1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học Kinh tế đầu tư: Chống khép kín trong đầu tư. Mối quan hệ giữa nguốn vốn trong nước và ngoài nước.

23 524 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Tiểu luận môn học Kinh tế đầu tư: Chống khép kín trong đầu tư. Mối quan hệ giữa nguốn vốn trong nước và ngoài nước. Câu 1: Chống khép kín trong đầu tư: Bản chất, thực trạng và một số giải pháp. 1. Bản chất “khép kín” trong đầu tư 2. Thực trạng 3. Một số giải pháp Câu 2: Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn: Trong nước và nước ngoài. 1. Bản chất “khép kín” trong đầu tư 2. Thực trạng 3. Một số giải pháp 1. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư và phân loại nguồn vốn: 1.1. Nguồn vốn trong nước : 1.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 2. Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và ngoài nước 2.1 Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài. 2.2 Vai trò tác động qua lại giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ

Câu 1: Chống khép kín trong đầu tư: Bản chất, thực trạng và một số giải pháp.

Đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất

là đối với các nước đang phát triển như nước ta Trong bối cảnh nền kinh tế đang trongquá trình hồi phục sau thời kỳ suy giảm, sức cạnh tranh và quy mô nền kinh tế cònthấp thì nhiều hoạt động động đầu tư lại được thực hiện một cách kém hiệu quả, gâythất thoát lãng phí lớn các nguồn lực xã hội Một trong những nguyên nhân gây ra tìnhtrạng trên là sự buông lỏng trong công tác quản lý, cơ chế chính sách còn nhiều bất cậpdẫn đến tình trạng “khép kín” trong hoạt động đầu tư

Vì vậy, việc làm rõ bản chất, đánh giá sát tình hình, từ đó đưa ra những giải phápnhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng khép kín trong đầu tư là một nhiệm vụ hết sức quatrọng trong công tác quản lý Nhà nước hiện nay Những vấn đề nêu trên sẽ được làm

rõ qua các nội dung cụ thể như sau:

1 Bản chất “khép kín” trong đầu tư

Để hiểu bản chất về vấn đề khép kín trong đầu tư, ta cần tìm hiểu về khái niệm

về đầu tư: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Trong đó, các nguồn lực sử dụng có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức laođộng và trí tuệ Những kết quả đạt được có thể là sự gia tăng về tài sản vật chất, tài sảntài chính hoặc tài sản trí tuệ và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suấtcao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội

Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trongđiều kiện hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra nhữngtài sản vật chất như nhà xưởng, thiết bị… và tài sản trí tuệ như tri thức, kỹ năng… giatăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển

Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tạo mới hoặc bổ sung, nângcấp đối với các tài sản cố định; Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận chủ yếu củađầu tư phát triển trong nguồn vốn ngân sách nhà nước

Hiện tượng khép kín trong đầu tư thường xảy ra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

cơ bản và đối với nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước Sở dĩ có hiện tượng nêu trên

là do trong hoạt động này có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tham gia, bao gồm:người ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, tư vấngiám sát Trong thực tế, đã từng xảy ra hiện tượng người ra quyết định đồng thời làchủ đầu tư và tổ chức tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, các tư vấn giám sát thuộc

Trang 2

thì lại cùng chung một nguồn gốc và sẽ rất dễ dàng dẫn đến sự liên kết, móc nối, baoche cho nhau giữa các bên, do đó rất khó phát hiện sai phạm ở chỗ nào, các cơ quanchủ quản cũng không dễ dàng trong việc xử lý sai phạm và nếu có xử lý thì cũngnương nhẹ vì đó là một bộ phận của mình.

