A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học, nâng cao chất lượng quản lí chuyên môn. Kết quả bước đầu là nhiều trường tiểu học đã xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn từ giáo viên đến tổ khối và nhà trường; nhiều thầy cô giáo của các trường đã phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi các cấp; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; mũi nhọn học sinh năng khiếu được duy trì... Góp phần vào những thành quả đó có nhiều nguyên nhân tích cực, trong đó phải kể đến chất lượng của đội ngũ thầy cô giáo đã từng bước được nâng cao; việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện quy chế chuyên môn ngày được củng cố và có chất lượng, … Để góp phần vào đổi mới quản lý thực hiện chuyên môn ở trường tiểu học hiện nay. Phòng GDĐT Trảng Bom xin được báo cáo tham luận về việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở trường tiểu học của huyện như sau:
Trang 1BÁO CÁO THAM LUẬN
Về việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn
ở trường tiểu học.
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở bậc tiểu học, nâng cao chất lượng quản lí chuyên môn Kết quả bước đầu là nhiều trường tiểu học đã xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn từ giáo viên đến tổ khối và nhà trường; nhiều thầy cô giáo của các trường đã phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi các cấp; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; mũi nhọn học sinh năng khiếu được duy trì Góp phần vào những thành quả
đó có nhiều nguyên nhân tích cực, trong đó phải kể đến chất lượng của đội ngũ thầy cô giáo đã từng bước được nâng cao; việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện quy chế chuyên môn ngày được củng cố và có chất lượng, …
Để góp phần vào đổi mới quản lý thực hiện chuyên môn ở trường tiểu học hiện nay Phòng GDĐT Trảng Bom xin được báo cáo tham luận về việc
quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở trường tiểu học của huyện như
sau:
Như chúng ta đã biết quy chế là những điều định ra để nhiều người, nhiều nơi cùng theo đó mà làm Vậy thì quy chế chuyên môn ở trường tiểu học
được hiểu sơ lược là những quy định về công việc chuyên môn tiểu học do cấp trên yêu cầu đặt ra để mọi người (bao gồm: CBQL, Giáo viên, học sinh…) cùng thực hiện Việc thực hiện quy chế chuyên môn không phải là việc làm mới, vì thời gian qua chúng ta đã và đang tiếp tục thực hiện thường xuyên song cũng còn có nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao Chính vì vậy tất cả chúng ta, những nhà quản lí giáo dục từ tổ chuyên môn, ban giám hiệu các trường cùng với thầy cô giáo cần ngồi lại với nhau, để bàn bạc trao đổi
và thống nhất thực hiện sao cho chúng ta mỗi ngày mỗi thực hiện công việc chuyên môn ở trường tốt hơn
Đầu tiên muốn thực hiện việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn ở trường tiểu học hiện nay, chúng ta cần phải dựa vào một số căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan sau:
Trang 2Luật giáo dục sửa đổi 2009; Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo QĐ 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007; QĐ 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.; Tài liệu chuẩn KT-KN; Công văn 896/BGDĐT của Bộ GDĐT; QĐ 14/2007/ QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 về ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp GVTH; Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT về đánh giá xếp lọai học sinh tiểu học; Công văn 1513/SGDĐT-GDTH ngày 25/8/2006 và công văn 2273/SGD&ĐT-GDTH ngày 09/11/2007 của Sở GD&ĐT,; Hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng năm của các cấp; Một số văn bản khác của các cấp có liên quan …
