz-du-tru-ngoai-hoi-35-ty-usdvan-thap-3014850.html - Asia Bond Monitor (September 2014): http://www.adb.org/sites/default/files/publication/42975/asia-bond-monitor-sep-2014.pdf . Thanh Phong, Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Phần 1: Các kiến thức tổng quan về Nghiệp vụ trung hòa 1.1. Khái niệm nghiệp vụ trung hòa (can thiệp vô hiệu hóa) - Các nghiên cứu gần đây cho thấy một quốc. phủ, NHTW tiến hành sử dụng phương thức can thiệp vô hiệu hóa hay còn gọi là nghiệp vụ trung hòa. - Nghiệp vụ trung hòa, thuật ngữ tiếng Anh là: sterilized intervention, được biết với cái tên. ra mua ngoại tệ lớn, chưa được điều hòa hợp lý khiến lạm phát bùng nổ ngay sau đó. Rút kinh nghiệm từ bài học trên, NHNN đã chú trọng hơn đến nghiệp vụ trung hòa và có nhiều nỗ lực nhằm điều hành