Tình trạng khép kín trong đầu tư từ nguồn vốn nhà nước là một trong những ràocản lớn trong lĩnh vực đầu tư hiện nay Tình trạng này sẽ tạo rào cản đối với các thànhphần kinh tế khác nhau tham gia vào đầu tư, hạn chế tính minh bạch và công khaitrong hoạt động đầu tư Từ đó nảy sinh tiêu cực và là nguồn gốc phát sinh thất thoát,lãng phí trong đầu tư từ nguồn vốn nhà nước

Tính khép kín trong đầu tư hiện nay thể hiện từ khâu quy hoạch cho đến côngtác chuẩn bị, thẩm định dự án, ban hành các định mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thicông, giám sát thi công

Vấn đề này không chỉ là rào cản đối với quá trình đầu tư mà còn ảnh hưởng đếntăng trưởng và chất lượng tăng trưởng Bởi vì, sự khép kín trong đầu tư chính là nguồngốc của tiêu cực và hậu quả là sự thất thoát, lãng phí vốn đầu tư Vậy trên thực tế ởnước ta tình trạng này xảy ra như thế nào?

2 Thực trạng

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình đầu tư đó là các vănbản quản lý đầu tư xây dựng Một thực tế ở nước ta đó là hệ thống các văn bản quản lýđầu tư xây dựng còn nhiều thiếu xót, chưa hoàn thiện Chính vì vậy, thực tế này cũng

là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khép kín trong đầu tư do các quy định chưa rõràng Thực trạng vấn đề khép kín trong đầu tư gắn liền với các quy định trong các vănbản quản lý xây dựng

Tình trạng khép kín đầu tư là một vấn đề đã được đưa ra tranh luận khá nhiều.Năm 2005 là thời điểm mà vấn đề này được đưa ra tranh luận sôi nổi nhất Có thể thấyhiện tượng khép kín trong đầu tư ở nước ta trong những năm qua thông qua một sốhiện tượng như:

- Sự khép kín trong hoạt động của các chủ thể thuộc cùng một cơ quan chủ quản:

Có thể thấy hiện tượng này thông qua ví dụ cụ thể như: Dự án xây dựng Sân vận động

Mỹ Đình, đây là một kinh nghiệm sai phạm nghiêm trọng mà sai phạm đó là do tư vấnthiết kế, tư vấn giám sát và các đơn vị thi công gần như cùng một gốc Hay nhiều côngtrình của Bộ Giao thông vận tải hiện tại gần như khép kín hoàn toàn từ khâu khảo sát,thiết kế cho đến đấu thầu, thi công, giám sát Chủ đầu tư cũng là Bộ GTVT; Kể cảchuyện đấu thầu, tuy nói là đấu thầu rộng rãi nhưng có nhà thầu nào “chen” vào được,tập trung chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT Nguyên nhân dẫn đến xảy

ra thực trạng này là do hiện tại lực lượng xây dựng giao thông thuộc Bộ Giao thôngvận tải là mạnh nhất, nếu như lực lượng này không làm thì các nhà đầu tư nước ngoài

sẽ “chen” chân vào Đây cũng là một đặc điểm chung của doanh nghiệp Việt Nam và

Trang 3

việc thay đổi nó theo hướng mở rộng, chấm dứt “khép kín” không phải là chuyện đơngiản, ngày một ngày hai làm được.

- Sự khép kín trong công tác đấu thầu xây dựng: Đấu thầu là hình thức lựachọn nhà thầu để ký kết hợp đồng giao thầu xây dựng cho phù hợp cơ chế thị trường

có sự quản lý của nhà nước theo nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh Thế nhưng, trongthực tế thời gian qua đấu thầu xây dựng còn bộc lộ không ít những tiêu cực Hiệntượng cục bộ của quá trình đầu tư cũng xảy ra trong phổ biến trong khâu đấu thầu.Hiện tượng chia nhỏ các gói thầu để tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu, tạođiều kiện cho các nhà thầu liên kết, móc ngoặc dưới dạng “quân xanh, quân đỏ” Theo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ trọng các hình thức đấu thầu theo kiểu tổ chức đấu thầu hạnchế hoặc chỉ định thầu về số lượng gói thầu có khi lên tới 70%, mặc dù các gói thầunày thường có giá trị nhỏ Nhiều công trình dùng chỉ định thầu, hoặc đấu thầu mộtcách hình thức Điều này đã vi phạm các quy định hiện hành Hạ giá thành không cócăn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được Hiện tượngthông đồng, cấu kết với nhau, phổ biến việc thông đồng giữa nhà thầu với chủ đầu tư,thông đồng giữa các nhà thầu với nhau Nguyên nhân, lý do ở đây là quy chế đấu thầuthiếu chặt chẽ, không công khai minh bạch đã dẫn đến việc một nhà thầu trúng thầunhưng sau đó chia phần cho các nhà thầu còn lại Hay giành giật gói thầu bằng giá cực

