1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội

59 343 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 487,5 KB

Nội dung

Hoạt động TTQT còn là một trong những hoạt động kinh doanh củangân hàng thương mại, nó không chỉ mang lại nguồn thu khá cho ngân hàng, mà nó còn cho phép các mảng nghiệp vụ khác của ngân

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: Chuyên đề “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội” là công trình nghiên cứu của em Các số liệu, kết quả nêu trong

chuyên đề là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội,ngày 6 tháng 6 năm 2012 Sinh viên

LÊ ANH THÁI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này bên cạnh sự nổ lực của bảnthân là sự quan tâm giúp đỡ hết mình của quý thầy cô giáo Học viện ngân hàng,cùng sự chỉ dẫn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo cùng cô chúanh chị trong NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội cho tôi hoàn thành báo cáothực tập tốt nghiệp này

Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến quý thầy cô Họcviện ngân hàng đã cho tôi những hướng đi thích hợp và truyền đạt cho tôi nhữngkinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo củaNHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội cùng các cô chú anh chị trong phòng giaodịch số 2 đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ cho tôi nhiều kinh nghiệm, thông tin cầnthiết mang tính thực tiễn trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của bạn bè cùngnhững người thân trong gia đình đã tạo điều kiện về mặt vật chất cũng như tinhthần, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này

Qua thời gian thực tập, với thời gian nghiên cứu, kiến thức và kinhnghiệm thực tế còn hạn chế, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng báo cáo nàykhông thể tránh khỏi những sai sót nhất định Kính mong quý cơ quan, quý thầy

cô đóng góp những ý kiến bổ sung để báo cáo được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn

Sinh viên

Võ Hoàng Phi Linh

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của khóa luận 3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4

1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Các điều kiện thanh toán quốc tế 4

1.1.2.1.Điều kiện tiền tệ 4

1.1.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán 5

1.1.2.3 Điều kiền về thời gian thanh toán 6

1.1.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán 6

1.1.3 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại 6

1.1.3.1.Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN) 6

1.1.3.2.Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 7

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG 8

1.2.1 Phương thức chuyển tiền 9

1.2.1.1.Định nghĩa 9

1.2.1.2.Các bên tham gia 9

1.2.1.3 Quy trình thực hiện 10

1.2.1.4 Trường hợp áp dụng 10

1.2.1.5 Các yêu cầu về chuyển tiền 11

1.2.2.Phương thức nhờ thu 11

Trang 4

1.2.2.1 Định nghĩa 11

1.2.2.2 Các bên tham gia gồm 4 bên 11

1.2.2.3.Trường hợp áp dụng 12

1.2.2.4 Các hình thức của phương thức nhờ thu 12

1.2.3 Tín dụng chứng từ (L/C) 15

1.2.3.1 Định nghĩa 15

1.2.3.2 Các bên tham gia 15

1.2.3.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 16

1.2.3.4 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 18

Chương 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI 23

2.1 TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 23

2.1.1 Vài nét về NHNo & PTNT Việt Nam 23

2.1.2 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 23

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 24

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 25

2.1.3.2 Chức năng các phòng ban: 26

2.1.3.3 Tổ chức – Cán bộ - Đào tạo 30

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦANHNo&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀNỘI 31

2.2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh 31

2.2.2 Thực trạng CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 32

2.2.2.1 Các sản phẩm CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 32

2.2.2.2 Quy trình CVTD tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 33

2.2.3 Tình hình hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội 34

2.2.3.1 Tình hình cho vay và thu nợ 34

2.2.3.2 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng 38

2.2.3.3 Tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ cho vay 39

2.2.3.4 Cơ cấu dư nợ CVTD 40

Trang 5

2.2.4 Đánh giá chất lượng hoạt động CVTD tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc

Hà Nội 43

2.2.4.1 Kết quả hoạt động tài chính của Chi nhánh: 43

2.4.2 Doanh thu từ hoạt động CVTD: 44

2.4.3 Tình hình nợ xấu: 45

Chương 3: Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 48

3.1 Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT 48

3.1.1 Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, mở rộng phạm vi hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ liên quan 48

