Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vị trí vàvai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nó không chỉ làmột dịch vụ thuần tuý trong hoạt động ki
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đang chủ trương phát triển nền kinh tế mở cửa, đẩy nhanh quátrình hội nhập nền kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.Quan hệ mậu dịch của Việt Nam với các nước không ngừng được tăng lên,trong đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàngthương mại trong việc làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong
nước với nước ngoài Trên cơ sở đó, hoạt động thanh toán quốc tế tại các
ngân hàng không ngừng được mở rộng
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nướcnày với tổ chức cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng có liên hệ Bạn thử hình dung nếubạn có quan hệ làm ăn đối tác với các doanh nghiệp nước ngoài mà không cócác phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào?
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(NHNo&PTNT Việt Nam) là một trong những ngân hàng hàng đầu trong việcphục vụ các dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩutrong và ngoài nước Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ mang lại nguồnthu cao cho ngân hàng mà còn thúc đẩy các hoạt động nghiệp vụ khác củangân hàng cùng phát triển như nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu , làm tăng uytín, nâng cao thương hiệu của ngân hàng
Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối vớihoạt động chung của NHNo&PTNT Việt Nam, tác giả xin mạnh dạn chọn đề
tài “ Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT
Trang 2Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa
ra được những giải pháp thiết thực, mang tính khả thi cao góp phần nâng caochất lượng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu về hiện trạng hoạt động thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam( NHNo&PTNT Việt Nam) để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực,mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tạiNHNo&PTNT Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giải pháp nâng cao chất lượng
thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam
Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh
toán quốc tế tại NHNo&PTNT Việt Nam trong vòng 3 năm 2005 – 2007
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận áp dụng trong luận văn là vận dụng quan điểm biện
chứng, quan điểm cấu trúc, quan điểm hệ thống và quan điểm thực tiễn đểnghiên cứu các nội dung của luận văn
Phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu áp dụng trong luận văn là
phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn chia thành 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về thanh toán quốc tế và chất lượng thanh
toán quốc tế
Trang 3Chương 2 : Thực trạng chất lượng thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT
Việt Nam
Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại
NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thanh toán quốc tế, song hiểu theonghĩa hẹp thì thanh toán quốc tế là việc chi trả bằng ngoại tệ liên quan đến cáchoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ, cung ứng lao động giữa các tổ chức, cánhân thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan Xét theonghĩa rộng thì thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phátsinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khácgiữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước
Đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thông thường là ngoại
tệ mạnh, được tự do chuyển nhượng như đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP),những năm gần đây địa vị thống trị của đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh bị xấu
đi, đồng EUR ra đời thay thế đồng tiền của một số nước Châu Âu ngày càngđược sử dụng nhiều hơn trong thanh toán quốc tế
Hiện nay, phần lớn việc chị trả trong thanh toán quốc tế được thực hiệnthông qua mạng SWIFT hoặc qua nhờ thu giữa các ngân hàng, tỷ lệ trả bằngtiền mặt trong thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng không đáng kể Thanh toánquốc tế có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tế đối ngoại,các quốc gia đều coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trongchiến lược phát triển kinh tế của mình
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại
Trang 5Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc tếnói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước.Thương mại quốc tế trở thành điều kiện tồn tại và phát triển đối với bất cứ quốcgia nào không muốn ở vị trí tụt hậu bởi chỉ thông qua hoạt động này mỗi mộtquốc gia mới có điều kiện nâng cao khả năng sản xuất và tiêu dùng trong nước,tăng nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu các máy móc và trang thiết bị hiện đạiphục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đất nước Trong những năm qua, bằngviệc thực hiện chính sách mở cửa – với một cơ chế thị trường năng động, nềnkinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, tạo tiền đề cho một thời kỳ phát triển mới– thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong giai đoạnhiện nay, khi mà xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng tăng, việc muabán và trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng đa dạng và phức tạpthì nhu cầu về thanh toán quốc tế cũng ngày càng lớn và đòi hỏi thanh toánquốc tế phải có sự phát triển cả về chất và về lượng vì nó được coi là khâu cuốicùng và là khâu quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu Thanh toánquốc tế không những giúp thực hiện giá trị của hàng hóa mà hơn nữa chấtlượng thanh toán quốc tế còn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thươngmại quốc tế, tạo thêm uy tín cho các bên liên quan Vì thế, nếu tổ chức tốt hoạtđộng thanh toán quốc tế sẽ giúp cho khách hàng an tâm hơn trong khi thực hiệngiao dịch thương mại quốc tế.
Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổihàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Không
có hoạt động thanh toán quốc tế thì không thể có hoạt động kinh tế đối ngoại.Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồngkinh tế ngoại thương, nhất là trong tình trạng lừa đảo ngày càng gia tăng
1.1.2.2 Mở rộng hoạt động của ngân hàng thương mại
Trang 6Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vị trí vàvai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nó không chỉ làmột dịch vụ thuần tuý trong hoạt động kinh doanh mà nó còn bổ sung và hỗtrợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng như:
- Thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, trên cơ
sở đó ngân hàng tăng thêm quy mô hoạt động của mình Mặt khác hoạt độngthanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của kháchhàng trên cơ sở đó tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng
- Đẩy mạnh được hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu cũng như tăngcường được nguồn vốn huy động do quản lý được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗicủa các doanh nghiệp, tạo ra quy trình quản lý vốn khép kín, tạo điều kiện thuậnlợi cho quản lý vốn tín dụng, tránh rủi ro do sử dụng vốn vay sai mục đích
- Phát triển các nghiệp vụ như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch
vụ khác
- Tăng thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng
- Giúp cho hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hoànhập cộng đồng ngân hàng thế giới, nâng cao uy tín của mình trên trườngquốc tế Khai thác được nguồn vốn tài trợ của ngân hàng nước ngoài, nguồnvốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn
1.1.2.3 Góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và tăng trưởng kinh tế
Phát triển kinh tế gắn liền với điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật Đốivới các nước đang phát triển thì một trở ngại lớn trong phát triển là sự lạc hậu,yếu kém của cơ sở vật chất và kỹ thuật, do vậy tăng cường cơ sở vật chất kỹthuật có thể coi là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho pháttriển, điều kiện này chỉ có thể thực hiện thông qua quan hệ kinh tế đối ngoại
Trang 7mà cụ thể là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trong quan hệ ngoại thương
và gắn quan hệ này với thanh toán quốc tế
Có thể khẳng định : cơ sở vật chất và kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế vàthanh toán quốc tế có mối quan hệ gắn bó khăng khít hỗ trợ và thúc đẩy lẫnnhau trong điều kiện một nền kinh tế mở
1.1.3 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế
1.1.3.1 Điều kiện về tiền tệ
Liên quan đến điều kiện tiền tệ, các bên cần thoả thuận những vấn đềnhư đồng tiền tính giá (đồng tiền tính toán), đồng tiền thanh toán và bảo đảmrủi ro tỷ giá
Để có cái nhìn tổng quan về tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc
tế, người ta thường phân loại tiền tệ theo một số tiêu chí sau:
- Căn cứ phạm vi sử dụng, tiền tệ bao gồm : tiền tệ quốc gia, tiền tệ quốc
tế, tiền tệ thế giới
- Căn cứ vào tính chất chuyển đổi ta có : đồng tiền tự do chuyển đổi,chuyển đổi đối nội, chuyển đổi toàn phần, chuyển đổi từng phần, đồng tiềnkhông chuyển đổi
- Căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ : tiền mặt, tiền tín dụng
- Căn cứ mức độ sử dụng trong dự trữ và thanh toán quốc tế : đồng tiềnmạnh, đồng tiền yếu
- Căn cứ mục đích sử dụng trong thanh toán quốc tế : tiền tệ tính toán,tiền tệ thanh toán
Tuy nhiên, việc phân loại tiền tệ như trên chỉ là tương đối Trong thựctiễn ngoại thương hiện nay, việc lựa chọn đồng tiền nào để tính toán và thanhtoán phụ thuộc chủ yếu vào:
- Tập quán sử dụng tiền tệ trong thương mại và thanh toán quốc tế
Trang 8- Việc các bên thanh toán bằng đồng tiền nào là không quan trọng, bởi vìthị trường ngoại hối hiện nay cực kỳ phát triển, liên kết toàn cầu, cho phépchúng ta chuyển đổi từ đồng tiền này sang bất kỳ đồng tiền nào khác theo tỷgiá chéo mà không có một hạn chế hay cản trở đáng kể nào.
