1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng VPBank chi nhánh Hà Nội

48 355 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 131,64 KB

Nội dung

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại  Khái niệm Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch tiền tệ giữabên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân, tổ chức

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Lý luận chung về mở rộng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại2 1.1 Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại 2

1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 2

1.1.2 Cho vay Ngắn hạn của ngân hàng thương mại 6

1.2 Mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM 14

1.2.1 Khái niệm, vai trò của mở rộng cho vay ngắn hạn 14

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay ngắn hạn 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại 17

1.3 Kinh nghiệm mở rộng cho vay ngắn hạn của một số ngân hàng thương mại .21

Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chinhánh Hà Nội 24

2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng tại VPBank chi nhánh Hà Nội 24

2.1.1 Giới thiệu về VPBank 24

2.1.2 Khái quát về hoạt động tín dụng của VPBank chi nhánh Hà Nội (2010-2012) 30

2.2 Thực trạng mở rộng cho vay của ngắn hạn tại ngân hàng VPBank chi nhánh Hà Nội 32

2.2.1 Tình trạng cho vay ngắn hạn tại VPBank chị nhánh Hà Nội 32

2.2.2 Phân tích mức độ mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội 33

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội 41

2.3.1 Những thành tựu đạt được 41

3.2.2 Hạn chế, nguyên nhân 42

Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBankchi nhánh Hà Nội 48

3.1 Định hướng phát triển chung của VPBank Hà Nội 48

Trang 2

3.3.2 Nâng cao trình độ và đạo đức cán bộ tín dụng 50

3.3.3 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ 52

3.3.4 Nâng cao chất lượng thẩm định 52

3.3.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 55

3.3.6 Tăng cường công tác tiếp thị 56

3.3.7 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng 56

3.4 Một số kiến nghị 57

3.4.1 Đối với ngân hàng VPBank 57

3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 58

3.4.3 Đối với Nhà nước: 59

KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

1 NHTM – Ngân hàng thương mại

2 NHNN – Ngân hàng Nhà Nước

3 DNCVNH - Dư nợ cho vay ngắn hạn

4 DSCVNH– Doanh số cho vay ngắn hạn

5 CVNH- Cho vay ngắn hạn

6 SLKHCV – Số lượng khách hàng cho vay

7 KH – Khách hàng

8 TCKT – Tổ chức kinh tế

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Vốn là điều kiện tiên quyết với bất kì doanh nghiệp nào trong việc đảmbảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục,hiệu quả Không chỉ có nhucầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng máy móc, cácdoanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho nhu cầu thiếuhụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trảlương cho công nhân viên, mở rộng sản xuất trong mùa vụ đặc biệt trongđiều kiện nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa vànhỏ - dễ gặp phải khó khăn về vốn ngắn hạn mà không có khả năng giải quyết– do đó nhu cầu vay ngắn hạn, đặc biệt là nguồn vay từ ngân hàng là rất cao

Cho vay ngắn hạn luôn là một trong những hoạt động được ngân hàngViệt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêngvẫn quan tâm và chú trọng Tuy nhiên, hoạt động cho vay ngắn hạn của chinhánh Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng về quy mô, doanh

số, dư nợ mà ngân hàng đã đề ra và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Để gópphần phát triển các doanh nghiệp và cũng để phát triển chính VPBank – chinhánh Hà nội, mở rộng cho vay ngắn hạn chính là một đòi hỏi cấp bách đốivới chi nhánh hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trên cùng vớinhững kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở trường và sau một thời gianhọc tập tại ngân hàng VPBank chi nhánh Hà Nội số 4, Dã Tượng, Hoàn

Kiếm, Hà Nội, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Mở rộng cho vay ngắn hạn tại

VPBank chi nhánh Hà Nội” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Theo đó, khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu gồm 3 phầnchính:

Trang 5

Phần I: Lý luân chung về Mở rộng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thươngmại.

