1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế toán thương mại Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

134 597 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo.... Sau thời gian tìm h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

LƯƠNG THỊ HOÀNG MAI

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SÂN GOLF TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2008

Trang 2

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU……….

……… 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SÂN GOLF 4

1.1 Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính tại các doanh nghiệp 4

1.1.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính doanh nghiệp 4

1.1.2 Tổng quan về kiểm soát trong quản lý tài chính doanh nghiệp 5

1.1.3 Mục tiêu và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản lý tài chính 7

1.1.3.1 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản lý tài chính .7

1.1.3.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản lý tài chính 9

1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính 10

1.1.4.1 M«i trêng kiÓm so¸t .10

1.1.4.2 HÖ thèng kÕ to¸n 13

1.1.4.3 C¸c thñ tôc kiÓm so¸t 14

1.1.4.4 KiÓm to¸n néi bé 16

1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hoạt động kiểm soát nội bộ 18

1.2 Đặc điểm hệ thống kiểm soát nội bộ trong kinh doanh sân golf 19

1.2.1 Đặc điểm kinh doanh sân golf ảnh hưởng tới hệ thống Kiểm soát nội bộ 19

Trang 3

1.2.2 Mục tiêu kiểm soát trong chu trình kinh doanh sân golf và các dịch vụ

vui chơi giải trí 20

1.2.3 Các rủi ro thường xuất hiện trong chu trình kinh doanh sân golf và các dịch vụ vui chơi giải trí .21

1.2.4 Các chức năng công việc và thủ tục kiểm soát trong chu trình kinh doanh sân golf và các dịch vụ vui chơi giải trí .22

1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số sân golf và khu vui chơi giải trí tại Việt nam 24

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số Sân golf 24

1.3.1.1 Giới thiệu sơ lược về sân golf Đồng mô 24

1.3.1.2 Giới thiệu sơ lược về sân golf Ngôi Sao Chí Linh 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG SÂN GOLF TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO 27

2.1 Giới thiệu về sân golf và khu vui chơi giải trí Tam đảo của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPĐT Tam Đảo 27

2.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 29

2.1.3 Giới thiệu về sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo 30

2.1.4 Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến quản lý tài chính của sân golf 31

2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính kinh doanh sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo 33

2.2.1 Môi trường kiểm soát 33

2.2.1.1.Về quan điểm đạo đức 33

2.2.1.2 Chính sách nhân sự 34

2.2.1.3 Công tác kế hoạch 35

2.2.2 Hệ thống kế toán 40

2.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 40

Trang 4

2.2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán 44

2.2.3 Các thủ tục Kiểm soát trong quản lý tài chính kinh doanh sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo 49

2.2.3.1 Kiểm soát hệ thống và phân loại danh sách khách hàng 49

2.2.3.2 Kiểm soát trong quản lý các hoạt động diễn ra trên sân golf 56

2.2.3.3 Kiểm soát trong quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ sân golf

60 2.2.3.4 Kiểm soát vốn bằng tiền 61

2.2.3.5 Kiểm soát Doanh thu và Nợ phải thu 65

2.2.3.6 Kiểm soát hoạt động cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào và thanh toán 71

2.2.3.7 Kiểm soát tiền lương và chi phí khác 75

2.2.3.8 Kiểm soát hàng tồn kho 76

2.2.3.9 Kiểm soát kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 78

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỆ THỐNG KINH DOANH SÂN GOLF TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TAM ĐẢO

79 3.1 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính đối với sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo 79

3.1.1 Ưu điểm của hệ thống 79

3.1.1.1 Về đặc thù quản lý 79

3.1.1.2.Về chính sách nhân sự 79

3.1.1.3 Về hệ thống chứng từ kế toán và sổ sách kế toán 80

3.1.1.4.Về việc tuân thủ các thủ tục 80

3.1.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 80

Trang 5

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc

tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công

ty cổ phần đầu tư Tam Đảo 84

3.3 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo 86

3.4 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiếm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf của Công ty CPĐT Tam Đảo 87

3.4.1 Điều chỉnh cơ cấu tổ chức và chú trọng công tác nhân sự 87

3.4.2 Về tăng cường tính độc lập và năng lực của Ban kiểm soát 91

3.4.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán 92

3.4.4 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf 94

3.4.4.1 Hoàn thiện việc quản lý khách hàng 94

3.4.4.2 Hoàn thiện quản lý các hoạt động trên sân golf 95

3.4.4.3 Đối với quản lý các hoạt động cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào trong quản lý tài chính 96

3.4.4.4 Đối với việc quản lý vốn bằng tiền .99

3.4.4.5 Bảo vệ hàng tồn kho, tài sản cố định và công cụ dụng cụ 102

3.4.6 Các kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện 104

KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

13 HUD Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và Đô thị

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 67

Sơ đồ 2.2 Thủ tục tập hợp chứng từ thu dịch vụ 71

Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi chép kế toán 47

Sơ đồ 2.4: Thủ tục thu tiền và luân chuyển chứng từ 64

Sơ đồ 2.5: Thủ tục chi tiền và luân chuyển chứng từ chi: 91

Sơ đồ 2.6: Quy trình đề nghị mua hàng hoá, vật tư 99

Sơ đồ 2.7: Quy trình thanh toán kế toán 101

Sơ đồ 2.8: Quy trình Nhập- Xuất hàng hóa, nguyên vật liệu 77

BẢNG BIỂU Bảng 2 1 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Quý 2 – 2008 62

Bảng 2.2 Bảng giá (áp dụng từ ng ày 15 tháng 06 năm 2008) 78

Bảng 2.3 Bảng danh sách khách hàng hội viên 81

Bảng 2.4 Báo cáo tuần lượt khách sử dụng dịch vụ golf 84

Bảng 2.5 Bảng báo cáo tổng hợp doanh thu 93

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

LƯƠNG THỊ HOÀNG MAI

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SÂN GOLF TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO.

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà nội, 2008

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Golf là một môn thể thao thời thượng và cao cấp trong lĩnh vực kinh doanh thể thao và giải trí Môn đánh golf ra đời trên thế giới từ giữa thế kỷ 15 ở Xcôtlen

và ngày càng phát triển trên thế giới Môn golf nổi tiếng và mọi người biết tới rộng rãi vào thế kỷ 19 ở Châu âu và Mỹ, còn ở Châu á thì đây là một trào lưu mới được mọi người ưa chuộng đến say mê đặc biệt là tại Hàn quốc và Nhật bản Đây là một loại hoạt động kinh doanh mới ở Việt nam và cũng chưa được đi sâu nghiên cứu trong thực tế quản lý Bên cạnh đó còn là loại hình dịch vụ đặc thù trên không gian rộng lớn và có nhiều dịch vụ phụ trợ đi kèm, nhiều khách hàng tham gia cùng một lúc nên rất khó kiểm soát Qua thực tế làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo cho thấy kiểm soát nội bộ đối với quản lý tài chính trong hoạt động sân golf còn có tồn tại hạn chế Tôi nhận thấy vấn đề tăng cường quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh golf và các dịch vụ phụ trợ là vấn đề được quan tâm không chỉ của riêng đối với Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo mà còn là mối quan tâm của bất kỳ

tổ chức hay cá nhân nào muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ golf Sau thời gian tìm hiểu và nhận thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu đó tại Công ty CPĐT Tam Đảo tôi lựa đề tài:

“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo”

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống KSNB.