B CÔNG TÁC QUẢN LÍ THỰC HIỆN QUI CHẾ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA PHÒNG GDĐT TRẢNG BOM
I/ Đối với giáo viên :
1 Kế hoạch giảng dạy môn (Phân môn)
Mỗi giáo viên tự nghiên cứu chương trình để lập ra một kế hoạch dạy học (là khung về thứ tự, thời lượng giảng dạy đối với từng đơn vị kiến thức, kĩ năng
cụ thể của chương trình mỗi môn học , trong đó có thể hiện phần điều chỉnh (so với chương trình của Bộ) Đầu tiên phải xây dựng trên cơ sở cả năm học, sau đó chia thành từng học kỳ, tháng, tuần và thực hiện theo từng môn Đến năm học 2009-2010, Bộ GDĐT ban hành tài liệu chuẩn kiến thức và kĩ năng đến các trường cho nên việc lập kế hoạch giảng dạy môn (phân môn) của giáo viên có phần thuận lợi hơn
2 Lịch báo giảng
- Mỗi giáo viên đều có lịch báo giảng (mẫu của SGD)
- Dự thảo và thông qua lịch báo giảng trước 2 tuần trong tổ khối và công khai ở nơi qui định của nhà trường
- Lịch báo giảng có thể hiện việc điều chỉnh dạy học và ghi ngắn gọn như : ghi phần điều chỉnh trong ngoặc, bên cạnh của từng bài dạy cần điều chỉnh hoặc ghi vào cột ghi chú bằng mực đỏ Ngòai ra trong lịch báo giảng còn ghi dấu cho việc có sử dụng ĐDDH của từng bài dạy Từ đó tổ khối chuyên môn, CBQL nhà trường dễ kiểm tra đối chiếu với kế hoạch dạy học và với giáo án của giáo viên
Trang 3- Thường thì việc điều chỉnh trong lịch báo giảng của giáo viên không thể giống nhau hoàn toàn
3 Giáo án
- Soạn thật, soạn để dạy (không chép lại để đối phó)
- Khuyến khích soạn đánh máy bằng vi tính đối với giáo viên phải biết vi tính ( GV có thể coppy tham khảo các bộ giáo án trên mạng, của đồng nghiệp nhưng phải soạn lại cho riêng mình) BGH chịu trách nhiệm duyệt và cho phép sử dụng
- Ngắn gọn đảm bảo 3 phần: MĐYC, ĐDDH và các hoạt động (Theo 1513/SGDĐT-GDTH ngày 25-08-2006; Theo 2273/ SGDĐT-GDTH ngày 09-11-2007) Có bổ sung những nội dung cần rút kinh nghiệm sau tiết dạy hoặc sau khi đồng nghiệp dự giờ góp ý …
- Hình thức: soạn theo môn (hoặc theo tiết của từng buổi học) để theo dõi và
dễ điều chỉnh cho giáo viên, cho CBQL
- Không có khái niệm sử dụng lại giáo án cũ (vì giáo án cũ lấy lại có điều chỉnh bổ sung thì lại thành mới)
- Phòng khuyến khích giáo viên từng bước soạn giảng theo hình thức giáo án điện tử
4 Công tác chủ nhiệm:
- Tìm hiểu thật kĩ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh (thông qua kết quả giáo dục năm học trước; khảo sát chất lượng; tham khảo GVCN cũ, tham khảo sổ chủ nhiệm của năm học trước; trao đổi trực tiếp với PHHS) để nắm vững đặc điểm và khả năng của từng học sinh trong lớp
- Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu của lớp (phù hợp với trình độ lớp ; khớp với chỉ tiêu của khối và của nhà trường) Chỉ tiêu phải có tính khả thi và tránh bệnh thành tích…
- Tất cả mỗi lớp đều có phần theo dõi giúp đỡ học sinh cá biệt cụ thể trong
sổ chủ nhiệm (HS yếu, HS năng khiếu, HS khuyết tật, …) nhất là phải luôn theo dõi tiến độ học sinh yếu hàng tháng của lớp mình
Trang 4- Nội dung và biện pháp không lẫn lộn (VD: Muốn ghi đúng về nội dung, thường thì phải trả lời câu hỏi: làm những gì? Còn về Biện pháp thường thì trả lời cho câu hỏi: làm như thế nào? Làm cách nào để đạt được nội dung đó? …) Hạn chế việc ghi chung chung như : Một số học sinh trong lớp ; đa
