Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
3,35 MB
Nội dung
1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 1.1.1 Khái nim ca tài sn ngn hn Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ lệ lớn hay nhỏ trong mỗi công ty là khác nhau tuy nhiên nó đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp, và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải làm rõ khái niệm tài sản ngắn hạn là gì? Theo PGS.TS.Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2003 thì “Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thời gian thu hồi vốn ngắn, trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.” Theo PGS.TS.Trần Ngọc Thơ, Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2009 thì “Tài sản ngắn hạn hay cũng gọi là tài sản lưu động là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác”. Như vậy, có rất nhiều quan điểm về tài sản ngắn hạn, mặc dù ngôn từ diễn đạt khác nhau, song ta có thể hiểu một cách khái quát: Tài sn ngn hn ca doanh nghip là nhng tài sn thuc quyn s hu và qun lý ca doanh nghip, có thi gian s dng, luân chuyn, thu hi vn trong mt k kinh doanh hoc trong m sn ngn hn ca doanh nghip có th tn ti hình thái tin, hin vt (v i dn hn và các khon n phi thu. 1.1.2 m ca tài sn ngn hn Đƣợc hình thành từ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn kinh doanh là điều kiện mà các doanh nghiệp đều phải có để bắt đầu quá trình hoạt động kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để mua sắm hàng hóa, sản phẩm Vì vậy, TSNH được hình thành từ nguồn 2 vốn ngắn hạn và tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Có thời gian quay vòng ngắn TSNH tham gia vào quá trình kinh doanh, phần lớn chuyển vào thành phẩm và thu hồi về thông qua doanh thu bán hàng. Khi đó thời gian bán và tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp là khác nhau phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp, song đa phần thì chỉ cần mất thời gian là 1 năm để toàn bộ TSNH đó có thể luân chuyển một vòng và thu về bằng tiền. Toàn bộ giá trị đƣợc chuyển một lần vào thành phẩm và thu hồi thông qua doanh thu bán hàng Do TSNH được hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục, toàn bộ giá trị của TSNH được chuyển vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn tồn tại dƣới nhiều hình thái biểu hiện khác nhau Vì TSNH tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó TSNH tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, thuận tiện. TSNH có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau: Tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho Đƣợc phân bổ trong tất cả các khâu TSNH phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSNH được phân bổ vào tất cả các khâu và luôn vận hành, thay thế, chuyển hóa cho nhau qua các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Có tính thanh khoản cao TSNH chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn và hàng tồn kho. Như vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi mới chuyển thành tiền mặt. Dù các tài sản này có thể chuyển đổi ngay thành tiền hay mất thời gian chờ đợi thì thời gian chuyển đổi cũng diễn ra trong vòng 1 năm hay một kỳ kinh doanh. Thang Long University Library 3 Do đó, có thể thấy TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận lợi cho việc chi tiêu hay thanh toán, vậy nên TSNH có tính thanh khoản cao. 1.1.3 Vai trò ca tài sn ngn hn Như đã nói ở trên, hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể không có tài sản ngắn hạn. Dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì tài sản ngắn hạn đóng vai trò không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Cụ thể, TSNH có các vai trò quan trọng sau: Giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc vận hành một cách liện tục không bị gián đoạn. Trong khâu dự trữ và sản xuất, tài sản ngắn hạn đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản ngắn hạn đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do vậy, TSNH giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được vận hành một cách liên tục. Giúp cho doanh nghiệp đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán TSNH nhanh chóng chuyển về thành tiền để đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo dựng đƣợc mối quan hệ mật thiết với khách hàng, bởi doanh nghiệp áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng để bán được nhiều hàng và để giữ chân các khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc. Thời gian luân chuyển tài sản ngắn hạn lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. 1.1.4 Phân loi tài sn ngn hn Trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng, tuỳ theo yêu cầu quản lý và dựa trên tính chất vận động của tài sản ngắn hạn, người ta có thể phân loại tài sản ngắn hạn như sau: 1.1.4.1 Căn cứ vào phạm vi sử dụng Tài sn ngn hn s dng trong hong kinh doanh chính Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tài sản ngắn hạn sử dụng trong hoạt động kinh doanh chính chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, vật liệu bao bì đóng gói,… Cụ thể như sau: 4 Nguyên vật liệu chính: gồm giá trị của những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất là bộ phận cơ bản cấu thành nên sản phẩm. Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nó chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo, có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dạng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghiệp, kỹ thuật phục vụ cho quá trình lao động. Nhiên liệu: Thực chất là một loại vật liệu phụ nhưng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Phụ tùng thay thế: là những loại vật tư sản phẩm dùng để thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vật tư công cụ, dụng cụ sản xuất,… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản là những vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Công cụ, dụng cụ lao động nhỏ là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, chúng không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định vì giá trị nhỏ và thời gian sử dụng tương đối ngắn. Công cụ, dụng cụ lao động sử dụng trong doanh nghiệp được phân thành hai loại: + Công c, dng c c phân b mt ln (phân b 100%): đây là loại công cụ, dụng cụ khi xuất kho đem sử dụng, toàn bộ giá trị của chúng được phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Loại công cụ này được áp dụng với các loại công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, chúng không ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. + Công c, dng c c phân b nhiu ln: Là loại công cụ, dụng cụ lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài và hư hỏng có thể sửa chữa được. Bao bì, vật liệu đóng gói là những tư liệu lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, nó luôn đi cùng sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm dở dang: Là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp, chi phí trồng trọt dở dang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ và nuôi béo,… Bán thành phẩm tự chế: Cũng là những sản phẩm dở dang nhưng khác ở chỗ nó đã hoàn thành giai đoạn chế biến nhất định. Thang Long University Library 5 Tài sn ngn hn s dng trong hong kinh doanh ph Để linh hoạt trong sử dụng tài sản trên thực tế hiện nay người ta dùng tài sản ngắn hạn để chi cho công tác sửa chữa. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật sửa chữa được phân thành hai loại: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản lưu động. Ngoài ra tài sản ngắn hạn còn sử dụng trong hoạt động kinh doanh phụ như : hoạt động cung cấp dịch vụ, lao vụ,… Tài sn ngn hn s dng trong công tác qun lý doanh nghip Công tác quản lý doanh nghiệp bao gồm cả quản lý kinh doanh và quản lý hành chính. Tài sản ngắn hạn được sử dụng bao gồm : - Vật liệu cho văn phòng, cho phương tiện vận tải - Công cụ, dụng cụ văn phòng phẩm: Giấy, bút, mực, bàn ghế,… - Khoản tạm ứng: hội nghị, tiếp khách, đào tạo cán bộ,… Tài sn ngn hn s dng trong công tác phúc li Công tác phúc lợi, chủ yếu tài sản ngắn hạn dùng để đầu tư cho câu lạc bộ, công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, cho công nhân, nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát, các hoạt động văn hóa nghệ thuật,… 1.1.4.2 Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản ngắn hạn được chia thành: Tài sn ngn hn d tr: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu dự trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang đi đường, nguyên nhiên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi gia công, trả trước cho người bán. Tài sn ngn hn sn xut: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình sản xuất… Tài sn ngn h: là toàn bộ tài sản ngắn hạn tồn tại trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản nợ phải thu của khách hàng. 6 Theo cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn để đưa ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng một cách cao nhất. 1.1.4.3 Phân loại theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Căn cứ vào các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Tin mt Là bộ phận tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm: Tiền mặt tại quỹ: Là số tiền mà doanh nghiệp đang giữ tại quỹ của mình bao gồm tiền Việt Nam, ngân phiếu, các loại chứng từ, tín phiếu có giá trị như tiền, vàng bạc, kim khí quí, đá quý đang được giữ tại quỹ,… Tiền gửi ngân hàng: Là số tiền hiện có trên tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, công ty tài chính (nếu có). Bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, Tiền đang chuyển: Là số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng hay đã gửi qua đường bưu điện, đang làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp sang tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng. Các khon hn Là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên ngoài được thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vốn liên doanh, mua bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,…) có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm. Mục tiêu của các doanh nghiệp là việc sử dụng các loại tài sản sao cho hiệu quả nhất. Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một “bước đệm” cho tiền mặt vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Do đó trong quản trị tài chính người ta sử dụng chứng khoán có khả năng thanh khoản cao để duy trì tiền mặt ở mức độ mong muốn. Các khon phi thu Là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thu từ các đối tượng khác: Phải thu thu từ khách hàng, phải thu nội bộ, các khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược,… Thang Long University Library 7 Trong nền kinh tế thị trường việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Các doanh nghiệp bán hàng song có thể không nhận được ngay tiền hàng lúc bán mà nhận sau một thời gian xác định do hai bên thoả thuận hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp. Việc cho các doanh nghiệp khác nợ như vậy chính là hình thức tín dụng thương mại. Với hình thức này có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng không tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản phải thu giữ một vai trò quan