- Phân tích thực trạng các chu trình hoạt động kinh doanh tại sân golf Tam Đảo để thấy rõ những điểm mạnh và hạn chế.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và xác định những hạn chế trong

hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo qua đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp đề xuất nhằm kiểm soát tốt hơn nữa các hoạt động trong chu trình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ golf, hạn chế các sai sót và gian lận có thể xảy ra

Trang 10

3 Nội dung và kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính hoạt

động kinh doanh sân golf

Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính hoạt động

kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản

lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty CPĐT Tam Đảo.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên của chuyên đề

Luận văn nghiên cứu về: Hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf ở Công ty CPĐT Tam Đảo để tăng cường quản lý tài chính tại Công ty.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, mô hình hoá, phân tích và mô tả, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt , khi thì kết hợp với nhau khi thì riêng rẽ trong quá trình nghiên cứu đề tài.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Đóng góp về lý luận: Luận văn hệ thống lại các quan điểm về kiểm soát nội

bộ và vai trò của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài chính

- Đóng góp về thực tế: Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm

soát nội bộ của hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo Luận văn sẽ là tài liệu hữu ích đối với công tác nghiên cứu và học tập, là tài liệu tham khảo có ích cho các nhà quản lý có dự định đầu tư và kinh doanh lĩnh vực golf.

Trang 11

1.1.2 Tổng quan về kiểm soỏt trong quản lý tài chớnh doanh nghiệp

Tài chớnh trong doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hỡnh thức giỏ trị phỏt sinh trong quỏ trỡnh hỡnh thành và sử dụng cỏc quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cỏc nhu cầu chung của xó hội Chức năng tài chớnh là một trong những nhõn tố hỗ trợ hàng đầu cho nhà quản lý doanh nghiệp

1.1.3 Mục tiờu và vai trũ của hệ thống kiểm soỏt nội bộ đối với quản lý tài chớnh

1.1.3.1 Mục tiờu của hệ thống kiểm soỏt nội bộ đối với quản lý tài chớnh

Kiểm soỏt nội bộ là những phương phỏp và chớnh sỏch được thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sút, khuyến khớch hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuõn thủ cỏc chớnh sỏch và quy trỡnh được thiết lập Mục tiờu của kiểm soỏt nội bộ đú là:

Bảo vệ tài sản của đơn vị: Bảo vệ tài sản là không để xảy ra các rủi ro trong

quá trình sử dụng và quản lý tài sản

Trang 12

Bảo đảm độ tin cậy của thông tin: Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý

và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành quyết định của nhà quản lý

Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống KSNB đợc thiết kế

sao cho các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động của đơn vị phải

đ-ợc tuân thủ đúng mức xuất kinh doanh của đơn vị.

Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình kiểm soát

trong một đơn vị đợc thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác

nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực

trong đơn vị.

1.1.3.2 Vai trũ

Tài chớnh là một yếu tố quan trọng tỏc động đến tất cả cỏc nghiệp vụ trong

doanh nghiệp qua huyết mạch doanh nghiệp là tiền Kiểm soỏt nội bộ trong quản lý

tài chớnh giỳp thiết kế và vận hành hệ thống thụng tin tài chớnh; lập bỏo cỏo tài

chớnh; lập và phõn bỏo cỏo kết quả hoạt động của từng bộ phận; giỏm sỏt việc thực

hiện kiểm toỏn nội bộ và kiểm tra kế toỏn để khẳng định tớnh hiệu lực của thụng tin

tài chớnh- kế toỏn, ngăn ngừa cỏc hành vi sai sút, gian lận

1.1.4 Cỏc bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soỏt nội bộ trong quản lý

tài chớnh

Tựy vào loại hỡnh hoạt động, mục tiờu và quy mụ của cụng ty mà hệ thống

kiểm soỏt nội bộ được sử dụng khỏc nhau, nhưng núi chung, hệ thống này cần cú

cỏc yếu tố khụng thể thiếu môi trờng kiểm soát, hệ thống thông tin (hệ thống kế

toán), các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

1.2 Đặc điểm hệ thống kiểm soỏt nội bộ trong kinh doanh sõn golf

1.2.1 Cỏc rủi ro thường xuất hiện trong chu trỡnh kinh doanh sõn golf và

cỏc dịch vụ vui chơi giải trớ.

Trong chu trỡnh kinh doanh sõn golf và cỏc dịch vụ phụ trợ thường cú cỏc rủi

ro sau: Rủi ro thị trường; Bờn cạnh những rủi ro bờn ngoài doanh nghiệp được cho là

khỏch quan và bất khả khỏng, khụng lường trước thỡ rủi ro bờn trong doanh nghiệp là

vấn đề cỏc nhà quản lý cần đặc biệt quan tõm Đú là những rủi ro hoạt động và rủi ro

tuõn thủ phỏt sinh từ doanh nghiệp

Trang 13

1.2.2 Các chức năng công việc và thủ tục kiểm soát trong chu trình kinh doanh sân golf và các dịch vụ vui chơi giải trí.

Tất cả các khách khi lên sân golf đều làm các thủ tục check in tại khu vực lễ tân sau khi nhân viên mang đồ (Poster) đã giúp khách mang túi gậy xuống xe và gửi cho khách thẻ đánh dấu (bag tag) túi đồ Trước tiên, nhân viên Poster của sân golf khi khách đến có nhiệm vụ mang túi golf của khách ra khỏi xe, đánh dấu ký hiệu trên thẻ gửi rồi đưa cho khách giữ Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ làm các thủ tục vào sân cho khách, phân loại từng đối tượng khách là hội viên câu lạc bộ, là khách mời, khách vãng lai hay bất kỳ loại khách nào khác và lưu giữ thông tin của khách cũng như số thẻ bagtag đầu tiên của khách vào hoá đơn của máy tính Khi lễ tân đã nhập các số liệu thì số bagtag trở thành giấy thông hành của khách khi sử dụng bất kỳ một dịch vụ nào trên sân, sử dụng các tiện nghi của Nhà câu lạc bộ, khi mua hàng hay lúc thanh toán tại quầy lễ tân

1.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số sân golf và khu vui chơi giải trí tại Việt nam

1.3.1 Giới thiệu sơ lược về sân golf Đồng mô

Sân golf quốc tế Đồng Mô nằm trong quần thể khu du lịch Đảo Vua - Đồng Mô, thị xã Sơn Tây do Công ty TNHH Thung lũng Vua là chủ sở hữu và quản lý

Đối với việc quản lý tài chính của sân golf Đồng Mô trong thời gian đầu chuyển giao quản lý từ tổ chức nước ngoài của Thái Lan sang một tổ chức cá nhân người Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn Sau một thời gian thì sân golf Đồng

mô cũng khắc phục được những rủi ro trên khi xây dựng được một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ cho từng khâu cũng như thiết lập được một hệ thống phần mềm quản lý chặt chẽ thu tiền duy nhất tại một cửa.