1.1.3.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán
Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận được tiền còn người mua trảtiền Lẽ đương nhiên, người bán luôn muốn nhận được tiền tại nước mình, bởi
vì như vậy đỡ đọng vốn Về phương diện lý thuyết, việc thanh toán còn có thểdiễn ra ở một nước thứ ba, nước phát hành đồng tiền thanh toán
Trong thực tế, việc quy định địa điểm thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào:tương quan lực luợng giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng, phương thứcthanh toán và đồng tiền thanh toán là của nước nào
1.1.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về thời hạn thanh toán quy định khi nào thì người nhập khẩuphải trả tiền cho người xuất khẩu, do đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độluân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về lãi suất, tỷ giá, thanh khoản đối với các bên tham gia hợp đồng Nếu lấy thời điểm giao hàng (chuyển giaoquyền sở hữu) làm mốc, thì thời hạn thanh toán có thể là trả tiền trước, trả tiềnngay, trả tiền sau hoặc kết hợp các cách này
1.1.3.4 Điều kiện về phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương là toàn bộ quá trình,điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán thì giaohàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệ thống ngân hàngphục vụ
Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay bao gồm:
- Phương thức ứng trước (Advance payment)
- Phương thức ghi sổ (Open account)
Trang 9Ngân hàng trả tiền
(Paying Bank)
Ngân hàng chuyển
tiền (Remitting Bank)
Người thụ hưởng
(Beneficiary)
Người thụ hưởng (Remitter)
- Phương thức chuyển tiền (Remittance)
- Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
- Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary credit)
1.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế
1.1.4.1 Phương thức chuyển tiền và các phương thức thanh toán đơn giản
a Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (ngườichuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất địnhcho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trongmột thời gian nhất định
Có thể nói chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản trong đó,người chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau.Ngân hàng khi thực hiện chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toántheo uỷ nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm
gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng
Có hai hình thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư (Mail transfer – M/T) và chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) Hình thức chuyểntiền bằng điện nhanh nên có lợi cho nhà xuất khẩu nhưng chi phí lại cao, cònhình thức chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí lại thấp
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN
(4)
Trang 10(1) Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng, đồng thời chuyển giao bộchứng từ như : hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn cho nhà nhập khẩu(2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ (hoặc hàng hoá), nếu quyết định trả tiềnthì nhà nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền (bằng M/T hay T/T) cùng với
uỷ nhiệm chi (nếu có tài khoản) gửi ngân hàng phục vụ mình
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kịên chuyển tiền theo quy định,nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện tríchtài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà nhập khẩu
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T) theo yêu cầu củangười chuyển tiền cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) đểchuyển trả cho người thụ hưởng
(5) Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng, đồngthời gửi giấy báo Có cho người hưởng lợi
Trang 11Ngân hàng nhờ thu
Người uỷ thác
Phương thức ghi sổ an toàn cho nhà nhập khẩu nhưng rủi ro cho nhà xuấtkhẩu
1.1.4.2 Phương thức thanh toán nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) saukhi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mìnhxuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhậpkhẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện
và điều khoản khác
Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế có ưu điểm cơ bản là đã dunghoà được tính an toàn và rủi ro so với phương thức ứng trước và phương thứcghi sổ nhưng lại giảm được chi phí so với phương thức tín dụng chứng từ.Trong thương mại quốc tế, nhờ thu thực chất là quy trình thu hộ tiền từngười mua trả cho người bán Phân loại nhờ thu phụ thuộc vào tính chất chứng
từ mà người mua yêu cầu làm căn cứ trả tiền, căn cứ vào tính chất chứng từ yêucầu, nhờ thu bao gồm hai loại là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ
QUY TRÌNH NHỜ THU PHIẾU TRƠN
(1) Ký kết hợp đồng mua bán trong đó điều khoản thanh toán quy định
áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”
Trang 12Ngân hàng nhờ thu
(Remitting Bank)
Ngân hàng thụ hưởng (Collecting Bank)
Người uỷ thác
(2) Người uỷ thác ( nhà xuất khẩu) gửi hàng hoá và bộ chứng từ thươngmại trực tiếp cho Người trả tiền ( nhà xuất khẩu)
(3) Nhà xuất khẩu gửi Đơn yêu cầu nhờ thu cùng với chứng từ tài chínhcho Ngân hàng nhờ thu để thu tiền nhà nhập khẩu
(4) Ngân hàng nhờ thu lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chínhtới Ngân hàng thụ hưởng để thu tiền từ nhà nhập khẩu
(5) Ngân hàng thụ hưởng thông báo Lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu :
- Trả tiền ngay (séc, kỳ phiếu hay hối phiếu trả ngay) hoặc
- Ký chấp nhận hối phiếu ( hối phiếu kỳ hạn ) hoặc
- Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác
(6) Nhà nhập khẩu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền
(7) Ngân hàng thụ hưởng chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đãchấp nhận cho Ngân hàng nhờ thu
(8)Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đãchấp nhận cho nhà xuất khẩu
QUY TRÌNH NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ
(3) (7)
Trang 13(2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hoá cho nhà nhập khẩu
(3) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tớiNgân hàng nhờ thu
(4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tớiNgân hàng thụ hưởng
(5) Ngân hàng thụ hưởng thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộchứng từ cho nhà nhập khẩu
(6) Nhà nhập khẩu chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách :
- Thanh toán ngay ( hối phiếu trả ngay, séc hay kỳ phiếu ) hoặc
- Chấp nhận hối phiếu ( hối phiếu kỳ hạn ) hoặc
- Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ
(7) Ngân hàng thụ hưởng trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhậpkhẩu
(8) Ngân hàng thụ hưởng chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấpnhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho Ngân hàng nhờ thu
(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhậnhoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho nhà xuất khẩu
1.1.4.3 Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó, theo yêucầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân hàng pháthành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó,ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bênthứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng pháthành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quyđịnh của L/C
Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về Tín dụng chứng từ được nêu tại điều
2, UCP 600 như sau : Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù
Trang 14được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn vàkhông huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trìnhphù hợp.
