Công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH tư vấn môi trường Tân Ngọc Minh (Trang 65)

III. Các khoản phải thu ngắn

3.2.1Công tác quản lý chi phí

Quản lý chi phí là quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Kiểm soát chi phí là một hoạt động quan trọng của quản lý chi phí. Cần nhận diện các loại chi phí, đặc biệt là phải nhận diện được chi phí nào có thể giảm được và chi phí nào không thể giảm được để từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp và hiệu quả nhất.

Trước hết, công ty phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của công ty. Như vậy, công ty phải nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty. Bước kế tiếp là thu thập thông tin về chi phí thực tế.

Công ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, công ty sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được.

Chủ công ty phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý.

Thực hiện tiết kiệm chi phí điện, nước tại nơi làm việc. Đây là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí mua ngoài và những khoản mục chi phí này hoàn toàn có thể giảm được.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH tư vấn môi trường Tân Ngọc Minh (Trang 65)