1.3.2 Giới thiệu sơ lược về sân golf Ngôi Sao Chí Linh

Cách Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh chừng 60 - 70 km, sân golf Ngôi Sao Chí Linh (thị trấn Chí Linh - Hải Dương) nằm ngay vị trí trung tâm tam giác phát triển kinh tế du lịch phía Bắc, được đánh giá là một sân golf hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á Chủ đầu tư cũng thuê chính các nhà chơi golf chuyên nghiệp nước ngoài, đem theo kinh nghiệm quản lý và phát triển golf đến nắm giữ

Trang 14

các vị trí điều hành chủ chốt Nhờ thế, sân golf Ngôi sao Chí Linh cũng là một sân golf của Việt Nam được quản lý một cách chuẩn mực, tạo được sự hài lòng, sự đánh giá cao nhất từ những khách chơi golf hay khách tham quan

Do đúc rút kinh nghiệm quản lý từ sân golf Đồng mô nên sân golf Chí Linh khắc phục được hầu hết các nhược điểm về quản lý tài chính Ngay từ khi mới thành lập Ban lãnh đạo sân golf Chí Linh từng là thành viên trong Ban lãnh đạo sân Đồng mô đã xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ do đó việc kiểm soát tài chính của sân Chí Linh được đánh giá là rất hiệu quả

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH HOẠT ĐỘNG SÂN GOLF TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ TAM ĐẢO 2.1 Giới thiệu về sân golf và khu vui chơi giải trí Tam đảo của Công ty cổ

phần đầu tư Tam Đảo

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo là công ty cổ phần được thành lập năm 2003 bởi

ba cổ đông sáng lập đó là Tổng công ty đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD)

chiếm giữ 55% cổ phần; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 4 thuộc Tổng công ty

xây dựng Hà nội chiếm giữ 35% cổ phần; Công ty cổ phần Trường Tiến chiếm giữ

10% cổ phần

Dự án sân golf là một dự án đặc thù nên trong quá trình triển khai còn gặp

nhiều khó khăn đặc biệt công tác xác định tổng mức đầu tư của dự án Trong quá

trình thực hiện dự án mặc dù quá trình lập tổng dự toán của các hạng mục công

trình đều được tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước xong cũng không

tránh khỏi việc không lường hết các tình huống xảy ra vì đây cũng là dự án sân golf

đầu tiên của Việt Nam tự thực hiện còn thiếu kinh nghiệm thực tế.

Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến quản lý tài chính của sân golf.

Do đặc điểm kinh doanh đa dạng và trên một không gian rộng lớn nên cũng

có nhiều ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính của Công ty

Thông thường mỗi sân golf phân loại bởi rất nhiều cấp độ hội viên Tại Câu

lạc bộ golf Tam Đảo có các loại thẻ hội viên như thẻ hội viên cá nhân, thẻ hội viên

gia đình, thẻ hội viên Công ty không ghi danh, thẻ có ghi danh , thẻ hội viên VIP,

thẻ giảm giá Mỗi một loại thẻ hội viên sẽ được hưởng những quyền lợi khác

nhau kể cả quyền lợi đối với khách mời của hội viên do đó ngay từ ban đầu việc xác

định chính xác loại hội viên tại lễ tân là một khâu rất quan trọng trong việc xác định

các chi phí phải trả cho từng loại dịch vụ đối với mỗi loại khách.

Trang 16

2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính kinh doanh sân

golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo.

2.2.1 Môi trường kiểm soát

2.2.1.1.Về quan điểm đạo đức

Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo mặc dù là công ty cổ phần nhưng 90% vốn Nhà nước nên Công ty vẫn hoạt động và tuân thủ theo quy định quản lý của công ty Nhà

nước Hội đồng quản trị công ty luôn đề cao ý thức tôn trọng pháp luật

2.2.1.2 Chính sách nhân sự

Trong chính sách nhân sự công ty đã xây dựng quy chế với đầy đủ các bước

tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, Mỗi một chức danh vị trí quy định

rõ ràng yêu cầu năng lực chuyên môn, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, chế độ đãi

ngộ, chế độ báo cáo và đánh giá kết quả công việc Đối với các vị trí chủ chốt như

Tổng giám đốc, Trưởng ban quản lý, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng đều là

cán bộ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Còn các vị trí khác công ty

tuyển dụng theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng thời điểm

2.2.1.3 Công tác kế hoạch

Công tác kế hoạch của Công ty là một phần không thể thiếu trong kế hoạch

kinh doanh hàng năm Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Nhà nước,

công ty còn chịu sự chi phối của Tổng Công ty Hàng năm, hàng quý, hàng tháng

công ty phải duy trì thường xuyên bảng đăng ký kế hoạch kinh doanh với Tổng

công ty theo mẫu biểu quy định và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó.

2.2.2 Hệ thống kế toán

2.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Theo Quyết định 84/QĐ- TJIC ngày 29 tháng 11 năm 2004 của Hội đôngf quản trị Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức

của Phòng nghiệp vụ, Phòng tài chính kế toán có chức năng hạch toán kế toán các

hoạt động kinh tế phát sinh của Công ty theo đúng các quy định của Nhà nước,

pháp luật và Điều lệ công ty

Trang 17

2.2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty áp dụng theo mẫu quy định của Bộ tài chính

về việc ban hành chế độ kế toán cho doanh nghiệp Công ty cũng đề ra một số quy định trong tổ chức chứng từ kế toán

2.2.3 Các thủ tục Kiểm soát trong quản lý tài chính kinh doanh sân golf

và khu vui chơi giải trí Tam Đảo

2.2.3.1 Kiểm soát hệ thống và phân loại danh sách khách hàng

Kiểm soát hệ thống danh sách khách hàng và phân loại khách là một việc làm hết sức quan trọng, đòi hỏi tính chính xác Thông thường Câu lạc bộ golf chia khách thành ba loại khách: khách hội viên, khách mời của hội viên và khách khác.