Đặc điểm của giao dịch L/C :
- L/C là hợp đồng kinh tế hai bên
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ
- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ L/C CÓ GIÁ TRỊ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH
(4)Thông báo L/C (6) Xuất trình chứng từ
(7) Trả tiền
(3)Phát hành L/C (6) Xuất trình chứng từ
(1) Hợp đồng (5) Giao hàng Ngoại thương (2) Đơn mở L/C (8) Đòi tiền
Nhà xuất khẩu Exporter
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng chuyển chứng từ Remitting
Bank
Ngân hàng phát hành L/
C Isuing Bank
Nhà nhập khẩu Importer
Trang 15(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanhtoán theo phương thức L/C
(2) Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương,nhà nhập khẩu làm đơn (theo mẫu) gửi đến ngân hàng phục vụ mìnhyêu cầu phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng
(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C nếu đồng ý, Ngân hàng phát hành lập L/C
và thông qua ngân hàng đại lý hoặc NHNo&PTNT Việt Namcủa mình
ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu
(4) Khi nhận được L/C, Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho nhà xuấtkhẩu
(5) Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu khôngchấp nhận thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồngngoại thương
(6) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C
và xuất trình (thông qua Ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàngkhác) cho Ngân hàng phát hành để được thanh toán
(7) Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trìnhphù hợp thì tiến hành thanh toán cho nhà xuất khẩu; nếu thấy khôngphù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộchứng từ cho nhà xuất khẩu
(8) Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ chonhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán
Trang 16QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ L/C TRƯỜNG HỢP L/C CÓ GIÁ TRỊ TẠI
NGÂN HÀNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH
(4) Thông báo L/C (6) Xuất trình chứng từ
(3) Phát hành L/C (7) Đòi hoàn trả
(1)Hợp đồng (5) Giao hàng Ngoại thương (2) Đơn mở L/C (8) Đòi tiền
(1) – (5) Giống như trường hợp L/C có giá trị tại Ngân hàng phát hành(6) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu củaL/C và xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định để được thanh toán
Nhà xuất khẩu Exporter
Ngân hàng thông báo
Trang 17(7) Ngân hàng được chỉ định xuất trình chứng từ cho Ngân hàng pháthành và đòi hoàn trả tiền
(8) Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từcho nhà nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấpnhận thanh toán
1.1.5 Ngân hàng đại lý - quan hệ tài khoản trong thanh toán quốc tế
1.1.5.1 Ngân hàng đại lý
Thanh toán quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản qua ngânhàng, bù trừ (clearing) trên các tài khoản mở tại ngân hàng của nhau Để tiếnhành thanh toán cho nhau, các ngân hàng ở các nước liên quan phải thiết lậpquan hệ ngân hàng đại lý trên cơ sở một thỏa ước ngân hàng Các nội dungchủ yếu của thỏa ước bao gồm: Các mẫu chữ ký có liên quan; Các mã khóaTelex, Swift (nếu có); Các điều khoản và điều kiện; Danh mục ngân hàng đạilý; Báo cáo thường niên; Hợp đồng tín dụng…
1.1.5.2 Tài khoản Nostro và tài khoản Vostro
Tài khoản Nostro là tài khoản của Ngân hàng A mở tại Ngân hàng đại lý.Tài khoản Vostro là tài khoản của Ngân hàng đại lý mở tại Ngân hàng A.1.2 CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI
1.2.1 Quan điểm về chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từnhững thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiềutranh cãi Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụsản xuất kinh doanh mà cá doanh nghiệp có thể đưa ra những quan điểm vềchất lượng khác nhau
Trang 18Quan điểm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm đượcphản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Theo quan điểm củacác nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩmvới một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp củasản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng
Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp đượcthống nhất, dễ dàng, Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêuchuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa chất lượng:
“Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong muốn được nêu ra
hay tiềm ẩn Định nghĩa chất lượng này thể hiện sự thống nhất giữa các thuộctính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan củakhách hàng
Khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của mỗi người ngày càng tănglên thì nhu cầu đối với dịch vụ ngày càng đa dạng Vì vậy, nâng cao chấtlượng dịch vụ trở thành một vấn đề quan trọng
Theo ISO 8402, chất lượng dịch vụ là “Tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” Cũng có thể hiểu chất lượng dịch vụ đó là sự thỏa mãn khách
hàng được đo bằng hiệu số giữa chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được Mục tiêu của quản lý chất lượng dịch vụ bao gồm:
- Thỏa mãn khách hàng
- Liên tục cải tiến dịch vụ
- Quan tâm nghiên cứu các yêu cầu của xã hội và môi trường
- Đảm bảo tính hiệu quả trong cung ứng dịch vụ
Trang 19Từ khái niệm chung về chất lượng dịch vụ nêu trên, chúng ta liên hệ đếnchất lượng của các dịch vụ mà một NHTM (ngân hàng thương mại ) cungcấp Một thực tế là, đối với NHTM hiện đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xuhướng ngày càng tăng không những về số lượng mà cả về tỷ trọng Hơn nữa,các NHTM ngày nay hoạt động đa năng, tạo ra một dây chuyền kinh doanhkhép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra một mắt xích không thể thiếu, trong đó hoạtđộng thanh toán quốc tế được xác định là nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề chocác nghiệp vụ khác phát triển như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu,bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương…
Do đó, việc các NHTM chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế
là việc hiển nhiên và dễ hiểu Không những vậy, NHTM còn phải khôngngừng nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế để đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa doanh nghiệp, của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tăng tínhcạnh tranh và hiệu quả
Chất lượng thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là mọi giao dịch thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn
và hiệu quả.
