ILÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. CNTT ngày nay đang phát triển vũ bão, được ứng dụng vào tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội. Nó góp phần rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để kịp với xu thế hiện nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiên hàng đầu. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán trong giai đoạn hiện nay đã được xác định là: “Phuơng pháp dạy học toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”. Và chính người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập còn học sinh là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động theo những mục tiêu mới đã đề ra. Ngày nay, phương tiện dạy học càng được cải thiện cùng với ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục càng được coi trọng. Cho nên, việc đổi mới hương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Máy vi tính, máy chiếu, và một số phần mềm hỗ trợ (Powerpoint, GSP, Cabri, Violet ….) là cần thiết và cấp bách. Cho nên việc ứng dụng CNTT cần phải có lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với từng bài giảng, đây cũng là suy nghĩ và trăn trở của nhiều giáo viên. Do đó, tôi xin nêu một số ý kiến về việc soạn giảng và hướng lựa chọn dữ liệu, đưa dữ liệu động cũng như cách thức tổ chức hoạt động của học sinh thông qua đề tài: “ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 7”.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
Mã số:………
Người thực hiện: Đỗ Văn Tuấn
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ mơn: tốn
Phương pháp giáo dục:
Cĩ đính kèm:
Mơ hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2011- 2012
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
1 Họ và tên: Đỗ Văn Tuấn
2 Ngày sinh: 06/02/1982
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Vĩnh Tân – Vĩnh Cửu – Đồng Nai
5 Điện thoại: 0937.513.056
7 Chức vụ: Giáo viên
8 Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Tân
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
Học vị: cử nhân CĐ
Năm chứng nhận: 2006
Chuyên ngành đào tạo: CĐSP Toán tin
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC.
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm kinh nghiệm: 4 năm
Trang 3I-\LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
CNTT ngày nay đang phát triển vũ bão, được ứng dụng vào tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội Nó góp phần rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Để kịp với xu thế hiện nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
là mục tiên hàng đầu Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán trong giai đoạn hiện nay đã được xác định là: “Phuơng pháp dạy học toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy” Và chính người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình học tập còn học sinh là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động theo những mục tiêu mới đã đề ra
Ngày nay, phương tiện dạy học càng được cải thiện cùng với ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục càng được coi trọng Cho nên, việc đổi mới hương pháp dạy học đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Máy vi tính, máy chiếu, và một số phần mềm hỗ trợ (Powerpoint, GSP, Cabri, Violet ….)
là cần thiết và cấp bách Cho nên việc ứng dụng CNTT cần phải có lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp sao cho phù hợp với từng bài giảng, đây cũng là suy nghĩ
và trăn trở của nhiều giáo viên
Do đó, tôi xin nêu một số ý kiến về việc soạn giảng và hướng lựa chọn dữ liệu, đưa dữ liệu động cũng như cách thức tổ chức hoạt động của học sinh thông qua đề
tài: “ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 7”.
II-\THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1-\ Thuận lợi.
- Được sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp sư phạm Sự đóng góp nhiệt tình của giáo viên trong tổ
- Sự quan tâm của phòng giáo dục, đã tổ chức cho các giáo viên tham gia lớp tập huấn tin học
- Phương tiện dạy học, thiết bị dạy học ngày càng được hoàn thiện
- Học sinh rất hứng thú, lớp học sôi nổi khi thực hiện ứng dụng CNTT
2-\ Khó khăn :
- Nhận thức về tin học của học sinh nông thôn còn hạn chế
- Nhà trường chưa có phòng chứ năng để tiện cho việc sử dụng máy móc, thiết
bị Vì vậy, sự chuẩn bị trang thiết bị cho tiết dạy sử dụng CNTT là mất nhiều thời gian
- Để soạn giảng tiết dạy có ứng dụng CNTT mất thời gian để thiết kế, tìm tư liệu, hình ảnh…
Trang 43-\ Thống kê
Thống kê đầu năm
Giỏi Khá Trung bình yếu – Kém
III-\NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1-\ Cơ sở lí luận.
- Dựa vào đặc điểm môn toán có tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng, tính logíc và tính thực nghiệm, khi sử dụng thiết bị dạy học tóan cần chú ý: trực quan là chỗ dựa để gợi vấn đề, dự đoán, khám phá chứ không phải là phương tiện chứng minh một mệnh đề toán học Cần giúp học sinh tránh ngộ nhận những điều phát hiện nhờ trực giác, tránh lạm dụng trực giác Cần hình thành cho học sinh nhu cầu và thói quen chứng minh chặt chẽ từ những phát hiện trực giác Thiết bị dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc người giáo viên sử dụng nó như thế nào?