Phần II: Thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank – chi nhánh HàNội

Phần III: giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh

Hà nội

Trang 6

Chương 1

Lý luận chung về mở rộng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại

1.1 Hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại

1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Khái niệm

Cho vay trong hoạt động của NHTM được hiểu là giao dịch tiền tệ giữabên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là các cá nhân, tổ chức trong đó, bêncho vay chuyển giao tiền cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời giannhất định, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi chobên cho vay khi đến hạn thanh toán

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thốngđốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với

khách hàng, cho vay được hiểu như sau: “cho vay là một hình thức cấp tín

dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khác hàng sử dụng một khoản tiền để

sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc

có hoàn trả cả gốc và lãi”

Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay

Nguyên tắc cho vay:

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NHTM Để đảmbảo cho NHTM có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi oạt động chovay của NHTM phải an toàn, hiệu quả Muốn vậy, các khâu của hoạt độngcho vay phải thực hiện một cách trôi chảu theo những nguyên tắc nhất định đểđảm bảo cho NHTM thu hồi được cả vốn và lãi khi hết thời hạn cho khoảnvay

Ngân hàng chỉ cho vay khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau:

Trang 7

- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết

- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong Hợpđồng tín dụng

- Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả

Điều kiên vay vốn

Điều kiện vay vốn bao gồm:

- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: khách hàng phải có năng lựcpháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy địnhcủa pháp luật do mỗi khách hàng có địa vị pháp lý khác nhau nên điều kiệnvay vốn cần quy định cụ thể trong từng loại khách hàng là tổ chức, doanhnghiệp,cá nhân… phù hợp với các quy định hiện hành

- Có khả năng tài chính và đảm bảo khả năng tà trợ đúng hạn theo Hợpđồng tín dụng đã kí Khả năng tài chính của khách hàng được thể hiện thôngqua mức độ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào quá trình sản xuấtkinh doanh có lãi, cam kết của khách hàng về việc mua bảo hiểm đối với tàisản là đối tượng vay vốn mà theo pháp luật cũng như do Ngân hàng quy định

- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp

- Có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với cácquy định của pháp luật và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng

Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Dựa theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng,cho vay có thể được phân loại theo những tiêu chí sau:

Căn cứ vào thời hạn

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay dưới thời hạn 1 năm và đượcdùng để tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắnhạn của cá nhân, hộ gia đình

Trang 8

- Cho vay trung và dài hạn: là lọa cho vay có thời hạn trên một năm,chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết

bị, mở rộng sản xuấ kinh doanh, hoặc đầu tư xây dựng các dự án

Căn cứ vào mục đích sử dụng

- Cho vay sản xuất kinh doanh: Các khoản vay này thường được sửdụng để tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp hay tài trợ cho việc xây dựngnhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu…

- Cho vay tiêu dùng: Chủ yếu là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầunhư chi tiêu thường xuyên, chi sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản của các cánhân hay hộ gia đình Ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay

để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻtín dụng

- Cho vay trả góp: Ngân hàng và khách hàng tiến hành xác định số tiềnlãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chìia ra trả nợ theo nhiều kỳ hạntrong thời hạn cho vay

- Cho vay gián tiếp: Là cách thức cho vay mà tiền vay được phát đếnmột tổ chức trung gian sau đó mới đến tay người vay

1.1.2 Cho vay Ngắn hạn của ngân hàng thương mại

Khái niệm và đặc điểm của cho vay ngắn hạn

* Khái niệm cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn là khoản cho vay có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng, thưthường được sử dụng nhằm bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động củacác doanh nghiệp hoặc nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dung của cá nhân

và hộ gia đình

* Các đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn

- Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thờivốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngân

Trang 9

hàng thường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn đề mua nguyênvật liệu, hoặc trang trải các cho phí sản xuất, hoặc mua hàng hóa (đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh thương mại) Thông thường những thiếu hụt này chỉmang tính tạm thời, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm đươc thu lại dưới hìnhthái tiền tệ, vì vậy thời gian thu hồi khoản cho vay sẽ nhanh.