2.2.3.2 Kiểm soát trong quản lý các hoạt động diễn ra trên sân golf

Sau khi khách làm các thủ tục cần thiết tại khu vực lễ tân thì cũng là lúc khách bắt đầu cuộc chơi Caddy là nhân viên phục vụ theo suốt khách trong cả thời gian chơi trên sân

2.2.3.3 Kiểm soát trong quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ sân golf

Với ý tưởng đầu tư xây dựng kết hợp hài hoà giữa một sân golf và khu resort cao cấp với đầy đủ các dịch vụ phụ trợ như tiệm ăn, bể bơi, sân tennis, quầy bar, phòng chiéu phim, căn hộ và các biệt thự cho thuê, trung tâm hội nghị hội thảo, sauna, matsa, spa Đây là các dịch vụ phụ trợ cho không thể thiếu đối với một sân golf đẳng cấp quốc tế

2.2.3.4 Kiểm soát vốn bằng tiền

Công ty đã ban hành các quy chế và hướng dẫn chi tiết quy chế tạm ứng và quy chế thanh toán, quy chế mua hàng hoá Đối với các loại hàng hoá, nguyên vật liệu thường xuyên cung cấp cho Nhà câu lạc bộ, Công ty ký kết hợp đồng kinh tế Công

ty hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, chỉ có các phát sinh chi tiêu nội trong công ty mới thanh toán bằng tiền mặt Với các khoản chi tiền, rủi ro cũng hạn chế được đến mức thấp nhất có thể Thủ tục chi tiền và luân chuyển chứng từ chi như sau:

Trang 18

2.2.3.5 Kiểm soát Doanh thu và Nợ phải thu

Việc phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, phát sinh doanh thu chủ yếu diễn

ra trên sân golf Doanh thu của Ban điều hành bao gồm doanh thu về golf như phí sân cỏ, bảo dưỡng sân, phí tham quan, phí Caddy và các doanh thu khác là doanh thu về nhà hàng ăn uống, doanh thu buồng phòng, thuê sân tập, bán và cho thuê các sản phẩm golf sau khi trừ đi các khoản giảm trừ Ban điều hành có riêng một kế toán doanh thu, cập nhật kịp thời doanh thu của từng ngày và hết một một kỳ kinh doanh của Nhà câu lạc bộ là sau một tuần, kế toán tập hợp số liệu báo cáo doanh thu cho Kế toán trưởng kiểm soát

2.2.3.6 Kiểm soát hoạt động cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào

và thanh toán

Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực golf, nhà hàng, dịch vụ buồng phòng Các dịch vụ đầu vào của hoạt động kinh doanh và duy tu bảo dưỡng sân tạm chia thành ba nhóm: Các dịch vụ hàng hoá đầu vào, Các dịch vụ hàng hoá đầu vào phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng sân golf và

hệ thống kỹ thuật nhà câu lạc bộ, Các dịch vụ, hàng hoá liên quan cung cấp cho hệ thống nhà hàng, bar, kiots;

2.2.3.8 Kiểm soát hàng tồn kho

Hàng tồn kho của công ty chủ yếu thuộc các nhóm hàng hoá phục vụ cho duy tu bảo dưỡng sân và nhóm hàng hoá nguyên vật liệu phục vụ ăn uống nhà hàng

Do đặc điểm sân golf thường hay tổ chức nhiều các giải đấu và kêu gọi rất nhiều tài trợ và việc quản lý hàng tài trợ của công ty cũng là một điều cần quan tâm.

Trang 19

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH HỆ THỐNG KINH DOANH SÂN

GOLF TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ TAM ĐẢO 3.1 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính đối với sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo

3.1.1 Ưu điểm của hệ thống

Trong quá trình làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo, sau gần hai năm công ty chính thức khai trương sân golf 18 hố để đưa vào sử dụng phải thấy rằng quan điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của Ban lãnh đạo luôn tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt nam cũng như các quy định về chuẩn mực kế toán, thuế Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo luôn quán triệt tư tưởng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát là một vấn đề không thể thiếu đối với mọi hoạt động kinh doanh

3.1.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ

Mặc dù cho thấy quan điểm chỉ đạo của Ban lãnh đạo hết sức tập trung và ý thức thực hiện tuân thủ các quy định của Pháp luật, tuy nhiên cũng do ảnh hưởng của quan điểm quản lý của Tổng công ty Nhà nước nên nhiều khi để ra một quy trình quy phạm cụ thể rất mất thời gian đôi khi làm mất tính chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn cần giải quyết sớm.

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu

tư Tam Đảo

Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trong quy luật phát triển có thể thấy tính tất yếu của việc hoàn thiện hệ thống này như sau:

Một là: Hệ thống KSNB đang dần trở nên phổ biến cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trang 20

Hai là: Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo phải nhận thức rõ việc đổi mới và cải cách mạnh mẽ để đứng vững trong môi trường cạnh tranh, thích ứng được với các điều kiện kinh doanh mang tính quốc tế.

Ba là: Định hướng chiến lược phát triến của công ty là trở thành một trong đơn

vị hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ golf của cả nước Muốn đạt được điều đó thì ngoài vấn đề về vốn, công nghệ bản thân công ty cần tập trung về tổ chức cán bộ, hệ thống kế toán, hệ thống các quy chế kiểm soát nội bộ

Bốn là: Hệ thống kiếm soát nội bộ là một mặt không thể tách rời của hệ thống quản lý doanh nghiệp

3.3 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

Để xây dựng một hệ thống KSNB thực sự hữu hiệu tại Công ty, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cần quán triệt các định hướng sau:

Thứ nhất: Tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của Nhà nước

Thứ hai: Phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển

Thứ ba: Kế thừa và phát huy tối đa những nhân tố hợp lý của hệ thống KSNB hiện tại

Thứ tư: Hoàn thiện hệ thống KSNB phải có định hướng rõ ràng, bước đi cụ thể, đồng bộ và bảo đảm sự ổn định với các hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ năm: Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đảm bảo tính hiệu quả

3.4 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiếm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf của Công ty CPĐT Tam Đảo 3.4.1 Điều chỉnh cơ cấu tổ chức và chú trọng công tác nhân sự

Một nguyên tắc cần tuân thủ khi tổ chức cơ cấu công ty là phải đảm bảo cho công ty được tổ chức theo một hình thức có thể làm tăng khả năng thực hiện các chức năng đã định của công ty.

Trang 21

3.4.2 Về tăng cường tính độc lập và năng lực của Ban kiểm soát.

Trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty có thể hiện Ban kiểm soát thay mặt Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh của

Công ty Một thực tế cho thấy hiện nay, Ban kiểm soát của Công ty được lập ra chỉ

cho có, nhiệm vụ và quyền hạn quy định rất rõ ràng nhưng thực tế Ban kiểm soát

chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó cần có quy định cụ

thể về trách nhiệm của Ban kiểm soát đối với Đại hội đồng cổ đông trong trường

hợp để sao lãng gây thất thoát thiệt hại cho công ty

3.4.3 Hoàn thiện hệ thống kế toán

Công ty chính thức hoàn thiện và mở cửa khai trương sân golf được gần 2

năm, những thay đổi trong quy chế tài chính cho từng giai đoạn cần được cập nhật

và điều chỉnh cho phù hợp Phòng tài chính kế toán cần phối hợp với các phòng

chức năng xây dựng một Quy chế tài chính phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể cho

toàn hệ thống công ty

3.4.4 Hoàn thiện thủ tục kiểm soát trong quản lý tài chính hoạt động kinh

doanh sân golf.

