0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM (Trang 29 -30 )

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay, kinh tế Việt Nam đã diễn biến với những biến động khác nhau. Giai đoạn từ 2001 – 2005, nền kinh tế chưa bộc lộ nhiều bất ổn

thì từ 2006 đến nay đã cho thấy nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Điều này đã làm nổi bật lên vấn đề đó là sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để giải quyết các dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, mà tập trung chính là hai vấn đề: tăng trưởng (chống suy thoái) và chống lạm phát.

Giai đoạn 2006 – 2007, chính sách tài khóa – tiền tệ của Việt Nam đều nới lỏng nhằm tập trung hoàn thành 2 nhiệm vụ cơ bản là ưu tiên tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô với GDP năm 2006 tăng 8,17%, năm 2007 tăng 8,48%, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng lần lượt 6,6% và 12,6% đi đôi với thặng dư cán cân vốn và tăng dự trữ ngoại tệ.

Tăng trưởng kinh tế năm 2007 xấp xỉ mục tiêu kế hoạch là 8,5% - tốc độ tăng GDP cao nhất kể từ khi tăng trưởng chạm đáy 4,77% vào năm 1999 do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực. Tuy nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã nới lỏng rất mạnh trong năm 2007 bất chấp hậu quả gia tăng lạm phát. Diễn biến giá cả lạm phát năm 2007 phức tạp, có xu hướng tăng nhanh. CPI năm 2007 cao hơn kế hoạch đề ra và tăng 12,63% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất kể từ năm 1995.

Diễn biến trên cho thấy, trong việc tăng trưởng (chống suy thoái), hai chính sách này đã phối hợp rất tốt thông qua việc thực hiện các Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 13/01/2009, Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009, Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 về hỗ trợ lãi suất. Tuy nhiên việc phối hợp này chỉ mới giúp Việt Nam vượt qua suy thoái nhưng chưa đủ để đem đến một nền kinh tế vĩ mô ổn định2.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ BẤT ỔN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM (Trang 29 -30 )

×