3.1.2 Cải tiến kĩ thuật công nghệ 48

3.1.3 Giữ vững mối quan hệ khách hàng 49

3.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát: 49

KẾT LUẬN 50

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diễn biến CVTD của chi nhánh giai đoạn 2009-2011 35

Bảng 2: Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng 38

Bảng 3: Tỉ trọng CVTD trong tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2009-2011 39

Bảng 4: Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời gian Giai đoạn 2009-2011 40

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo sản phẩm giai đoạn 2009-2011 41

Bảng 6: Kết quả hoạt động tài chính của Chi nhánh 43

Bảng 7: Thu nợ từ hoạt động cho vay 44

Bảng 8: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2009-2011 45

Sơ đồ 1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền 10

Sơ đồ 2: Trình tự nhờ thu phiếu trơn 13

Sơ đồ 3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ 14

Sơ đồ 4: Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C 16

Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức mạng lưới Chi nhánh 25

Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính 25

Sơ đồ 7 : Quy trình cho vay tín dụng 33

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta thử hình dung, nếu một doanh nghiệp có quan hệ làm ăn vớicác đối tác nước ngoài mà không có các phương thức thanh toán quốc tế(TTQT), thì sự nghiệp kinh doanh sẽ như thế nào? Hẳn là kết quả kinh doanh

sẽ trở nên không hiệu quả Phương thức thanh toán là một trong những điềukiện quan trọng nhất của hợp đồng thanh toán quốc tế Có thể hiểu một cáchđơn giản, phương thức thanh toán quốc tế là cách thức để người bán nhậnđược tiền nhanh nhất, an toàn nhất và người mua trả được tiền và nhận đượchàng chuẩn xác, đủ về số lượng, đúng về chất lượng, đúng thời hạn như hợpđồng đã ký Tuỳ từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan

hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thoả thuận sử dụng một phương thứcthanh toán, các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được sử dụng là:thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu, tín dụngchứng từ…

Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổbiến Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần đượcthay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn.Trong đó, phương thức L/C là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụngrộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong TTQTvì nó đảm bảo quyền lợi một cáchtương đối cho cả người mua và người bán

Hoạt động TTQT còn là một trong những hoạt động kinh doanh củangân hàng thương mại, nó không chỉ mang lại nguồn thu khá cho ngân hàng,

mà nó còn cho phép các mảng nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như:tín dụng, chiết khẩu, … làm tăng uy tín, cũng như khả năng hội nhập quốc tếcủa ngân hàng Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động TTQT theo phương thức L/C

Trang 9

ở các ngân hàng thương mại nói chung và ở NHNo&PTNT chi nhánh Bắc HàNội nói riêng vẫn chưa đem lại hiệu quả và phát triển như mong muốn Sốlượng món TTQT theo phương thức L/C cũngít so với các ngân hàng khác,cũng như không tương xứng với tiềm lực của NHNo&PTNT; doanh thu từhoạt động này còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng doanh thu của ngân hàng Hoạtđộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn chưa phát triển, chưa đa dạng cácsản phẩm hỗ trợ

Từ những lý do trên, em chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội” làm chuyên

đề tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ (TDCT) và hiệu quả hoạt động TDCT của NHTM.Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả thanh toán TDCTtại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngthanh toán TDCT tại NHNo&PTNTchi nhánh Bắc Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu một số giải pháp

chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán TDCT tại NHNo&PTNT chinhánh Bắc Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động thanh toán TDCT tại chi nhánh Bắc

Hà Nội trong những năm gần đây

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củaChủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn.Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp,thống kê, so sánh để đánh giá tình hình thực tế, kết hợp các bảng biểu để minhhoạ, chứng minh và rút ra kết luận.

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Chương 2: Hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội.

Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội.

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ

đòi hỏi đó Đó là "Nghiệp vụ thanh toán quốc tế".

