Phương pháp hoạch định tài chính

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tràng an (Trang 62)

Hiện nay có 3 phương pháp hoạch định tài chính ngân hàng: phương pháp tỷ lệ % doanh thu, phương pháp phân tích hồi quy và phương pháp lập dự toán tổng hợp. Phương pháp thường sử dụng là phương pháp hoạch định theo % doanh thu.

Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu là phương pháp khá đơn giản. Phương pháp này giả thiết rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh thu bán tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Các số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất. Thông thường lấy tỷ lệ trung bình của hai năm gần nhất để tính toán ra tỷ lệ trung bình.

Sau khi tính toán ra tỷ lệ phần trăm trung bình so với doanh thu và dự toán được doanh thu tương lai ta nhân doanh thu dự toán với tỷ lệ phần trăm trung bình để ra được giá trị của các khoản mục. Nếu ngân hàng phân chia lợi tức cổ

phần thì còn tuỳ thuộc vào quyết định của hội đồng quản trị nên không dựa trên số liệu quá khứ.

Thực chất của phương pháp này là lập các bảng cân đối dự toán (các báo cáo tài chính trong tương lai) của ngân hàng và dự kiến các biện pháp cần thiết để làm cho tình hình tài chính của ngân hàng phù hợp với mong muốn.

Các bước của phương pháp này bao gồm:

+ Dự báo doanh thu và đề ra chỉ tiêu doanh thu và các chỉ số tài chính mục tiêu của kỳ kế hoạch tới.

+ Dự báo nhu cầu tài sản để đáp ứng nhu cầu tăng doanh thu và các chỉ tiêu tài chính đó.

+ Dự báo lượng vốn tự phát sinh trong điều kiện tác nghiệp bình thường. + Xây dựng các báo cáo tài chính dự kiến sơ bộ của ngân hàng.

+ Phản ánh những thay đổi tác động của việc huy động vốn đến các báo cáo tài chính của ngân hàng.

+ Tiến hành các điều chỉnh và phản hồi cho tới khi đạt yêu cầu đề ra.

+ Phân tích vị thế tài chính dự kiến của ngân hàng và đề xuất giải pháp để đạt được vị thế tài chính mục tiêu.

Nhu cầu vốn bổ sung là lượng vốn mà ngân hàng cần huy động thêm từ bên ngoài bằng cách vay hoặc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu đại chúng. Việc dự báo nhu cầu vốn bổ sung thường gồm 3 nội dung:

+ Xác định lượng vốn mà ngân hàng sẽ phải cần đến cho một hạn định trước.

+ Xác định lượng vốn mà ngân hàng có thể huy động nội tại từ chính hoạt động kinh doanh của mình (vốn tự phát sinh).

+ Xác định lượng vốn mà ngân hàng cần phải huy động từ bên ngoài. Vốn tự phát là phần vốn mà ngân hàng có được một cách tự động nhờ các nghiệp vụ thường kỳ của hoạt động kinh doanh, gồm:

+ Khoản phải trả (tiền nợ bạn hàng khi mua chịu).

+ Nợ tích luỹ hay còn gọi là nợ hạn mức hoặc nợ định kỳ (trả lương, thuế và bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội giữa các kỳ thanh toán).

Gia số lợi nhuận giữ lại: Là phần lợi nhuận hàng năm mà ngân hàng có thể để lại nhằm tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Căn cứ để hoạch định tài chính ngân hàng:

Những phân tích, dự báo về tình trạng nền kinh tế quốc gia, ngành nghề hoạt động của ngân hàng.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn của ngân hàng. + Các báo cáo tài chính của ngân hàng

+ Chính sách đầu tư của ngân hàng

Bảng 2.25: Dự toán báo cáo tài chính của Agribank - Chi nhánh Tràng An năm 2015 ĐVT: Triệu đồng ST T Chỉ tiêu 2013 2014 Dự toán năm 2015 Ghi chú 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 354.695 316.966 332.814

Tăng 5% so với năm 2014 2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 225.755 182.039 203.897

Bình quân 3 năm 2012, 2013 và 2014 3 Thu nhập lãi thuần (3= 1- 2) 128.940 134.927 128917

4 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 13.059 14.679 15.853 tăng 8% so với năm 2014 5 Chi phí hoạt động dịch vụ 4.040 3.895 3.968 Bình quân 3 năm 2012, 2013 và 2014 6 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (6 = 4- 5) 9.019 10.784 11.885

7 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 2.574 2.101 1.891

Giảm 10% so với năm 2014 8 Thu nhập từ hoạt động khác 9.244 13.394 16.743 Tăng 25% so với năm 2014 9 Chi phí hoạt động khác 1.022 3.194 2.108 Bình quân 3 năm 2012, 2013 và 2014 10 Lãi thuần từ hoạt động khác (10= 8- 9) 8.222 10.200 14.635

11 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1.158 1,209 967

Giảm 20% so với năm 2014

ĐỘNG (12= 3+6+7+10+11) 1 213 Chi phí hoạt động -66.176 -69.366 67.771 13 Chi phí hoạt động -66.176 -69.366 67.771 Bình quân 3 năm 2012, 2013 và 2014 14

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (14=12- 13) 72.145 78.446 90524 15 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -20.506 -18.164 19.335 Bình quân 3 năm 2012, 2013 và 2014 16 Tổng lợi nhuận trước thuế (16= 14- 15) 51.639 60.282 71.189

17 Chi phí thuế TNDN hiện hành 12.910 15.070 17.797

bằng 25% lợi nhuận trước thuế năm 2015 18 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

19 Chi phí thuế TNDN 12.910 15.070 17.797 20 LỢI NHUẬN SAU THUẾ

(20= 16 -17) 38.729 45.211 53.392

Nhận xét:

Dự báo lãi và các khoản thu nhập tương tự có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng, bởi lẽ nó là điểm đầu chi phối hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của ngân hàng. Năm 2015, dựa vào thực tế diễn biến của nền kinh tế, Agribank - chi nhánh Tràng An dự tính lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng trưởng 5% so với năm báo cáo (năm 2014) và bằng 332.814 triệu đồng.

Chi phí trả lãi và các khoản chi phí tương tự bằng bình quân của 3 năm gần nhất (2012, 2013 và 2014) và bằng 203.897 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 8% so với năm báo cáo và bằng 15.853 triệu đồng. Chi phí hoạt động dịch vụ bằng bình quân của 3 năm gần nhất và bằng 3.968 triệu đồng. Thu nhập từ hoạt động khác tăng 25% so với năm báo cáo và bằng 16.743 triệu

đồng. Chi phí từ hoạt động khác bằng bình quân 3 năm gần nhất và bằng 2.108 triệu đồng. Chi phí hoạt động bằng bình quân của 3 năm gần nhất và bằng 67.771 triệu đồng. Từ đó ta tính được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thuế là 71.189 triệu đồng và lợi nhuân sau thuế là 53.392 triệu đồng.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tràng an (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w