1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô KINH TẾ VĨ MÔ – NỀN KINH TẾ MỞ

32 897 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Thương mại quốc tế cho phép mỗi nước chuyên môn hóa vào mặt hàng hóa mà mình sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời nó cũng cung cấp cho mọi người hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn.1 Nền kin

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM VÀ CÔNG VIỆC PHÂN CÔNG

và mở cửa Thuyết trình các nhân tố ảnh hưởng

3 Dư Thị Lan Quỳnh

Tổng quan kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở

Tổng hợp, làm slide thuyết trình Chuẩn bị nội dung phản biện

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

CHƯƠNG 1 1

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ 1

1.1 Giới thiệu tổng quan về nền kinh tế mở 1

1.2 Các thành phần biến số vĩ mô của nền kinh tế mở 1

1.2.1 Thu nhập quốc dân 1

1.2.2 Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế mở 2

1.2.3 Mối quan hệ giữa luồng vốn và hàng hóa quốc tế 3

1.2.4 Cán cân thương mại 5

CHƯƠNG 2 7

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LUỒNG CHU CHUYỂN QUỐC TẾ VÀ MỨC GIÁ CẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NHỮNG GIAO DỊCH NÀY TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ VÀ MỞ CỬA: 7

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến các luồng chu chuyển quốc tế: 7

2.1.1 Chi tiêu Chính phủ: 8

2.1.2 Chính sách thuế: 9

2.2 Tỷ giá hối đoái: 9

2.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực: 10

2.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng: 10

2.2.3 Các nhân tố quyết định và tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế: 11

2.2.4 Các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái danh nghĩa: 13

CHƯƠNG 3 15

THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ MỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2013 15

3.1 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013: 15

3.2 Lãi suất thực ở Việt Nam và tác động của nó đến cán cân thương mại 17

3.2.1 Lãi suất thực ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 17

3.2.2 Tác động của lãi suất thực đến cán cân thương mại 19

3.3 Chính sách tài khóa và tác động của nó đến cán cân thương mại 20

3.4 Biến động tỷ giá và mối quan hệ với cán cân thương mại 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Lãi suất trong nền kinh tế nhỏ mở cửa 8

Hình 2.2: Thay đổi cán cân thương mại khi chính sách tài chính mở rộng 9

Hình 2.3: Tỷ giá hối đoái ròng và tỷ giá hối đoái thực tế 10

Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào? 11

Hình 2.5: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào? 12

Hình 2.6: Tác động của chính sách tài chính mở rộng ở nước ngoài tới tỷ giá hối đoái thực tế 12

Hình 2.7: Tác động của sự dịch chuyển đường cầu đầu tư sang trái đối tới tỷ giá hối đoái thực tế 12

Hình 2.8: Tác động của chính sách bảo hộ mậu dịch tới tỷ giá hối đoái thực tế 13

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 15

Bảng 3.2: Lãi suất thực của Việt Nam qua các năm 2008 - 2013 17

Bảng 3.3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam qua các năm 2008 – 2013 18

Bảng 3.4 : Thâm hụt Ngân sách nhà nước giai đoạn 2008-2012 20

Bảng 3.5: Cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 – dự kiến năm 2014, 2015 25

Bảng 3.6:Bảng thống kê tỷ giá chính thức (USD/VND) từ năm 2007 - 2012 26

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2003 - 2012 16

Biểu đồ 3.2: Lãi suất ngân hàng trung bình Việt Nam từ 2008 – đầu năm 2014 18

Biểu đồ 3.3:Biểu đồ thể hiện tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 01/01/2011 đến 21/06/2014 27

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ

1.1 Giới thiệu tổng quan về nền kinh tế mở

Một nền kinh tế không có bất cứ mối liên hệ với nước ngoài, hay nói cách khác là nền kinh tế đóng, hiện này gần như không tồn tại Đa số các quốc gia đều xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra bên ngoài, đồng thời nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài về