Như vậy,thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ tiền tệ phát sinhtrong các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chứckinh tế, giữa các hãng, các cá nhân của các quốc gia khác nhau

1.1.2 Các điều kiện thanh toán quốc tế

Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đếnquyền lợi và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện đượcquy định lại thành những điều kiện gọi là: Điều kiện thanh toán quốc tế

Mặt khác, nghiệp vụ thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điềukiện thanh toán quốc tế Những điều kiện này được thể hiện ra trong các điềukhoản thanh toán của các hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền giữacác nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua vàngười bán

Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm: Điều kiện tiền tệ, điều kiện

về địa điểm, điều kiện về thời gian, điều kiện về phương thức thanh toán

1.1.2.1.Điều kiện tiền tệ

Trang 12

Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất địnhcủa một nước nào đó Vì vậy, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quyđịnh tiền tệ Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toántrong hợp đồng ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước Đồng thờiđiều kiện này cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.Người ta có thể chia thành hai loại tiền sau:

- Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thểhiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng

- Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợnần, hợp đồng mua bán ngoại thương Đồng tiền thanh toán có thể là đồngtiền của nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là đồng tiền quyđịnh thanh toán của nước thứ 3

1.1.2.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán

- Địa điểm thanh toán được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa cácbên Địa điểm thanh toán có thể là nước nhập khẩu hoặc nước người xuấtkhẩu hay có thể là một nước thứ 3

- Tuy nhiên, trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tạinước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán Sở dĩ như vậy vì thanhtoán tại nước mình thì có nhiều điểm thuận lợi hơn.Ví dụ như có thể đến ngàymới phải chi tiền, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu, hoặc có thể thu tiền

về nhanh nên luân chuyển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu, hay có thể tạođiều kiện nâng cao được địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thếgiới…

- Trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là sự so sánh lựclượng giữa hai bên quyết định, đồng thời còn thấy rằng dùng đồng tiền củanước nào thì địa điểm thanh toán là nước ấy

Trang 13

1.1.2.3 Điều kiền về thời gian thanh toán

Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyểnvốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanhtoán Do đó, nó là vấn đề quan trọng và thường xẩy ra tranh chấp giữa các bêntrong đàm phán ký kết hợp đồng

Thông thường có 3 cách quy định về thời gian thanh toán:

- Trả tiền trước là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ haymột phần tiền hàng sau khi hai bên ký kết hợp đồng hoặc sau khi bên xuấtkhẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu

- Trả tiền ngay là việc người nhập khẩu trả tiền sau khi người xuất khẩuhoàn hành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặcsau khi người nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định

- Trả tiền sau là việc người nhập khẩu trả tiền cho gnười xuất khẩu saumột khoảng thời gian nhất định kể từ khi giao hàng

1.1.2.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế.Phương thức thanh toán là cách mà người mua trả tiền và người bán thu tiền

về như thế nào Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau Tuỳ từng điềukiện cụ thể mà người mua và người bán có thể thoả thuận để xác định phươngthức thanh toán cho phù hợp

1.1.3 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng

thương mại

1.1.3.1.Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại (KTĐN)

Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, cuối cùng để khép kín một chu

Trang 14

trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộccác quốc gia khác nhau.

Thanh toán quốc tế là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nếukhông có hoạt động thanh toán quốc tế thì không có hoạt động kinh tế đốingoại Thanh toán quốc tế thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.Việc tổ chức thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽlàm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động XNK của mình,nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt độngngoại thương

Đồng thời, hoạt động thanh toán quốc tế góp phần nhằm hạn chế rủi rotrong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương Trong hoạt động kinh tế đốingoại, do vị trí địa lý các đối tác xa nhau nên việc tìm hiểu các khả năng tàichính, khả năng thanh toán của người mua gặp nhiều khó khăn Nếu tổ chứctốt công tác thanh toán quốc tế thì sẽ giúp cho các nhà kinh doanh hàng hoáXNK hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đốingoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển

Tóm lại, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay khôngmột phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế có tốt hay không Thanh toánquốc tế tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển sản xuất trongnước, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá

1.1.3.2.Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Đối với hoạt động của ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạtđộng thanh toán quốc tế mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quantrọng Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạtđộng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

- Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thu hút thêm

Trang 15

được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng pháttriển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong

cơ chế thị trường

- Thứ hai, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đẩymạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huyđộng tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân

có quan hệ thanh toán quốc tế qua ngân hàng

- Thứ ba, giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó ngânhàng có thể phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụngân hàng quốc tế khác

- Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng tính thanhkhoản thông qua lượng tiền ký quỹ.Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, antoàn của từng khách hàng cụ thể Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹnày phát sinh một cách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờđợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanhkhoản khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng để kinh doanh,đầu tư ngắn hạn

1.2 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG

Thanh toán quốc tế là hoạt động chi trả bằng tiền của nhà xuất khẩu cho

Trang 16

các hàng hoá, dịch vụ cung ứng lao động mà họ đã mua của người xuất khẩuthông qua hệ thống ngân hàng Mặc dù chủng loại hàng xuất nhập khẩu rất đadạng song việc thanh toán lại được thực hiện chủ yếu chỉ bằng ba phươngthức sau:

- Phương thức chuyển tiền ( Rimittance )

- Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)

- Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary of Credit )

1.2.1 Phương thức chuyển tiền

1.2.1.1.Định nghĩa

Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng (Người trảtiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho mộtngười khác (Người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiệnchuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu

1.2.1.2.Các bên tham gia

- Người yêu cầu chuyển tiền(Remitter): Là người yêu cầu ngân hàngthay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài Họ thường là người nhậpkhẩu, mắc nợ hoặc có nhu cầu chuyển vốn

- Người thụ hưởng (Beneficicary): Là người nhận được số tiền chuyểntới thông qua ngân hàng Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nóichung là người yêu cầu chuyển tiền chỉ định

- Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền (Remitting bank): Là ngân hàngphục vụ người chuyển tiền

- Ngân hàng trả tiền (Paying bank): Là ngân hàng trực tiếp trả tiền chongười thụ hưởng.Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh ngân hàng chuyểntiền và ở nước người thụ hưởng

Trang 17

1.2.1.3 Quy trình thực hiện

Sơ đồ 1: Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền

(1) Giao dịch thương mại

(2) Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền(Bằng thư hoặc bằng điện)cùng với uỷ nhiệm chi(Nếu có tài khoản mở tạingân hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình

(3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiếnhành chuyển tiền qua ngân hàng dại lý

(4) Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền chongười hưởng lợi

1.2.1.4 Trường hợp áp dụng

- Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong trường hợp trả tiền hànghoá xuất khẩu nước ngoài, thường là khi nhận đầy đủ hàng hoá hoặc chứng từgửi hàng

- Thanh toán hàng hoá trong lĩnh vực thương mại và các chi phí liênquan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư hoặcchi tiêu thương mại, chuyển kiều hối

(1)(3)

Trang 18

1.2.1.5 Các yêu cầu về chuyển tiền

- Muốn chuyển tiền phải có giấy phép của Bộ chủ quản hoặc Bộ Tàichính, hợp đồng mua bán ngoại thương, giấp phép kinh doanh xuất nhậpkhẩu, bộ chứng từ, UNC ngoại tệ và phí chuyển tiền

- Trong đơn chuyển tiền cần ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người hưởnglợi,số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu,số ngoại tệ,loại ngoại tệ, lý dochuyển tiền và những yêu cầu khác,sau đó ký tên và đóng dấu

1.2.2.Phương thức nhờ thu

1.2.2.1 Định nghĩa

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoànthành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ tháccho ngân hàng của mình thu hộ số tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lậpra

Đây là phương thức thanh toán an toàn hơn so với phương thức chuyểntiền Tuy nhiên phương thức này có thể mang lại rủi ro cho người bán trongtrường hợp người mua có thể đơn phương huỷ hợp đồng Ngân hàng thukhông chịu trách nhiệm trong trường hợp này Họ chỉ việc chuyển chứng từthông báo cho người bán trong trường hợp người mua không trả tiền Chính vìvậy, phương thức thanh toán này không được sử dụng phổ biến, nó chỉ được

áp dụng trong một số trường hợp cụ thể

1.2.2.2 Các bên tham gia gồm 4 bên

- Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thôngthường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ

- Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờthu

- Ngân hàng thu là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển

Trang 19

tiền thực hiện quá trình nhờ thu.

- Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta,là ngườinhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng(người mua)

1.2.2.3.Trường hợp áp dụng

Thứ nhất, người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liêndoanh với nhau, hoặc giữa công ty mẹ công ty con, hoặc giữa các chi nhánhcủa cùng một công ty với nhau

Thứ hai, hàng mua bán lần đầu mang tính chất chào hàng

Thứ ba, hàng ứ đọng khó tiêu thụ

1.2.2.4 Các hình thức của phương thức nhờ thu

Theo loại hình, người ta có thể chia thành nhờ thu phiếu trơn và nhờ thukèm chứng từ

- Nhờ thu phiếu trơn:

Đây là phương thức thanh toán trong đó người người bán uỷ thác chongân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, cònchứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho cho người mua không qua ngân hàng.Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau:

(1) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, họ

sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mìnhđòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu

(2) Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng từ, sau đó gửi thư uỷthác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người muanhờ thu tiền

(3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu (nếu trả tiềnngay) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (nếu mua chịu)

Trang 20

(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông quangân hàng chuyển chứng từ Nếu chỉ là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng giữhối phiếu hoặc chuyển lại cho người bán Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng

sẽ đòi tiền ở người mua và thực hiện việc chuyển tiền như trên

Sơ đồ 2: Trình tự nhờ thu phiếu trơn

Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ áp dụng trong các trường hợp ngườibán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhaugiữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau Hoặc trong trườnghợp thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trongmậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán Đối với người mua,

áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớmhơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giaohàng của người bán có đúng hợp đồng hay không

- Nhờ thu kèm chứng từ:

Đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ

NH chuyển

chứng từ

NH thu và xuất trình chứng từ

(2)

(4)

Gửi hàng & chứng từ

Trang 21

tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ và bộchứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấpnhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng chongười mua để nhận hàng.

Sơ đồ 3: Trình tự nhờ thu kèm chứng từ

(1) Người bán sau khi gửi hàng cho người mua, lập bộ chứng từ nhờngân hàng thu hộ tiền Bộ chứng từ gồm hối phiếu và các chứng từ gửi hàngkèm theo

(2) Ngân hàng phục vụ người bán uỷ thác cho ngân hàng đại lý của mình

ở nước người mua nhờ thu tiền

(3) Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền Ngân hàng chỉ traochứng từ gửi hàng cho người mua nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận hốiphiếu

(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nguời bán thông qua ngân hàngchuyển chứng từ

Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bàn ngoài việc nhờ thu hộ tiền còn

có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua Với

NH chuyển

chứng từ

NH thu và xuất trình chứng từ

(2)

(4)

Gửi hàng

Trang 22

cách khống chế này thì quyền lợi người bán được đảm bảo hơn

Tuy nhiên, nó có nhược điểm là người bán không khống khế được việctrả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài thời gian tả tiền khi thấytình hình thị trường bất lợi cho họ hay việc trả tiền tiến hành quá chậmchạp.Mặt khác, ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ, chứkhông có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua

1.2.3 Tín dụng chứng từ (L/C)

Đây là phương thức thanh toán quan trọng và chủ yếu tại ngân hàngthương mại hiện nay Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhaunhư: Letter of Credit, Credit, Document Credit Ở Việt Nam ngoài tên là tíndụng chứng từ còn có các tên khác như L/C, thư tín dụng Trước đây, thư tíndụng còn được gọi là tín dụng thương mại nhưng nay thì từ này không còn

được dụng nữa mà thông dụng nhất là “Tín dụng chứng từ” vì nó thể hiện

1.2.3.2 Các bên tham gia

Các bên tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức tín dụngchứng từ gồm 4 bên

Thứ nhất là người yêu cầu mở L/C (Applicant): Là người mua, người

Trang 23

nhập khẩu hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.