Để hoạt động kiểm soát tài chính đạt hiệu quả hơn, Công ty cần chú trọng đến

công tác tiền kiểm- một loại hình kiểm soát được thực hiện trước khi một nghiệp vụ

kinh tế phát sinh với mục đích hướng các nghiệp vụ kinh tế xảy ra đúng quy định

ngăn chặn sai sót, nhầm lẫn vô tình hay hữu ý gây thất thoát cho công ty

3.4.4.1 Hoàn thiện việc quản lý khách hàng.

Ban điều hành phải có hồ sơ quản lý khách hàng một cách khoa học và

chuyên nghiệp Sau khi khách hàng điền các thông tin đăng ký hội viên và thực

hiện các nghĩa vụ tài chính thì Câu lạc bộ sẽ phát hành cho khách hàng thẻ chứng

nhận hội viên

3.4.4.2 Hoàn thiện quản lý các hoạt động trên sân golf.

Đối với các hoạt động dịch vụ diễn ra trên sân golf Ban điều hành cần thiết

nên đặt các thiết bị camera tại một số địa điểm cung cấp dịch vụ Ban điều hành

Câu lạc bộ nên tách Ban điều hành golf thành một số bộ phận độc lập: bộ phận điều

hành trên sân, bộ phận quản lý xe điện, bộ phận Caddy Sau mỗi một ngày các bộ

Trang 22

phận này sẽ gửi báo cáo độc lập về cho Giám đốc điều hành và phòng tài chính kế toán để khớp nối các số liệu

3.4.4.3 Đối với quản lý các hoạt động cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào trong quản lý tài chính.

Mỗi khi có nhu cầu cung ứng hàng, các bộ phận có liên quan sẽ lập phiếu đề nghị mua hàng và gửi cho bộ phận mua hàng và chỉ có bộ phận mua hàng mới được thẩm quyền mua hàng Phiếu đề nghị mua hàng có thể được lập căn cứ vào nhu cầu đột xuất hay thường xuyên Đối với nguyên vật liệu dùng để phục vụ ăn uống, xăng dầu hay phân bón hoá chất, nhân viên quản lý kho chủ động lập phiếu cung ứng hàng khi lượng tồn kho đã giảm xuống gần bằng mức dự trữ tối thiếu

3.4.4.4 Đối với việc quản lý vốn bằng tiền.

Hạch toán đầy đủ và chính xác bán hàng bằng tiền mặt:Thủ quỹ hoặc nhân viên thu ngân có thể gian lận tiền mặt khách hàng thanh toán trước khi khoản tiền mặt đó được ghi nhận là doanh thu

3.4.4.5 Bảo vệ hàng tồn kho, tài sản cố định và công cụ dụng cụ

Giống như cách kiểm soát tiền mặt, mọi hàng hoá nhập và xuất từ kho hàng phải có phiếu nhập và xuất hàng và phiếu này phải được thủ kho ký Các phiếu này

sẽ được dùng làm chứng từ hạch toán cùng với các chứng từ khác, khi phù hợp, để thủ kho cập nhật sổ kho và để kế toán hàng tồn kho hạch toán chính xác số hàng tồn kho trong sổ cái và sổ phụ

Thủ kho chỉ nên đồng ý xuất hàng khi có chỉ thị của người có thẩm quyền và chỉ thị này phải được viết thành văn bản với chữ ký có thẩm quyền Chỉ thị này có thể kết hợp với phiếu xuất hàng

3.4.5 Các kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện

- Về phía Tổng công ty mẹ:

Trang 23

Tổng công ty đầu tư phát triển Nhà và đô thị là công ty mẹ của Công ty cổ phần đầu

tư Tam đảo với số vốn điều lệ chiếm 55% Bên cạnh nỗ lực của bản thân thì Công

ty CPĐT Tam Đảo nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía Tổng công ty Do Tổng công ty lĩnh vực chủ yếu là đầu tư các dự án, nên các mẫu biểu phục vụ công tác kế hoạch nhiều khi chưa phù hợp với các tiêu chí kinh doanh dịch vụ golf Nên chăng Tổng công ty xây dựng lại các mẫu biểu báo cáo cho phù hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ

- Về phía Công ty:

Ban lãnh đạo Công ty nhất thiết phải thể hiện sự quyết tâm trong việc thiết lập

và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đó là:

+ Chỉ đạo các bộ phận rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế chưa phù hợp

+ Sẵn sàng đón nhận cái mới, tích cực

+ Đặc biệt quan tâm đến con người coi đó là trung tâm của sự phát triển, có sự thay đổi cơ bản trong nhìn nhận và đánh giá con người đặc biệt là thế hệ trẻ năng động, tâm huyết

+ Công ty cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của đội ngũ CBCNV toàn công ty hiểu và hưởng ứng các giải pháp hoàn thiện thì mới thực sự đi vào thực tiễn từ đó phát huy tác dụng đối với công tác quản lý tài chính cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 24

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu Đề tài, đối chiếu với những mục đích như: tìm hiểu thực trạng hệ thống Kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường kiểm soát tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam đảo, tôi mong rằng việc nghiên cứu này sẽ là một đóng góp thiết thực cho việc kiểm soát tài chính tăng cường phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo Qua quá trình thực hiện đề tài, bản thân tôi cũng nắm rõ hơn về tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty đối với sự phát triển của Công ty với những mục tiêu:

1.Luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung, làm sáng tỏ hơn những lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản

lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo

2 Nghiên cứu thực trạng tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo, phân tích những đặc điểm về quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá nêu lên sự cần thiết phải hoàn thiện và phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý có hiệu quả tài chính.

3 Luận văn đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf và khu vui chơi giải trí Tam Đảo ở các nội dung sau:

- Hoàn thiện môi trường kiểm soát, tập trung chú trọng công tác nhân sự

- Hoàn thiện hệ thống kế toán, xây dựng đội ngũ kế toán tài chính năng lực ngang tầm với nhiệm vụ

- Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát: quy định cụ thể các quy trình kiểm soát hữu hiệu.

Sự đóng góp của luận văn tuy nhỏ nhưng cũng là tâm huyết của cá nhân với mong muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo Tuy luận văn vẫn còn hạn chế nhất định do tính phức tạp, mới mẻ của loại hình kinh

Trang 25

doanh golf cũng như nhận thức của cá nhân còn hạn chế chưa bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trong quá trình vận động và yêu cầu quản lý tài chính của Công ty trong hiện tại và tương lai.

Để luận văn đề ra sớm đạt được những kết quả mong đợi cần đầu tư thêm thời gian và tập trung trí tuệ để nghiên cứu về lý thuyết và tổng kết trên bình diện lớn thực tiễn về hoạt động kinh doanh mới mẻ này Rất mong được các ý kiến đóng góp của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài để luận văn được phong phú và hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cám ơn!

