III. Các khoản phải thu ngắn
2.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
2.2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.9 Khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn năm 2011 – 2013
Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011
1.Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,31 1,22 157,23 0,09 (156,01) 2.Khả năng thanh toán nhanh 0,31 0,62 100,1 (0,31) (99,48) 3.Khả năng thanh toán tức thời 0,03 0,51 74,94 (0,48) (74,43)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Nguồn hình thành TSNH chủ yếu là từ nguồn vốn cá nhân của chủ doanh nghiệp. Năm 2011, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 157,23 đồng tài sản ngắn hạn. Lý do, năm 2011 khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đạt giá trị cao như vậy là do trong năm này không phát sinh các khoản như: vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải phải nộp Nhà nước, toàn bộ khoản nợ ngắn hạn của công ty là khoản phải trả người lao động.
Năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,22 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,22 đồng tài sản ngắn hạn, giảm mạnh 156,01 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 62275,73% so với năm 2011.
Năm 2013 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,31 đồng tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2012 là 0,09 đồng. Như vậy, một đồng nợ năm 2013 được đảm bảo nhiều hơn so với năm 2012 là 0,09 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn năm 2013 lớn hơn so với nợ ngắn hạn. Năm 2013, nợ ngắn hạn tăng 11,61% trong khi tài sản ngắn hạn tăng 20,12%. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty cả 2 năm 2012, 2013 đều lớn hơn 1 là điều có lợi cho công ty, giúp công ty
có thể tránh những rủi ro trong thanh toán và khó khăn trong việc vay vốn để duy trì hoạt động kinh doanh, làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2011 là 100,1 lần, tỷ số này cao là do nợ ngắn hạn trong năm này thấp, chênh lệch lớn so với tài sản ngắn hạn (không tính hàng tồn kho). Năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 0,62 lần, hệ số này ≥ 0,5 cho thấy khả năng thanh toán của công ty tốt, không phụ thuộc việc tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo khả năng thanh toán, làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 đạt 0,31 lần, giảm 0,31 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn nhiều lần so với tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay của công ty chưa đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch chi trả hợp lý và chính sách quản lý hàng tồn kho một cách cụ thể và hiệu quả.
Khả năng thanh toán tức thời: Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số nàycho biết một đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời của công ty là 74,94 lần, nguyên nhân hệ số này lớn như vậy và do mức độ chênh lệch giữa khoản tiền và các khoản tương đương tiền với khoản nợ ngắn hạn là rất lớn.
Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 là 0,51 lần, năm 2013 là 0,03 lần giảm 0,48 lần so với năm 2012, cả hai năm khả năng thanh toán tức thời đều nhỏ hơn 1. Nguyên nhân khả năng thanh toán giảm là do năm 2013 lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 92,27% trong khi nợ ngắn hạn lại tăng với tốc độ 11,61%. Công ty sử dụng tiền để mua nguyên liệu, vật liệu, chi trả cho một số hoạt động thường xuyên của công ty, hàng bị ứ đọng, lượng hàng tồn kho lớn, dẫn đến lượng tiền mặt nhỏ, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Công ty cần cân nhắc duy trì tỷ lệ tiền phù hợp để khả năng thanh toán tức thời đạt mức an toàn.
57
2.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Bảng 2.10 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch 2012/2011
Doanh thu thuần 2.911.446.545 2.273.586.371 284.181.206 637.860.174 1.989.405.165 TSNH 2.925.725.399 2.435.468.031 503.160.579 490.257.368 1.932.307.452 Hiệu suất sử
dụng TSNH (lần) 0,99 0,93 0,56 0,06 0,37
(Nguồn: tự tổng hợp)
Hiệu suất sử dụng TSNH: Trong cả ba năm 2011 – 2013, hiệu suất sử dụng TSNH của công ty đều nhỏ hơn 1, cho thấy hiệu quả sử dụng TSNH của công ty chưa tốt mặc dù chỉ tiêu này có dấu hiệu tăng qua các năm. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSNH của công ty là 0,56, năm 2012 chỉ tiêu này là 0,93, tăng 0,37 lần so với năm 2011. Năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH của công ty là 0,99, tăng 0,06 lần so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, điều này làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, sự tăng này là dấu hiệu tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này vẫn nhỏ hơn 1, vậy nên công ty cần xem xét để đưa ra giải pháp cũng như chính sách tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Bảng 2.11 Vòng quay các khoản phải thu
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch 2012/2011
Doanh thu thuần 2.911.446.545 2.273.586.371 284.181.206 637.860.174 1.989.405.165 Các khoản phải
thu bình quân 261.009.224,50 74.050.576 50.048.000 186.958.648,50 24.002.576 Vòng quay các
khoản phải thu (vòng)
11,15 30,71 5,67 (19,56) 25,04
Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2011 là 5,67, năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên 30,71, tương ứng tăng 25,04 vòng, đây là dấu hiệu tốt, bởi chỉ tiêu này càng cao cho thấy công ty thu hồi được tiền nợ của các khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên, năm 2013 vòng quay các khoản phải thu lại có dấu hiệu giảm 19,56 vòng so với năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 công ty nới lỏng tín dụng nên các khoản phải thu của công ty đột ngột tăng cao. Kỳ thu tiền bình quân tương ứng trong năm 2013 của công ty là 32,73, tăng so với năm 2012 nhưng nhìn chung, thời gian khách hàng chiếm giữ vốn của công ty như vậy là hợp lý, không quá cao, phù hợp để thu hồi các khoản nợ của khách hàng cũng như duy trì những mối quan hệ và giữ chân khách hàng, làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Bảng 2.12 Kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị tính: ngày Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011
Kỳ thu tiền bình quân 32,73 11,88 64,37 20,85 (52,49)
(Nguồn: tự tổng hợp)
Kỳ thu tiền bình quân: Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ, ta thấy rằng chỉ tiêu này của công ty là ở mức hợp lý, năm 2012 kỳ thu tiền bình quân của công ty là 11,88 ngày, giảm 52,49 ngày so với năm 2011, việc giảm thời gian thu tiền của công ty là một dấu hiệu tốt, chỉ tiêu này càng thấp càng có lợi cho công ty, giúp công ty có nhiều vốn để đầu tư kinh doanh mở rộng quy mô.
Năm 2013, kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng so với năm 2012, cụ thể tăng 20,85, tuy thời gian thu hồi nợ của khách hàng tăng nhưng nhìn chung nó vẫn ở mức an toàn cho công ty. Nhìn chung, thời gian thu hồi nợ phải thu khác hàng bình quân trong kỳ của công ty là phù hợp với hoạt động và quy mô kinh doanh của công ty, điều này góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
59
Bảng 2.13 Vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị: đồng