Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 25)

5. Kết cấu của khóa luận

1.2.3.4. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

1.2.3.4.1. Ưu điểm

* Đối với nhà nhập khẩu:

- Nhà nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được hàng hoá theo đúng với bộ chứng từ và điều khoản ký kết trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng…

- Nhà nhập khẩu được bảo đảm rằng chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị được thực hiện đúng như trong L/C.

- Nhà nhập khẩu không chỉ nhận được chứng từ hàng hóa quy định trong L/C mà còn được ngân hàng kiểm tra với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất.

- Nhà nhập khẩu còn được ngân hàng hỗ trợ về các mặt như: vốn, tận dụng tín dụng của ngân hàng…vì thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu được tiền bán hàng là khá dài (bao gồm thời gian để nhà xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, thời gian bán hàng). Do đó, nếu được ngân hàng cho miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C thì không khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.

* Đối với nhà xuất khẩu:

- Nhà xuất khẩu được đảm bảo chắc chắn rằng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hoá hay chấp nhận bộ chứng từ.

khấu bộ chứng từ L/C hay cho vay nhằm thực hiện hàng xuất khẩu dựa trên L/C đã được mở…

* Đối với ngân hàng :

- Ngân hàng sẽ thu được phí từ hoạt động phát hành L/C, thông báo L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C: Chuyển đổi ngoại tệ, phí SWIFT…

- Mặt khác thông qua cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng giúp họ phát triển kinh doanh thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển: tài khoản của khách hàng tại ngân hàng tăng, quan hệ tín dụng với khách hàng, doanh số mua bán ngoại tệ…

- Ngân hàng cũng tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.

Tuy nhiên TTQT theo phương thức L/C không phải là phương thức an toàn tuyệt đối, phương thức này vẫn có thể xảy ra những rủi ro cho các bên tham gia.

1.2.3.4.2. Rủi ro

* Đối với nhà nhập khẩu:

Việc thanh toán L/C của ngân hàng chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. Vì vậy nếu một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (bề ngoài hợp với L/C). Như vậy sẽ không đảm bảo cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng phát hành.

phải tiến hành nhiều thủ tục, sửa đổi bổ xung L/C làm kéo dài thời gian giao hàng, tăng chi phí.

Ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì ngân hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho ngân hàng phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàng phát hành chỉ định . Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ cho ngân hàng phát hành, nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Vì để được bồi hoàn ngân hàng phát hành phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nưa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa; thậm chí cuối cùng thì ngân hàng phát hành cũng được bồi hoàn, những phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ và tranh cãi, chi phí có thể vượt giá trị của L/C.

Nhà nhập khẩu sẽ chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cập cảng. Vì bộ chứng từ gồm vận đơn, mà vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hoá, nếu thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà nhập khẩu cần gấp hàng hoá, thì phải thu xếp để được ngân hàng phát hành phát hành một thư bảo lãnh gửi hãng tầu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhập khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng.

Nếu không quy định “Bộ chứng từ đầy đủ”(Full set of bills of lading) thì một người khác có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ chứng từ, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là nhà nhập khẩu.

Vì phương thức L/C luôn đòi hỏi sự chính xác về chứng từ xuất trình nên nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi điều khoản thanh toán /chấp nhận có thể bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tầu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa… trong khi đó không trừ được lập trường của nhà nhập khẩu sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do sai sót bộ chứng từ.

Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.

Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành (không gửi thông qua ngân hàng thông báo) thì đó có thể là một L/C giả. Nhà xuất khẩu phải yêu cầu một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình xác minh L/C là thật.

* Đối với ngân hàng:

Phương thức thanh toán chứng từ không phải là phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối, thực tế vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu người mua - người bán cố tình lừa đảo. Mặt khác, nếu ngân hàng còn non yếu về trình độ và sự hiểu biết về ngoại thương, sẽ dẫn tới sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng…

Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. Vì vậy mà rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là hiện hữu, do đó, trước khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần thẩm định khách hàng một cách chặt chẽ.

Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà nhập khẩu không chấp nhận, thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được.

Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng chỉ định có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả, thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, nên nhà nhập khẩu không chấp nhận, do đó ngân hàng sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà nhập khẩu.

Chương 2

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT BẮC HÀ NỘI

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 2.1.1. Vài nét về NHNo & PTNT Việt Nam

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng nhà nước huyện, Phòng tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương (TW) được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng nông nghiệp Ngân hàng nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng phục vụ người nghèo - thực chất là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh.

2.1.2. Lịch sử hình thành NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội

Tên giao dịch: NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội. Tên viết tắt: Agribank Bắc Hà Nội.