- Rủi ro thường không cao: Do khoản cho vay chỉ cung cấp trongthời gian ngắn vì thế ít chịu ảnh hưởng của những biến động không thể lườngtrước của nền kinh tế như các khoản cho vay trung và dài hạn Do đó nó ít gặprủi ro hơn so với các khoản cho vay trung và dài hạn

- Lãi suất thấp: Lãi xuất cho vay được hiểu là khoản chi phí củangười đi vay phải trả cho ngân hàng để được quyền tạm thời sử dụng nguồnvốn của ngân hàng Chính vì rủi ro của khoản vay thường không cao do đó lãisuất người đi vay phải trả thông thường thấp

- Hình thức cho vay đa dạng: Ngân hàng cung cấp ngày càng nhiềuphương thức cho vay ngắn hạn như: Cho vay thấu chi, cho vay từng lần, chovay theo hạn mức, cho vay luân chuyển… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng củakhách hàng, đồng thời giúp ngân hàng phát tán rủi ro

Quy trình cho vay ngắn hạn

Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả các khâu cụ thể từ khi tiếpnhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng quyết định chovay, giải ngân và thanh lý hợp động tìn dụng

Tùy theo đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng tự thiết kế và xây dựng chomình quy trình cho vay riêng bao gồm các bước căn bản sau:

Trang 10

Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình cho vay, nóđược thực hiện sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầuvay vốn Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khaai thu thập thôngtin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau

Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại hình cho vay vàquy mô cho vay, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng lập hồ sơ với nhữngthông tin yêu cầu khác nhau Nhìn chung bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cầnthu thập những thông tin sau từ khách hàng:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng

- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng

- Thông tin về bảo đảm tín dụng

- Thông tin về năng lực tài chính của khách hàng

Để thu thập được những thông tin trên, ngân hàng thường yêu cầukhách hàng nộp các loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng

- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ

- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ gần đây

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp

- Các giấy tờ khác

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và thương lại của kháchhàng về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn và lãi Mụcđích của phân tích tín dụng là tìm hiếm những tình huống có thể gây ra rủi roc

ho ngân hàng, khả năng kiểm soát những rủi ro đó và dự kiến các biện phápphòng ngừa hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Ngoài ra phân tích tín dụng còn để

Trang 11

kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp, từ đó nhậnđịnh về khả năng trả nợ của khách hàng làm cơ sở để quyết định cho khách hàngvay hay không

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng cho vay

Đây là khâu quan trọng trong quy trình cho vay vì nó ảnh hưởng lớnđến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tns, hiểu quả hoạt động tín dụng củangân hàng.Đây là khâu khó xử lý nhất và thường dễ mắc sai lầm nhất Có hailoại sau lầm cơ bản thường mắc phải trong khâu này là: Quyết định cho vayđối với khách hàng không tốt và từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.Nhằm hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng ngân hàng thường chútrọng hai vấn đề sau: Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác

để làm cơ sở ra quyết định cho vay; trao quyền quyết định cho hội đồng tíndụng hoặc những người có năng lực ra quyết định Sauk hi ra quyết định tíndụng, kết quả có thể là chấp nhận hoặc từ chói cho vay tùy theo kết quả củaquy trình thẩm định Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời vàgiải thích đó cho khách hàng Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽhướng dẫn khách hàng ký hợp dồng tín dụng và làm các bước tiếp theo

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng cho vay đã ký kết Giảingân là việc ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay

đã cam kết trong hợp đồng Tuy là khâu tiếp theo nhưng giải ngân cũng làkhâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nhữngsai sót nếu có ở khâu trước Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền vận độngtiền tệ với vận động hàng hóa đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ saunày