Tam Đảo, ngày 20 tháng 11 năm 2008

Trang 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

***

LƯƠNG THỊ HOÀNG MAI

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN

LÝ TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SÂN GOLF TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN ĐẦU TƯ TAM ĐẢO

Chuyên ngành: Kế toán tài vụ và Phân tích hoạt động kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS CHU THÀNH

Hà nội, 2008

Trang 27

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Golf là một môn thể thao thời thượng và cao cấp trong lĩnh vực kinhdoanh thể thao và giải trí Môn đánh golf ra đời trên thế giới từ giữa thế kỷ 15 ởXcôtlen và ngày càng phát triển trên thế giới Môn golf nổi tiếng và mọi ngườibiết tới rộng rãi vào thế kỷ 19 ở Châu âu và Mỹ, còn ở Châu á thì đây là một tràolưu mới được mọi người ưa chuộng đến say mê đặc biệt là tại Hàn quốc vàNhật bản Đây là một loại hoạt động kinh doanh mới ở Việt nam và cũng chưađược đi sâu nghiên cứu trong thực tế quản lý Bên cạnh đó còn là loại hình dịch

vụ đặc thù trên không gian rộng lớn và có nhiều dịch vụ phụ trợ đi kèm, nhiềukhách hàng tham gia cùng một lúc nên rất khó kiểm soát Qua thực tế làm việctại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo cho thấy kiểm soát nội bộ đối với quản lýtài chính trong hoạt động sân golf còn có tồn tại hạn chế Tôi nhận thấy vấn đềtăng cường quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh golf và các dịch vụphụ trợ là vấn đề được quan tâm không chỉ của riêng đối với Công ty cổ phầnđầu tư Tam Đảo mà còn là mối quan tâm của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nàomuốn đầu tư kinh doanh dịch vụ golf Sau thời gian tìm hiểu và nhận thấy tínhcấp thiết của việc nghiên cứu đó tại Công ty CPĐT Tam Đảo tôi lựa đề tài:

“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo”

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống KSNB

- Phân tích thực trạng các chu trình hoạt động kinh doanh tại sân golfTam Đảo để thấy rõ những điểm mạnh và hạn chế

Trang 28

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và xác định những hạn chếtrong hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo qua đó đưa ra một sốphương hướng và giải pháp đề xuất nhằm kiểm soát tốt hơn nữa các hoạt độngtrong chu trình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụgolf, hạn chế các sai sót và gian lận có thể xảy ra

3 Nội dung và kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài

chính hoạt động kinh doanh sân golf

Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản lý tài chính

hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phần đầu tư Tam Đảo

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường

quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty CPĐT Tam Đảo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên của chuyên đề

Luận văn nghiên cứu về: Hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm soát nội bộtrong quản lý tài chính hoạt động kinh doanh sân golf ở Công ty CPĐT Tam Đảo

để tăng cường quản lý tài chính tại Công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, mô hìnhhoá, phân tích và mô tả, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh Các phươngpháp trên được sử dụng linh hoạt , khi thì kết hợp với nhau khi thì riêng rẽ trongquá trình nghiên cứu đề tài

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Đóng góp về lý luận: Luận văn hệ thống lại các quan điểm về kiểm

soát nội bộ và vai trò của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý tài chính

Trang 29

- Đóng góp về thực tế: Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống kiểm soát nội bộ của hoạt động kinh doanh sân golf tại Công ty cổ phầnđầu tư Tam Đảo

Luận văn sẽ là tài liệu hữu ích đối với công tác nghiên cứu và học tập, làtài liệu tham khảo có ích cho các nhà quản lý có dự định đầu tư và kinh doanhlĩnh vực golf

Trang 30

Quá trình kiểm soát là cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động củacon người, bên trong một tổ chức cũng như toàn xã hội Kiểm soát không phải

là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà nó được thực hiện ở tất

cả các giai đoạn của quá trình quản lý Thông qua kiểm tra- kiểm soát giúpcho nhà quản lý nhìn nhận được thiếu sót trong hệ thống tổ chức

Theo liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ một

hệ thống chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu:

- Bảo vệ tài sản của đơn vị, tránh thất thoát hư hỏng;

- Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin kế toán, tránh những sai sót, gianlận trong việc ghi chép, tổng hợp trên các tài liệu kế toán

Trang 31

- Bảo đảm việc thực hiện cỏc chế độ phỏp lý Hệ thống KSNB được thiết

kế trong doanh nghiệp phải đảm bảo cỏc quyết định và chế độ phỏp lý liờnquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tuõn thủđỳng mức

- Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý, trỏnh những lóngphớ về cỏc nguồn lực tài chớnh, phỏt huy tối đa năng lực của đội ngũ cỏn bộquản lý và của người lao động trong đơn vị

Hệ thống kiểm soỏt nội bộ thực chất là sự tớch hợp một loạt hoạt động,biện phỏp, kế hoạch, quan điểm, nội quy quy định và nỗ lực của mọi thànhviờn trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đú hoạt động cú hiệu quả và đạt đượcmục tiờu đề ra một cỏch hợp lý

1.1.2 Tổng quan về kiểm soỏt trong quản lý tài chớnh doanh nghiệp

Tài chớnh trong doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế biểuhiện dưới hỡnh thức giỏ trị phỏt sinh trong quỏ trỡnh hỡnh thành và sử dụng cỏcquỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và cỏc nhu cầu chung của xó hội Chức năng tài chớnh là mộttrong những nhõn tố hỗ trợ hàng đầu cho nhà quản lý doanh nghiệp Vai trũcủa tài chớnh trong doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và tất cả cỏc hoạtđộng của doanh nghiệp đều chứa đựng khớa cạnh tài chớnh

Một cỏch chung nhất quản lý l một quá trình định hà một quá trình định h ớng và tổ chức thựchiện các hớng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quảcao nhất Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiềugiai đoạn ở giai đoạn định hớng cần có những dự báo về nguồn lực và mụctiêu, xây dựng các chơng trình, kế hoạch Sau khi các chơng trình, kế hoạch

đã đợc kiểm tra có thể đa ra các quyết định cụ thể để tổ chức thực hiện ở giai

đoạn tổ chức thực hiện cần kết hợp các nguồn lực theo phơng án tối u đồngthời thờng xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để điều hoàcác mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối u

Trang 32

hoá kết quả hoạt động Rõ ràng, kiểm tra không phải là một giai đoạn củaquản lý mà đợc thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này Quan niệmkiểm tra là một chức năng của quản lý và nó thể hiện rất khác nhau tuỳ thuộcvào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động cụ thể, vào truyềnthống văn hoá và điều kiện kinh tế xã hội khác của mỗi nơi trong từng thời kỳlịch cụ thể.