Tự do xuất nhập khẩu làm lợi cho dân cư tất cả các nước Thương mại quốc

tế cho phép mỗi nước chuyên môn hóa vào mặt hàng hóa mà mình sản xuất có hiệu quả nhất, đồng thời nó cũng cung cấp cho mọi người hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn.1

Nền kinh tế mở, tức nền kinh tế có sự tương tác tự do với các nền kinh tế khác trên thế giới Sự tương tác này theo hai cách: Một là mua và bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa thế giới Hai là mua và bán tài sản tài chính trên thị trường tài chính thế giới

Nghiên cứu vấn đề vĩ mô của nền kinh tế mở, tức là muốn xem xét nền kinh

tế mở hoạt động ra sao, các biến số kinh tế vĩ mô then chốt cho biết điều gì, cần chú ý đến hai vấn đề nổi bật: Luồng chu chuyển vốn và luồng chu chuyển hàng hóa dịch vụ quốc tế Cũng như hàng hóa, dịch vụ, vốn trong nền kinh tế mở cũng được lưu chuyển tự do từ nơi thừa sang nơi thiếu hụt Hai luồng chu chuyển này

có mối quan hệ mật thiết với nhau

1.2 Các thành phần biến số vĩ mô của nền kinh tế mở

1.2.1 Thu nhập quốc dân

Trong một nền kinh tế đóng, toàn bộ sản lượng được bán trong nước và chi tiêu được chia thành 3 thành tố: tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của chính phủ Trong nền kinh tế mở, một phần sản lượng bán trong nước và một phần được xuất khẩu nước ngoài.2

Khi đó:

1

,2 Theo Markiw (2013)

Trang 6

 Chi tiêu của hộ gia đình và cá nhân bao gồm cả việc chi tiêu cho hàng trong nước sản xuất (Cd) và một phần là hàng nhập khẩu (Cf);

 Đầu tư của hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bằng đầu tư hàng hóa và dịch vụ trong nước (Id) cộng với đầu tư của hàng hóa, dịch vụ nước ngoài (If);

 Chi tiêu của Chính phủ bao gồm việc Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ trong nước (Gd) cộng với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài (Gf)

 Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (X)

Tổng thu nhập quốc dân trong nền kinh tế mở (Y), bằng tổng chi tiêu trong nước để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước và chi tiêu của nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước Cụ thể:

1.2.2 Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế mở

Trong nền kinh tế đóng: Y – C – G = I

(Y – T – C) + (T – G) = I Tiết kiệm quốc dân = đầu tư của nền kinh tế (S=I) Toàn bộ khoản đầu tư của nền kinh tế bắt nguồn từ khoản tiết kiệm quốc dân của

hộ gia đình, cá nhân và Chính phủ Rõ ràng, trong một nền kinh tế, luôn có 3 chủ thể: hộ gia đình - cá nhân; doanh nghiệp; Chính phủ Tuy nhiên, đối với doanh

Trang 7

nghiệp, lợi nhuận đạt được dduocj sử dụng vào mục đích phân phối cho chủ sở hữu hoặc tái đầu tư mà không có khoản tiết kiệm giống cá nhân, hộ gia đình và Chính phủ Do đó, tiết kiệm của quốc dân (S = Y – T - G) được xác định là khoản tiết kiệm của hộ gia đình cá nhân (Y – T – C), và của Chính phủ (T – G)

Trong nền kinh tế mở: Y – C – G = I + NX  S = I + NX (3’)

Từ đẳng thức (3’) cho thấy: Trong nền kinh tế mở, tiết kiệm của nền kinh bao gồm

2 thành phần là đầu tư của nền kinh tế và giá trị xuất khẩu ròng Như vậy, khác với nền kinh tế đóng, giá trị xuất khẩu ròng là một bộ phận làm gia tăng hoặc giảm trừ khoản tiết kiệm của nền kinh tế

Vấn đề được quan tâm là tại sao giá trị xuất khẩu ròng (NX = X – M) hay còn gọi

là cán cân thương mại lại có ảnh hưởng đến tiết kiệm quốc dân? Theo phương trình (2) ta có: NX = Y – (C + I + G)