Bước 5: Giám sát khoản vay

Trang 12

Giám sát khoản vay là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảmcho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, đúng tiến độ haykhông, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệulừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ không… Nếu các thông tin phản anh chiều hướngtốt thì cho thấy khoản vay được bảo đảm Ngược lại khi có dấu hiệu tiêu cựcthì ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân.Các phươngpháp giám sát tín dụng có thể bao gồm:

- Giám sát tài khoản của k hách hàng tại ngân hàng

- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng định kỳ

- Giám sát việc trả lãi định kỳ của khách hàng

- Đến thăm xí nghiệp sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay

Bước 6: Thanh lý hợp đồng cho vay

Khi khoản vay đã đến hạn hoặc khi khách hàng vi phạm hợp đồng thìngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay Khâu này bao gồm:

* Thu nợ: Ngân hàng thu nợ khách hàng theo đúng các điều khoản đãcam kết trong hợp đồng cho vay Các khoản cho vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ

và đúng hạn là các khoản cho vay an toàn và hiệu quả Nếu đến hạn mà kháchhàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ hoặcchuyển sang nợ quá hạn để có biện pháp thích hợp thu hòi đầy đủ nợ

* Tái xét hợp đồng cho vay: Ngân hàng tiến hành phân tích tín dụngtrong điều khoản vay đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tíndụng, phát hiện các rủi ro để kịp thời xử lý

* Thanh lý hợp đồng cho vay: Khi hợp đồng cho vay đã hết thời hạn vàkhách hàng đã trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng và khách hàng làm thủtục thanh lý hợp đồng cho vay mặc nhiên Còn trong trường hợp ngân hàngphát hiện thấy khách hàng có hành vi vi phạm cam kết của hợp đồng mà có

Trang 13

thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này thì ngân hàng có thể tiến hànhthanh lý hợp đồng cho vay bắt buộc.

Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu

* Cho vay từng lần

Đặc điểm của phương thức cho vay từng lần là mỗi lần khách hàng vaymón nào thì phải làm hồ sơ vay món đó Do vậy phương thức này còn đượcgọi là cho vay theo món Bộ phận tín dụng sẽ tiền hành phân tích hồ sơ xinvay và xem xét cho vay đối với từng hồ sơ cụ thể

Dựa vào hợp đồng tín dụng, ngân hàng phát tiền vay theo yêu cầu củakhách hàng Về mặt hạch toán, khi giải ngân, khoản tiền vay đươc chuyểnthẳng cho nhà cung cấp hoặc ghi Có vào tài khoản tiền gửi của khách hàng vàghi Nợ số tiền vay vào tài khoản cho vay của ngân hàng

Số lượng cho vay = Nhu cầu vốn cho SXKD – VCSH tham gia – Các nguồn khác.

Nhu cầu vốn lưu động = TSLĐ – nợ ngắn hạn phi ngân hàng – nợ khác có thể sử dụng

Nếu cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo:

Số lượng cho vay = Giá trị TSĐB x Tỷ lệ cho vay trên TSĐB

Theo phương thức cho vay từng lần, ngân hàng thu nợ gốc và lãi cùngmột thời điểm Khi đến ngày trả nợ ghi trên hợp đồng cho vay, khách hàngphải chủ đọng lập giấy trả nợ cho ngân hàng, số tiền lãi được tính như sau:

Lãi tiền vay = Số tiền vay x Lãi suất vay x Thời hạn vay

Cho vay từng lần có ưu điểm là ngân hàng có thể chủ động sửa dụngvốn và thu lãi đối với mỗi khoản vay Nhưng nhược điểm là thủ tục vay phứctạp, tốn nhiều chi phí, thời gian, khách hàng không chủ động được nguồn vốn

Do đó cho vay từng lần được áp dụng trong trường hợp: Khách hàng vay vốnkhông thường xuyên, khách hàng vay thường xuyên nhưng chưa được ngân

Trang 14

hàng tín nhiệm cho áp dụng mức tín dụng, thường yêu cầu khách hàng cầnphải có đảm bảo.