Trụ sở chính của Ngân hàng: Số 266 - Đội Cấn-Ba Đình-Hà Nội. Điện thoại: 04.37627636

Fax: 04.37627636

Email: Agribank_BacHN@fpt.vn

NHNo&PTNN chi nhánh Bắc Hà Nội là một chi nhánh trong mạng lưới chi nhánh cấp 1 trong mạng lưới chi nhánh của NHNo&PTNTVN. Chi nhánh Bắc Hà Nội được thành lập theo quyết định số 342/QĐ/HĐQT - TTCB của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN ngày 05 tháng 09 năm 2001. NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở đặt tại số 266 Đội Cấn- Ba Đình-Hà Nội. Sau hơn 8 năm hình thành và phát triển đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội đã ngày càng phát triển lớn mạnh, từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức, mở rộng thêm các phòng ban, các phòng giao dịch mới cũng nhu tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới, từng bước đưa ngân hàng hội nhập thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế trong tình hình mới, nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO .

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội. Cơ cấu tổ chức bộ máy, mạng lưới của NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội tại trụ sợ chính bao gồm các phòng ban sau được tổ chức theo sơ đồ sau:

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức mạng lưới Chi nhánh

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)

Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức tại trụ sở chính

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Phòng tín dụng Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán-ngân quỹ

Phòng kiểm tra, kiểm

toán nội bộ Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

Phòng thẻ và phát triển sản phẩm Phòng điện toán Hội đồng quản trị Trụ sở chính Phòng giao dịch số 1 Phòng giao dịch số 2 Phòng giao dịch số 3 Phòng giao dịch số 4 Phòng giao dịch số 5 Phòng giao dịch số 6 Phòng giao dịch số 7 Phòng giao dịch số 8

2.1.3.2. Chức năng các phòng ban:

2.1.3.2.1. Phòng tín dụng

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu, cho vay uỷ thác, bảo lãnh trong nước của chi nhánh theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, huy động nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

- Xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội, đề xuất các phương án phát triển kinh doanh, phát triển mạng lưới hoạt động, chính sách khách hàng cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng.

- Tổ chức, theo dõi, kiểm soát công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, chiết khấu…

- Thực hiện công tác báo cáo thống kê theo quy định của NHNN. Đề xuất tuyển dụng, bố trí và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám Đốc Chi nhánh giao.

2.1.3.2.2. Phòng thanh toán quốc tế

- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT) của chi nhánh và đơn vị theo đúng những quy định của pháp luật.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm của chi nhánh và đơn vị trực thuộc.

- Nghiên cứu và đế xuất với ban giám đốc những cải tiến quy trình, phương án phát triển nghiệp vụ TTQT, tài trợ xuất - nhập khẩu (XNK), kiều hối và kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện đầy đủ công tác thông tin tín dụng và theo dõi đôn đốc thu hồi nợ.

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ của chi nhánh và Hội sở để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện công tác báo cáo thống kê, công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài sản kịp thời, đầy đủ và an toàn theo quy định.

- Đề xuất tuyển dụng, bố trí và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc giao.

2.1.3.2.3. Phòng hành chính nhân sự

- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương, công tác hành chính văn thư, an toàn nơi làm việc.

- Đề xuất với Ban Giám đốc về cải tiến quản lý nhân sự, về bố trí, đề bạt, nâng bậc lương cho cán bộ viên chức của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

- Lập kế hoạch phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự cho Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

- Quản lý và lập dự trù mua sắm tài sản, công cụ lao động, sửa chữa trụ sở làm việc chi nhánh và cho các đơn vị trực thuộc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban Giám đốc giao.

2.1.3.2.4. Phòng kế toán ngân quỹ

các đơn vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chế độ quy định. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác.

- Theo dõi phản ánh tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và quản lý tài sản, các loại vốn, ấn chỉ, chứng từ có giá của chi nhánh.

- Lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện thu chi tài chính; chấp hành chế độ báo cáo thống kê, quyết toán tài chính với Hội sở, thực hiện đầy đủ, chu đáo, tuyệt đối chấp hành quy chế bảo mật cho khách hàng của NHNN và NHNo&PTNT.

- Thực hiện việc kiểm tra nghiệp vụ thường xuyên, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ kế toán và các tài liệu của chi nhánh theo chế độ quy định.

- Đề xuất những biện pháp cải tiến nghiệp vụ kế toán, chương trình điện toán về quản lý nhân sự, bố trí, bồi dưỡng đào tạo nhân viên của phòng cho ban Giám đốc.

- Tổ chức, thực hiện thu chi, kiểm đếm tiền mặt, xuất nhập, định mức tồn quỹ chính xác, an toàn theo đúng quy định.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do ban Giám đốc giao.

2.1.3.2.5. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế, chế độ tại chi nhánh.

- Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

- Tư vấn cho giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh, giúp chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w