Ở đây, Y được coi là tổng giá trị thu nhập của nền kinh tế, (C + I + G) là tổng chi tiêu của nền kinh tế Do đó, phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chỉ tiêu chắc chắn là một bộ phận cấu thành tổng tiết kiệm của nền kinh tế

Như vậy, trong nền kinh tế mở, tiết kiệm của nền kinh tế ngoài bằng khoản đầu tư của nền kinh tế phải được cộng thêm giá trị xuất khẩu ròng mà nền kinh tế có được

1.2.3 Mối quan hệ giữa luồng vốn và hàng hóa quốc tế

Như đã đề cập ở trên, giá trị xuất khẩu ròng (NX) của nền kinh tế cân bằng với giá

trị dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng (NFI) Ta có phương trình: S – I = NX hay NFI= NX

Nếu (S – I) dương, tức chúng ta là người cho vay ròng trên thị trường tài chính quốc tế thì giá trị xuất khẩu ròng dương Điều này được giải thích cụ thể như sau: dòng tiết kiệm vượt quá nhu cầu đầu tư trong nước, dòng vốn này sẽ dịch chuyển sang các nền kinh tế khác Khi đó, nhu cầu chuyển đổi nội tệ thành ngoại tệ để đầu

tư ra nước ngoài gia tăng, hiển nhiên trước sức cầu ngoại tệ tăng sẽ làm cho ngoại

tệ tăng giá so với nội tệ Việc nội tệ giảm giá khiến cho hàng hóa trong nước rẻ một cách tương đối so với hàng hóa của nước ngoài Điều này sẽ giúp kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, làm giá trị xuất khẩu ròng dương Ngược lại, nếu (S – I) < 0, cán cân thương mại bị thâm hụt

Trang 8

Ta có bảng tóm tắt các trường hợp của cán cân thương mại trong mối quan hệ giữa luồng vốn và hàng hóa quốc tế

Thặng dư thương mại Cân bằng thương mại Thâm hụt thương mại

Xuất khẩu > Nhập khẩu Xuất khẩu = Nhập khẩu Xuất khẩu < Nhập khẩu Xuất khẩu ròng > 0 Xuất khẩu ròng = 0 Xuất khẩu ròng < 0

Tiết kiệm > Đầu tư Tiết kiệm = Đầu tư Tiết kiệm < Đầu tư

Vốn đầu tư nước ngoài

Cách 1: công ty P sẽ mua các tài sản tài chính tại Mỹ, khi đó khoản tiết kiệm của nền kinh tế sẽ gia tăng, dòng vốn dịch chuyển ra bên ngoài đúng bằng 10,000$ Đẳng thức được cân bằng

Cách 2: công ty P sẽ mua máy móc của nước Mỹ Trong trường hợp này, nhập khẩu máy móc của Mỹ bù trừ cho bán áo quần cho Mỹ, cán cân thương mại sẽ trở lại vị trí cân bằng, dòng vốn của nền kinh tế không có sự thay đổi đẳng thức cân bằng

Cách 3: công ty P sẽ mua hàng hóa trong nước Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, công ty P sẽ phải đổi USD tại ngân hàng Khi đó thu nhập của công ty P bằng VND chính là chi phí mà công ty P đã bỏ ra tương đương với giá trị 10,000$ Do

đó, sự tiêu dùng của công ty P sẽ không ảnh hưởng đến dòng vốn và dòng hàng hóa của nền kinh tế Mặc khác, với 10,000$ có được, ngân hàng sẽ thực hiện các công

Trang 9

việc như ở cách 1 và 2 đã phân tích Do đó, dòng vốn luôn cân bằng với sự dịch chuyển hàng hóa

Như vậy, trong nền kinh tế mở: sự dịch chuyển dòng vốn và dòng hàng hóa luôn cân bằng

1.2.4 Cán cân thương mại

Theo phương trình (2): NX = Y – (C + I + G) (4) hay:

Giá trị xuất khẩu ròng = Giá trị sản lượng sản xuất trong nền kinh tế - Giá trị sản lượng tiêu thụ trong nước

Như vậy, nếu sản lượng một nền kinh tế sản xuất ra trong một giai đoạn là Y và sản lượng hàng hóa, dịch vụ mà các đối tượng trong nền kinh tế tiêu thụ là (C + I + G), thì phần chênh lệch giữa hai đại lượng này thể hiện giá trị xuất khẩu ròng mà nền kinh tế phải có được

Tuy nhiên, phải chăng mức độ chênh lệch tại vế phải của phương trình (4) luôn luôn được bù đắp bằng lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu?

Giả sử: một nền kinh tế sản xuất được 1.000 chiếc áo với giá trị 1.000 triệu đồng, tuy nhiên các đối tượng trong vùng lãnh thổ của nền kinh tế này chỉ tiêu thụ được

600 chiếc

Nếu 400 chiếc áo còn lại là phần dự trữ của nền kinh tế nhằm đáp ứng việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết trong năm sau thì 400 chiếc áo còn lại không được xuất khẩu mà vẫn ở lại thị trường nội địa Lúc này, 400 chiếc áo còn lại là hàng tồn kho và nó được xem như việc nền kinh tế đã mua lại số áo này để đầu tư vào hàng tồn kho Do đó, tổng chi tiêu của nền kinh tế gia tăng, vế phải của đẳng thức 4 sẽ giảm về 0 và cân bằng với vế trái Như vậy, đẳng thức 4 vẫn xảy ra

Nếu giả sử 400 chiếc áo này được sản xuất ra nhưng do chất lượng kém nên không

có khả năng tiêu thụ được trên thị trường khi đó, rõ ràng NX = 0 Do giá trị của lượng áo bị hư hỏng nên không được tính vào tổng giá trị hàng hóa của quốc gia, ngược lại giá trị của chi phí hình thành nên sản lượng này sẽ được tính vào tổng sản lượng của nền kinh tế (chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất,…) Giả sử, 400 chiếc áo này có giá trị tương đương với 300 chiếc áo thành phẩm như vậy, giá trị Y

= 900, và tổng chi tiêu của nền kinh tế sẽ gia tăng 200 đơn vị Do đó, đẳng thức 4 vẫn xảy ra

Trang 10

Tóm lại, trong nền kinh tế mở, nếu chỉ xét các hàng hóa, dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường, thì tổng giá trị xuất khẩu ròng chính bằng khoản chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa trong nền kinh tế và tổng chi tiêu của nền kinh tế

Trang 11

CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC LUỒNG CHU CHUYỂN QUỐC TẾ VÀ MỨC GIÁ CẢ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NHỮNG GIAO

DỊCH NÀY TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ VÀ MỞ CỬA:

Sau khi tìm hiểu các biến số kinh tế vĩ mô then chốt phản ảnh sự tương tác giữa các nước, ta đã hiểu được nền kinh tế mở hoạt động như thế nào Các đồng nhất thức của tài khoản thu nhập quốc dân cho thấy vấn đề nổi bật là luồng hàng hóa và dịch vụ chảy qua các cửa khẩu các quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với luồng vốn để tài trợ cho quá trình tích lũy vốn Vậy yếu tố nào ảnh hưởng tới luồng chu chuyển quốc tế này? Và mức giá cả nào được sử dụng cho những giao dịch này trong nền kinh tế mở:

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến các luồng chu chuyển quốc tế:

Như ta đã biết, trong nền kinh tế mở: sự dịch chuyển dòng vốn và dòng hàng hóa luôn cân bằng Và sự cân bằng này thể hiện qua phương trình: S – I = NX Do đó,

ta phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các luồng chu chuyển quốc tế, cũng chính là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại trong điều kiện cân bằng

Để lý giải về các nhân tố tác động như thế nào đến cán cân thương mại, trước tiên

ta xây dựng mô hình cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa dựa trên 3 giả định:

