LỜI CẢM ƠN Trong thời gian hai tháng thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam-Chi nhánh Sài Gòn-Phòng giao dịch Tân Định, em đã nhậnđược sự giúp đỡ, tạo điều
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thực trạng và Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Sài Gòn-
Phòng giao dịch Tân Định
SVTH : Đặng Huỳnh Diễm Thi MSSV: 09065122
LỚP: KT09-NT KHÓA: 2009-2013
TP HCM, THÁNG 08 NĂM 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian hai tháng thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam-Chi nhánh Sài Gòn-Phòng giao dịch Tân Định, em đã nhậnđược sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo,đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tìnhcủa các anh chị, các cô chú ,chính sự giúp đỡ đó đã giúp em hoàn thiện và nắm bắtnhững kiến thức thực tế về nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng
từ nói riêng cũng như nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói chung Những kiến thứcthực tế này sẽ là hành trang ban đầu cho quá trình công tác, làm việc sau này của
em Vì vậy, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo Phòng giaodịch, tới toàn thể cán bộ Phòng giao dịch về sự giúp đỡ tận tình của các anh chị,các
cô chú trong thời gian em thực tập vừa qua
Qua đây, em xin chúc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam-Chi nhánh Sài Gòn-Phòng giao dịch Tân Định ngày càng phát triển, kính chúccác anh chị,các cô chú luôn thành đạt trên cương vị công tác của mình
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn tình cảm và sự giúp đỡ, hướng dẫn tậntình của các thầy cô giáo trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng trong suốt quá trình
em học tập và nghiên cứu Nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô, em đã cóđược những kiến thức quý báu về cách thức nghiên cứu vấn đề cũng như nội dungcủa báo cáo thực tập Qua đó, mà em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốtnghiệp này
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM
Trang 4
NHẬN XÉT VÀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày … tháng … năm 2012 Xác nhận của cơ quan (Chữ ký đại diện và dấu tròn của cơ quan)
Trang 5NHNNo&PTNT(Agribank) :Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UCP : The Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU,BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 – 2011 12
BẢNG 2.1: SỐ LƯỢNG L/C NHẬP KHẨU NĂM 2009 – 2010 – 2011 21
BẢNG 2.2: GIÁ TRỊ L/C ĐƯỢC MỞ QUA 3 NĂM 2009 – 2010 – 2011 22
BẢNG 2.3: GIÁ TRỊ L/C NHẬP KHẨU PHÂN THEO LÃNH THỔ NĂM 2009 – 2010 – 2011 24
BẢNG 2.4: SỐ LƯỢNG L/C XUẤT KHẨU NĂM 2009 – 2010 – 2011 26
BẢNG 2.5: TRỊ GIÁ ĐÒI TIỀN L/C XUẤT KHẨU QUA CÁC NĂM 2009 – 2010 – 2011 TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TÂN ĐỊNH 27
BẢNG 2.6: GIÁ TRỊ L/C XUẤT KHẨU PHÂN THEO LÃNH THỔ NĂM 2009 – 2010 – 2011 28
BẢNG 2.7: BỘ CHỨNG TỪ BẤT HỢP LỆ 30
BIỂU ĐỒ 2.1: DOANH SỐ L/C NHẬP KHẨU 22
BIỂU ĐỒ 2.2: DOANH SỐ L/C NHẬP KHẨU THEO LÃNH THỔ 24
BIỂU ĐỒ 2.3: DOANH SỐ L/C XUẤT KHẨU 27
BIỂU ĐỒ 2.4: DOANH SỐ L/C XUẤT KHẨU PHÂN THEO LÃNH THỔ 29
SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PGD TÂN ĐỊNH 5
Trang 7MỤC LỤC
Trang Lời cảm ơn
Nhận xét của giảng viên chấm
Nhận xét của cơ quan thực tập
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ
Mục lục
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÀI GÒN(AGRIBANK SÀI GÒN)–PHÒNG GIAO DỊCH TÂN ĐỊNH 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 1
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 3
1.3 Hệ thống tổ chức của Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 4
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4
1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban tại PGD Tân Định 5
1.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 9
1.5 Các sản phẩm và dịch vụ của Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 10
1.6 Tầm quan trọng của hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 10
1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK SÀI GÒN – PGD TÂN ĐỊNH
2.1 Giới thiệu bộ phận thanh toán quốc tế 14
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận thanh toán quốc tế 14
2.1.2 Quy trình, cách thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại phòng thanh toán quốc tế 14
2.1.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu 14
2.1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu 18
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định 20