Việc thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế nhanh chóng là đảm bảoyêu cầu về thời gian của khách hàng cũng như quy định của ngân hàng vàchuẩn mực quốc tế Mặt khác, các giao dịch phải được thực hiện chính xáctheo đề nghị của khách hàng về đơn vị thụ hưởng, số tiền, nội dung giao dịch,các điều khoản và điều kiện khác tùy theo phương thức thanh toán của kháchhàng Đồng thời, trong quá trình thanh toán ngân hàng phải đảm bảo an toàntrong giao dịch, không làm thất thoát tài sản của khách hàng cũng như ngânhàng, bảo mật các thông tin của khách hàng
Hơn nữa, các giao dịch thanh toán quốc tế cần được thực hiện một cách
có hiệu quả Về phía khách hàng, điều này thể hiện ở lợi ích thu được và các
Trang 20chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế Về phíangân hàng, đó là lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế, hiệu quảtăng thêm của các nghiệp vụ hỗ trợ khác như tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu,mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nước ngoài, huy động vốn cũng như tăng tínhcạnh tranh, uy tín của ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM, người ta thườngxem xét cả quá trình cung cấp dịch vụ từ khâu tiếp thị khách hàng, tiếp nhậnnhu cầu thanh toán, tư vấn, đến hồ sơ, chứng từ giao dịch, các quy trình tácnghiệp, thời gian thực hiện giao dịch, sự hỗ trợ khách hàng sau giao dịch,chính sách khách hàng, mức độ cạnh tranh của biểu phí áp dụng, hiệu quả củahoạt động TTQT (thanh toán quốc tế)
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
Chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM được đánh giá bằng một hệthống các chỉ tiêu định tính và định lượng thông qua tác động trực tiếp hoặcgián tiếp của nó Hiện nay, NHTM chưa có một chuẩn mực cụ thể nào đánhgiá chất lượng thanh toán quốc tế Theo quan điểm của tác giả, chất lượngTTQT của ngân hàng thương mại có thể đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
a Thời gian thực hiện giao dịch
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịchthanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng Thời gian thực hiện giaodịch ở đây bao gồm những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giaodịch và mục tiêu đặt ra của NHTM Nó được đặt ra cho từng nghiệp vụ thanhtoán quốc tế cụ thể và được công khai tới khách hàng để biết, theo dõi và lập
kế hoạch thanh toán Vì vậy, thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽgiúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh,
Trang 21ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng caochất lượng thanh toán quốc tế.
b Trình độ chuyên môn của thanh toán viên
Trình độ chuyên môn của thanh toán viên có tính quyết định đến sựnhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả của thanh toán quốc tế Thanh toánviên nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nghiệp vụngoại thương thì có khả năng tư vấn tốt, tốc độ xử lý giao dịch, thao tácnghiệp vụ nhanh, đảm bảo được độ chính xác của giao dịch Vì vậy, chấtlượng thanh toán quốc tế sẽ cao, ngược lại trình độ chuyên môn yếu thì chấtlượng thấp hoặc không đảm bảo
c Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng
Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giaodịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận cóliên quan Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của cácquy trình bao gồm hết được tất cả các nghiệp vụ thanh toán quốc tế mà ngânhàng cung cấp sẽ đảm bảo khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng, chínhxác, an toàn đồng thời kiểm soát được các rủi ro, góp phần đảm bảo chất lượngthanh toán quốc tế tốt Do đó, việc hoàn thiện các quy trình thanh toán quốc tếtạo điều kiện để chất lượng thanh toán quốc tế được nâng cao, tăng tính cạnhtranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng
d Sự hài lòng của khách hàng
Chất lượng thanh toán quốc tế chính là đáp ứng được yêu cầu của kháchhàng Vì vậy, chỉ tiêu này rất quan trọng, nó cho biết chất lượng đến đâutương ứng với mức độ hài lòng của khách hàng Để đo được chỉ tiêu này,thông thường các NHTM sẽ gửi các phiếu thăm dò ý kiếnkhách hàng Trongphiếu này có các tiêu chí đánh giá như: trình độ chuyên môn của giao dịch
Trang 22viên, thái độ, tác phong giao dịch, số lượng hồ sơ, tài liệu giao dịch, mức độ
an toàn, mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng Mức
độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng thanh toán càng tốt
và ngược lại Chỉ tiêu này thường được các NHTM tiến hành định kỳ, từ đóxác định được chất lượng thanh toán đến đâu để có những giải pháp cần thiếtnâng cao, hoàn thiện
1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM:
a Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, ngânhàng thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàngđối với từng nghiệp vụ cụ thể như: phí mở, tu chỉnh L/C, phí thanh toán L/C,phí gửi và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất (L/C, nhờ thu), phí thanh toánchuyển tiền đi, chuyển tiền đến…Khi doanh thu phí TTQT tăng lên chứng tỏhoạt động TTQT được mở rộng Điều này cũng cho thấy chất lượng TTQTđược nâng lên, thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch
b Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế
Chất lượng TTQT được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạtđộng TTQT Để xác định được lợi nhuận mang lại từ hoạt động TTQT, cácngân hàng phải tính được chi phí phát sinh cho hoạt động này Nó bằng hiệu
số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT Chỉ tiêu này tăng cao thể hiện chấtlượng thanh toán quốc tế được nâng lên, ngược lại nó chỉ ra ngân hàng cần cónhững giải pháp để cải thiện chất lượng thanh toán
c Số vụ khiếu nại do lỗi của ngân hàng gây ra
Chất lượng TTQT được đánh giá thông qua số vụ khiếu nại do lỗi củangân hàng gây ra Việc khiếu nại ở đây liên quan đến các lỗi như thời gianthực hiện giao dịch chậm, không đúng quy định; chuyển nhầm điện, sai số
Trang 23tiền, sai tên người thụ hưởng, sai nội dung giao dịch…Số vụ khiếu nại càng ítchứng tỏ các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, chínhxác, an toàn, như vậy chất lượng TTQT càng cao.
d Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp
Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, lỗi tác nghiệp phátsinh không thể tránh khỏi Các lỗi phát sinh có ở tất cả các khâu, các nghiệp
vụ từ thiếu hồ sơ, chứng từ đến lỗi trong quá trình soạn điện, hậu kiểm Nếuquy trình TTQT chặt chẽ, cán bộ giỏi nghiệp vụ chuyên môn, công tác kiểmtra thường xuyên sẽ hạn chế được các lỗi nghiệp vụ phát sinh, hạn chế rủi ro
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng
e.Tỷ lệ lỗi tác nghiệp trên Tổng số giao dịch = Số lỗi tác nghiệp/Số giao dịch
Chỉ số này cho thấy chất lượng của thanh toán quốc tế, thực hiện baonhiêu giao dịch thì phát sinh một lỗi tác nghiệp Chỉ số này càng nhỏ chấtlượng TTQT càng tốt
f Tỷ lệ Lợi nhuận TTQT trên Tổng số cán bộ TTQT = Lợi nhuận TTQT/ Số cán bộ TTQT
Chỉ số này xác định năng suất lao động của một cán bộ TTQT trên hiệuquả mang lại từ hoạt động TTQT, cho thấy một cán bộ TTQT tạo ra bao nhiêuđồng lợi nhuận TTQT
g Tỷ lệ Doanh thu TTQT trên Tổng số cán bộ TTQT = Doanh thu TTQT/ Số cán bộ TTQT
Chỉ số này xác định năng suất lao động của một cán bộ TTQT trên doanhthu từ hoạt động TTQT, cho thấy một cán bộ TTQT tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu TTQT
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
Trang 24Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế cóvai trò quan trọng trong việc đề ra giải pháp nâng cao chất lượng của nó Nhìnchung, khi phân tích chất lượng thanh toán quốc tế cần đề cập đến các nhân tốảnh hưởng chủ yếu sau:
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan
a Môi trường kinh tế trong nước
Môi trường kinh tế bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế, sự thamgia của mọi thành viên vào hoạt động của thị trường với trình độ phát triểnnhất định của sức sản xuất Hoạt động ngân hàng thương mại trong một nềnkinh tế ổn định và phát triển sẽ an toàn và hiệu quả hơn Ngân hàng có thể tậptrung phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng hoạt động trên phạm viquốc tế, tạo khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt hơn với chấtlượng cao hơn
b Môi trường chính trị
Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của mộtnước phát triển trong đó có hoạt động thương mại quốc tế, từ đó nhu cầuthanh toán xuất nhập khẩu sẽ tăng theo Mọi rủi ro về chính trị như chiếntranh, bạo động, đình công, cấm vận kinh tế… đều ảnh hưởng đến thươngmại quốc tế, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán quốc tế của các ngân hàngthương mại
Trang 25khuyến khích xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu Trong khi đó, việc thanh toán
từ những hoạt động này đều thực hiện qua các NHTM nên đã ảnh hưởng đếnchất lượng TTQT của các ngân hàng
Ngoài ra, chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước cũng cótác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của NHTM Thông qua quản lý ngoạihối, Nhà nước có thể kiểm soát và hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài,điều này làm giảm khả năng thanh toán hàng nhập qua ngân hàng Đồng thời,Nhà nước có thể sử dụng chính sách ngoại hối để hạn chế nguồn vốn đầu tưchảy ra nước ngoài hoặc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước
Về luật pháp quốc tế, mặc dù Phòng thương mại quốc tế đã ban hànhmột số quy tắc, chuẩn mực quốc tế áp dụng cho các nước khi thực hiện cácgiao dịch thương mại quốc tế Tuy nhiên, trong thực tế chúng vẫn còn nhữngnhược điểm, sơ hở tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo, thiếu đạo đức kinhdoanh lợi dụng gây nên những tổn thất cho các bên, ảnh hưởng đến chấtlượng TTQT của các NHTM
d Rủi ro trong thanh toán quốc tế
Rủi ro trong thanh toán quốc tế là những rủi ro phát sinh trong quá trìnhthực hiện thanh toán quốc tế, phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham giathanh toán quốc tế như: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng, các tổchức, cá nhân trung gian…hoặc do những nhân tố khách quan gây nên nhưthiên tai, chiến tranh, chính trị…
Phân loại rủi ro:
Để đánh giá được rủi ro và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phòngngừa và hạn chế rủi ro, chúng ta có thể phân loại rủi ro thành 2 nhóm chính:+ Rủi ro thương mại: đối với người xuất khẩu là khả năng chi trả củangười nhập khẩu; đối với người nhập khẩu là sự vi phạm các điều khoản hợpđồng thương mại của người xuất khẩu (thời hạn gửi hàng, số lượng, chất
Trang 26lượng hàng hóa, giá cả, điều kiện vận chuyển, điều kiện và thời gian thanhtoán, nguồn gốc hàng hóa, bảo hiểm…)
+ Rủi ro thanh toán: đây là những bất ngờ gây tổn thất cho các bên tham giathanh toán, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi cung ứng dịch vụ thanh toánquốc tế Rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro quốc gia, rủi rongoại hối, rủi ro về tác nghiệp
e Khách hàng
Đối với hoạt động thanh toán quốc tế, khách hàng của NHTM là nhữngdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, khách hàng có quan hệ đối tác vớithương nhân nước ngoài Các khách hàng này cần có kiến thức về nghiệp vụngoại thương, khả năng ngoại ngữ cũng như luật pháp nước ngoài, luật phápquốc tế Khi NHTM thu hút được các khách hàng có năng lực tài chính, kinhdoanh tốt, sẽ tạo điều kiện để các giao dịch diễn ra thuận lợi, hạn chế nhữngrủi ro trong TTQT cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần nâng cao chấtlượng TTQT của ngân hàng
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan của ngân hàng bao gồm
a Quy mô hoạt động của ngân hàng
Một ngân hàng có quy mô nhỏ, thiếu cả về vốn, nhân lực thì khả năngcung cấp sản phẩm dịch vụ có hạn Nếu có triển khai thì cũng khó đáp ứngđược yêu cầu của khách hàng cũng như việc kiểm soát rủi ro xảy ra Vì thiếuvốn cho vay, ngân hàng sẽ không thể bảo đảm khả năng thanh toán đúng hạncủa khách hàng, thiếu nhân lực giao dịch không thể thực hiện nhanh chóngvới độ chính xác, an toàn cao Mặt khác, vì quy mô nhỏ nên việc đầu tư cho