+Sản lượng của nền kinh tế Y được quy định bởi các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất (1)

+Tiêu dùng C có mối quan hệ tỷ lệ thuận với Thu nhập khả dụng: C=C(Y-T) (2) +Đầu tư I có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất thực I = I(r) (3)

Đối với nền kinh tế nhỏ và mở cửa, có tính cơ động hoàn hảo của vốn, Chính phủ không ngăn cản hoạt động vay và cho vay quốc tế Như vậy, tỉ lệ lãi suất trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa phải bằng tỷ lệ lãi suất quốc tế r*, tức là tỷ lệ lãi suất phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế: r=r* Nền kinh tế nhỏ và mở cửa chấp nhận lãi suất thực tế trên thế giới và coi nó là biến ngoại sinh

Do đó kết hợp 3 giả định (1),(2),(3) và điều kiện lãi suất bằng lãi suất thế giới, ta có:

NX =[ Y - C( Y -T)-G]- I(r*)

= S -I(r*)

Trang 12

Phương trình cho thấy các yếu tố quy định tiết kiệm S và đầu tư I, và do đó quy định cán cân thương mại NX Mà tiết kiệm phụ thuộc vào chính sách tài chính (Chi tiêu Chính phủ và Chính sách Thuế) Còn đầu tư phụ thuộc vào lãi suất thế giới (r*): lãi suất cao có thể làm một số dựa án không có lãi Do đó, cán cân thương mại nền kinh tế nhỏ và mở cửa phụ thuộc vào 3 yếu tố: Lãi suất thực, chi tiêu chính phủ và chính sách thuế

Trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, lãi suất thực tế bằng mức lãi suất thực tế của thế giới Cán cân thương mại bị quy định bởi mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư tại mức tại mức lãi suất thế giới

Hình 2.1: Lãi suất trong nền kinh tế nhỏ mở cửa

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

Nền kinh tế nhỏ và mở cửa hàm ý đây chỉ là một phần nhỏ của nền kinh tế thế giới

và vì vậy, bản thân nó không ảnh hưởng đến sự thay đổi về dòng vốn của nền kinh

tế Cụ thể, trên hình 2.1, nếu lãi suất trong nền kinh tế đóng được xác định là giao điểm của đường đầu tư và tiết kiệm, thì trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, lãi suất luôn được xác định tại r* là mức lãi suất đầu tư chung cho toàn thế giới

Trang 13

(vì S = Y – C – G) Khi lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế không đổi thì mức lãi suất trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa cũng được giữ nguyên, do đó lượng đầu tư trong nền kinh tế sẽ không thay đổi Do tiết kiệm trong nền kinh tế giảm sút trong khi đầu tư không thay đổi nền phần chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm phải được

bù đắp bởi dòng vốn nước ngoài, tức là S – I < 0 Khi đó, nền kinh tế cũng sẽ chuyển sang trạng thái thâm hụt cán cân thương mại (vì S-I = NX) Như vậy, khi Chính phủ gia tăng chi tiêu thì sẽ làm cán cân thương mại rơi vào trạng thái thâm hụt

Hình 2.2: Thay đổi cán cân thương mại khi chính sách tài chính mở rộng

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

2.1.2 Chính sách thuế:

Tương tự, nếu Chính Phủ quyết định giảm thuế T, thì sẽ làm gia tăng thu nhập khả dụng (Y-T) của các đối tượng trong nền kinh tế Do đó, chi tiêu và đầu tư có xu hướng tăng Đồng thời, tiết kiệm của Chính phủ cũng suy giảm do nguồn thu từ thuế giảm sút Kết quả là tiết kiệm của toàn nền kinh tế sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư và sẽ làm thâm hụt cán cân thương mại

Quá trình phân tích tương tự khi Chính Phủ quyết định giảm chi tiêu và tăng thuế của nền kinh tế