2.2.1 Hoạt động L/C nhập khẩu 20
2.2.1.1 Số lượng L/C nhập khẩu 21
2.2.1.2 Giá trị L/C nhập khẩu 22
2.2.1.3 Giá trị L/C nhập khẩu phân theo lãnh thổ 24
2.2.2 Hoạt động L/C xuất khẩu 25
2.2.2.1 Số lượng L/C xuất khẩu 26
2.2.2.2 Giá trị L/C xuất khẩu 27
2.2.2.3 Giá trị L/C xuất khẩu phân theo lãnh thổ 28
2.2.3 Thực trạng bộ chứng từ bất hợp lệ 29
2.3 Nhận xét về hoạt động thanh toán quốc theo phương thức tín dụng chứng từ tại PGD Tân Định 31
2.3.1 Ưu điểm 31
2.3.2 Nhược điểm 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34
Trang 9CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI AGRIBANK SÀI GÒN – PGD TÂN ĐỊNH
3.1 Định hướng phát triển của Agribank Sài Gòn - PGD Tân Định trong thời gian
tới 35
3.1.1 Trong hoạt động tại PGD Tân Định 35
3.1.2 Trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 36
3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định 37
3.2.1 Giải pháp nâng cao và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định 37
3.2.1.1 Thực hiện chính sách khách hàng linh hoạt 37
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ TTQT, đầu tư đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất 38
3.2.1.3 Phát triển hệ thống các Ngân hàng đại lý 40
3.2.1.4 Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban và công tác kiểm tra, kiểm soát 40
3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn(Agribank Sài Gòn) 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 44
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh
tế nói chung cũng như hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng Sựgiao lưu buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày mộtlớn đã đòi hỏi quá trình thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuậntiện cho các bên
Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế – Phòng giao dịch TânĐịnh trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chinhánh Sài Gòn (Agribank Sài Gòn), em nhận thấy tín dụng chứng từ là phương thứcthanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay Bởi lẽ nó đáp ứng được nhu cầucủa hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiền, người mua nhận được hàng và cótrách nhiệm trả tiền Đây là phương thức tín dụng quốc tế được áp dụng phổ biến và
an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu
Trong năm qua Phòng giao dịch Tân Định đã không ngừng đổi mới và nângcao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhucầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của khách hàng Cùng với chính sách kinh
tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhậpkhẩu ngày càng phát triển Do đó, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càngđược phát triển và hoàn thiện hơn
Xuất phát từ vấn đề nêu trên,em muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và Giải pháp nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Sài Gòn-Phòng giao dịch Tân Định” nhằm tìm hiểu thêm về hoạt động thanh
toán quốc tế tại Phòng giao dịch Tân Định Đồng thời tìm ra giải pháp mở rộng hoạtđộng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Phòng giao dịchTân Định
Trang 11Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sài Gòn (Agribank Sài Gòn) –Phòng giao dịch Tân Định
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định
Trang 12CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÀI GÒN(AGRIBANK SÀI
GÒN)-PHÒNG GIAO DỊCH TÂN ĐỊNH 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank Sài Gòn-PGD Tân Định
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đượcthành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng.Đến nayAgribank hiện là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốnphát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác củanền kinh tế Việt Nam.Đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán đa dạng và phong phú đểphục vụ sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế thị trường hiện nay
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộcông nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến tháng9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện :
có quyết định số 41/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 25/02/2002 về việc “Chuyển Sở giaodịch Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT II thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp
& PTNT Sài Gòn”
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phầnkinh tế cũng trở nên đa dạng và phong phú Điều đó đòi hỏi các dịch vụ Ngân hàng
