Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ một số bài học từ giai đoạn 2006-2010”, TS Vũ Đình Ánh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

chưa nhịp nhàng, đồng bộ, thể hiện ở những điểm sau:

Bộ Tài chính và NHNN chưa đạt được sự thống nhất trong mục tiêu chính sách

Năm 2008, việc lựa chọn chính sách thắt chặt tiền tệ làm trọng tâm, vừa tăng lãi suất cơ bản vừa hạn chế tăng tổng mức tín dụng dưới 30%, đồng thời thắt chặt các điều kiện tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản đã nhanh chóng đem lại những hiệu ứng mong muốn, làm thay đổi hẳn bức tranh tiền tệ - tín dụng ngân hàng trong một thời gian ngắn3.

Tuy chính sách tiền tệ phải thắt chặt trong năm 2008 và từ cuối 2010 đến 2012 để kiềm chế lạm phát thì chính sách tài khóa vẫn không được thực hiện theo cùng hướng với chính sách tiền tệ, thậm chí có thể nói là mở rộng, đã làm việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát không mang lại kết quả như mong đợi. Hay nói cách khác,

2“Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”, PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao (chủ biên), NXB Kinh tế TP.HCM, 2013.

3 Chính sách tài khóa và sự phối hợp với chính sách tiền tệ - một số bài học từ giai đoạn 2006-2010”, TS. Vũ Đình Ánh. Ánh.

Bộ Tài chính và NHNN đã không “đồng pha” với nhau để cùng đi đến một mục tiêu thống nhất.

Trước diễn biến lạm phát phức tạp từ giữa năm 2010 và đầu năm 2011, ngày 24/2/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số11/NQ-CP về các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011. Đây được coi là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã cùng được định hướng nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế Việt Nam. Dù vậy, CSTK vẫn được đánh giá là chưa thu hẹp ở mức mong muốn hoặc điều chỉnh chưa đúng thời điểm làm giảm hiệu lực của CSTT4.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa CSTK và CSTT

Cơ chế trao đổi thông tin, liên lạc giữa NHNN và Bộ Tài chính vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phối hợp chính sách ở Việt Nam chưa thật sự đạt được hiệu quả cao.

Ví dụ: trong một số thời điểm, Chính phủ điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng như xăng dầu, giá điện trong khi chính sách tiền tệ đang được thực hiện theo hướng thắt chặt để ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Điều này đã một phần làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua.

Ngoài ra, do sự phối hợp với NHNN chưa hiệu quả, từ đó thiếu thông tin về các mức lãi suất, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng, Bộ Tài chính đã không phát hành được số lượng trái phiếu như mong đợi và ảnh hưởng đến nguồn tài trợ cho thâm hụt NSNN.

Việt Nam chưa có cơ quan phối hợp, liên kết các chính sách của Bộ Tài chính và NHNN

Ngày 24/10/2011 Thủ tướng ký quyết định thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để tư vấn cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc hoạch định và quyết định những vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Đây hiện thời được xem là cơ quan duy nhất có các chuyên gia đại diện cho cả CSTK và CSTT. Tuy nhiên Hội đồng này chỉ có chức năng tư vấn chứ không có thẩm quyền hoạch định và ra chính sách.

Ngoài ra, hiện vẫn chưa có văn bản nào quy định về việc phối hợp giữa các bộ và cơ quan ngang bộ liên quan đến việc xây dựng và hoạch định CSTK, CSTT. Chính

vì thiếu một hành lang pháp lý đã khiến việc phối hợp giữa CSTK và CSTT để cùng đi đến một mục tiêu của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn.

Thiếu nền tảng kỹ thuật làm căn cứ cho sự phối hợp chính sách

Dữ liệu, nền tảng kỹ thuật là một trong những cơ sở quan trọng để dự báo nền kinh tế vĩ mô, là căn cứ để xây dựng mục tiêu, đưa ra các chính sách và lộ trình thực hiện chính sách. Hiện nay ở Việt Nam, nền tảng dữ liệu, kỹ thuật dự báo, đội ngũ chuyên gia, tư vấn trong dự báo chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát triển nền tảng kỹ thuật sẽ là một trong những nhân tố quan trọng cho sự phối hợp giữa CSTK và CSTT.

Tài liệu tham khảo:

o PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao (chủ biên) (20130. Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. NXB Kinh tế TP.HCM, 2013.

o TS. Nguyễn Ngọc Thủy Tiên (2013). Mặt trái của nợ công. Nguồn: http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?

portalid=52&tabid=108&catid=515&distid=3685

o Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và nợ công tới các chỉ số kinh tế vĩ mô Cập nhật : 15:09 - 20/10/2014 - Ủy ban thường vụ Quốc hội – Ban công tác đại biểu – Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử.

o Phạm Thế Anh và các cộng sự (2012), Quản lý nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn/Vang-Tien-te/Nhung-diem-nhan-trong-phoi-hop- chinh-sach-tai-khoa-va-chinh-sach-tien-te/49596.tctc

o ThS. Trịnh Thị Phan Lan. Những điểm nhấn trong phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đại học Quốc gia Hà Nội 27/05/2014 13:39. Nguồn: http://www.tapchitaichinh.gov.vn/Vang-Tien-te/Phoi-hop-chinh-sach-tai-khoa- va-tien-te-o-mot-so-nuoc-va-ham-y-chinh-sach-cho-Viet-Nam/24174.tctc

o TS. Lê Thị Thùy Vân – ThS. Hồ Khắc Tế (2013). Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở một số nước và hàm ý chính sách cho Việt Nam.

o NGND. PGS. TS. Tô Ngọc Hưng. Bất ổn kinh tế vĩ mô – góc nhìn từ sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

o PGS.TS Đoàn Thanh Hà. Mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và giá nhà đất – Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập (Số 11, Tháng 07-08/2013)

o Jonathan R.Pincus. Bất ổn kinh tế vĩ mô. Chương trình giảng dạy Full Bright.

o Đôi điều về tỷ giá (Trích Báo cáo “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và FTAs đến Việt Nam”) - Dự án MUTRAP III (tháng 9/2011). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012, Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu - Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội – NXB Tri Thức (2013)

o TS Nguyễn Minh Phong (2011). Những điểm nhấn chủ yếu trong chính sách tiền tệ năm 2010 ở Việt Nam. Viện phát triển kinh tế xã hội Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô Bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam (Trang 30 - 34)