2.2 Tỷ giá hối đoái:

Sau khi đã xây dựng được mô hình về luồng chu chuyển hàng hóa và vốn quốc tế,

ta xem xét mức giá được sử dụng cho những giao dịch này trong nền kinh tế nhỏ và

mở cửa Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá mà tại đó họ trao đổi với nhau

Trang 14

2.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực:

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Tỷ giá hối đoái một mặt phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hằng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngoài nước

Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ số giữa các mức giá

ᵋ = e x P/P*

Tỷ giá hối đoái thực tế giữa hai nước được tính toán căn cứ vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và các mức giá ở hai nước Nếu tỷ giá hối đoái thực tế cao, hàng ngoại tương đối rẻ, và hàng nội tương đối đắt, và ngược lại

2.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng:

Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng thể hiện qua phương trình: NX= NX(ᵋ)

Phương trình này chỉ rõ Xuất khẩu ròng là hàm của tỷ giá hối đoái thực tế Và đây

là mối quan hệ tỷ lệ nghịch:

Hình 2.3: Tỷ giá hối đoái ròng và tỷ giá hối đoái thực tế

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

Về mặt lý thuyết, tỷ giá hối đoái thực tế càng thấp, hàng nội càng tương đối rẻ so với hàng ngoại, do đó xuất khẩu ròng của chúng ta càng cao Tuy nhiên trong thực

Trang 15

tế, do tác động của nhiều yếu tố đồng thời khi tỷ giá thay đổi, nó có độ trễ trong tác động của nó đến cán cân thương mại hay xuất khâu ròng, nên đường biểu diễn mối quan hệ này có thể đi theo hình tuyến J hoặc tuyến S

2.2.3 Các nhân tố quyết định và tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế:

2.2.3.1 Các nhân tố quyết định đến tỷ giá hối đoái thực tế:

Có hai nhân tố quy định tỷ giá hối đoái thực tế:

+Tỷ giá hối đoái thực có quan hệ với xuất khẩu ròng Tỷ giá hối đoái thực tế càng thấp, hàng nội càng rẻ so với hàng ngoại và nhu cầu về xuất khẩu ròng càng lớn +Cán cân thương mại phải cân bằng với đầu tư nước ngoài ròng, tức: NX= S –I Tiết kiệm bị cố định bởi hàm tiêu dùng và chính sách tài chính, đầu tư bị quy định bởi hàm đầu tư và lãi suất thế giới

Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định bởi giao điểm của đường thẳng đứng biểu diễn chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, và đường xuất khẩu ròng dốc xuống Tại điểm này, số lượng đô la cung ứng cho đầu tư nước ngoài ròng bằng nhu cầu về đô

la cho xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ

Hình 2.4: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào?

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

2.2.3.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế:

*Chính sách tác động đến tỷ giá hối đoái thực tế:

Chính sách tài chính trong nước: Nếu Chính phủ giảm S quốc dân bằng cách

tăng G hoặc giảm T -> làm giảm (S-I) và bởi vậy cũng làm giảm NX => giảm tiết kiệm gây thâm thụt thương mại

Trang 16

Hình 2.5: Tỷ giá hối đoái thực tế được quy định như thế nào?

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

Chính sách tài chính ở nước ngoài: Các Chính phủ ở nước ngoài tăng G hoặc

giảm T ->giảm S thế giới và Tăng lãi suất r thế giới R thế giới tăng -> I trong nước giảm -> (S-I) và NX tăng -> Lãi suất thế giới tăng => thặng dư thương mại

Hình 2.6: Tác động của chính sách tài chính mở rộng ở nước ngoài tới tỷ giá hối

đoái thực tế

Nguồn: Kinh tế vĩ mô, Mankiw

Sự dịch chuyển của đường tổng cầu về đầu tư: Tăng nhu cầu đầu tư ->(S-I) và

NX giảm-> nhu cầu đầu tư tăng => Thâm hụt thương mại

Hình 2.7: Tác động của sự dịch chuyển đường cầu đầu tư sang trái đối tới tỷ giá hối

đoái thực tế

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w