kỳ thấp, bằng 28,9% giá gói thầu (gói 2B hầm đèo Hải Vân), hoặc chênh lệch lên tới

400 tỷ đồng (gói thầu xây dựng cảng Cái Lân Dự án thủy điện Sê San 4 (giap ranh 2tỉnh Gia Lai, Kon Tum) là một ví dụ Ngày 26/10/2004 ông Nguyễn Mạnh Long –Trưởng ban QLDA thủy điện 4 (BQLDA TĐ 4) thuộc Tổng công ty Điện lực ViệtNam (EVN) ra Quyết định 1364 phê duyệt các hạng mục chuẩn bị đầu tư, trong đó cótỉnh lộ 664 theo hình thức chỉ định thầu Ngay sau khi có được hợp đồng chính thức từBan quản lý dự án trọng điểm 4 nhà thầu chính là Chi nhánh Tây Nguyên – Tổng công

ty xây dựng công trình giao thông 1 đã ký hợp đồng “bán” lại toàn bộ công trình cho 8đơn vị khác như Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Gia Lai, Công tyquản lý và sửa chữa cầu đường Giai Lai, Công ty TNHH Trung Kiên… để hưởngchênh lệch 5% từ tổng dự toán công trình Chỉ tính riêng phần chênh lệch 5% này, Chinhánh Tây Nguyên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 thông qua vàichữ ký đã “bỏ túi” gần 2,5 tỷ đồng

- Sự khép kín thể hiện trong hoạt động giám sát đầu tư như: Giám sát hoạt độngsau đấu thầu, giám sát thi công, đây là các công việc hết sức quan trọng bởi chất lượngcông trình phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giám sát thi công Công việc này thường

do tư vấn độc lập, có kinh nghiệm năng lực và uy tín đảm nhiệm Nhưng trên thực tế,các nhà thầu tư vấn thực hiện công tác giám sát thi công chưa đáp ứng được các yêucầu, thậm trí thông đồng với nhà thầu để “rút ruột” công trình hoặc thay đổi chất lượngvật tư sử dụng… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công trình Ngoài ra, còn

có tình trạng các nhà thầu trúng thầu rồi nhượng lại cho nhà thầu khác để hưởng chênhlệch dưới dạng bán thầu

Trang 4

Xuất phát từ thực tế những năm qua, trong hoạt động đầu tư nói chung và đầu

tư xây dựng cơ bản nói riêng, tình trạng khép kín là nguyên nhân phát sinh nhiều tiêucực “Khép kín” trước hết là quan hệ giữa chủ đầu tư, tư vấn, thẩm định, xây dựng vànghiệm thu Do đó, cần có quy định chặt chẽ để tiến tới xóa bỏ tình trạng này Tuynhiên, đây là vấn đề tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành nằm trong chương trình tổngthể cải cách hành chính của Chính phủ gắn liền với quá trình cải cách hệ thống doanhnghiệp Nhà nước nên việc thực hiện cần có thời gian quá độ Lộ trình xóa bỏ tình trạngkhép kín trong đầu tư được bắt đầu trong năm 2005, tiến hành đợt tổng rà soát các dự

