Biến động tỷ giá và mối quan hệ với cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô KINH TẾ VĨ MÔ – NỀN KINH TẾ MỞ (Trang 29)

Trên thế giới, đồng USD hiện nay vẫn đang là đồng tiền được lưu thông nhiều nhất và ở một số nước còn xảy ra tình trạng đô la hóa khi hầu hết các giao dịch trong và ngoài nước đều được qui thành USD. Mặc dù ở Việt Nam vẫn có giao dịch bằng các loại ngoại tệ khác như EUR, GBP, CHF hay JPY,…nhưng ở nước ta – một nước được đánh giá diễn ra tình trạng đô la hóa cao người ta qua tâm nhiều nhất đến biến động của tỷ giá USD/VND. Trong giới hạn của bài

nghiên, chúng ta sẽ phân tích xu hướng tỷ giá chung ở Việt Nam là nhắc tới xu hướng biến động tỷ giá USD so với VND

Bảng 3.6:Bảng thống kê tỷ giá chính thức (USD/VND) từ năm 2007 - 2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ giá 16,105 16,302 17,065 18,613 20,510 20,828 Tỷ lệ tăng/ giảm so với năm trước 1.22% 4.68% 9.07% 10.19% 1.55%

Nguồn tổng hợp từ Worldbank và Ngân hàng Nhà nước8

Về mặt lý thuyết khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá hàng hóa nước ngoài sẽ mắc hơn so với hàng hóa trong nước, nhập khẩu giảm xuất khẩu tăng, cán cân thương mại được cải thiện. Ngược lại khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, hàng hóa nước ngoài sẽ rẻ hơn tương đối, nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm.

Đầu năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tỷ giá tăng đột biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cán cân thương mại quốc gia, theo đó tình hình chung của giai đoạn này là tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 USD/VND vào ngày 18/6, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/- 2% (ngày 27/6) và kiểm soát chặt các giao dịch. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Và thực tế là năm này thâm hụt thương mại đạt giá trị -18.3 tỷ đô la Mỹ, một con số đáng chú ý trong năm và ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế Việt Nam trong năm này.

Để khắc phục đợt suy thoái kinh tế, trong năm 2009, nhà nước đã áp dụng chính sách kích thích kinh tế, nới lỏng tiền tệ và giá tiêu dùng tăng thấp, nhờ đó năm 2010 kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng 6,78% 9cao hơn so với năm

8 http://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF?order=wbapi_data_value_2013+wbapi_data_value+ wbapi_data_value-last&sort=asc http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq 9 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=10835

2009 chỉ tăng 5,32% 10. Tuy nhiên việc thực thi mục tiêu chính sách nêu trên cũng đã tác động không nhỏ đến diễn biễn tỷ giá trong giai đoạn này.

Nhìn chung giai đoạn cuối 2008 – 2012 khi tỷ giá tăng liên tiếp qua các năm tác động đến làm tăng xuất khẩu ròng tương ứng. Cụ thể là cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt mặc dù vẫn thâm hụt cho tới năm 2012.

Biểu đồ 3.3:Biểu đồ thể hiện tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 01/01/2011 đến 21/06/2014

Nguồn: Ngân hàng nhà nước – Tỷ giá bình quân liên ngân hàng

Nhận định giai đoạn đầu năm 2014 tình hình tỷ giá có phần ổn định do chính sách ổn định tỷ giá được chú trọng triệt để, kỳ vọng về sự ổn định trong cán cân thương mại và duy trì ở mức thặng dư trong năm.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.,TS. Nguyễn Văn Hiệu , Bàn về chính sách lãi suất thực dương trong nền kinh tế hiện nay –Ngân hàng nhà nước

Nhóm nghiên cứu Học viện chính sách và phát triển, 2013, Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Việt Nam, Tapchitaichinh.vn

Hải quan Việt Nam 2014,Niêm giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2012, truy cập tại

<http://ptsw.customs.gov.vn/vnaccs/TKHQ/NienGiamHaiQuanTomTatVeHangHo

aXNK2012.pdf>[truy cập ngày 20/11/2014]

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính 2014,Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008,truy cập tại

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_ folder_id=2201721&p_recurrent_news_id=2292717>[truy cập ngày 20/11/2014]

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính 2014,Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 2009, truy cập tại

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_ folder_id=15265480&p_recurrent_news_id=15264008>[truy cập ngày 20/11/2014]

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính 2014,Phụ lục số liệu về kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước thực hiện năm 2011 và dự toán năm 2012, truy cập tại

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_

folder_id=52809240&p_recurrent_news_id=52809850 >[truy cập ngày 20/11/2014]

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính 2014,Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước thực hiện năm 2010,truy cập tại

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_ folder_id=35823696&p_recurrent_news_id=39648960>[truy cập ngày 20/11/2014]

Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính 2014,Cân đối ngân sách nhà nước,truy cập tại

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1351583/2126549/2117088?p_ folder_id=94847770&p_recurrent_news_id=94850273>[truy cập ngày 20/11/2014]

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô KINH TẾ VĨ MÔ – NỀN KINH TẾ MỞ (Trang 29)