hạ tầng công nghệ thông tin sẽ bị hạn chế, không có được các máy móc, thiết
bị, chương trình hiện đại, tiên tiến, giúp việc thanh toán nhanh, hiệu quả hơn
b Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trang 27Nó ảnh hưởng ngay tới các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đikèm với chất lượng tương ứng Một ngân hàng tập trung phát triển hoạt độngtín dụng, không chú trọng đến dịch vụ (thanh toán quốc tế) thì tất nhiên mức
độ đầu tư về công nghệ, con người, các dịch vụ có thể cung cấp sẽ kém hơn.Như vậy, chất lượng dịch vụ của ngân hàng này không thể bằng ngân hàngkhác có chiến lược tập trung đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng
c Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT
Trình độ, năng lực, kỹ năng, thái độ của đội ngũ cán bộ thanh toán quốc
tế mang tính chất quyết định đến chất lượng thanh toán quốc tế của NHTM.Nếu các cán bộ thanh toán quốc tế giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu hoạtđộng ngoại thương, có kiến thức về vận tải, bảo hiểm, hải quan, chính sáchxuất nhập khẩu, giỏi ngoại ngữ thì rõ ràng chất lượng thanh toán quốc tế caohơn Vì họ có thể tư vấn cho khách hàng từ lúc ký kết hợp đồng, giải quyếtcác vấn đề nảy sinh trong quá trình thanh toán quốc tế, thời gian xử lý nghiệp
vụ nhanh chóng, giao dịch được thực hiện chính xác, an toàn cũng như hỗ trợkhách hàng sau các giao dịch
Ngược lại, khách hàng được cung cấp dịch vụ thanh toán với chất lượngthấp hơn nếu cán bộ còn non về nghiệp vụ, kém kiến thức về ngoại thương vàtrình độ ngoại ngữ chỉ ở mức độ nhất định, thái độ phục vụ khách hàng khôngtận tình, chu đáo
d Nền tảng công nghệ thông tin
Đây là cơ sở để thanh toán quốc tế có thể thực hiện được nhanh chóng,chính xác, an toàn và bảo mật Một hệ thống công nghệ thông tin mà khảnăng kết nối chậm, các chương trình không được chuẩn hóa theo thông lệquốc tế, khả năng nhập, kết xuất, lưu trữ dữ liệu thấp, mức độ kiểm soát vàbảo mật kém thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng thanh toánquốc tế Chính vì vậy, các NHTM phải đầu tư để có được hệ thống công nghệ
Trang 28thông tin hiện đại, đạt chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đadạng của khách hàng.
e Quá trình thực hiện và cung cấp dịch vụ
Đó là việc tổ chức bộ máy, các quy trình, quy định để thực hiện thanhtoán quốc tế Khi các bộ phận được bố trí khoa học,các cán bộ tại các bộ phận
đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ thì quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán tớikhách hàng sẽ nhanh chóng với đầy đủ thông tin cần thiết Đồng thời, các quytrình đối với từng nghiệp vụ cụ thể được xây dựng, ban hành sát với thực tế,phù hợp với nền tảng công nghệ thông tin, phân công, phân nhiệm rõ ràng,đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ cung cấp chokhách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt
f Chính sách khách hàng
Các khách hàng mục tiêu và yêu cầu của họ phải được xác định rõtrong chính sách khách hàng Từ đó, chất lượng dịch vụ cung cấp cho từngnhóm khách hàng sẽ khác nhau Các khách hàng lớn, sử dụng dịch vụthường xuyên, được xếp hạng tốt, sẽ có những ưu đãi nhất định, có phươngthức chăm sóc riêng Chất lượng đối với khách hàng này phải luôn đảm bảo
ở mức cao nhất, vừa đảm bảo uy tín, vừa tăng khả năng cạnh tranh củaNgân hàng
g Các nghiệp vụ hỗ trợ khác
Các nghiệp vụ hỗ trợ như mua bán ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng, tàitrợ xuất nhập khẩu rõ ràng góp phần không nhỏ vào chất lượng thanh toánquốc tế của một NHTM Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi nhu cầumua, bán ngoại tệ phục vụ cho việc nhập hàng, xuất hàng của mình đượcđáp ứng nhanh chóng với thủ tục nhanh gọn và tỷ giá chấp nhận được
Trang 29Hoặc khi khách hàng đã ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài nhưngchưa có đủ tiền thanh toán, thiếu vốn để sản xuất hàng, đối tác yêu cầu bảolãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà nhận được sự hỗ trợ từphía ngân hàng thông qua các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu.
Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện giao dịch, tiết kiệmthời gian và chi phí
Kết luận chương
Trong xu thế các NHTM ngày càng đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ tronghoạt động, việc nâng cao chất lượng dịch vụ là một yêu cầu tất yếu, đem lạihiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường Trên cơ sở lý thuyếtcác vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế, chất lượng thanh toán quốc tế củangân hàng thương mại, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng và các nhân tố chủquan, khách quan ảnh hưởng, chúng ta sẽ xem xét thực trạng chất lượng thanhtoán quốc tế tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp
để nâng cao chất lượng của hoạt động này
Trang 30CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam là một ngân hàng thương mại Nhànước, được Nhà nước cấp vốn tự có, được quyền tự chủ trong kinh doanh tiền
tệ Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT Việt Nam luôn gắn
bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam Có thể chia quá trình đó thành 2 thời kỳ :Thời kỳ 1988-1990, với Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 củaHội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã tách hệ thống ngân hàng từ mộtcấp thành hai cấp là Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh.Trên 80% vốn vay của NHNo&PTNT Việt Nam là vốn vay của Ngân hàngNhà nước, đối tượng vay là những doanh nghiệp kinh tế quốc doanh cấp tỉnh,huyện và một số hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình cũ
Thời kỳ từ 1990 đến nay, với việc thực hiện Pháp lệnh ngân hàng, hợptác xã tín dụng, Công ty tài chính (ngày 24/5/1990) và Luật Ngân hàng Nhànước, Luật các tổ chức tín dụng (năm 1997), NHNo&PTNT Việt Nam thực
Trang 31sự trở thành NHTM có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chịutrách nhiệm về tài chính.