Trang 13cũng phải không ngừng mở rộng Đồng thời, để thực hiện chiến lược lâu dài nhằm
mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn đã không ngừng mở rộng mạng lướihoạt động , liên tục lập thêm những PGD mới
Trong năm 2007, Agribank Sài Gòn đã chính thức khai trương PGD TânĐịnh, bước thêm một bước trong chiến lược phủ sóng hầu hết các quận nội thànhtrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những trọng điểm củaAgribank Sài Gòn nhằm khai thác thị trường tài chính ở quận trung tâm của thànhphố.Xuất phát từ vị trí 81A Trần Quang Khải Quận1, gần ngay trung tâm thành phốvới nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ban lãnh đạo Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn đã quyết định thành lập PGDTân Định trực thuộc trung tâm điều hành của Agribank Sài Gòn theo quyết định số45/QĐNHNo-02 PGD Tân Định hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều
lệ hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn PGDTân Định là một đơn vị kinh doanh có con dấu riêng và được hạch toán độc lập
Sau hơn 5 năm hoạt động PGD Tân Định đã dần được xây dựng và trở nênvững mạnh hơn PGD Tân Định đã vinh dự đạt được nhiều thành tích xuất sắc hoànthành nhiệm vụ Ngân hàng qua các năm và đã gặt hái được nhiều thành công trongnăm 2011:
Đơn vị giải nhất “Chuyên đề thẻ năm 2011” theo quyết định số07/QĐ-CNSG-HCNS do Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTcấp ngày 11/01/2012
Đơn vị giải ba “Chuyên đề tín dụng 2011” theo quyết định số CNSG-HCNS do Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cấp ngày11/01/2012
07/QĐ- Đơn vị giải ba “Chuyên đề tài chính 2011” theo quyết định số CNSG-HCNS do Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cấp ngày11/01/2012
07/QĐ- Đơn vị giải hai “Phong trào thi đua Ngân hàng trong sạch hướng tớihội nhập năm 2011” theo quyết định số 06/QĐ-CNSG-HCNS do Giámđốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cấp ngày 11/01/2012
Trang 14 Đơn vị giải nhất “Chuyên đề thanh toán năm 2011” theo quyết định số07/QĐ-CNSG-HCNS do Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNTcấp ngày 11/01/2012.
Đơn vị giải hai “Phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinhdoanh năm 2011” theo quyết định số 05/QĐ-CNSG-HCNS do Giám đốcNgân hàng Nông nghiệp và PTNT cấp ngày 11/01/2012
Theo định hướng của Agribank Sài Gòn, PGD Tân Định sẽ không ngừngkiện toàn về tổ chức bộ máy cán bộ, cải cách khâu kế toán, tập trung đào tạo chuyênmôn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, đẩy nhanh ứng dụng tin học, tăngcường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ Với những nỗ lực không ngừng của cán
bộ lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ nhân viên,Agribank Sài Gòn-PGD Tân Định đã vàđang nắm bắt những cơ hội thuận lợi, vận dụng đúng quy luật thị trường nên ngàycàng gặt hái được nhiều thành công
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Agribank Sài Gòn– PGD Tân Định
Lợi thế kinh doanh của Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định được thể hiệnrất rõ qua vị trí tọa lạc tại số 81A Trần Quang Khải,Quận 1 với quy mô xây dựnggồm 1 trệt và 2 lầu, diện tích sử dụng khoảng 600 m2 Đối tượng khách hàng chiếnlược mà PGD muốn hướng đến là các tầng lớp dân cư thuộc địa bàn quận 1, quậnPhú Nhuận, và quận Bình Thạnh
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Agribank Sài Gòn– PGD Tân Địnhcũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh trên địa bàn Bởi vìkhông riêng Agribank Sài Gòn, với những tiềm năng phát triển kinh tế như hiệnnay, quận 1 cũng nằm trong tầm ngắm của các ngân hàng khác kể cả Ngân HàngThương Mại Quốc Doanh lẫn Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Theo thống kê thìhiện nay có khoảng 25 ngân hàng đặt chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn,đặc biệt là khu vực trên đường Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu , Điện Biên Phủ và lâncận như Sacombank, Vietinbank, ACB, VIB, Eximbank, BIDV,… Do đó tính cạnhtranh của các ngân hàng trên địa bàn là rất cao
Mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư côngnghệ hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là tiêu chí lớn trong chiến lược phát
Trang 15triển mà Agribank Sài Gòn-PGD Tân Định đã và đang tiếp tục thực hiện Các dịch
vụ tài chính mà Agribank Sài Gòn- PGD Tân Định cung cấp cho khách hàng gồm:
- Huy động các loại tiền gửi bằng VNĐ, USD, EUR và vàng; Lãi suấthấp dẫn, có nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi
- Tài trợ vốn cho mọi loại hình hoạt động, đặc biệt: tài trợ xuất nhậpkhẩu; Cho vay với mọi loại hình kinh tế, đặc biệt là cho vay đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân;Cho vay với nhiều mục đích sử dụng: sản xuất kinh doanh, phục vụđời sống, xây dựng sửa chữa nhà, du học, đi làm việc ở nước ngoài,mua bất động sản, mua xe ôtô… Lãi suất cạnh tranh, thủ tục giảingân nhanh chóng
- Thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của ngânhàng hoặc tại nhà với thời gian ngắn nhất, phí chuyển hợp lý nhất
- Thực hiện các dịch vụ: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán,thu chi trả lương hộ, dịch vụ thẻ ATM, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiềuhối và các dịch vụ tư vấn tài chính khác…
1.3 Hệ thống tổ chức của Agribank Sài Gòn– PGD Tân Định
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 16SƠ ĐỒ 1.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PGD TÂN ĐỊNH
(Nguồn: Phòng hành chính - PGD Tân Định) 1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban tại PGD Tân Định
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.Ban giám đốc doAgriank trung ương bổ nhiệm Giám đốc là người quyết định toàn bộ mọi hoạt độngcủa PGD và chịu trách nhiệm trước NHNN Việt Nam Phó giám đốc cùng giám đốcđiều hành và quản lý PGD; thay mặt giám đốc khi vắng mặt và cũng chịu tráchnhiệm trước quyết định của mình
Phòng dịch vụ khách hàng:
- Bộ phận tiếp thị:
Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triểnthị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu Thu thập ý kiếnđóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc PGD các biện
GIÁM ĐỐC PGD
Phòng hành chính
Phòng kế toán và
quỹ
Phòng hỗ trợ kinh doanh
Bộ phận thanh toán quốc tế
Bộ phận xử lý giao dịch
Bộ phận kế toán
Bộ phận quỹ
PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Trang 17pháp cải tiến nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và pháttriển thị phần.
Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đếncho vay, bảo lãnh
Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hìnhthực hiện và đề xuất cho Giám đốc phòng giao dịch các biệnpháp khắc phục các khó khăn trong công tác
- Bộ phận thẩm định:
Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh,phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo củakhách hàng
Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vaybảo lãnh
Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồsơ
Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngânhàng đến khách hàng
Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp vàđăng ký giao dịch bảo đảm
Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố
Lập chứng thư bảo lãnh đối với ghiệp vụ bảo lãnh nội địa
Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay
Trang 18 Quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ.
Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn
vị trực thuộc
- Bộ phận thanh toán quốc tế:
Hướng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanhtoán quốc tế
Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tuchỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện cácphương thức thanh toán quốc tế khác
Lập thủ tục và thanh toán cho nước ngoài và nhận thanh toán từnước ngoài theo yêu cầu của khách hàng
Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngânhàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ
Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quyđịnh, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng
Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài
Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phậnđảm trách
Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định
Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hìnhthực hiện và đề xuất cho Giám đốc PGD các biện pháp khắcphục các khó khăn trong công tác
- Bộ phận xử lý giao dịch:
Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụkhác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầucủa khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ kếtoán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, thu đổingoại tệ tiền mặt, séc và các loại thẻ quốc tế; các nghiệp vụ về thẻcủa ngân hàng Agribank, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổphần, thu chi tiền mặt
Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách
Trang 19 Hướng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của Ngân hàng.
Tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm củaNgân hàng
Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sảnphẩm và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan
Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụhoạt động của PGD
- Quản lý thanh khoản
- Quản lý kho quỹ
- Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của PGD theo đúng quy định
Phòng hành chính
- Tiếp nhận, phân phối,phát hành và lưu trữ văn thư
- Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của PGD
- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tàisản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại PGD
- Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mưu, theo dõi thực hiện chiphí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã được duyệt
- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tảitiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệtđối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc
- Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của Ngân hàng và nhân sựphụ trách kho hàng cầm cố
Trang 20- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kếhoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của PGD.
- Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tạiPGD
- Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợpđồng lao động, nghỉ phép… tại PGD
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấphành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trongtoàn PGD
1.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định
Luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt đối với thành công củangân hàng Trong năm 2012 Agribank Sài Gòn - PGD Tân Định đặc biệt chú trọngđến công tác nhân sự, từ việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ đến xây dựng độingũ cán bộ giỏi nghề, tâm huyết với công việc và có ý thức đạo đức nghề nghiệp
cao Tính đến 31/12/2011,tổng số lao động của PGD là 24 người Trong đó:
Thạc sĩ: 01 người;
Đại học: 20 người;
Trung học,cao đẳng,khác: 3 người
100% cán bộ biết sử dụng tin học và có trình độ ngoại ngữ
Công tác qui họach: Hàng năm PGD đều thực hiện tốt công tác qui hoạchcán bộ theo đúng qui trình hướng dẫn của Agribank Sài Gòn để chủ động tạo nguồncán bộ cho năm sau và những năm tiếp theo
Công tác đào tạo: PGD thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp nghiệp vụngắn hạn do Hiệp hội Ngân hàng và Agribank Sài Gòn tổ chức, tổ chức các lớp học
về kỷ năng giao tiếp,phục vụ khách hàng cho cán bộ nhân viên Đồng thời, PGDcũng luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học thêm vềngoại ngữ, đại học tại chức ngoài giờ để nâng cao trình độ chuyên môn
Trang 211.5 Các sản phẩm và dịch vụ của Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định
- Huy động tiền tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ
- Huy động kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ đối với các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước
- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ
- Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi
- Cho vay cá nhân, hộ gia đình có đảm bảo bằng tài sản,cho vay tiêu dùng,cho vay du học
- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩuhàng hóa và dịch vụ, dịch vụ ngân hàng và chi trả kiều hối
- Chuyển tiền bằng hê thống SWIFT với các ngân hàng lớn trên thế giới
- Dịch vụ ATM (máy rút tiền tự động 24/24)
- Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế như: VISA, MASTER, ACB,DEBITCARD
- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong
và ngoài nước
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa
- Chiết khấu các loại chứng từ có giá
- Mua bán giao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ
- Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ,dịch vụ thu hộ ,chi hộ theo yêu cầu
- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính,ngân hàng
1.6 Tầm quan trọng của hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định