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tự kiểm tramọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu: rà soát các tiềm năng, xem xétlại các dự báo, các mục tiêu và định mức điều chỉnh và truy tìm các thông số

về sự kết hợp, soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trênquan điểm bảo đảm hiệu quả của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùngcủa các hoạt động Một cách chung nhất, kiểm soát đợc hiểu là tổng hợpnhững phơng sách để nắm lấy và điều hành đối tợng hoặc khách thể quản lý.Kiểm soát có thể hiểu theo nhiều chiều, cấp trên kiểm tra cấp dới thông quachính sách hoặc biện pháp cụ thể, đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông quaviệc chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tơng ứng: nội bộ đơn vị kiểmsoát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý mà thông dụng và hiệu quảnhất vẫn là Kiểm soát nội bộ

Túm lại, cú thể đi đến những kết luận chủ yếu như sau:

- Một là, kiểm tra gắn liền với quản lý đồng thời gắn liền với mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh, ở đõu cú quản lý thỡ ở đú cú kiểm tra

- Hai là, quản lý gắn liền với cơ chế kinh tế với điều kiện xó hội cụthể khi cỏc điều kiện tiền đề núi trờn thay đổi thỡ hoạt động kiểm tracũng thay đổi theo

- Ba là, kiểm tra nảy sinh và phỏt triển từ chớnh nhu cầu quản lý khi nhucầu kiểm tra chưa nhiều và chưa phức tạp, kiểm tra được thực hiện đồng thờivới cỏc chức năng quản lý khỏc trờn cựng một bộ mỏy thống nhất Khi nhucầu này thay đổi tới mức độ cao kiểm tra cũng cần tỏch ra một hoạt động độclập và được thực hiện bằng một hệ thống chuyờn mụn độc lập

Trang 33

1.1.3 Mục tiêu và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản

Bảo vệ tài sản của đơn vị: Bảo vệ tài sản là không để xảy ra các rủi ro

trong quá trình sử dụng và quản lý tài sản Tài sản trong đơn vị bao gồm cả tàisản cố định và tài sản lưu động Tài sản lưu động gồm có tiền, hàng tồn kho, cáckhoản phải thu của khách hàng , chúng có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào nhữngmục đích khác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thốngkiểm soát thích hợp Bảo vệ tài sản không chỉ đối với tài sản vật chất như máymóc, hàng hoá , mà cả những tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, các tàiliệu quan trọng , đặc biệt khi hệ thống máy tính tham gia vào việc lưu trữ sốliệu, thông tin thì việc thiết lập hệ thống KSNB bảo vệ tài sản, sổ sách cũng nhưbảo vệ máy tính càng trở nên quan trọng Để thực hiện tốt công tác bảo vệ tàisản, đơn vị phải đưa ra những phương pháp phù hợp với từng loại tài sản

Bảo đảm độ tin cậy của thông tin: Thông tin kinh tế, tài chính do bộ

máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành quyếtđịnh của nhà quản lý Các thông tin cung cấp phải bảo đảm kịp thời về thờigian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động, phản ánh đầy đủ,khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế tài chính Để đạtđược mục tiêu đó, các thông tin phải thoả mãn các yêu cầu sau:

+ Sự cho phép: Quyết định được đưa ra bởi cấp có thẩm quyền

+ Tính có thực: Các thông tin kế toán phải trung thực, phản ánh đúng

Trang 34

thực tế tại đơn vị.

+ Tính đầy đủ: Không được bỏ sót các thông tin

+ Đánh giá đúng đắn: Cách nhìn nhận các thông tin phải trung thực,khách quan dù đối tượng phản ánh hay người truyền đạt thông tin là ai

Ngoài ra, các thông tin kế toán phải đảm bảo yêu cầu hạch toán đúng,nghĩa là công tác tổ chức hạch toán kế toán phải theo đúng quy định hiện hành

Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống KSNB được thiết

kế sao cho các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động của đơn vịphải được tuân thủ đúng mức Cụ thể, hệ thống KSNB phải đạt được các yêu cầusau:

+ Duy trì và kiểm tra tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị

+ Ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý các sai sót, gian lận trongmọi hoạt động của đơn vị

+ Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lậpbáo cáo tài chính trung thực, khách quan

Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình kiểm soát

trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tácnghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lựctrong đơn vị

Định kỳ, các nhà quản lý phải đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị ược thực hiện với cơ chế giám sát của hệ thống KSNB nhằm nâng cao khảnăng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý đơn vị

đ-Tuy nằm trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng

có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đíchbảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy Vì thế, khithiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ, nhà quản lý phải biết kết hợp hài hòa bốnmục tiêu trên để tạo được một hệ thống kiểm soát hữu hiệu nhất

Trang 35

Thông thường, khi công ty phát triển lên thì lợi ích của một hệ thốngkiểm soát nội bộ mang lại cũng trở nên to lớn hơn vì người chủ công ty sẽ gặpnhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro này nếu chỉdựa vào kinh nghiệm giám sát trực tiếp của bản thân

Đối với những công ty mà có sự tách biệt lớn giữa người quản lý và cổđông, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ góp phần tạo nên sự tintưởng cao của cổ đông Xét về điểm này, một hệ thống kiểm soát nội bộ vữngmạnh là một nhân tố của một hệ thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh, vàđiều này rất quan trọng đối với công ty có nhà đầu tư bên ngoài Các nhà đầu

tư sẽ thường trả giá cao hơn cho những công ty có rủi ro thấp hơn

Như vậy mục tiêu của hệ thống kiểm soát rất rộng, chúng bao trùm lên mọihoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị

1.1.3.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quản lý tài chính

Chức năng của tài chính là một trong những nhân tố hỗ trợ quan trọngcủa ban quản lý trong doanh nghiệp Chức năng này bắt nguồn từ vai trò kếtoán bao hàm cả trách nhiệm về khả năng thanh toán tài chính, quản lý cácnguồn vốn và sự phối hợp của toan công ty nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuậncao nhất

Tài chính là một yếu tố quan trọng tác động đến tất cả các nghiệp vụtrong doanh nghiệp qua huyết mạch doanh nghiệp là tiền Kiểm soát nội bộtrong quản lý tài chính giúp thiết kế và vận hành hệ thống thông tin tài chính;lập báo cáo tài chính; lập và phân báo cáo kết quả hoạt động của từng bộphận; giám sát việc thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm tra kế toán để khẳngđịnh tính hiệu lực của thông tin tài chính- kế toán, ngăn ngừa các hành vi saisót, gian lận

Trang 36

1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong quản

lý tài chính

Tùy vào loại hình hoạt động, mục tiêu và quy mô của công ty mà hệthống kiểm soát nội bộ được sử dụng khác nhau, nhưng nói chung, hệ thốngnày cần có các yếu tố không thể thiếu m«i trêng kiÓm so¸t, hÖ thèng th«ngtin (hÖ thèng kÕ to¸n), c¸c thñ tôc kiÓm so¸t vµ kiÓm to¸n néi bé

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát.

Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoàiđơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữliệu của các loại hình kiểm soát nội bộ

Các nhân tố thuộc về môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quanđến quan điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản

lý trong doanh nghiệp Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng rất lớn đến quátrình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát Môi trường kiểm soáttốt sẽ là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thốngKSNB Ngược lại môi trờng kiểm soát yếu kém, các thủ tục kiểm soát cóthể sẽ không đạt các mục tiêu của mình Các nhân tố chính thuộc về môitrường kiểm soát bao gồm:

Thứ nhất, Đặc thù về quản lý: Các đặc thù về quản lý đề cập tới các

quan điểm khác nhau trong điều hành hoạt động doanh nghiệp của các nhàquản lý Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, cácquy định và cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát trong doanh nghiệp Bởi vìchính các nhà quản lý này đặc biệt là nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩncác quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại doanh nghiệp

Cụ thể, một số nhà quản lý rất quan tâm đến việc lập báo cáo tài chính và chútrọng đến việc hoàn thành kế hoạch Những người này sẽ chấp nhận kinh

Trang 37

doanh với mức rủi ro cao để đạt được mức lợi nhuận cao như mong muốn.Trái lại, một số nhà quản lý rất thận trọng trong kinh doanh nên họ đã bỏ mấtnhiều “cơ hội”.

Đặc thù về quản lý còn là vấn đề phân bổ quyền lực trong một đơn vị.Nếu một đơn vị mà quyền lực lãnh đạo chỉ tập trung vào một người thì cầnchú ý tới phẩm chất và năng lực của người đó vì điều này ảnh hưởng rất lớnđến các chính sách, thủ tục của đơn vị và độ tin cậy của báo cáo tài chính.Còn nếu đơn vị mà quyền lực được phân tán cho nhiều người khác nhau trong

bộ máy quản lý thì điều cần quan tâm là việc phân quyền và sử dụng quyềnlực như thế nào để tránh trường hơp không sử dụng hết quyền hạn hoặc lạmdụng quyền hạn này Điều này thể hiện ở quan điểm của nhà lãnh đạo, nếunhà lãnh đạo chạy theo lợi nhuận và xem nhẹ rủi ro thì họ ít quan tâm đến vaitrò của hệ thống KSNB và ngược lại

Thứ hai, cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp

các bộ phận được chuyên môn hoá với những trách nhiệm và quyền hạn nhấtđịnh có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện các chức năng khácnhau trong quản lý Cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch,điều hành, kiểm soát và giám sát các hoạt động

Để thiết lập được một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả, các nhàquản lý cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt động và các lĩnhvực của doanh nghiệp sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống

+ Thực hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng: xử lý nghiệp vụ,ghi chép sổ và bảo quản tài sản

+ Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận, tạo khả năng kiểm tra,kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc

Trang 38

Thứ ba, chính sách nhân sự: Chính sách nhân sự bao gồm toàn bộ các

phương pháp quản lý nhân sự và chế độ của đơn vị đối với những vấn đềthuộc các chính sách như: Chính sách tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự, đềbạt, chế độ thù lao, khuyến khích phát huy tài năng của các cá nhân trong đơn

vị, khen thưởng, kỷ luật nhân viên Bởi lẽ, sự phát triển của mọi doanhnghiệp luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên, và họ luôn là nhân tố quan trọngtrong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểmsoát trong hoạt động của doanh nghiệp Nếu nhân viên có năng lực và tin cậy,nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được cácmục tiêu đề ra của KSNB Bên cạnh đó, mặc dù doanh nghiệp có thiết kế và vậnhành các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ, nhưng với đội ngũ nhân viênkém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì hệthống KSNB không thể phát huy hiệu quả

Vì vậy, các nhà quản lý cần xây dựng chính sách nhân sự cụ thể, rõ ràngnhư trong công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp cán bộ khoa học

và hợp lý Việc đào tạo, đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên môn

và phẩm chất đạo đức, đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp

Thứ tư, công tác kế hoạch: Khi thực hiện bất kỳ một công việc nào dù

nhỏ hay lớn cũng cần phải có những kế hoạch cụ thể Các kế hoạch vừa địnhhướng cho việc thực hiện vừa là công cụ kiểm soát quá trình thực hiện côngviệc đó Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêuthụ, thu chi quỹ, kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, đặcbiệt là kế hoạch tài chính gồm những ước tính cân đối tình hình tài chính, kếtquả hoạt động và sự luân chuyển tiền trong tương lai là những nhân tố quantrọng trong môi trường kiểm soát Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch đượctiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trởthành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu Vì vậy trong thực tế các nhà quản lý

Trang 39

thường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện những vấn đề bất thường và xử lý,điều chỉnh kế hoạch kịp thời Đây cũng là khía cạnh mà kiểm toán viênthường quan tâm trong kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệttrong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát.

Thứ năm, môi trường bên ngoài: Môi trường kiểm soát chung của

một doanh nghiệp còn phụ thuộc và các nhân tố bên ngoài Các nhân tố nàytuy không phụ thuộc sự kiểm soát của nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớnđến thái độ, phong cách điều hành của nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vậnhành các quy chế và thủ tục của hệ thống KSNB Thuộc nhóm các nhân tố nàybao gồm sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, ảnh hưởng củacác chủ nợ, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước

1.1.4.2 Hệ thống kế toán.

Hệ thống kế toán là hệ thống dùng để ghi nhận, tính toán, phân loại, kếtchuyển vào sổ tổng hợp và lập báo cáo Để thực hiện được quy trình đó, hệthống kế toán bao gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệthống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán

Hệ thống chứng từ là giai đoạn đầu tiên trong việc thu thập số liệu Đâycũng là khâu chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất Vì thế quá trình lập và luânchuyển chứng từ có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ Hệ thống

sổ sách kế toán và tài khoản kế toán là giai đoạn chủ yếu xử lý số liệu Thôngqua đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp lên các bảng tổng hợp đểbáo cáo cho nhà quản lý Hệ thống báo cáo là giai đoạn kết thúc và cũng là sảnphẩm của công tác kế toán Đây là tài liệu cung cấp chủ yếu cho các nhà quản lýcũng như các nhà đầu tư làm cơ sở đưa ra các quyết định đúng đắn

Mục đích của hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thuthập, phân loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức

Trang 40

đó, thoả mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán Một hệthống kế toán hữu hiệu phải đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết:

+ Tính có thực: Cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép nhữngnghiệp vụ không có thực vào sổ sách của đơn vị

+ Sự phê chuẩn: Bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý.+ Tính đầy đủ: Bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tếphát sinh

+ Sự đánh gía: Bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán cáckhoản giá và phí

+ Sự phân loại: Bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồtài khoản và ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách kế toán

+ Tính đúng kỳ: Bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được kịpthời theo quy định

+ Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: Số liệu kế toán được ghichép vào sổ phải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xáctrên các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

1.1.4.3 Các thủ tục kiểm soát.

Thủ tục kiểm soát là những cách thức cụ thể để duy trì hành vi kiểmsoát một cách thường xuyên trong tổ chức Việc xây dựng thủ tục kiểm soátphải dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Nguyên tắc này thể hiện,

công việc và trách nhiệm cần được phân chia cụ thể cho nhiều người trongmột bộ phận hay nhiều bộ phận khác nhau trong một tổ chức Theo đó, trongquy trình làm việc sẽ không có bất kỳ ai đảm nhiệm công việc từ đầu đến cuối

và như vậy sẽ tránh được sai sót, gian lận xảy ra Việc phân công phân nhiệm

Ngày đăng: 17/06/2015, 17:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w