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

Hạn mực tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong thời hạn nahastđịnh mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Ởphương thức ngày ngân hàng sẽ khống chê theo hạn mức tín dụng có nghĩa làvào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên mức tối đa chophép thì ngân hàng sẽ ngừng phát tiền vay cho khách hàng Hạn mức tín dụng

có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ

Nhìn chung cho vay theo hạn mức tín dụng có ưu điểm là: Thủ tục đơn giản,khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp.Nhược điểm là: Ngân hàng dễ bị đọng vốn, thu nhập lãi cho vay thấp, các lầnvay không tách bạch kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả

sử dụng từng lần vay Vì thế phương thức này thường áp dụng cho kháchhàng ncos nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm.Thường ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng cho vay loại này

- Cách xác định hạn mức tín dụng:

Xác định hạn mức tín dụng phải căn cứ vào phương án sản xuất kinhdoanh, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, tỉ lệ cho vay tối đa trên tổnggiá trị tài sản đảm bảo khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu tham giaNhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phingân hàng – Nợ ngắn hạn có thể sử dụng

* Cho vay thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội trên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định

Trang 15

và trong một khoảng thời gian xác định.Giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu chi.

Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mứa thấu chi

và thời hạn thấu chi Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập

ủy nhiệm chi…vượt quá số dư tiền gửi để chi trả nhưng phải trong hạn mứcthấu chi đã thỏa thuận với ngân hàng.Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽphải chịu lãi suất phạt

Nghiệp vụ thấu cho thường diễn ra khi khách hàng không có sự phùhợp về quy mô và thời hạn của các khoản thu và chi Chính vì thế hình thứccho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanhtoán Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợgốc và lãi

Số tiền lãi mà khách hàng phải trả đươc tính như sau:

Lãi tiền vay = Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi

Thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,phần lớn là không có bảo đảm Hình thức này thường sử dụng đối với cáckhách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn

* Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hóa Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn sẽ được ngân hàngcho vay và tiến hành thu nợ khi doanh nghiệp bán đượ hàng.Cho vay luânchuyển rất thuận tiện cho cách khách hàng.Thủ tục cho vay chỉ cần thực hiệnmột lần cho nhiều lần vay.Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vìvậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn

1.2 Mở rộng cho vay ngắn hạn của NHTM

1.2.1 Khái niệm, vai trò của mở rộng cho vay ngắn hạn

Trang 16

Mở rộng cho vay ngắn hạn đươc hiểu là sự tăng về quy mô đồng thời đảm bảo chất lượng của các khoản vay dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và đảm bảo an toàn, lợi nhuận cho ngân hàng.

Cho vay ngắn hạn là một trong các hoạt động quan trong nhất củaNHTM là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, nó cũng đồngthời có các tác động không nhỏ đến các mặt hoạt động khác của ngân hàng

Bên cạnh đó, hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM không chỉ có ảnhhưởng đến bản thân ngân hàng, mà còn có ảnh hưởng đến nhiều chủ thể kháccủa nền kinh tế Giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các cánhân, doanh nghiệp được diễn ra liền mạch, không bị đứt quãng

Ngoài ra thông qua việc mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng, sẽgiúp ngân hàng tồn tại một cách bền vững, củng cố mối quan hệ với các đốitác và tăng năng lực cạnh tranh Đối với nền kinh tế, việc mở rộng cho vayngắn hạn của ngân hàng còn giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nềnkinh tế, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.Như vậy việc mở rộng cho vay ngắnhạn là cần thiết khách quan, trước hết vì sự tồn tại và phát triển của NHTM,đồng thời vì sự phát triển của nền kinh tế

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay ngắn hạn

Như đã đề cập ở trên, dưới góc độ của NHTM mở rộng cho vay ngắnhạn đươc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau:

* Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng giải đã thực sự giảingân cho khách hàng được tính trong một khoảng thời gian nhất định (<12tháng)

Khả năng mở rộng doanh số cho vay ngắn hạn của các NHTM có thểđược đánh giá dựa trên các chỉ tiêu:

Trang 17

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay qua cácnăm là bao nhiêu?

Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn = Doanhsố cho vay ngắn hạn Tổng doanh số cho vay X 100

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trên tổngdoanh số cho vay của ngân hàng

 Dư nợ cho vay ngắn hạn:

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn =Dư nợ cho vay ngắn hạn Tổng dư nợ cho vay X 100%

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợcho vay của ngân hàng.Qua chỉ tiêu này ta có thể so sánh quy mô của cho vayngắn hạn so với cho vay trung và dài hạn.Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngânhàng đáp ứng như cầu vay ngắn hạn của nền kinh tế cao hơn Tùy theo chínhsách của mỗi ngân hàng và tùy từng thời kỳ mà ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ lệnày cao hay thấp để phù hợp với diễn biến của nền kinh tế

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm Chỉ tiêunày được xem xét trên kía cạnh mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn củangân hàng

Số lượng khách hàng cho vay ngắn hạn.

Quy mô khách hàng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng, chính sách chủ trương và các điều kiện để thu hút khách hàng của ngânhàng có hiệu quả hay không Số lượng khách hàng vay ngắn hạn càng nhiềuchứng tỏ ngân hàng có thị phần cho vay ngắn hạn lớn trong hệ thống các ngânhàng.Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngân hàng trong cho vayngắn hạn là lớn

Trang 18

Tỉ lệ tăng số lượng số lượng khách hàng số lượng khách hàngkhách hàng cho = cho vay ngắn hạn _ cho vay ngắn hạn vay ngắn hạn năm (t) năm (t-1)

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng năm nay của ngân hàngtăng bao nhiêu so với năm trước

 Đối tượng khách hàng vay ngắn hạn

Mở rộng đối tượng khách hàng vay ngắn hạn là đa dạng hóa các đối tượngkhách hàng trong danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại.Việc làmnày sẽ làm cho đối tượng khách hàng vay vốn của ngân hàng trở nên phongphú, nguồn vốn vay không tập trung chủ yếu vào một loại đối tượng kháchhàng giúp ngân hàng có thể phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục cho vay

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại

Nhân tố chủ quan

Định hướng phát triển của ngân hàng

Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn.Ban lãnh đạo sẽ đưa ra những định hướng phát triển cho ngân hàng mình,quyết định hướng đi của toàn hệ thống Nếu ngân hàng chú trọng tập trungcho vay ngắn hạn.Và ngược lại nếu ngân hàng không chú trọng cho vay ngắnhạn thì những khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn sẽ ít được quan tâmhơn.Chính vì vậy, định hướng phát triển luôn là yếu tố quan trọng giúp ngânhàng có thể đưa ra những sách lược nhằm đi đúng hướng mà mình đã vạch ra

Năng lực tài chính của ngân hàng

Đây là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo xem xét khi đưa racác quyết định, trong đó có các quyết định về hoạt động cho vay ngắnhạn.Năng lực tài chính của ngân hàng bao gồm vốn tự có và khả năng huy

Trang 19

động vốn của ngân hàng.Nó quyết định quy mô các khoản vay.Dựa trên nănglực tài chính của ngân hàng mình, ban lãnh đạo sẽ đưa ra các quyết sách, chiếnlược cho vay ngắn hạn thích hợp.