số học sinh…
- Nội dung đầu tháng có vạch ra thì trong các tuần của tháng đó phải được thực hiện
- Theo dõi chứng cứ để nhận xét giúp đỡ học sinh trong tháng ( Thường ghi những em chưa đạt ) để khi ghi sẽ ngắn gọn và để GV tiếp tục theo dõi giúp
đỡ học sinh đó trong thời gian tiếp theo,
- Ghi nội dung phân tích chất lượng sau mỗi lần kiểm tra và và theo dõi sự tiến bộ của học sinh của lớp mình
5 Công tác kiểm tra đánh giá học sinh:
- Giáo viên phải nắm chắc và nắm vững ý nghĩa , nội dung các quy định về đánh giá, xếp loại học sinh kết hợp chặt chẽ về đổi mới PPDH (trước là QĐ
30, nay là TT 32 của Bộ) Hình thức: Phô tô văn bản đến từng giáo viên; Tổ chức họp triển khai, tập huấn thật kĩ ; Khi GV thực hiện thì phải tiến hành kiểm tra
- Thực hiện tốt các kỳ kiểm tra theo quy định của nhà trường (Thường xuyên
và định kỳ), chấm kĩ và phải chữa bài cũng như nhận xét bài của học sinh thường xuyên Chú ý nhất là học sinh yếu (kêu gọi sự hỗ trợ gia đình các em)
- Khi đánh giá học sinh cần kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì (tuy theo TT32 thì điểm kiểm tra định kì là quyết định) Cần xem xét mối quan hệ tương thích giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì Nếu có những vấn đề bất thường thì nhà trường, giáo viên cần phải kiểm tra lại các khâu: Đề kiểm tra; Công tác coi, chấm thi; Cách đánh giá thường xuyên của giáo viên; Những nguyên nhân khác (gia đình học sinh…)…
- Thực hiện tốt việc phân tích chất lượng bài kiểm tra sau mỗi lần kiểm tra định kỳ theo quy định của nhà trường Từ đó tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh về nội dung , PPDH và ngay chính cả phương thức kiểm tra đánh giá học sinh ở lần tiếp theo
Trang 5- Bản thân mỗi giáo viên tập dần và biết cách ra đề kiểm tra cho lớp mình (PGD đã yêu cầu những năm gần đây)
- Riêng đối với học sinh khuyết tật, mỗi em được theo dõi đánh giá qua bản
kế hoạch giáo dục cá nhân (theo mẫu qui định) Tiếp tục thực hiện Quy định
về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật ban hành theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Học sinh khuyết tật là đối tượng được quan tâm chăm sóc để được hưởng quyền được giáo dục Đối với trẻ khuyết tật nặng giáo viên chỉ cần lựa chọn một số môn học phù hợp với năng lực của các em để dạy Các môn còn lại tổ chức để các em được tham gia và chỉ đánh giá sự tiến bộ của học sinh Không xem là ngồi nhầm lớp đối với đối tượng học sinh này Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của học sinh là chính
6 Đổi mới phương pháp dạy-học (PPDH)
- Trong tiết dạy phải chú ý đến tất cả đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu phải có việc làm phù hợp với khả năng Mạnh dạn thực hiện điều chỉnh dạy học đến từng đối tượng học sinh và từng bài học cụ thể
- Khuyến khích làm ĐDDH đơn giản một cách thường xuyên để phục vụ tiết dạy (DDDH nào sử dụng có hiệu quả, BGH sẽ lưu giữ và chi trả kinh phí)
- Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, chú ý các hoạt động có thể đưa ra ngoài bốn bức tường lớp học, hoạt động dã ngoại ( khoảng 2/3 số trường tiểu học trong huyện đã tổ chức cho học sinh khối 3, 4, 5 tham quan
dã ngoại vào những dịp Lễ, dịp cuối năm )
- Khuyến khích việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên.(Đã có khoảng hơn 1/3 số trường đã trang bị hệ thống trình chiếu như: Laptop và Projector Trong đợt thi GVDG huyện năm học trước có khoảng 15% số tiết dạy và thi GVDG tỉnh vừa qua có khoảng 70% số tiết dạy thực hành có ứng dụng CNTT Tất cả các tiết này đều đạt kết quả cao)