Đối với hoạt động của Ngân hàng nói chung và Agribank Sài Gòn – PGDTân Định nói riêng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế mànhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí quan trọng Nó không chỉ thuần tuý làdịch vụ mà còn được coi là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng
Trang 22- Trước hết, hoạt động thanh toán quốc tế giúp PGD thu hút thêm đượckhách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế Trên cơ sở đó, PGD phát triển thêm quy
mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường
- Thứ hai, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, PGD có thể đẩy mạnhhoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời
do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ Thanhtoán quốc tế qua PGD
- Thứ ba, giúp PGD thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó PGD có thểphát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ PGD quốc tếkhác
- Thứ tư, hoạt động thanh toán quốc tế giúp PGD tăng tính thanh khoảnthông qua lượng tiền ký quỹ.Mức ký quỹ phụ thuộc vào độ tin cậy, an toàn của từngkhách hàng cụ thể Song xét về tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh mộtcách thường xuyên và ổn định.Vì vậy trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng
có thể sử dụng các khoản này để hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, thậm chí có thể
sử dụng để kinh doanh,đầu tư ngắn hạn để kiếm lời
Hơn thế nữa, hoạt động thanh toán quốc tế còn giúp PGD đáp ứng tốt hơnnhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của PGD
Có thể nói, trong xu thế ngày nay hoạt động Thanh toán quốc tế có vai tròhết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động Kinh tế đốingoại nói chung Vì vậy, việc nghiên cứu thực trang để có giải pháp thực hiệnnghiệp vụ Thanh toán quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơncho công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam
1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn – PGD Tân Định
Trang 23BẢNG 1.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 – 2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh 10/09
So sánh 11/10
1 Thu nhập 4.886 28.282 65.797 23.396 478,84% 37.515 132,65%Thu lãi 4.712 26.722 62.926 22.010 467,11% 36.204 135,48%Dịch vụ 174 1.560 2.871 1.386 796,55% 1.311 84,04%
2 Chi phí 3.201 16.217 43.364 13.016 406,62% 27.147 167,40%Lãi 727 5.735 23.620 5.008 688,86% 17.885 311,86%Dịch vụ 1.270 2.925 5.184 1.655 130,31% 2.259 77,23%Chi phí NV 549 2.865 5.836 2.316 421,86% 2.971 103,70%Nộp thuế 655 4.692 8.724 4.037 616,34% 4.032 85,93%
3 Lợi nhuận 1.685 12.065 22.433 10.380 616,02% 10.368 85,93%
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn:bộ phận kế toán -PGD Tân Định)
Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của PGD không ngừng tăng trưởng Cụthể tổng thu nhập năm 2011 đạt 65.797 triệu đồng, cao hơn năm 2010 là 37.515triệu đồng, tương ứng tăng 132,65% Trong đó nguồn thu chủ yếu của PGD là thulãi cho vay vẫn chiếm tỷ lệ cao Tổng chi phí hoạt động của PGD qua ba năm đềutăng Năm 2010 đạt 16.217 triệu đồng, chiếm 57,34% tổng thu nhập Năm 2011 đạt43.364 triệu đồng, chiếm 65,91% tổng thu nhập Năm 2011 so với năm 2010 tăng27.147 triệu đồng, tương ứng 167,40% Hoạt động lợi nhuận của PGD đều tăng Cụthể năm 2009 lợi nhuận đạt 1.685 triệu đồng, sang năm 2011 đạt lợi nhuận 22.433triệu đồng So với năm 2010 thì năm 2011 tăng 10.368 triệu đồng, tương ứng tăng85,93%.Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm tăng,
có được kết quả khả quan như vậy là do công sức của cả một tập thể nhân viên PGD
đã phấn đấu vì lợi ích chung Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới PGD cần phải cốgắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấptín dụng để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng
Trang 24KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động thanh toán quốc tế tuy mới phát triển tại Việt Nam trong thờigian ngắn nhưng nó cũng đã thể hiện vai trò cũng như tầm quan trọng trong nềnkinh tế Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập
Các sản phẩm cho thuê tài chính của Agibank nói chung cũng như PGDTân Định nói riêng rất đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mở rộng, nâng cấp phươngtiện sản xuất kinh doanh của khách hàng
Với phương châm mang đến hiệu quả tốt nhất cho khách hàng, AgribankSài Gòn-PGD Tân Định đã khẳng định mình trên thị trường bằng nỗ lực hoạt độngtrong thời gian qua Agribank Sài Gòn-PGD Tân Định đã đáp ứng được một lượnglớn nhu cầu thuê tài chính từ khách hàng Qua đó tạo điều kiện cho các doanhnghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển hệ thống tài chính nóiriêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
AGRIBANK SÀI GÒN-PGD TÂN ĐỊNH 2.1 Giới thiệu bộ phận thanh toán quốc tế
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận thanh toán quốc tế
Phòng TTQT –PGD Tân Định là bộ phận nghiệp vụ có chức năng thammưu, giúp việc cho Giám đốc PGD trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện các dịch vụliên quan đến dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước phát sinh tại PGD Tân Địnhtheo đúng quy chế, quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vàAgribank Sài Gòn
Đi vào hoạt động, phòng TTQT –PGD Tân Định sẽ thực hiện các dịch vụnhư: cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng là tổ chức kinh tế;thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phươngthức TTR; mở hồ sơ L/C nhập khẩu, xuất khẩu; nhận L/C của ngân hàng nướcngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng; thực hiện chiết khấuchứng từ hàng hóa xuất khẩu; công bố tỷ giá giao dịch theo quy định của Ngân hàngtại PGD và thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bảo lãnh trong nước…
Phòng TTQT –PGD Tân Định bao gồm có 6 người: 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và
4 nhân viên
2.1.2 Quy trình, cách thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại phòng thanh toán quốc tế
2.1.2.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán hàng hoá nhập khẩu bằng phươngthức tín dụng chứng từ yêu cầu PGD mở L/C thì phải gửi đến PGD một bộ hồ sơbao gồm:
Thư yêu cầu mở L/C Trong thư khách hàng phải điền đầy đủ, chínhxác các thông tin phù hợp với thư yêu cầu của mình
Bản sao có xác nhận sao y bản chính của khách hàng (ký, đóng dấu).Khách hàng chịu trách nhiệm pháp lý về việc sao y từ văn bản chính
Hợp đồng nhập khẩu
Trang 26 Văn bản cho phép nhập khẩu của bộ thương mại hoặc cơ quan chủquản quản lý chuyên nghành (đối với ngành hàng kinh doanh có điềukiện).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã
số xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu tiên)
Vào bìa hồ sơ L/C
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, thanh toán viên tiến hành kiểm tra
hồ sơ mở L/C, kiểm tra nội dung thư yêu cầu mở L/C Nếu nội dung không rõ ràng,các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẩn, thanh toán viên sẽ hướng dẫn khách hànghoàn chỉnh trước khi mở L/C Thanh toán viên không tự động sửa chữa hoặc bổsung các chi tiết thay khách hàng Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký củachủ tài khoản và kế toán trưởng
Khi kiểm tra hồ sơ xong nếu thấy phù hợp thanh toán viên sẽ tiến hành xácđịnh mức ký quỹ
- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng theodõi khách hàng sẽ đề suất mức ký quỹ, phụ trách phòng tín dụng
ký và trình lãnh đạo duyệt
- Đối với khách hàng không có quan hệ tín dụng thì sẽ giao chophòng tín dụng hoặc phòng thanh toán quốc tế đề xuất mức kýquỹ sau đó trình lãnh đạo duyệt
Sau khi xác định mức ký quỹ, khách hàng phải chuyển đủ số tiền vào tàikhoản ký quỹ trước khi mở L/C Trưởng phòng kế toán sẽ xác định số tiền ký quỹ
và ký tên
Tiếp theo thanh toán viên sẽ tiến hành kiểm tra nguồn vốn thanh toán L/C