án đầu tư xây dựng cơ bản, dự án nào nằm ngoài quy hoạch, không có trong kế hoạchvốn và thấy rõ không hiệu quả, kiên quyết đình chỉ Trong quý I năm 2005, Bộ Kếhoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước Sự

ra đời của Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình, Luật Đầu

tư và Luật Đấu thầu năm 2005 là một bước đột phá tạo ra cơ chế pháp lý để chống

“khép kín” trong đầu tư, quá trình đầu tư xây dựng cơ bản trở nên minh bạch, rõ rànghơn

3 Một số giải pháp

Những năm vừa qua, tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư phát triển nóichung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng chính là nguyên nhân của nhiều việc tiêu cực.Quy trình đầu tư được khép kín từ chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thẩm định, xây dựng rồinghiệm thu Để giải quyết triệt để vấn đề, cần phải tách bạch chức năng quản lý nhànước của các Bộ, ngành, địa phương và chức năng tổ chức hoạt động, sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp, nhà thầu

Xác lập một lộ trình cho việc loại bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư Đầu tiên

sẽ là tổng rà soát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản xem dự án nào sai, xử lý như thếnào Tiếp đến sẽ là quy định các tổ chức tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát trong dự ánkhông được ở cùng một Bộ chủ quản với đơn vị thi công Phạm vi tập trung sẽ là cáclĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, điện lực Đến lúc nào các Bộ quản lý nhà nướchoàn toàn không còn tham gia quản lý kinh doanh, không còn tình trạng “vừa đá bóng,vừa thổi còi” thì lúc đó mới có thể xoá bỏ hoàn toàn tình trạng khép kín Vì vậy, đểkhắc phục tình trạng khép kín trong đầu tư cấn tập trung thực hiện tốt một số giải pháptrọng tâm như sau:

Trước hết, cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng

loại bỏ dần tình trạng khép kín, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinhdoanh trong xây dựng ở từng Bộ, từng tỉnh, thành phố ở tất cả các khâu Đây được coi

là giải pháp đột phá trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, theo đó cần thực hiện theohướng sau:

- Người quyết định đầu tư không kiêm nhiệm chủ đầu tư: Điểm đáng nhấn mạnh

nhất là tính khép kín từ khâu quy hoạch chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, ban hành cácđịnh mức trong đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công, đấu thầu, tư vấn, giám sát thi công

Trang 5

trong nội bộ một bộ, một ngành, gây nên hậu quả xấu trong đầu tư, dễ dẫn đến các vụviệc tiêu cực Để thực hiện giải pháp đột phá này, cần thực hiện tốt Luật đấu thầu.Trong đó, cần đẩy mạnh các hoạt động như: đấu thầu chọn tư vấn quản lý dự án; xâydựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tư, ban quản lý dự án kèm theochức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc; tăng cường sử dụngcác tổ chức tư vấn giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt đối vớicác dự án lớn.

- Các tổ chức tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, các tư vấn giám sát không

thuộc cùng một bộ, tỉnh, thành phố Từng bước hình thành tổ chức tư vấn độc lập Xâydựng lộ trình xoá bỏ tình trạng khép kín hiện nay

Thứ hai, bên canh việc phân cấp trong quản lý đầu tư và xây dựng, tiếp tục bổ

sung các chế tài về quản lý nhà nước đủ mạnh để tăng cường trách nhiệm của các chủthể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể một số vấn đề quan tâm sau:

- Đối với người ra quyết định đầu tư: Song song với việc đẩy mạnh phân cấp,

giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, Bộ, ngành, địa phương, trong

cơ chế quản lý đầu tư cần bổ sung các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm củangười ra quyết định đầu tư Người quyết định đầu tư sẽ phải bị phạt hành chính, cáchchức hoặc miễn nhiệm khi quyết định những dự án đầu tư sai, gây lãng phí tiền bạccủa Nhà nước, không để tình trạng người quyết định đầu tư sai nhưng vẫn đứng ngoàicuộc