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng là định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng củangân hàng có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của ngânhàng Chính sách tín dụng được xây dựng nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ

tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phântích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạnchế rủi ro và nâng cao hiệu quả sinh lời,

 Trình độ cán bộ ngân hàng

Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạtđộng cho vay quyết định Một ngân hàng với một Ban lãnh đạo tốt sẽ đưa rađược những chính sách hợp lý và phương thức phát triển phù hợp với khuynhhướng phát triển của nền kinh tế Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ giúpngân hàng có được những khoản vay với chất lượng cáo nhất đặc biệt là khâuthẩm định tín dụng và giám sát sau vay, phát hiện sớm biểu hiện bất thườngcủa khách hàng nhờ đó mà giảm rủi ro cho ngân hàng

Trang 20

Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ những khách hàng có tình hình tàichính tốt mới được ngân hàng quyết định cho vay.Ngân hàng sử dụng các báocáo tài chính của doanh nghiệp như một kênh thông tin quan trọng để đánhgiá tình hình tài chính của khách hàng trong quá khứ và dự doán tình hìnhtrong tương lai.Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt, đáp ứng đươcnhững điều kiện của ngân hàng, khoản cho vay sẽ ít gặp rủi ro hơn.

 Phương án sử dụng vốn vay của khách hàng

Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại lợi nhuận cao cho kháchhàng, từ đó sẽ đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng Khi đó khoảnvay đã mang lại thu nhập cho cả khách hàng và ngân hàng tức là nó đã được sửdụng hiệu quả

 Đạo đức khách hàng

Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, cán bộtín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức khách hàng.Tính trung thực trong việc cung cấp các thông tin, mức độ thực hiện đúng cáccam kết trong hợp đồng tín dùng của khách hàng là điều kiện quan trọng đểđảm bảo khoản vay có an toàn và hiệu quả không

 Các chính sách của Nhà nước

Các chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của cáckhoản vay.Khi các chính sách này ổn định, phù hợp, nó sẽ kích thích doanhnghiệp sản xuất hiệu quả Nhưng khi các chính sách thay đổi liên tục, bất ổn

sẽ ảnh hưởng đến hoạt đông, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đócũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ

 Môi trường pháp lý

Do đặc thù của ngành ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ

có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh ngân hàng luôn phải chịu sự giám

Trang 21

sát chặt chẽ của pháp luật Một môi trường pháp lý thông thoáng, rõ ràng,đồng bộ giữa các bộ ngành sẽ giúp cho các ngân hàng hoạt động an toàn, cóhiệu quả hơn và tránh được những rủi ro Mỗi ngân hàng cần chủ động điềuchỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phântích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đóđưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khả năngcạnh tranh của ngân hàng.

Chương 2 Thực trạng mở rộng cho vay ngắn hạn tại VPBank chi nhánh Hà Nội

2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng tại VPBank chi nhánh Hà Nội

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG VPBANK.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP CácDoanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993.Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6.347 tỷ đồng, pháttriển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7.000 cán bộnhân viên

Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép hoạtđộng số 1535/QD-UB

Tháng 2 năm 2006 Ngân hàng đặt trụ sở tại số 8 LÊ THÁI TỔ , phườngHàng Trống, quận Hoàn kiếm , HÀ NỘI

1.2 GiỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH VPBANK HÀ NỘI

1.2.1 Quá trình hình thành phát triển.

Theo công văn số 3595/UB-KT của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nộicấp ngày 01/10/2013 và công văn chấp thuận số 1128/NHNN-CNH,ngày06/10/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép mở chi nhánh

Trang 22

cấp 1 Hà Nội Ngày 02/11/2013, Hội đồng quản trị VPBank đã ban hànhquyết định số 81-2013/QĐ-HĐQT thành lập chi nhánh Hà Nội và chi nhánhchính thức đi vào hoạt động ngày 04 tháng 01 năm 2014.

Ngân hàng VPBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI có trụ sở tại số 4 DãTƯỢNG , HOÀN KIẾM , Hà Nội

Hiện nay Chi Nhánh VPBANK HÀ Nội được xác định là trung tâmlợi nhuận của ngân hàng tại khu vực phía tây HÀ Nội Chi nhánh có 12 phònggiao dịch, cán bộ đều có trình độ đại học trở lên Chi nhánh đã có những đónggóp tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và quận nóiriêng Trong những năm gần đây trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay cácchương trình chuyển dịch cơ cấu của nhà nước , chi nhánh đã thực hiện tốttrách nhiệm cung ứng vốn cho nền kinh tế khu vực địa bàn thông qua tăngtrưởng khối lượng tín dụng

1.2.2) Lĩnh vực hoạt động.