Năm 1990 khi bắt đầu hạch toán độc lập, với 52 Chi nhánh Ngân hàngtỉnh, thành phố; 447 Chi nhánh huyện, thị xã; 193 Phòng giao dịch và hơn7.000 đại lý uỷ nhiệm huy động tiết kiệm ở nông thôn; 78 cửa hàng kinhdoanh vàng bạc và hơn 32.000 nhân viên với 1.561 tỷ đồng vốn nhận từ thờibao cấp bàn giao sang trong đó dư nợ doanh nghiệp Nhà nước chiếm 92%,các hợp tác xã nông nghiệp chỉ chiếm có 6%, cá thể 2% Nợ đọng khó đòi lêntới 800 tỷ đồng, chiếm trên 51% tổng số vốn Trải qua những thách thức vậtlộn trong cơ chế thị trường, vượt qua bao khó khăn chồng chất, phấn đấukhông ngừng đổi mới, NHNo&PTNT Việt Nam đã trở thành một NHTMQD(ngân hàng thương mại quốc doanh) đa năng có quy mô vào loại lớn nhấtViệt Nam, là hệ thống ngân hàng duy nhất có mạng lưới tổ chức rộng khắptrong phạm vi toàn quốc Đến thời điểm 31/12/2007vốn điều lệ củaNHNo&PTNT Việt Nam là 10.548 tỷ đồng, tổng nguồn vốn kinh doanh đạt321.444 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,9% trên tổng dư nợ
2.1.2 Mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặcbiệt theo mô hình Tổng công ty 90, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng,
có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm
NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước, đượcthành lập theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng và được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nôngnghiệp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác cóliên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế củaNhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Trang 32Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc Hệ thống kiểm tra kiểm tián nội bộ
Hệ thống ban chuyên môn nghiệp vụ
Sở quản lý KD vốn & ngoại tệ NHNo&PTNT Việt NamSở giao dịch Văn phòngđạidiệnĐơn vị sựnghiệp Công ty trực thuộc
Nam, tên tiếng Việt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam, viết tắt là NHNo&PTNT Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếngAnh là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, gọi tắt làAgribank, viết tắt là VBARD Trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ, quận BaĐình, thành phố Hà Nội
Đến thời điểm 31/12/2007, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam có 149 Chinhánh loại 1, loại 2 trực thuộc với trên 2.000 điểm giao dịch trên khắp toànquốc; 2 văn phòng đại diện tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện tạiCampuchia, 2 Sở giao dịch, 6 công ty trực thuộc với hơn 30.000 cán bộ côngnhân viên
HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Trang 33NHNo&PTNT Việt Nam đang có quan hệ tín dụng với gần 10.000 doanhnghiệp, hơn 9 triệu hộ sản xuất kinh doanh và hàng chục triệu khách hàng giaodịch Quan hệ với trên 20 tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngânhàng Phát triển Châu á (ADB), Quỹ tín dụng Nông nghiệp quốc tế (IFAD),Quỹ phát triển Pháp (CFD), Ngân hàng tái thiết và phát triển Đức (KFW); làthành viên của một số tổ chức quốc tế lớn như Hiệp hội Tín dụng Châu á TháiBình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA)
Đã thiết lập quan hệ đại lý với 931 ngân hàng tại hơn 113 quốc gia vàvùng lãnh thổ NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng thương mại đầu tiênthực hiện kiểm toán quốc tế liên tục từ năm 1994 đến nay và được các tổ chứckiểm toán quốc tế (Price Waterhouse & Cooper and Lybrand) xác nhận là tổchức kinh doanh tiền tệ lành mạnh, có uy tín trên thị trường quốc tế Đến cuốinăm 2007, NHNo&PTNT Việt Nam đã tiếp nhận, quản lý và triển khai cóhiệu quả 111 dự án của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WB, ADB, AFD tàitrợ với số vốn trên 4 tỷ USD
2.1.3 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động thanh toán quốc tế
Trang 34Là ngân hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và nôngthôn, NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ từ khâu cho vaysản xuất đến khâu cho vay thu mua Đặc biệt, trong những năm gần đây, nước
ta là một trong ba nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, đây cũng là điềukiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng, tạo nguồn thuđáng kể cho NHNo&PTNT Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động kinhdoanh đối ngoại nói chung phát triển
2.1.3.2 Khó khăn
Mặc dù công cuộc đổi mới đã chuyển nền kinh tế nông thôn sang kinh tếthị trường, song chủ yếu vẫn là trồng trọt, chăn nuôi của các hộ sản xuất vớiquy mô nhỏ Công nghiệp chế biến và lĩnh vực phi nông nghiệp nông thônvẫn chưa phát triển Do đó, cơ cấu đầu tư chủ yếu của NHNo&PTNT ViệtNam là các dự án quy mô nhỏ, tỷ lệ chi phí quản lý lớn Điều đó đặtNHNo&PTNT Việt Nam trước tình thế: mục tiêu phấn đấu và giữ vị trí hàngđầu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn bị cản trở nếu không thể bù đắpđược chi phí quản lý
Đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc lớn vào thiênnhiên và môi trường Từ đó các đối tượng đầu tư chủ yếu của NHNo&PTNTViệt Nam cũng chịu các ảnh hưởng này, dẫn đến tình trạng kinh doanh gặpnhiều rủi ro Để khắc phục một phần các ảnh hưởng của thiên nhiên và môitrường, ngoài các giải pháp từ ngành ngân hàng còn đòi hỏi các giải pháptổng thể từ nhiều ngành khác tham gia chia sẻ rủi ro
Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn ít được đào tạo và cập nhật nhữngkiến thức mới, thiếu kỹ năng cần thiết
2.1.4 Tổng quan về hoạt động kinh doanh đối ngoại trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 35Giai đoạn 1988 – 1990, khi hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời với việcphân định rõ chức năng quản lý nhà nước của hệ thống Ngân hàng Thươngmại trong đó có 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước Thời kỳ này, trừ ngânhàng Ngoại thương là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy nhất thực hiệnnghiệp vụ kinh doanh đối ngoại và thanh toán quốc tế, ba ngân hàng còn lại làNgân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàngNo&PTNT Việt Nam gần như không tham gia nghiệp vụ kinh doanh đốingoại nào.