- Tổ chức các chuyên đề về đổi mới PPDH ở trường sao cho thật hiệu quả (thực chất, hiệu quả, không chạy theo số lượng)
- Phòng đã chỉ đạo một trường trong huyện (TH Nguyễn Tri Phương) tổ chức chuyên đề “Thư viện xanh và tủ sách di động” kết hợp với phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực (Tính kinh tế, dễ làm, hiệu
Trang 6quả như giải quyết chỗ ngồi đọc sách và cải tạo không gian cho học sinh) để các trường học tập
7 Tự học hỏi nâng cao tay nghề
- Giáo viên dự giờ và trao đổi học tập qua hội giảng, chuyên đề khối và nhà trường
- Dự giờ ở những tiết trống, tiết có giờ dạy của giáo viên bộ môn (Khuyến khích ngoài ở trong khối ra phải nâng cao khối lớp liền kề để có thể được phân công dạy sau này )
- Qua sinh hoạt chuyên môn tổ khối, nhà trường, qua giao lưu chuyên đề cấp cụm, huyện…
- Qua tham khảo báo chí, thế giới trong ta, Toán tuổi thơ, Giáo dục tiểu học, (Khuyến khích những bài viết về cảm tưởng của giáo viên qua những bài giảng được lưu lại trong thư viện nhà trường)
- Qua chương trình BDTX của Bộ
- Qua các lớp nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn
II/ Đối khối tổ khối chuyên môn và BGH nhà trường
1 Sinh hoạt chuyên môn:
- Theo qui định: Tổ khối 2 lần / tháng ; nhà trường : 1 lần / tháng
- BGH cần phải tham dự sinh hoạt chuyên môn tổ khối
- BGH có thể hướng dẫn cho tổ khối những nội dung cần phải được thực hiện trong buổi sinh hoạt (ví dụ: Điều chỉnh dạy - học, tổ chức các hoạt động, phân tích chất lượng, Đổi mới PPDH,…)
- Sinh hoạt tổ khối chuyên môn cần tập trung vào các vấn đề : chuẩn bị cho công tác soạn giảng hay tổ chức các hoạt động giáo dục cho những tuần sắp đến, trao đổi rút kinh nghiệm về soạn giảng , tổ chức công tác chủ nhiệm lớp; tổng hợp và phân tích chất lượng học sinh qua mỗi kì khảo sát kiểm tra, bàn bạc xác định nội dung và biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi,
Trang 7phụ đạo học sinh yếu kém ; tổ chức nghiên cứu, báo cáo và thể nghiệm chuyên đề về phương pháp / kĩ thuật dạy - học hiện đại, tiên tiến
- Tổ khối trưởng cần nâng cao vai trò đầu tàu, tập hợp những thành viên tích cực nghiên cứu, chuẩn bị trước những vấn đề trọng tâm và cụ thể trong chuyên môn như kế hoạch giảng dạy môn học, điều chỉnh dạy học, vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học có hiệu quả vào các tiết dạy…
để gợi ý, hướng dẫn tập thể tổ chuyên môn nghiên cứu, thảo luận, đào sâu suy nghĩ và áp dụng Trong thảo luận, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mọi thành viên, dùng những luận chứng khoa học để thuyết phục là chính, tránh
áp đặt ý kiến chủ quan cá nhân
- Phòng GDĐT đã tổ chức chuyên đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối vào năm học 2007-2008 Tuy nhiên thực trạng hiện nay vẫn chưa thiết thực, hiệu quả chưa cao (Nội dung sinh họat nặng về công việc hành chính, khuôn mẫu, máy móc mà chưa xác định được những công việc chuyên môn trọng tâm của từng thời điểm; Chung chung, không cụ thể
và bàn bạc trao đổi không đi tới đích; một chiều từ cấp trên xuống, ít có ý kiến trao đổi; Giữa các khối lớp trong một trường hoạt động không đều; BGH cũng rất hạn chế tham gia…)
- Đối với những đơn vị trường loại 3 qui mô số thành viên mỗi khối rất ít (2,
3 thành viên) có thể ghép lại để sinh hoạt có chất lượng (khối 2,3 chung; khối 4,5 chung)
2 Tổ chức hiệu quả công tác dự giờ