2-\ Cơ sở thực tiễn.
- Trong thời đại công nghệ hiện nay việc học của học sinh có nhiều thay đổi, thói quen học thuộc lòng một cách thụ động nhường chỗ cho việc tìm tòi khám phá Khi các em tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau và mong muốn tìm cách giải đáp Giáo viên không thể bằng lòng với những thông tin có sẵn trong sgk, sách tham khảo Internet là một trong những nguồn thông tin quan trọng, phần mềm dạy học là một trong những tài liệu hỗ trợ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học
Vì vậy người giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng CNTT
3-\ Các giải pháp thực hiện của đề tài.
Để thực hiện đề tài tôi thực hiện các giải pháp
a) Sử dụng CNTT cho việc dạy học sinh phát hiện vấn đề, có nhu cầu giải quyết vấn đề
Giáo viên có thể sử dụng phần mềm GSP tạo hiệu ứng chuyển động cho hình, qua
đó học sinh dễ dàng rút ra được nhận xét
Ví dụ 1: Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng (Lớp 7)
Định lí 1: “Điểm nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó”
Dùng GSP tạo hiệu ứng chuyển động điểm M ( M∈ d) d là đường trung trực của đoạn thẳng AB
Trang 5Sau khi giáo viên cho học sinh quan sát trên máy và đặt câu hỏi “Những điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì có tính chất gì ?”
Học sinh quan sát trên màn hình và nhận thấy rằng dù điểm M di động trên d nhưng lúc nào khoảng cách từ M đến A cũng bằng khoảng cách từ M đến B (MA = MB) Từ đó hs tự rút ra được định lí
Định lí 2: “Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó”
Tạo điểm M chuyển động sao cho MA = MB Bằng qua sát của mình hs nhận thấy khi M di chuyển tạo nên một đường thẳng, đường thẳng đó chính là đường trung trực của AB
Ví dụ 2: Tính chất tia phân giác của một góc
Định lí : “Điểm thuộc tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó”
Trang 6Tạo hiệu ứng chuyển động điểm M ( M∈ Ot) Ot là tia phân giác của ·xOy.
Học sinh quan sát trên màn hình và nhận thấy rằng dù điểm M di động trên Ot nhưng lúc nào khoảng cách từ M đến Ox cũng bằng khoảng cách từ M đến Oy (MA = MB)
b) Sử dụng CNTT cho việc hướng dẫn học sinh vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình
Ví dụ 1 Vẽ tia phân giác của một góc (bằng compa)
Giáo viên chuẩn bị trên GSP để cho học sinh dễ dàng quan sát các bước vẽ hình bằng compa trên màn hình Thông qua mo hình giáo viên tạo ra giúp hs từng bước
tự vẽ hình
Ví dụ 2 Đo góc – thực hành cắt ghép (Tổng ba góc của tam giác)
Giáo viên tạo các bước cắt cũng như ghép hình dể cho học sinh quan sát và làm theo
Bước 1: Minh họa trên máy chiếu khi thực hiện cắt
Trang 7Bước 2: tạo chuyển động ghép hình
Khi đó HS quan sát dễ dàng và khắc phục được một số lỗi khi các em không cẩn thận trong khi cắt- ghép Qua cắt ghép giáo viên dễ dàng cho học sinh thấy được tổng ba góc của một tam giác
Ví dụ 3 Định lí: Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng của hai góc trong không
kề với nó.
Giáo viên tạo một tam giác bằng GSP cho góc của tam giác thay đổi qua đó học sinh rút ra nhận xét
m ∠ CAB+m ∠ ABC = 146.7 °
146.7°
33.3°
71.4°
75.3°
A
Trang 8Khi giáo viên thay đổi tam giác học sinh quan sát số đo các góc từ đó rút ra định lí
c) Sử dụng CNTT khi dạy bài toán liên quan đến hàm số
Ví dụ 1 Bài tập 39SGKtr71 lớp 7, tập1
Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy đồ thị các hàm số:
a) y = x
b) y = 3x
c) y = -2x
d) y = -x
Giáo viên dùng phần mềm GSP cho học sinh nhập hàm số và vẽ hình trực tiếp Qua đó học sinh rút ra được nhận xét về hàm số
Ví dụ 2
Khi giáo viên giới thiệu về bài đọc thêm: “Đồ Thị hàm số y a
x
= (a ≠0)” giáo có thể dùng GSP để vẽ Qua đó học sinh có thể thấy được hình dạng của hàm số
Khi học sinh lên bảng làm xong giáo viên có thể cho học sinh quan sát lại cách
vẽ và xác định giao điểm có đúng hay không ta chiếu đáp án cho học sinh quan sát
x O
y
Trang 9Bên cạnh đó với việc sử dụng phần mềm CNTT sẽ đẹp và chính xác hơn , khắc phục nhược điểm mà phần vẽ hình đồ thị hàm số trên bảng (bảng phụ)
d) Sử dụng CNTT dạy học sinh giải bài tập qua trò chơi ô chữ, bài tập đúng sai, bài tập trắc nghiệm
* CNTT nó còn đáp ứng cho giáo viên thiết kế những trò chơi ô chữ sinh động, hấp dẫn cho học sinh
Ví dụ: Tìm xem từ chìa khóa là gì?