Từ năm 1991 các Ngân hàng thương mại trong đó có NHNo&PTNT ViệtNam chuyển sang kinh doanh đa năng và hoạt động kinh doanh đối ngoại.Thời kỳ đầu những năm 90, do hạn chế về trình độ công nghệ, trình độcán bộ cũng như do khối lượng giao dịch và khối lượng khách hàng còn ít ỏi,Ngân hàng Nông nghiệp áp dụng cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh đốingoại với hai Sở đầu mối : Sở Kinh doanh hối đoái và Sở Giao dịch II
Tới năm 1999, hoạt động kinh doanh được phát triển và mở rộng vớikhối lượng giao dịch và thanh toán lớn dần, trình độ công nghệ và trình độcán bộ được nâng cao rõ rệt, cho phép Ngân hàng Nông nghiệp thực hiệnquản lý tập trung, thống nhất hoạt động kinh doanh đối ngoại tại một Sở đầumối (Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam)
2.1.4.1 Về quản lý điều hành
Hệ thống văn bản quản lý hoạt động kinh doanh đối ngoại ngày càngđược hoàn thiện bằng việc ban hành đồng bộ, chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng cácquy định, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tậphuấn nghiệp vụ cũng được tổ chức thường xuyên, kịp thời Hoạt động kinhdoanh đối ngoại từng bước quản lý tập trung, chặt chẽ nhưng đảm bảo tạo thếchủ động cho NHNo&PTNT Việt Nam
2.1.4.2 Về thanh toán quốc tế
Trang 36Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 7.248 triệu USD vào cuối năm
2007, tăng 1.107 triệu USD so với năm 2006; chất lượng thanh toán quốc tếtoàn hệ thống tiếp tục được nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
và thu hút khách hàng xuất, nhập khẩu
Với việc triển khai chiến lược kinh doanh trên các địa bàn thành phố,mạng lưới kinh doanh đối ngoại nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng củaNHNo&PTNT Việt Nam không ngừng được mở rộng Mọi giao dịch thanhtoán quốc tế đều được tập trung kiểm soát tại Trụ sở chính Tăng cường kiểmtra giám sát các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo lãnh qua hệ thống IPCAS,
do vậy chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống được nângcao và được các ngân hàng nước ngoài đánh giá cao
BIỂU ĐỒ 2.1 DOANH SỐ THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 – 2007
Đơn vị : Triệu USD
( Nguồn số liệu : Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam )
Hoạt động thanh toán quốc tế toàn hệ thống đạt tốc độ tăng trưởng bìnhquân 30%/năm giai đoạn 2002 – 2007 Năm 2007, doanh số thanh toán quốc
tế tăng 18% so với năm 2006, chất lượng thanh toán quốc tế toàn hệ thống
Trang 37tiếp tục được nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hútkhách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lýnhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán xuất – nhập khẩu của khách hàng Số lượngcác ngân hàng đại lý tăng từ 784 ngân hàng năm 2002 lên 931 ngân hàng tạihơn 113 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2007
BIỂU ĐỒ 2.2 QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2005 – 2007
( Nguồn số liệu : Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam )
2.1.4.3 Về kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ phát triển mạnh, an toàn và vững chắc.NHNo&PTNT Việt Namkhông những tự cân đối được nguồn ngoại tệ trongkinh doanh mà còn tăng cường xuất khẩu ngoại tệ mặt và bán cho Ngân hàngNhà nước và các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng
BIỂU ĐỒ 2.3 DOANH SỐ MUA BÁN NGOẠI TỆ GIAI ĐOẠN 2002 – 2007
Đơn vị tính : Triệu USD
784
Trang 38(Nguồn số liệu : Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam)
Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn
2002 – 2007 đạt 18,6% Năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 12.563triệu USD, tăng 16,3% so với năm 2006
2.1.4.4 Về thanh toán biên giới
Phát huy thế mạnh mạng lưới Chi nhánh trải dài trên khắp tuyến biêngiới Việt – Trung, Ngân hàng Nông nghiệp đẩy mạnh công tác thanh toánphục vụ xuất nhập khẩu biên giới bằng đồng bản tệ Với hệ thống thanh toánbiên giới qua mạng SWIFT và được hỗ trợ bởi mạng lưới trên 100 điểm thuđổi ngoại tệ, trong năm 2007 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 14.3189
tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2006
Điểm nổi bật trong thanh toán với Trung Quốc năm 2007 là việc triểnkhai ký kết bổ sung thoả thuận hợp tác thanh toán biên mậu thông qua mạngInternet banking giữa NHNo&PTNT Việt NamLạng Sơn, NHNo&PTNT ViệtNamQuảng Ninh với Ngân hàng Công thương Trung Quốc thông qua mạngInternet đạt kết quả cao, vừa rút ngắn thời gian thanh toán từ 20 ngày trướcđây xuống còn 3 phút hiện nay vừa đơn giản hoá việc luân chuyển chứng từđảm bảo mức độ chính xác cao, thu hút nhiều khách hàng
BIỂU ĐỒ 2.4 DOANH SỐ THANH TOÁN BIÊN GIỚI
Trang 39Đơn vị : Tỷ VNĐ
(Nguồn số liệu : Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam)
Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh toán biên mậu với Trung Quốc, NHNocòn mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán biên mậu với Campuchiathông qua việc mở tài khoản bằng đồng bản tệ hỗ trợ hoạt động thanh toáncủa doanh nghiệp hai nước
2.1.4.5 Tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài
Việc tiếp nhận và thực hiện các dự án nước ngoài về cơ bản đã đi vào nềnếp, đạt hiệu quả cao cả về vốn uỷ thác và nâng cao năng lực choNHNo&PTNT Việt Nam, được các tổ chức quốc tế như WB và ADB đánhgiá cao, qua đó tiếp tục thu hút nhiều dự án mới
Đến cuối năm 2007, Ngân hàng Nông nghiệp đã tiếp nhận, quản lý vàtriển khai có hiệu quả 111 dự án của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WB,AFD, ADB tài trợ với số vốn trên 4 tỷ USD
2.1.4.6 Về kiều hối và các dịch vụ khác
Đến 31/12/2007, với gần 2.000 Chi nhánh và phòng giao dịch được phân
bố trên khắp cả nước, Ngân hàng Nông nghiệp đã triển khai thành công hệthống Giao dịch trực tuyến với Western Union (WU) – Công ty chuyển tiềnnhanh hàng đầu thế giới – tạo ra một kênh chuyển tiền kiều hối nhanh chóng
Trang 40– an toàn – hiệu quả cho khách hàng Doanh số chi trả kiều hối qua WU năm
2007 đạt gần 340 triệu USD, tăng 71% so với năm 2006
Bên cạnh kiều hối, Ngân hàng nông nghiệp chú trọng đến việc mở rộngquan hệ hợp tác, nâng cao quan hệ chiều sâu với các ngân hàng đại lý để cóthêm cơ hội và điều kiện để mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng vàsản phẩm mới Trong đó, ngoài việc đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ mới kýkết về chuyển tiền, thanh toán điện tử, chia phí thông báo L/C, chiết khấu vàtái chiết khấu bộ chứng từ, nhờ thu hàng xuất sẽ triển khai các dịch vụ mớinhư dịch vụ thanh toán nhanh trong kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoạihối quốc tế (CLS), dịch vụ mua bán nợ quốc tế (forfeiting), dịch vụ bao tiêuthanh toán (Factoring)
2.1.4.7 Về trình độ công nghệ, trình độ cán bộ
Công nghệ ngân hàng nói chung và của NHNo&PTNT Việt Nam nóiriêng còn lạc hậu, yếu kém, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý giao dịch;gánh nặng về lưu trữ hồ sơ, giấy tờ; thông tin không được cập nhật kịp thời,ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình và tốc độ ra quyết định
Trình độ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác kinh doanh đối ngoại
và thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu kỹ năng nghiệp vụ, ít được đào tạo vàcập nhật những kiến thức mới dẫn đến hoạt động chưa bài bản, chưa chủ động.2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦANGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM
2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam
2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Việt Nam