- Dự giờ để nhận xét góp ý, để cùng suy ngẫm về tiết dạy (Trong tài liệu Tạp chí giáo dục tiểu học có thống kê một số tỉnh phía nam Hiệu trưởng khi dự giờ xong chỉ có 42,18% là góp ý sau dự giờ)
- Dự giờ thường xuyên, tạo bầu không khí nhẹ nhàng, thoải mái, cởi mở
( không báo trước hoặc báo trước với thời gian ngắn tạo thành một nề nếp thói quen) Như vậy mới đánh giá đúng thực tế về nề nếp và chất lượng của giáo viên Mặt khác sẽ thu hẹp được khoảng cách mối quan hệ giữa người dạy (cảm giác bị kiểm tra đánh giá) với người dự (người phải đưa ra được nhận xét đánh giá) Khi dự giờ cần nhận xét, góp ý, có thể cùng trao đổi để tìm ra những phương án tối ưu thi đó mới là điều cần thiết quan trọng Nếu chỉ xếp loại tiết dạy mà không có nhận xét trao đổi thì thực sự sẽ không cần thiết phải dự
Trang 8- Dự giờ cần đối chiếu với giáo án; Dự giờ kết hợp với khảo sát chất lượng; hoặc dự giờ kết hợp kiểm tra việc chấm chữa bài cho học sinh; v.v…
3 Công tác thực hiện kiểm tra việc soạn giảng của giáo viên:
- Kiểm tra giáo án và hồ sơ của giáo viên một cách linh hoạt (rất động) (Không tập trung một lần để kiểm tra như trước đây) Có thể kiểm tra kết hợp với đi dự giờ, …
- Khi kiểm tra, cần phải đối chiếu các công việc với nhau để liên kết lại có khớp không?
(Vd :+ Kiểm tra việc điều chỉnh thì cần xem kế hoạch , đầu tiên xem trong
kế hoạch giảng dạy có thể hiện không, sau đó xem ở lịch báo giảng , rồi xem tiếp trong giáo án, cuối cùng nhất thiết phải dự giờ xem việc điều chỉnh đó
có hiệu quả không
+ Hoặc kiểm tra việc phân tích chất lượng của giáo viên: Từ việc giáo viên qua phân tích có kết luận một vấn đề nào đó còn yếu của học sinh Lúc này người kiểm tra cần xem: kế hoạch phụ đạo học sinh yếu có thể hiện không, sau đó xem trong biên bản sinh hoạt tổ khối có bàn đến không Xem tiếp trong phần kế hoạch chủ nhiệm của giáo viên có không và thậm chí lên lớp
dự giờ (kết hợp giáo án) xem có thực hiện không …)
- BGH nếu chia nhau kiểm tra thì cần phải thay đổi linh hoạt (tránh phân công cố định, tránh xu hướng hoạt động không đều của GV, của tổ khối )
- Nhận xét, tư vấn, thúc đẩy sau mỗi lần kiểm tra là hết sức quan trọng (nếu không thì không nên kiểm tra)
- Tránh kiểm tra những nội dung quá nhỏ, quá sơ sài, hình thức và không phù hợp công việc nâng cao chất lượng chuyên môn (VD: kiểm tra nề nếp,
ra vào lớp, xếp hàng của học sinh cuối năm học; Ý kiến của GV về việc BGH kiểm tra dự giờ nhiều )
- Tránh đánh giá theo cảm tính và rộng tay (ai tốt thì tốt hoài …) Cấp tổ khối khi đi kiểm tra thì còn ngại đụng chạm, ngại mất lòng, dĩ hòa vi quí, dẫn đến chưa giúp GV thực sự trong việc đề ra các biện pháp khắc phục tồn tại
- Đánh giá tại một thời điểm kết hợp với đánh giá cả quá trình
Trang 9- Khi kiểm tra, tùy vào từng nội dung sẽ phải ghi chép đầu đủ (không ghi trùng lặp) và lưu trữ các nội dung, chứng cứ cụ thể vào các lọai sổ (theo mẫu chung) như: Theo dõi chất lượng soạn giảng, sổ biên bản kiểm tra chuyên môn, phiếu dự giờ…
4 Phát huy vai trò của Thư viện – thiết bị trường học
- Hoạt động TV-TB phải gắn liền, không thể tách rời với chuyên môn
- Sáng tạo trong sắp xếp ĐDDH, cùng với BGH để có biện pháp hiệu quả trong việc theo dõi sử dụng ĐDDH của giáo viên;
- Thường xuyên nắm bắt những thông tin mới để tham mưu với BGH đầu tư mua sắm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh
- Nhân rộng mô hình “ Thư viện xanh và tủ sách di động” của Trường TH Nguyễn Tri Phương đến các trường trong huyện
III/ Đối với chuyên môn Phòng GDĐT:
1 Thành lập và phát huy tốt vai trò hội đồng bộ môn cấp huyện.
2.Tổ chức chuyên đề cấp cụm, huyện:
a Chuyên đề cấp huyện về công tác quản lý chuyên môn cho CBQL (không tính những chuyên đề do SGD yêu cầu trong những năm qua)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê báo cáo (NH 2004-2005)
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (NH 2007-2008)
- Bàn các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học (NH 2007-2008)
- Chuyên đề “Thư viện xanh” và tủ sách di động (NH 2009-2010)
- Xây dựng nề nếp kiểm tra định kỳ ở trường tiểu học (NH 2009-2010)
- Chuẩn bị chuyên đề và công tác phụ đạo học sinh yếu cho các trường (Hè 2010)
b Chuyên đề cấp huyện về đổi mới PPDH
Trang 10- Tùy theo từng năm học và ở mỗi học kì, Phòng GDĐT tổ chức các tiết dạy
có đổi mới PPDH (đổi mới PPDH; thể hiện rõ việc điều chỉnh; thể hiện rõ tổ chức các hoạt động giáo dục; tích hợp môi trường; ứng dụng công nghệ thông tin, …) cho tất cả giáo viên trực tiếp đứng lớp ở từng khối lớp tham
dự Qua chuyên đề này, các giáo viên đứng lớp được giao lưu học tập nhau Mỗi năm thay đổi hình thức khác nhau
(Ví dụ: + Những năm trước: Khối 2 (Kì I); Khối 1 (Kì II) Giáo viên lên tiết dạy chuyên đề do từng cụm tự chọn dạy hết sức tự nhiên
+ Năm nay: Khối 3 (Kì I); Khối 4 (Kì II) Giáo viên lên tiết dạy chuyên đề
do Phòng chọn trong số GVDG cấp Tỉnh vừa dạt để dạy.)
3 Công tác thanh kiểm tra:
- Thanh kiểm tra toàn diện theo kế hoạch chung hàng năm của Phòng
- Thanh kiểm tra theo chuyên đề: Công tác quản lý của Hiệu trưởng; Kiểm tra định kỳ của nhà trường; Điều chỉnh dạy – học; Tùy theo từng thời điểm
có thể kiểm tra một số nội dung phù hợp (VD: Đầu năm thường kiểm tra việc thi lại xét lên lớp của học sinh, CSVC, cảnh quan sư phạm…; cuối năm kiểm tra việc đánh giá xếp lọai học sinh theo qui chế v.v…)
- Phát huy đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm và hội đồng bộ môn cấp huyện (đội ngũ này phải thực sự có chất lượng, có đổi mới thì mới đạt hiệu quả mong muốn) Sau mỗi đợt kiểm tra đều phải có tổng hợp ý kiến để rút ra những mặt chung nhất (ưu điểm và tồn tại cơ bản) để tiếp tục tham mưu Lãnh đạo có kế hoạch khắc phục và bổ sung trong thời gian tiếp theo
- Có thể tổ chức các trường, cụm trường kiểm tra chéo nhau (do các trường trong huyện được chia thành 3 cụm để tiện cho tổ chức và sinh hoạt chuyên môn)
IV/ Những khó khăn và tồn tại đang gặp phải:
- Kế hoạch dạy học của giáo viên, khó thực hiện, thực hiện chưa hiệu quả
- Việc phân tích chất lượng sau kiểm tra tuy bước đầu có nhiều cố gắng nhưng chưa đều và chưa đạt hiệu quả cao ở các trường (còn chung chung chưa tìm ra chính xác “bệnh” của học sinh Đến khi tìm được lỗ hổng
“bệnh” rồi thì cũng chưa đưa ra đúng biện pháp để giúp học sinh sửa sai.)