trọng bởi nếu các nhà quản lý không cân đối giữa các khoản phải thu thì doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn thậm chí dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Hàng tn kho Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng hoá tồn kho có ba loại: nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và thành phẩm. Các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn thậm chí nếu sản phẩm khó bảo quản có thể bị hư hỏng, ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, các khâu tiếp theo sẽ không thể tiếp tục được nữa đồng thời với việc không hoàn thành được kế hoạch sản xuất. Tồn kho trong quá trình sản xuất là các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây truyền sản xuất. Thông thường quá trình sản xuất của các doanh nghiệp được chia thành nhiều công đoạn, giữa những công đoạn này bao giờ cũng tồn tại những bán thành phẩm. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình sản xuất được liên tục. Nếu dây truyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Khi tiến hành sản xuất xong hầu hết các doanh nghiệp chưa thể tiêu thụ hết sản phẩm. Phần thì do có “độ trễ” nhất định giữa các sản xuất và tiêu dùng, phần phải có đủ 8 lô hàng mới xuất được Những doanh nghiệp mà sản xuất mang tính thời vụ và có quy trình chế tạo tốn nhiều thời gian thì dự trữ, tồn kho sản phẩm sẽ lớn. Do đó để đảm bảo cho sự ổn định sản xuất, doanh nghiệp phải duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn và tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà mức dự trữ an toàn khác nhau. Tài sn ngn hn khác Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước và các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn,… Các khoản tạm ứng: là các khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện hoạt động kinh doanh nào đó hoặc giải quyết một công việc đã được phê duyệt. Chi phí trả trƣớc: là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng đến kết quả hoạt động của nhiều kỳ thanh toán, cho nên chưa thể tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một kỳ mà được tính cho hai hay nhiều kỳ hạch toán. Qua cách phân loại như trên ta thấy được tình hình tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp về hình thái vật chất cũng như đặc điểm của từng loại tài sản ngắn hạn, để có thể đánh giá việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có hợp lý và hiệu quả không, từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. 1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp 1.2.1 Khái nim hiu qu s dng tài sn ngn hn trong doanh nghip Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu. Hiệu quả gồm hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là những lợi ích đạt được về mặt xã hội do một hoạt động nào đó đem lại. Ví dụ như hiệu quả xã hội của hoạt động thương mại tạo nên đó là việc thoả mãn những nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần cho xã hội, là sự góp phần cân đối cung cầu, ổn định giá cả và thị trường, là việc mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng hoặc các nước hoặc tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiệu quả kinh tế (hiệu quả kinh doanh) là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết Thang Long University Library 9 quả kinh doanh cao nhất với chi phí thấp nhất, hay nói cách khác: hiệu quả kinh tế đó là sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào hoặc giữa kết quả với chi phí gắn liền với hoạt động kinh doanh nào đó. Từ cách hiểu trên, ta có thể thấy hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí. Với mỗi doanh nghiệp sự cân đối về tài sản cũng phải khác nhau, nếu như các doanh nghiệp về lĩnh vực chế biến hay công nghiệp nặng thì (tỷ lệ) tài sản cố định chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng giá trị tài sản, ngược lại với các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại thì tài sản ngắn hạn lại chiếm đa số. Cơ cấu tài sản ngắn hạn ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng. Cụ thể các doanh nghiệp thương mại phải phân bổ cơ cấu sao cho hợp lý, phù hợp với quy mô và loại hình kinh doanh của mình, thì việc sử dụng tài sản mới đem lại hiệu quả cao. Như vậy, ta có thể hiểu: Hiu qu s dng tài sn ngn hn là mt phm trù kinh t phn ánh tình hình s dng tài sn ngn hn ca doanh nghi t li nhun cao nht trong kinh doanh vi chi phí thp nht có th. 1.2.2 S cn thit phi nâng cao hiu qu s dng tài sn ngn hn Quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường yêu cầu về tài sản ngắn hạn là rất lớn, có thể coi tài sản ngắn hạn là nhựa sống tuần hoàn trong doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là yêu cầu mang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn còn có các ý nghĩa quan trọng như sau: Làm giảm tình trạng ứ đọng vốn của doanh nghiệp: Tài sản ngắn hạn được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng luân chuyển hết vòng quay của tài sản ngắn hạn, thu hồi về bằng tiền tài trợ cho kỳ kinh doanh tiếp theo, điều này giúp làm giảm tình trạng ứ đọng vốn của doanh nghiệp. 10 Giúp đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giúp doanh nghiệp gia tăng tốc độ luân chuyển vốn, nhanh chóng thu hồi vốn về bằng tiền, bên cạnh đó gia tăng lại lượng tiền, điều này sẽ giúp đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. Tăng khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn từ đó giúp gia tăng khả năng sinh lời: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao tức là sự luân chuyển của tài sản ngắn hạn gia tăng, lượng hàng hóa, hàng tồn kho được bán ra nhiều giúp gia tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các định hướng kinh doanh hợp lý: Do tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của tài sản ngắn hạn bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất song doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu, tạo điều kiện cho lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các chiến lược, định hướng kinh doanh hợp lý. Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là rất cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào. 1.2.3 Phân tích hiu qu s dng tài sn ngn hn trong doanh nghip 1.2.3.1 Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp Quy mô tài sản ngắn hạn Quy mô của tài sản ngắn hạn là khối lượng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Quy mô tài sản ngắn hạn lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau, chính sách bán hàng của họ trong từng thời kỳ (tăng trưởng để chiếm thị phần hay duy trì thị phần đảm bảo hoạt động ổn định an toàn). Khi quy mô tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại, khi quy mô tài sản ngắn hạn giảm, chứng tỏ doanh nghiệp đang thu hẹp hoạt động kinh doanh. Quy mô tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng (các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, xây lắp…) đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng hơn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, bởi vì lúc này doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh, để đạt được kết quả kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý tài Thang Long University Library [...].. .sản ngắn hạn để đạt được hiệu quả sử dụng tối ưu nhất Ngược lại, khi doanh nghiệp giảm quy mô tài sản ngắn hạn, thì doanh nghiệp phải phân bổ và sử dụng tài sản ngắn hạn phù hợp với quy mô thu hẹp, để hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đạt mức tối ưu Cơ cấu tài sản ngắn hạn Cơ cấu tài sản ngắn hạn là tỷ trọng các khoản mục tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản ngắn hạn, là sự phân chia... cấu tài sản của doanh nghiệp Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau Từ sự khác biệt đó dẫn tới việc sử dụng tài sản ngắn hạn cũng khác nhau, hiệu quả sử dụng cũng khác nhau 31 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH TƢ VẤN MÔI TRƢỜNG TÂN NGỌC MINH 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH tƣ vấn môi. .. cùng mà doanh nghiệp đạt được Kết quả này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng Với công thức trên ta thấy, nếu tài sản ngắn hạn sử dụng bình quân trong kỳ thấp mà lợi nhuận sau thuế cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cao và ngược lại 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp 1.2.4.1 Nhân... thường sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho biết trong một kỳ kinh doanh một đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, tỷ lệ này phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng. .. môi trƣờng Tân Ngọc Minh 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH tư vấn môi trường Tân Ngọc Minh - Tên công ty: Công ty TNHH tư vấn môi trường Tân Ngọc Minh - Giám đốc: Bà Cao Thị Hoa - Địa chỉ trụ sở chính: Số 1 – Đặng Nghiễm – Phường Bồ Xuyên – TP Thái Bình Điện thoại: (0500) 6560 474 106 Fax: (0500) 3624 993 - Email: cttnhhTMN@gmail.com Mã số thuế: 1000885192 - Hình thức sở hữu vốn: Công ty Trách nhiệm... TSNH giảm 1.2.3.2 Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp được thể hiện như sau: (1) Chính sách quản lý tiền mặt (1.1) Lý... trong kỳ Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắn hạn có ở đầu và cuối kỳ Chỉ tiêu này cao phản ánh lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cao, các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ số này càng cao càng tốt vì như vậy đã sử dụng được hết giá trị của tài sản ngắn hạn Hiệu quả của việc sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện ở lợi nhuận của doanh nghiệp, đây chính là kết quả cuối... ngày được nâng cao 2.1.2 Bộ máy hoạt động của Công ty TNHH tư vấn môi trường Tân Ngọc Minh Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH tƣ vấn môi trƣờng Tân Ngọc Minh Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính Bộ phận quản lý hàng (Nguồn: Phòng kế toán) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty về thủ tục hành chính, hoạt động kinh doanh của công ty Hơn thế... hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng và ngược lại 28 Thang Long University Library Trình độ quản lý Người lãnh đạo là người đưa ra những chính sách quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Nếu trình độ quản lý tốt, người lãnh đạo sẽ đưa ra được những chính sách quản lý phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty, do... trong tài sản ngắn hạn Việc xem xét cơ cấu tài sản ngắn hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Cụ thể, doanh nghiệp cần phải biết chính xác cơ cấu tài sản ngắn hạn của mình đã phân bổ hợp lý hay chưa, có phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Hay cần phải thay đổi tái cơ cấu hay điều chỉnh lại cơ cấu tài sản ngắn hạn sao . và sử dụng tài sản ngắn hạn phù hợp với quy mô thu hẹp, để hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đạt mức tối ưu. Cơ cấu tài sản ngắn hạn Cơ cấu tài sản ngắn hạn là tỷ trọng các khoản mục tài sản. loại tài sản ngắn hạn, để có thể đánh giá việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp có hợp lý và hiệu quả không, từ đó phải tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn. Chính sách quản lý tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn có ảnh