_Huy động vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn( gồm cảnội tệ và ngoại tệ) dưới các hình thức tiền gửi thanh toán , tiền gửi tiêt kiệm ,

kỳ phiếu , trái phiếu

_ Thực hiện cho vay ngắn hạn , trung và dài hạn trong lĩnh vực sản xuấtkinh doanh và cho vay tiêu dung

_ Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ ngân hàng khác.+ cung ứng các phương tiện thanh toán

+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách

+ Thực hiện mở tài khoản , thanh toán các đơn vị, thanh toán thẻ ,thu đổi ngoại tệ , chuyển tiền nhanh

+ Cho vay doanh nghiệp , cá nhân phục vụ sản xuất , kinh doanh + Cho vay tiêu dung với thủ tục đơn giản , lãi suất cạnh tranh

Trang 23

+ Huy động vốn cho vay mua bán ngoại tệ , thanh toán quốc tế ,bảo

lãnh , chiết khấu ,tái chiết khấu chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối

theo chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng VPBANK

2.1.2 Khái quát về hoạt động tín dụng của VPBank chi nhánh

Hà Nội (2010-2012)

Bất kì một NHTM nào thì mục tiêu của hoạt động tín dụng là tận dụng tối đa

nguồn vốn huy động để cho vay Lãi thu được từ hoạt động cho vay chủ yếu

để chi trả cho các chi phí huy động vốn và các chi phí các của ngân hàng Bởi

vậy VPBank chi nhánh Hà Nội đã chú trọng việc tổ chức khảo sát nắm bắt

nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất, từng doanh nghiệp và người làm kinh tế,

tiếp cận các dự án khả thi,… để cho vay có hiệu quả nhất Kết quả về hoạt

động cho vay được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

2.1.2.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH VPBANK HÀ

Tỷ trọng (%)

Trang 24

TG KBNN 137.204 9,3 245.278 9,5 184.416

( Nguồn:Báo cáo thường niên VPBank Hà Nội )

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, nguồn vốn huy động của VPBank Hà Nội

liên tục tăng qua các năm từ 2012 đến năm 2014 Đặc biệt trong năm 2013,

tổng nguồn vốn huy động tăng 1.106.566 triệu đồng, tương đương với 75%

nguồn vốn huy động được trong năm 2012 Năm 2014, VPBank Hà Nội huy

động được 3.763.538 triệu đồng, tăng 1.181.663 triệu đồng, tương đương với

tăng 45,8% so với năm 2013 Đây là kết quả đáng khích lệ của tập thể VPBank Hà Nội, đặc biệt là những kết quả đạt được trong năm 2014- một

năm đầy khó khăn và thách thức đối với ngành ngân hàng Bình quân trong

giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 nguồn vốn huy động của VPBank đạt

mức tăng trưởng 40%

Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huyđộng được của VPBank Hà Nội ( khoảng 80% ) Và qua các năm nguồn huyđộng ngắn hạn cũng có những bước tăng trưởng ổn định

Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng tăng trưởng ổn định các quacác năm trên Điều này cho thấy VPBANK HÀ NỘI đã có uy tín lớn đối vớikhách hàng , chi nhánh đã áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng với lãi suấttiền gửi hấp dẫn khách hàng gửi tiền

Ngày đăng: 16/05/2015, 01:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
2. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tài chính
3. Luật các tổ chức tín dụng Khác
4. Báo cáo thường niên của VPBank 2012 – 2014 Khác
5. Báo cáo tổng hợp của VPBank chi nhánh Hà Nội 2012- 2014 Khác
6. Tạp chí ngân hàng 2012 –2014 Khác
7. Các trang web: - www.Vpb.com.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w