Thứ hai là người hưởng lợi (Beneficiary): Là người bán, người xuấtkhẩu

Thứ ba là ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng phát hànhL/C, là ngân hàng phục vụ người mua

Thứ tưlà ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng ở nướcngười hưởng lợi

Ngoài ra, trong thực tế vận dụng phương thức tín dụng chứng từ, tuỳtheo từng điều kiện cụ thể còn có sự tham gia của một số ngân hàng khác như:Ngân hàng xác nhận (Congiring Bank), Ngân hàng chỉ định (NominatedBank), Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank)

1.2.3.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C

Sơ đồ 4:Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C.

(1) Trong quá trình thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu, người xuấtkhẩu và người nhập khẩu ký hợp đồng thương mại với nhau Nếu người xuấtkhẩu yêu cầu thanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thìtrong hợp đồng thương mại phải có điều khoản thanh toán theo phương thứctín dụng chứng từ

Người yêu cầu mở L/C

(Applicant)

Người thụ hưởng (Benificiary)

(1)

(6) (7)(2) (8) (9)

(6)

(5)

Trang 24

(2) Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/

C tại ngân hàng phục vụ mình

(3) Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp

lệ hay chưa Nếu đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo quangân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển

1 bản gốc cho người xuất khẩu

(4) Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 1 bản gốc L/C, ngânhàng thông báo chuyển L/C cho người thụ hưởng

(5) Người xuất khẩu khi nhận được 1 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nộidung L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợpđồng Nếu không họ sẽ yêu cầu ngân hàng chỉnh sửa theo đúng yêu cầu củamình rồi mới tiến hành giao hàng

(6) Sau khi chuyển giao hàng hoá, người xuất khẩu tiến hành lập bộchứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hànhthông qua ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán Ngoài ra, ngườixuất khẩu cũng có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng đượcchỉ định thanh toán được xác định trong L/C

(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phùhợp với quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanhtoán Nếu ngân hàng thấy không phù hợp thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồ sơcho người xuất khẩu

(8) Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người xuấtkhẩu và yêu cầu thanh toán

(9) Người phát hành kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiềncho ngân hàng

Trang 25

Trên đây là toàn bộ trình tự nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phươngthức tín dụng chứng từ.

1.2.3.4 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

1.2.3.4.1 Ưu điểm

* Đối với nhà nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá theo đúng với bộchứng từ và điều khoản ký kết trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chấtlượng, thời gian giao hàng…

- Nhà nhập khẩu được bảo đảm rằng chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/Ckhi tất cả các chỉ thị được thực hiện đúng như trong L/C

- Nhà nhập khẩu không chỉ nhận được chứng từ hàng hóa quy định trongL/C mà còn được ngân hàng kiểm tra với chuyên môn và trách nhiệm caonhất

- Nhà nhập khẩu còn được ngân hàng hỗ trợ về các mặt như: vốn, tậndụng tín dụng của ngân hàng…vì thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu đượctiền bán hàng là khá dài (bao gồm thời gian để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng,thời gian vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, thời gian bánhàng) Do đó, nếu được ngân hàng cho miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giátrị L/C thì không khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu

* Đối với nhà xuất khẩu:

- Nhà xuất khẩu được đảm bảo chắc chắn rằng khi xuất trình bộ chứng từphù hợp với điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán mà khôngcần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hoá hay chấp nhận bộchứng từ

- Nhà xuất khẩu cũng được ngân hàng tài trợ về mặt tài chính như: chiết

Trang 26

khấu bộ chứng từ L/C hay cho vay nhằm thực hiện hàng xuất khẩu dựa trênL/C đã được mở…

* Đối với ngân hàng :

- Ngân hàng sẽ thu được phí từ hoạt động phát hành L/C, thông báo L/C

và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C: Chuyển đổi ngoại tệ, phíSWIFT…

- Mặt khác thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng giúp

họ phát triển kinh doanh thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng pháttriển: tài khoản của khách hàng tại ngân hàng tăng, quan hệ tín dụng vớikhách hàng, doanh số mua bán ngoại tệ…