- Đối với chủ đầu tư: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả,

chất lượng và tiến độ xây dựng của dự án Giám đốc điều hành dự án cần lựa chọn làngười có đủ điều kiện năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo quy định.Nếu chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực, thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý

dự án theo quy định của Luật Xây dựng

Thứ ba, cần thực hiện nghiêm túc các quy định hành nghề và bổ sung các tiêu

chí đối với các tổ chức, các nhân khi tham gia thực hiện hoạt động đầu tư, cụ thể:

- Đối với nhà thầu: Bổ sung cơ chế quản lý chặt chẽ và quy định về năng lực

hành nghề của nhà thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình các nhà thầuđược phép tham gia phù hợp với trình độ và năng lực của nhà thầu Cần chấm dứtngay tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá và giao thầu lại cho các nhà thầukhông đủ điều kiện năng lực thi công, xây dựng công trình

Trường hợp phát hiện có hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tưvới tổ chức tư vấn hoặc nhà thầu xây dựng, tùy theo mức độ sai phạm có cơ chế đủmạnh như phạt tiền, thi hành kỷ luật hành chính, phạt không cho tham gia hoạt độngxây dựng

- Đối với tổ chức tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công: Tổ chức tư vấn

thiết kế kỹ thuật phải có đủ năng lực chuyên môn và có đủ tư cách pháp nhân, chịu

Trang 6

trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thiết kế kỹ thuật và tổng dự toáncông trình, dự án phù hợp với các quy định hiện hành.

Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát

thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật, đúng quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật,chủng loại và chất lượng vật tư

Từng bước chuyển dần các tổ chức này sang hoạt động độc lập, các công trình,

dự án do các đơn vị trong Bộ, địa phương làm chủ đầu tư và tổ chức thực hiện thi công(nhà thầu) thì không sử dụng các tổ chức tư vấn trong Bộ và địa phương

Ban hành chỉ tiêu năng lực đối với các tổ chức tư vấn thiết kế kỹ thuật và tổ

chức tư vấn giám sát thi công

Thứ năm, thường xuyên và công khai báo cáo về quá trình thực hiện đầu tư:

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, lãng phí ở khâu quy hoạch, quyếtđịnh đầu tư chiếm 60-70% tổng số lãng phí, thất thoát Do đó, cần lập và quản lý quyhoạch tốt để làm căn cứ cho việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lýquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng lãnh thổ địa phương, quy hoạchngành, lĩnh vực và quy hoạch các sản phẩm, dịch vụ quan trọng

Để khắc phục các sai sót chủ quan dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư cầnnhanh chóng hình thành quy trình chặt chẽ và công khai về xây dựng, phê duyệt vàquản lý các quy hoạch, dự án đầu tư, phân bổ kế hoạch đầu tư, quản lý nguồn vốntrong các ngành, các cấp từ trung ương đến các bộ ngành, các địa phương, các banquản lý dự án; tăng cường tính công khai dân chủ với sự giám sát của cộng đồng

Bên cạnh đó, cần thường xuyên và công khai báo cáo về quá trình thực hiện đầu

tư trong tất cả các giai đoạn, ở tất cả các ngành, các cấp để nhân dân, cơ quan dân cử,các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội có điều kiện giám sát, kiểm tra chéo, để

xử lý kịp thời và đúng mức các sai phạm và biểu dương thành tích các gương tốt trongviệc thực hiện nhiệm vụ đầu tư ở các ngành, các cấp

Thứ sáu, tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, cụ thể:

- Chính phủ xây dựng chương trình đầu tư dài hạn (5 năm) dựa vào cân đối tổnghợp về nguồn vốn huy động trong kỳ kế hoạch Chương trình đầu tư đó được cụ thểhoá từng năm; đặc biệt là nguồn vốn nhà nước, để xác định mục tiêu đầu tư; tránh tìnhtrạng mục tiêu thì nhiều trong khi khả năng nguồn vốn hạn chế, làm mất cân đối ngay

từ đầu khâu quy hoạch Các Bộ, ngành và chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm về quyhoạch, về chủ trương đầu tư; phân cấp cho các cơ sở trong bộ, trong ngành, trong tỉnhthành phố quản lý, sử dụng vốn đầu tư

- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư xây dựng: Đi đôi với việc

phân cấp, dần dần từng bước tách chức năng quản lý sản xuất ra khỏi chức năng quản

lý nhà nước của Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Trang 7

nhằm xoá bỏ tình trạng khép kín trong các khâu từ lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chứcđấu thầu, thi công… trong cùng một Bộ, ngành và địa phương.