Học sinh chọn hàng ngang từ đó tìm ra từ chìa khóa Khi tìm được từ chìa khóa giáo viên giới thiệu thêm về nhân vật trong từ chìa khóa
GV thiết kế trò chơi ô chữ thông qua phần mềm Powerpoint, tạo các nút lệnh
để đến phần câu hỏi, cũng như nút lệnh để biết kết quả
* Ta có thể dùng Powerpoint để tạo bài tập trắc nghiệm trên máy tính
Học sinh lên chọn trực tiệp rồi nhấn vào chấm điểm để kiểm tra
Trang 10Hoặc sử dụng Violet để tạo các bài tập củng cố.
Sau mỗi tiết dạy giáo viên có thể thiết kế để kiểm tra, củng cố bài học
* Sử dụng các phần mềm vẽ bản đồ tư duy củng cố kiến thức
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy (BĐTD) sau mỗi tiết học (hình học) trên máy tính qua một số phần mềm vẽ BĐTD Qua đó học sinh nhớ kiến thức lâu, sâu và chính xác các kiến thức đã học và vận dụng vào giải bài tập
Ví dụ Tiết luyện tập 3 trường hợp bằng nhau của tam giác
Gv cho hs về chuần bị BĐTD như hình Qua đó giáo viên dễ dàng cho học sinh ôn tập và áp dụng vào bài tập
* Dùng phần mền giả lập máy tính bỏ túi để hướng dẫn học sinh sự dụng máy tính bỏ túi
Trang 11Toán lớp 7 nói riêng và toán thcs nói chung có rất nhiều bài tập hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi, nếu ta cầm máy tính trên tay thì mọi học sinh không nhìn thấy, ta sử dụng phần mền thì mọi học sinh đều nhìn thấy rõ hơn
Ví dụ: Bài tập 86 sgk tr42 (lớp 7-tập 1)
Dùng máy tính bỏ túi để tính:
3783025; 1125.45; 0,3 1, 2
0,7
+
1, 2
IV-\KẾT QUẢ
Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy học sinh hiểu và nắm rõ bài hơn
Giỏi Khá Trung bình yếu – Kém
Khi thực hiện áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy, tôi nhận thấy rằng so với cách dạy thông thường thì lớp học trở nên sôi nổi hẳn Bằng những hình ảnh trực quan ( cắt -ghép hình; mô hình không gian; chuyển động điểm, sự biến thiên của hàm số… ) thì hầu hết các em có thể quan sát rất rõ ràng và khắc phục tình trạng cắt dán không cẩn thận ở một số em Từ đó các em phát hiện vấn đề, tự rút ra kiến thức ( nhiều cách chứng minh công thức hoặc định lí ) một cách nhẹ nhàng không
gò ép mà lại nhớ nội dung bài học rất lâu
Tiết dạy có sự hỗ trợ các phần mềm CNTT thì rút ngắn thời gian ghi bảng phụ (đã được soạn sẵn ) Chính vì vậy mà giáo viên có nhiều thời gian khắc sâu kiến thức, củng cố bài tập nhiều hơn (đặc biệt những dạng bài tập trắc nghiệm)
Bên cạnh việc sử dụng CNTT trong tiết dạy thì người giáo viên cũng cần kết hợp các phương tiện hiện có như đèn chiếu ( dùng để chiếu bài tập của học sinh) cũng như giáo viên vẫn phải sử dụng bảng đen để ghi lại những nội dung chính của bài học, tránh sa vào trình chiếu
V-\ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Trang 12Các phương tiện dạy học nào cũng mang lại hiệu quả nhất định trong giảng dạy Nhưng các phương tiện dạy học nói chung, CNTT nói riêng có thực sự mang lại cho học sinh hứng thú, bổ ích trong học tập hay không ? không phải các phương tiên ấy quyết định mà do mỗi ngừơi giáo viên có ý tưởng, có cách thiết kế riêng của mình; không phải cứ vận dụng mọi phương tiên hiện đại (CNTT) thì đều đem lại hiệu quả tốt, mà đôi khi còn phản tác dụng (sa vào trình chiếu –làm phân tán chú ý của học sinh)
CNTT không thể thay thế hoàn toàn quá trình lên lớp mà chính người giáo viên giữ vai trò chủ động kết hợp mọi phương pháp để đem lại hiệu quả cao nhất trong giảng dạy Vì vậy công nghệ thông tin chỉ là công cụ hỗ trợ giúp giáo viên biến bài dạy trở nên sống động và vẫn phải đạt được mục tiêu trọng tâm của bài Trong đó, học sinh vẫn là đối tượng trung tâm chủ động tìm tòi, phát hiện, tư duy để lĩnh hội, khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà quá trình giảng dạy cần hướng tới Trên đây là những gì bản thân tôi nhận thấy khi giảng dạy Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế mong đồng nghiệp góp ý để tài của tôi hoàn chỉnh hơn
VI-\ KẾT LUẬN.
-Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần chú ý đến tính tích cực hóa hoạt động của học sinh, những thiết kế cần có nội dung mang tính chất nêu vấn đề, gợi vấn
đề Ta có thể sự dụng các phần mềm toán học nhằm tạo hiệu ứng chuyển động, mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm, sự biến thiên của hàm số… để cho học sinh quan sát là điều mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện
-Giáo viên có tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm công cụ phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp mà mình đang dạy và bám sát với nội dung, chương trình sgk, góp phần tăng hiệu quả dạy học Tuy nhiên, trong một tiết dạy người gv không nên lạm dụng việc trình chiếu, mà phải biết chọn lọc những ứng dụng của phần mềm CNTT và phối hợp với các TBDH khác để kiến thức đến với các em một cách nhẹ nhàng nhưng lại khắc sâu kiến thức
* Kiến nghị.
-Tình trạng trang thiết bị ở mỗi địa phương – trường học chưa đồng bộ, các máy móc, trang thiết bị còn hạn chế nên không thường xuyên vận dụng trong giảng dạy, rất mong các ban ngành hỗ trợ mua sắm máy móc phục vụ cho giang day
Trang 13VII-\ TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III (2004-2007) môn toán Nhà xuất bản giáo dục- Biên soạn vụ giáo dục trung học bộ giáo dục và đào tạo
2 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học toán THCS – Viện KHGD Việt Nam –GS.TS Nguyễn Hữu Châu
3 Phương pháp dạy học tích cực – Nhà xuất bản giáo dục
4 Một số trang wed:
+ http://www.edu.net.vn
+http://www.giaoan.violet.vn
Vĩnh Tân, ngày 7 tháng 12 năm 2011
Người thực hiện
Đỗ Văn Tuấn
Trang 14SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: trường THCS Vĩnh Tân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
-Vĩnh Tân, Ngày 7 tháng 12 năm 2011
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học:2010-2011
Tên sáng kiến kinh nghiệm:ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 7.
Họ và tên tác giả: Đỗ Văn Tuấn Đơn vị (tổ): Toán -tin Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: toán Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác:
1.Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2 Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơnvị có hiệu quả cao
3 Khả năng áp dụng
- Cung cấp được luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đivào cuộc sống:
Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt Khá Đạt
Trang 15PHÒNG GD & ĐT VĨNH CỬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Tân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Vĩnh Tân, ngày 7 tháng 12 năm 2011
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ/ SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Năm học : 2011 – 2012
Họ và tên giáo viên: Đỗ Văn Tuấn
Thuộc trường THCS Vĩnh Tân
Tên đề tài: ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 7.
ĐÁNH GIÁ
Phạm vi đề tài Có thể áp dụng cho nhiều bài, nhiều chương, cả
chương trình (tối đa 1,5điểm) Hình thức Trình bày đẹp, bố cục hợp lý, diễn đạt mạch lạc
(tối đa 1,5 điểm) Nội dung
Có khoa học, chính xác (tối đa 2 điểm)
Có tính sáng tạo (tối đa 2điểm)
Có tính thực tiễn, hiệu quả sử dụng cao (tối đa 3 điểm)
Tổng số điểm: …./ 10 điểm
Xếp loại : ………
……… ……… ………
Vĩnh Tân, ngày … tháng ….năm 2011
Hiệu trưởng
Cách xếp loại:
- Loại tốt (A): có tổng số điểm từ 9 - 10
- Loại khá (B): có tổng số điểm từ 7 – 8.5
- Loại trung bình (C): có tổng số điểm từ 5 – 6.5
- Loại yếu (D): có tổng số điểm từ 4.5