- Ngân hàng cũng tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý,làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau

Tuy nhiên TTQT theo phương thức L/C không phải là phương thức antoàn tuyệt đối, phương thức này vẫn có thể xảy ra những rủi ro cho các bêntham gia

1.2.3.4.2 Rủi ro

* Đối với nhà nhập khẩu:

Việc thanh toán L/C của ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuấttrình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá Vì vậy nếu một nhà xuấtkhẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (bề ngoài hợpvới L/C) Như vậy sẽ không đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽđúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì Trong trường hợp này, nhànhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng pháthành

Những thay đổi trong hợp đồng giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu

Trang 27

phải tiến hành nhiều thủ tục, sửa đổi bổ xung L/C làm kéo dài thời gian giaohàng, tăng chi phí.

Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sailầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngânhàng phát hành Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định,thì ngân hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ Hơn nữa,trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trảcho ngân hàng phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàngphát hành chỉ định Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàntrả số tiền đã ghi nợ cho ngân hàng phát hành, nhưng thực tế thì rất phức tạp

và dễ bị từ chối Vì để được bồi hoàn ngân hàng phát hành phải giao dịch vớimột ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nưa ngân hàng nàythường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nộiđịa; thậm chí cuối cùng thì ngân hàng phát hành cũng được bồi hoàn, nhữngphải mất nhiều tháng giao dịch thư từ và tranh cãi, chi phí có thể vượt giá trịcủa L/C

Nhà nhập khẩu sẽ chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cậpcảng Vì bộ chứng từ gồm vận đơn, mà vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hoá,nếu thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả Nếu nhà nhập khẩu cầngấp hàng hoá, thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành mộtthư bảo lãnh gửi hãng tầu để nhận hàng Để được bảo lãnh nhận hàng, nhànhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng

Nếu không quy định “Bộ chứng từ đầy đủ”(Full set of bills of lading) thì

một người khác có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của

bộ chứng từ, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu

* Đối với nhà xuất khẩu:

Trang 28

Vì phương thức L/C luôn đòi hỏi sự chính xác về chứng từ xuất trình nênnếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi điềukhoản thanh toán /chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lýhàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìmngười mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phảichịu các chi phí như lưu tầu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hànghóa… trong khi đó không trừ được lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ýhay từ chối nhận hàng vì lý do sai sót bộ chứng từ.

Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mấtkhả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng khôngđược thanh toán

Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành(không gửi thông qua ngân hàng thông báo) thì đó có thể là một L/C giả Nhàxuất khẩu phải yêu cầu một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phảiđược ngân hàng phục vụ mình xác minh L/C là thật

* Đối với ngân hàng:

Phương thức thanh toán chứng từ không phải là phương thức đảm bảo antoàn tuyệt đối, thực tế vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu người mua - người bán cốtình lừa đảo Mặt khác, nếu ngân hàng còn non yếu về trình độ và sự hiểu biết

về ngoại thương, sẽ dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của kháchhàng…

Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng L/

C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hoàn trả hoặc không có khảnăng hoàn trả Vì vậy mà rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là hiệnhữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm địnhkhách hàng một cách chặt chẽ

Trang 29

Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, màkhông có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi,nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được.

Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngânhàng phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy

bộ chứng từ Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước củangười nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi

bộ chứng từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng

sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu

Ngày đăng: 21/03/2015, 12:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]GS - TS Lê Văn Tư, 2005, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê Khác
[2]TS. Trâm Thị Xuân Hương (Chủ biên), 2006, Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản thống kê Khác
[3]PGS - TS Nguyễn Thị Thu Thảo (chủ biên), 2006, Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, nhà xuất bản Lao động – Xã hội Khác
[4]PGS – TS Nguyễn Văn Tiến, 2004, Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê Khác
[5] Nguyễn Trọng Thuỳ, 2006, Toàn tập UCP – Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, nhà xuất bản thống kê Khác
[7] Báo cáo tài chính thường niên 2004 – 2006 của NHNo&PTNT Đông Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w