Để thống nhất quản lý nhà nước về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cầnsửa đổi, bổ sung những tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã lạc hậu không còn phùhợp; sớm nghiên cứu ban hành hệ thống chỉ tiêu, quy chuẩn phù hợp với tiến bộ khoahọc, kỹ thuật và thông lệ quốc tế

Hoàn thiện, bổ sung hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn, quyphạm và các chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất vốn đầu tư…phục vụ công tác quản lý đầu tư xây dựng phù hợp thực tế và thông lệ quốc tế

- Vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển phải được các cơ quan dân

cử bàn, quyết định, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội

và thực hiện các chương trình mục tiêu, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ cho sự pháttriển các vùng có nhiều khó khăn

Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, xây dựng chương trình đầu tư

sử dụng vốn Nhà nước

- Ban hành quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư bằng vốn nhànước Quy chế đảm bảo cho các cơ quan dân cử và nhân dân giám sát các công trìnhđầu tư của nhà nước một cách thiết thực, có hiệu quả đối với các dự án đầu tư bằngvốn nhà nước

- Tăng cường năng lực các cơ quan làm nhiệm vụ thanh tra, điều tra và xử lýnghiêm minh những trường hợp sai phạm

Trang 8

Câu 2: Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn: Trong nước và nước ngoài

1 Khái niệm về nguồn vốn đầu tư và phân loại nguồn vốn:

Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốncho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội

Xét về bản chất , nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tíchlũy của nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội Nguồn vốn đầu tư có thể được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đónếu xem xét khái niệm này ở góc độ vĩ mô thì nguồn vốn đầu tư gồm có vốn đầu tưtrong nước và vốn đâu tư từ nước ngoài, cụ thể như sau:

1.1 Nguồn vốn trong nước :

Nguồn vốn trong nước là nguồn vốn hình thành từ phần tích lũy nội bộ của nềnkinh tế Bao gồm nguồn vốn nhà nước , nguồn vốn của khu vực tư nhân, và thị trườngvốn

1.1.1 Nguồn vốn nhà nước :

Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn thuộc sở hữu của khu vực nhà nước, cụ thể làcác nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các khoản tín dụng đầu tư phát triển ,và vốn đầu

tư từ các doanh nghiệp nhà nước

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

+ Khái niệm:

Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư, giữ vai trò quantrọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.Nó thường dược sửdụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự

án của đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước

+ Đặc điểm:

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, quy mô tổng thu ngân sách nhà nướckhông ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế ,phí , bán tài nguyên , bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước…).Cùng với đóthì mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể.Tuynhiên, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng dần về giá trị tuyệtđối nhưng giảm dần về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:

+ khái niệm:

Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn trựctiếp của nhà nước.Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ

Trang 9

chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các

dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

Bên cạnh đó nguồn vốn này còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tê vĩ

mô Thông qua nguồn vốn này nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế

xã hội của ngành , vùng , lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình góp phần làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hóa

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:

Nguồn vốn này chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lạitại doanh nghiệp nhà nước.Theo bộ kế hoạch đầu tư, thông thường nguồn vốn củadoanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Chủ yếu

là đầu tư chièu sâu , mở rộng sản xuất , đổi mới thiệt bị , hiện đại hoá dây chuyền côngnghệ của doanh nghiệp

1.1.2 Nguồn vốn của dân cư và tư nhân:

Khái niệm:

Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư , phần tíchlũy của các doanh nghiệp dân doanh , các hợp tác xã