- Nếu khách hàng đề nghị thanh toán L/C hoàn toàn bằng vốn tự
có với mức ký quỹ thấp hơn 100% trị giá L/C thì cán bộ tín dụnghoặc thanh toán viên sẽ xem xét và đề xuất với lãnh đạo( trongtruờng hợp khách hàng có quan hệ tín dụng) Sau đó phụ tráchphòng tín dụng hoặc phòng thanh toán quốc tế ký và trình duyệtlãnh đạo trên cơ sở các điều kiện cụ thể
Trang 27- Nếu khách hàng đề nghị vay vốn ngân hàng để thanh toán L/C sốtiền còn lại sau khi ký quỹ bằng vốn tự có:
Phòng tín dụng sẽ xét duyệt mức cho vay theo chế độ tíndụng hiện hành
Nếu đồng ý vay ngân hàng và khách hàng sẽ ký sẵn đơnxin vay, giấy nhận nợ nhưng để trống ngày nhận nợ Ngàyngân hàng thanh toán bộ chứng từ là ngày hạch toán nhận
nợ vay và được ghi vào giấy nhận nợ
Trong hồ sơ thanh toán bằng vốn tín dụng phải có đơn xinvay, khế ước nhận nợ Lưu ý rằng, khách hàng mở L/Cchính là người ký đơn xin vay, giấy nhận nợ để thanh toánL/C đó
b) Mở L/C nhập khẩu
Khi hồ sơ của khách hàng đã có đầy đủ các diều kiện, thanh toán viên sẽtiến hành mở L/C theo trình tự
Đăng ký số tham chiếu L/C
Chọn ngân hàng thông báo/ ngân hàng thương lượng
Đưa dữ liệu vào máy vi tính để mở thư yêu cầu của khách hàng
L/C phải dẫn chiếu UCP600 nếu mở bằng Telex hoặc thư Nếu mởbằng SWIFT thì không cần
Hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ hoặc lập phiếu báo nợ gửi tới bộphận kế toán, nhập ngoại bảng số tiền mở L/C, thu phí mở L/C theoquy định hiện hành của Agribank Sài Gòn
Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện mở L/C trình phụ trách phòng, báocáo trình lãnh đạo ký duyệt
Giao một bảng gốc cho khách hàng có dấu chữ ký của lãnh đạo PGD
c) Sửa đổi L/C
Trong quá trình giao dịch, nếu khách hàng có nhu cầu cần sửa đổi một sốnội dung trong L/C thì họ sẽ xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu in sẵncủa ngân hàng) kèm theo văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có)
Trang 28Căn cứ theo yêu cầu của khách hàng thanh toán viên phát hành sửa đổi vàgửi ngân hàng thông báo.
Trong trường hợp có ý kiến của người hưởng lợi về sửa đổi L/C, trong nộidung phải ghi rõ: “Trong vòng 2 ngày làm việc nếu không nhận được ý kiến gì từphía các Ngài, sửa đổi này coi như được chấp nhận” Nếu phí sửa đổi do ngườihưởng lợi chịu, trong sửa đổi L/C phải ghi rõ : “Phí do người hưởng lợi chịu và sẽđược trừ khi thanh khoản”
Sau đó thanh toán viên sẽ chuyển hồ sơ cùng điện sửa đổi L/C trình phụtrách phòng, báo cáo lãnh đạo ký duyệt và giao một bản gốc cho khách hàng
d) Xử lý điện đòi tiền của ngân hàng nước ngoài
Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi có liên quan, người bán sẽ tiến hànhgiao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng thông qua ngân hàngcủa người bán Tại PGD sau khi nhận điện, in bảng kê điện đã nhận, phụ tráchphòng xem xét rồi giao cho thanh toán viên Thanh toán viên kiểm tra điện đòi tiền
Nếu phù hợp, thanh toán viên kiểm tra nguồn tiền thanh toán L/Cđồng thời thông báo ngay cho khách hàng và gửi phòng tín dụng (nếuthanh toán bằng vốn tín dụng) về việc ngân hàng nước ngoài đòi tiền đểcho vay, hạch toán ngày nhận nợ
Tiếp theo thanh toán viên trả tiền bằng điện SWIFT rồi trích ký quỹ, thuphí, hạch toán xuất ngoại bảng số tiền thanh toán, rút số dư trên bìa hồ sơ L/C.Thanh toán viên chuyển toàn bộ điện trả tiền, các chứng từ liên quan và hồ sơ L/Ctrình phụ trách phòng ký duyệt
Nếu điện báo không phù hợp, thanh toán viên phải gửi thông báo chokhách hàng kèm một bản sao điện của ngân hàng nước ngoài thôngbáo chứng từ không phù hợp, yêu cầu khách hàng trong vòng 3 ngàylàm việc phải có ý kiến bằng văn bản để PGD trả lời ngân hàng nướcngoài Nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thìngân hàng tiến hành thanh toán Nếu khách hàng không chấp nhận saisót, ngân hàng sẽ lập điện từ chối thanh toán theo mẫu SWIFT, trìnhphụ trách phòng báo cáo lãnh đạo PGD ký gửi ngân hàng nước ngoài