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân

- Vốn sở hữu và tiền tiết kiệm là các khoản thu nhập của doanh nghiệp sau khi trảthuế và cổ tức

- Vốn đi vay

- Tăng vốn cổ đông bằng cách phát hành cổ phiếu mới Điều này làm giảm sựkiểm soát của các cổ đông khác và giảm bớt thu nhập cổ phiếu của họ Bản chất củahình thức này là bán một phần doanh nghiệp

Nguồn vốn đầu tư từ các hộ gia đình:

- Vốn đầu tư của hộ gia đình chính là phần thu nhập của hộ gia đình không bịtiêu dùng và được tiết kiệm cho đầu tư

- Tiền tích lũy từ hoạt động kinh doanh mà không phải công ty

- Chính sách dộng viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và cáckhoản đóng góp của xã hội

1.1.3 Thị trường vốn:

+Khái niệm

Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm để thugom mọi nguồn vốn tiết kiệm từ hộ dân , thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ doanhnghiệp, các tổ chức tài chính hoặc chính phủ để tạo thành nguồn vốn khổng lồ cho nềnkinh tế

Trang 10

Đây được coi là một lợi thế mà không phương thức huy động vốn nào có thể làmđược.Thị trường vốn thu hút vốn để bổ xung nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủđầu tư.

+ Đối với việc huy động vốn cho các doanh nghiệp cụ thể thì kênh huy động vốnqua thị trường chứng khoán (TTCK)” rẻ “ hơn so với việc phải vay ngân hàng Ưuđiểm là thủ tục đơn giản hơn đi vay, các doanh nghiệp lại không cần có tài sản thếchấp, không phải trả lãi vay thay…Và việc phát hành CP đã trở thành nguồn vốn góplâu dài, DN có thể tái đầu tư phát triển Điều này không chỉ có lợi cho mục tiêu đầu tưcủa DN mà còn có lợi cho cá nhân,cổ đông

1.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quátrình đầu tư phát triển của nước sở tại

1.2.1 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

Khái niệm: ODA là nguồn vốn từ các quốc gia , hoặc tổ chức phi chính phủ ,

hoặc từ các định chế tài chính quốc tế hỗ trợ cho các nước chậm và đang phát triểnnhằm giúp các nước này phát triển kinh tế xã hội của nước mình Trong đó tính chất

ưu đãi và không hoàn lại phỉa chiếm ít nhất 25% tổng nguồn vốn hỗ trợ Các khoảnviện trợ quân sự không nằm trong ODA , nhưng các hỗ trợ về kỹ thuật là thuộc vềODA

- Nước nhận đầu tư được chủ động bố trí cơ cấu đầu tư và sử dụng vốn góp phầnquan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Đặc điểm:

Trang 11

- Nhà đầu tư không trực tiếp kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi gắn với chính trị (vốn nhà nước)

- ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất kỳ nguồn vốn nào khác

yếu tố không hoàn lại của từng khoản vay được xác định dựa vào yếu tố lãi suất,thời hạn cho vay , thời gian ân hạn, só làn tài trả nợ trong năm và tỷ suất

GE=100% [1 – d

a r

][1 - 1 (1 d d()aM 1aG(1) d)

aM aG

r :tỷ lệ lãi suất hàng năm

a: số lần trả nợ trong năm

d: tỷ lệ chiết khấu

G: thời gian ân hạn

M: thời hạn cho vay

Khi xem xét góc độ nguồn vốn đầu tư , ODA là một trong nghững nguồn vốnnước ngoài Tuy nhiên , trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này một phần vốn ODA

có thể đưa vào ngân sách đáp ứng mục tiêu chi đầu tư phát triển của nhà nước, mộtphần có thể đưa vào các chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư của nhà nước và mộtphần có thể vận hành theo dự án độc lập

1.2.2 Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại:

- Không gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội.

- Thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe , thời gian trả

nợ nghiêm ngặt, lãi suất cao

1.2.3 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI):

Khái niệm:

Ngày đăng: 06/11/2015, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w