Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trương Công Định

39 1.8K 10
Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trương Công Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển không ngừng và được Đảng, Nhà nước quan tâm xem đó là một trong những vấn đề quan trọng để tiến hành “Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước”. Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Và cũng đề ra mục tiêu giáo dục Việt Nam ghi rõ trong điều 2 Luật giáo dục Năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 là: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu giáo dục, trường tiểu học cần thực hiện hoạt động giáo dục. Cùng với việc dạy trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng . Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về tình huống thực tế...Các em hầu như không có điều kiện để trải nghiệm những kiến thức đã học vào thực tế. Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các hoạt động, các mối quan hệ khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh. Vì vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện vụ dạy người trong các nhà trường hiện nay. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Vì thế, nhà trường không những cần dạy đủ các môn mà còn phải tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo qui định về chương trình giáo dục, bảo đảm các yêu cầu về giáo dục chủ nghĩa MácLê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống nhà trường; đạo đức, lối sống lành mạnh; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm ma tuý, HIVAIDS, phòng chống dịch bệnh; giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm cho học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, giúp các em khắc sâu kiến thức đã học, góp phần giáo dục đồng bộ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ. Giúp các em có nền tảng vững chắc để học lên các lớp trên hoặc có vốn kiến thức để đi vào cuộc sống lao động. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động, sáng tạo, biết hợp tác để không bị “hụt hẫng” là một điều cực kỳ quan trọng để các em bước vào cuộc sống; biết yêu tập thể, ghét lối sống ích kỉ, coi lao động là nghĩa vụ vinh quang của mình thông qua hoạt động hàng ngày, giúp các em giảm căng thẳng trong học tập, tạo cho các em có tính tự tin trong giao tiếp, đồng thời tạo cho các em tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập. Từ đó kết hợp với hoạt động trên lớp thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. Qua thực tế, hoạt động dạy học trên lớp được tiến hành công phu, bài bản và đạt nhiều kết quả khả quan; còn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị đa số giáo viên xem nhẹ, tổ chức thực hiện chỉ là hình thức cho có phong trào dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi rất trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy người hiệu trưởng phải coi trọng việc quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp hơn nữa như việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho hoạt động này. Thường xuyên động viên, nhắc nhở, đôn đốc mọi người tham gia thực hiện. Đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá phải được tiến hành đều đặn và chặt chẽ để kịp thời phát hiện những vướng mắc hạn chế mà sớm điều chỉnh và khắc phục, nhằm đưa hoạt động vào đúng mục đích, quỹ đạo, kế hoạch mà nhà trường đã đề ra. Tôi cũng nhận thấy công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Trương Công Định là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần quyết định sự phát triển vững mạnh toàn diện của nhà trường. Hơn nữa, qua thời gian học tập ở lớp cán bộ quản lý, được các thầy cô ở trường cán bộ quản lý giáo dục truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức kinh nghiệm quí báu, hệ thống lý luận sắc bén về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông. Chính vì những lý do cần thiết trên cùng với sự tâm đắc của bản thân về nội dung này nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trương Công Định năm học 2010 2011” làm bài tổng thu hoạch.

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển không ngừng và được Đảng, Nhà nước quan tâm xem đó là một trong những vấn đề quan trọng để tiến hành “Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước”. Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Và cũng đề ra mục tiêu giáo dục Việt Nam ghi rõ trong điều 2 Luật giáo dục- Năm 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 là: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Để đạt được mục tiêu giáo dục, trường tiểu học cần thực hiện hoạt động giáo dục. Cùng với việc dạy trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng . Nếu nhà trường chỉ thực hiện hoạt động dạy học các bộ môn văn hoá trên lớp thì nhiệm vụ dạy người sẽ không hoàn thành, vì học sinh sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn chế về tình huống thực tế Các em hầu như không có điều kiện để trải nghiệm những kiến thức đã học vào thực tế. Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các hoạt động, các mối quan hệ khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho học sinh. Vì vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện vụ dạy người trong các nhà trường hiện nay. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Vì thế, nhà trường không những cần dạy đủ các môn mà còn phải tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo qui định về chương trình giáo dục, bảo đảm các yêu cầu về giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục truyền thống nhà trường; đạo đức, lối sống lành mạnh; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mĩ; giáo dục hướng nghiệp; giáo dục trật tự an toàn giao thông và giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, tội phạm ma tuý, HIV/AIDS, phòng chống dịch bệnh; giáo dục bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm cho học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp, giúp các em khắc sâu kiến thức đã học, góp phần giáo dục đồng bộ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ. Giúp các em có nền tảng vững chắc để học lên các lớp trên hoặc có vốn kiến thức để đi vào cuộc sống lao động. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em nhận thức, định hướng đúng đắn, chủ động, sáng tạo, biết hợp tác để không bị “hụt hẫng” là một điều cực kỳ quan trọng để các em bước vào cuộc sống; biết yêu tập thể, ghét lối sống ích kỉ, coi lao động là nghĩa vụ vinh quang của mình thông qua hoạt động hàng ngày, giúp các em giảm căng thẳng trong học tập, tạo cho các em có tính tự tin trong giao tiếp, đồng thời tạo cho các em tâm thế thoải mái, sẵn sàng hoạt động, học tập. Từ đó kết hợp với hoạt động trên lớp thúc đẩy các em học tập đạt kết quả cao. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cơ hội hợp tác giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, là điều kiện, là phương tiện để phát huy sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường. Qua thực tế, hoạt động dạy học trên lớp được tiến hành công phu, bài bản và đạt nhiều kết quả khả quan; còn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bị đa số giáo viên xem nhẹ, tổ chức thực hiện chỉ là hình thức cho có phong trào dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, bản thân tôi rất trăn trở, suy nghĩ và nhận thấy người hiệu trưởng phải coi trọng việc quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp hơn nữa như việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho hoạt động này. Thường xuyên động viên, nhắc nhở, đôn đốc mọi người tham gia thực hiện. Đặc biệt là khâu kiểm tra đánh giá phải được tiến hành đều đặn và chặt chẽ để kịp thời phát hiện những vướng mắc hạn chế mà sớm điều chỉnh và khắc phục, nhằm đưa hoạt động vào đúng mục đích, quỹ đạo, kế hoạch mà nhà trường đã đề ra. Tôi cũng nhận thấy công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Trương Công Định là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần quyết định sự phát triển vững mạnh toàn diện của nhà trường. Hơn nữa, qua thời gian học tập ở lớp cán bộ quản lý, được các thầy cô ở trường cán bộ quản lý giáo dục truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức kinh nghiệm quí báu, hệ thống lý luận sắc bén về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông. Chính vì những lý do cần thiết trên cùng với sự tâm đắc của bản thân về nội dung này nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Hiệu trưởng quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trương Công Định năm học 2010- 2011” làm bài tổng thu hoạch. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Mong muốn của bản thân tôi nghiên cứu đề tài, để cải thiện tình hình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trương Công Định, Thành phố Vũng Tàu - năm học 2010- 2011. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của đề tài. - Tìm hiểu và phân tích thực trạng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Công Định- Thành phố Vũng Tàu năm học 2010- 2011. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Công Định- Thành phố Vũng Tàu Năm học 2010- 2011. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong nhà trường phổ thông tổ chức nhiều hoạt động với các hình thức tổ chức, nội dung khác nhau, nhằm trang bị kiến thức, giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó không thể không kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã góp phần không nhỏ đến việc hình thành, hoàn thiện nhân cách học sinh. Do điều kiện về thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn nên chỉ nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Công Định- Thành phố Vũng Tàu năm học 2010- 2011. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, học hỏi các chuyên gia ngành giáo dục của Thành phố, của tỉnh, của trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh, giáo viên. 3. Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi trực tiếp với các thầy cô giáo, các em học sinh trong nhà trường về những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. 4. Phương pháp lý thuyết: 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I : CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI A . CƠ SỞ PHÁP LÝ: Cơng tác quản lý hoạt động GDNGLL dựa trên cơ sở pháp lý sau: - Luật giáo dục Tiểu học, điều 2 qui định chung: “ Giáo dục tiểu học là bậc nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển tồn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. - Chủ đề năm học do Bộ giáo dục và sở giáo dục hướng dẫn từ đầu năm học: “ Tiếp tục đổi mới cơng tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. - Kế hoạch năm học của nhà trường. - Quá trình giáo dục trong Nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, để đạt được mục tiêu giáo dục trường tiểu học cần thực hiện hoạt động giáo dục, trong Điều lệ Trường tiểu học, điều 26 ghi rõ : 1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý, lứa tuổi học sinh tiểu học . 2. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy các môn học bắt buộc và tự chọn. 3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động giáo dục ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lòch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.” Điều 19, Điều lệ Trường tiểu học ghi rõ: “. . . Tổng phụ trách Đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của Đội Thiếu Niên và Sao Nhi Đồng ở nhà trường và tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.” B. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Ngày nay, từ thực tiễn xu thế phát triển của thời đại nói chung, sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo nói riêng mà đặc biệt đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học thì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động hết sức cần thiết, là cơ hội để học sinh thực hành các chuẩn mực, hành vi đạo đúc đã học, củng cố và bổ sung nhận thức tình cảm, niềm tin về các chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh. Nhưng thực tế như đã nói hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa đi vào chiều sâu. Mặt khác việc phối hợp các lực lượng ngoài Nhà trường chưa chặt chẽ dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn bò xem nhẹ, làm qua loa, hình thức đơn điệu, trùng lặp, ít hấp dẫn. Cho nên, người cán bộ quản lý trường tiểu học cần phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó có biện pháp quản lý khoa học và phù hợp với thực tế . Để làm được điều này người cán bộ quản lý cần nghiên cứu sâu cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. C. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Một số khái niệm : - Hoạt động GDNGLL là những hoạt động giáo dục được thực hiện ngồi thời gian học tập, nhằm lơi cuốn đơng đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo khơng khí vui tươi, lành manh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đống và phát huy tối đa năng lực và sở thích của từng cá nhân. - Hoạt động GDNGLL là một mặt hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những u cầu đa dạng của xã hội. - Hiệu trưởng trường tiểu học là người chòu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lïng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Chủ tòch Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo đề nghò của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kì, Hiệu trưởng được luân chuyển đến một trường khác lân cận hoặc theo yêu cầu điều động. Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một trường tiểu học. ( Điều 17, Điều lệ trường tiểu học ) Quản lý: Là hoạt động, tác động có đònh hướng có chủ đích của chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức . Hoạt động: Tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất đònh trong đời sống xã hội. (Từ điển Tiếng Việt – Xuất bản năm 1998 ) Giáo dục: Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của mọt đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. (Từ điển Tiếng Việt – Xuất bản năm 1998) Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch lên toàn bộ quá trình dó của nhà quản lý nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã được xác đònh. “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh.” 2. Một số vấn đề chung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : a. Vò trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của hoạt động dạy học- giáo dục trong Nhà trường: Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp có môt vò trí rất quan trọng. Bởi, theo tâm lý học hiện đại nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phong phú và đa dạng. Trong lúc đó hoạt động giáo dục trên lớp, học sinh chủ yếu tiến hành hoạt động học tập, giao tiếp giữa học sinh và học sinh; giữa học sinh và giáo viên. Các loại hình hoạt động khác như vui chơi, lao động, công tác xã hội, giao tiếp với các tầng lớp khác ( văn nghệ só, bộ đội . . . ) hầu như không được tổ chức. Như vậy, chỉ giáo dục các em thông qua hoạt động giáo dục trên lớp là chưa đủ mà cần mở rộng phạm vi bốn bức tường lớp học để các em tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự là cần thiết, là đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì thay thế được. Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học nhưng các em còn có nhu cầu tham gia các hoạt động khác, nhu cầu giao tiếp với người xung quanh. Do đó tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là còn nhằm thoả mãn các nhu cầu của trẻ. b. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: + Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức. + Nhiệm vụ bồi dưỡng hệ thống thái độ. + Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi. Nhiệm vụ củng cố, tăng cường nhận thức góp phần phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học. Thái độ, tình cảm được hình thành dựa trên cơ sở, nền tảng của thế giới quan và niềm tin của con người. Nhiệm vụ này thực hiện tốt sẽ có tác dụng tốt, có tính chất quyết định đối với sự hình thành thái độ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ và hoạt động xã hội. Nhận thức, ý nghĩ của con người được thể hiện, bộc lộ qua thái độ, tình cảm. Thái độ, tình cảm được biểu hiện ở hành vi. Thông qua các hoạt động sống hằng ngày tạo thành các kĩ năng, thói quen phù hợp với các giá trị của cuộc sống. Hệ thống thái độ, hành vi, kĩ năng, thói quen được hình thành trở thành phương tiện, công cụ hữu hiệu nhất cho việc bổ sung, tăng cường nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết ở mức độ cao và sâu sắc hơn. Sự kết hợp giữa kiến thức, tình cảm, niềm tin, và biểu lộ ở thói quen và hành vi lối sống của con người trong mọi mối quan hệ xã hội chính là thước đo, là hiệu quả của hoạt động giáo dục. Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau. 1. Nhiệm vụ củng cố tăng cường nhận thức: Tri thức là kết quả của nhận thức hiện thực được kiểm tra bằng thực tiễn và được phản ánh ở tư duy con người. Tri thức cũng giúp người học hiểu được thế giới xung quanh, biết cách cư xử đúng đắn với mọi người, biết cách tiến hành công việc trong lao động, trong học tập, trong hoạt động nghệ thuật, trong rèn luyện sức khoẻ v.v… Vì thế, làm bất cứ một việc gì, dù đơn giản đến đâu chăng nữa thì tri thức vẫn là cơ sở đầu tiên để xác định mục đích, nắm bắt một cách chính xác, cụ thể, rõ ràng, trình tự hành động, và thao tác của công việc… Với ý nghĩa đó, tổ chức HĐGDNGLL trước hết phải nhằm giúp học sinh tiểu học củng cố các tri thức của các bộ môn đã học ở trên lớp. Đồng thời bổ sung thêm những tri thức về tự nhiên, xã hội, về con người mà trong bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Chính từ những hoạt động đa dạng, phong phú này mà các em có nhiều cơ hội tiếp xúc với khoa học kĩ thuật công nghệ mới, văn hóa nghệ thuật, thể thao, lao động, hoạt động xã hội, nền kinh tế tri thức và kinh tế thị trường… Từ đó trẻ em có điều kiện tìm hiểu các phát minh mới nhất của khoa học kĩ thuật công nghệ, các thành quả của lao động sáng tạo, những nét tinh t văn hố của các nước trên thế giới cùng với các nét văn hố độc đáo của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. 2. Nhiệm vụ bồi dưỡng thái độ, tình cảm : Tri thức là cơ sở, là nền tảng, là cội nguồn để hình thành niềm tin. Tri thức, thái độ và niềm tin là những thành phần cơ bản của ý thức con người nói chung và trẻ em tiểu học nói riêng. Ý thức lại được tơi rèn trong hoạt động, chẳng hạn như việc tham gia vào các HĐGDNGLL sẽ làm bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của các em, đồng thời thể hiện lòng tự tin, tự trọng, tơn trọng bạn bè và mọi người kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình. Trong lao động, học tập, vui chơi, thể thao, văn nghệ ở bất kì nơi nào các em cũng ln chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật, tơn trọng thuần phong mĩ tục, tơn trọng chuẩn mực xã hội… Những hoạt động đó giúp trẻ phát triển hài hồ giữa tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, và hoạt động xã hội để tạo nên một nhân cách tồn diện. Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và phải thực hiện ngay từ lứa tuổi tiểu học. Sự tham gia vào các loại hình HĐGDNGLL sẽ góp phần tạo nên sự thành cơng trong giáo dục mà các nhà giáo đang mong đợi. 3. Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi: Hệ thống kĩ năng, hành vi là điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Nói đến hoạt động là phải nói tới hành vi, kĩ năng thực hiện hoạt động. Vậy đối với học sinh tiểu học đó là những hành vi, kĩ năng nào ? Đó là những kĩ năng thực hiện các cơng việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các mơn thể thao, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Những kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và kĩ năng giao tiếp với mọi người. Dựa vào những kĩ năng, hành vi này để rèn luyện những kĩ xảo, thói quen đạo đức bền vững và những kĩ năng tự quản trong sinh hoạt tập thể. Làm được như vậy chúng ta đã góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng chiến lược con người cho tương lai của đất nước. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: giáo dục ý thức ( tri thức, niềm tin…), giáo dục thái độ, tình cảm ( những rung động xúc cảm và tình cảm bền vững đối với những hình tượng, những người xung quanh …) và giáo dục hành vi, kó năng, thói quen ( thể hiện qua các mối quan hệ, các hoạt động khác nhau ). 4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp : Để đạt được chất lượng và hiệu quả giáo dục mong muốn, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau : - Nguyên tắc về tính mục đích, kế hoạch: Bất cứ hoạt động giáo dục nào cũng phải đạt được mục đích nhất đònh, mục đích cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động; trong đó cần đònh hướng đa dạng của mục tiêu giáo dục toàn diện. Kế hoạch sẽ đònh hướng và giúp cho việc tổ chức có chất lượng và hiệu quả. Tính kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính ổn đònh tương đối, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây sự hỗn loạn và tuỳ tiện trong tổ chức các hoạt động của nhà trường. Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường định ra cách tổ chức chỉ đạo, nội dung, phương tiện và qui mơ hoạt động. - Nguyên tắc về tính tự nguyện, tự giác tham gia hoạt động: Nếu học sinh bắt buộc phải học tập các môn học trên lớp thì các em có quyền lựa chọn tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các em ưa thích. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường - các nhà giáo dục phải tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; tổ chức và duy trì được nhiều nhóm hoạt động với các chủ đề khác nhau như câu lạc bộ môn, các đội thể thao, đội văn nghệ. Thường xun tổ chức các buổi tham quan, hoạt động văn nghê, lao động Chỉ khi đó học sinh mới có thể tự nguyện, tự giác lựa chọn tham gia vào các loại hình hoạt động phù hợp với hứng thú của mình. - Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh: Mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển. Nhà trường, giáo viên phải hiểu những nét đặc trưng của sự phát triển này để tổ chức hoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng của từng lứa tuổi học sinh. - Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh: Tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh được coi là những tiêu chí đánh giá khả năng tham gia hoạt động của học sinh, trình độ tự quản các hoạt động tập thể của các em. Học sinh phải thực sự phát huy khả năng của mình, được bày tỏ ý kiến của mình cũng như những sáng kiến nhằm giúp cho hoạt động của tập thể đạt hiệu quả. 5. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Những nội dung của HĐGDNGLL ở trường tiểu học : – Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh tiểu học ở nhà trường, gia đình và xã hội. – Thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. – Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Những nội dung của HĐGDNGLL trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây : a) Hoạt động văn hóa – nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh ở bậc tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau : Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện, vẽ… – Tập một bài hát, điệu múa. – Trình diễn một chương trình văn nghệ. – Thi văn nghệ giữa các tổ học sinh. – Tổ chức vẽ tự do hoặc vẽ theo chủ đề. b) Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: – Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. – Hoạt động này làm thoã mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng. – Góp phần rèn luyện một số phẩm chất: Tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái…. – Một số trò chơi : + Đứng ngồi theo lệnh (rèn khả năng tập trung). + Nhóm ba, nhóm bảy (rèn phản xạ nhanh, tinh thần tập thể). + Tập tầm vông (rèn khả năng phán đoán). + Chi chi chành chành (rèn phản xạ nhanh, khả năng tập trung). + Sáng tối (rèn phản xạ nhanh, khả năng quan sát, hài hước và cố định động tác…). [...]... chung của nhà trường như trên Hiệu trưởng trường tiểu học Trương Công Định tổ chức quản lý hoạt động GDNGLL theo các qui định và đặc thù riêng của nhà trường 2 Phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường tiểu học Trương Công Định- Thành phố Vũng Tàu và đề xuất biện pháp cải thiện thực trạng: a Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: * Xây... quản lý hoạt động GDNGLL là: • Xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động: - Xây dựng kế hoạch năm học của HĐGDNGLL: Xác định mục tiêu quản lý hoạt động GDNGLL Cơ sở xác định mục tiêu Định hướng mục tiêu quản lý hoạt động GDNGLL - Xây dựng kế hoạch: Yêu cầu đối với công tác kế hoạch hoạt động GDNGLL Kế hoạch năm học có tính định hướng về hoạt động GDNGLL cho một nhà trường tiểu học - Xây dựng lịch hoạt động. .. đua khen thưởng hàng tháng, học kỳ và năm học PHẦN KẾT LUẬN I.KẾT LUẬN: - Qua thời gian được học tập và nghiên cứu tại trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo, bản thân tôi rất tâm đắc với chuyên đề: Quản lý các hoạt động GDNGLL nên mạnh dạn chọn đề tài: Hiệu trưởng quản lý hoạt động GDNGLL tại trường Tiểu học Trương Công Định- Thành phố Vũng Tàu để làm tổng thu hoạch cuối khoá - Từ lý luận và thực... trở xuống - Việc đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp còn mới mẻ, nhưng hiệu trưởng nhà trường cùng ban kiểm tra hoạt động GDNGLL cũng đã cố gắng xây dựng được chuẩn kiểm tra đánh giá đối với hoạt động này, dựa trên cơ sở là những mục tiêu, nội dung hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học cùng với điều kiện thực tế của nhà trường - Việc xây dựng chuẩn với những tiêu chí tương đối cụ thể đã tạo được cơ sở... sát hoạt động của giáo viên, học sinh Kiểm tra hồ sơ sổ sách, sản phẩm hoạt động Trao đổi, trò chuyện cùng học sinh, giáo viên CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1 Đặc điểm tình hình nhà trường: Trường Tiểu học Trương Công Định, thành phố Vũng Tàu được thành lập vào năm 1994 (tiền thân là trường phổ thông cơ sở Trương. .. chiếu với các lý luận đã học nói chung và chuyên đề quản lý các hoạt động GDNGLL nói riêng của Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Hiệu trưởng phải coi trọng công tác quản lý hoạt động GDNGLL vì đó là một trong hai hoạt động cơ bản của Nhà trường Là một việc hết sức quan trọng, không thể coi nhẹ Nếu quản lý tốt thì hoạt động GD NGLL... phần gồm: - Trưởng ban: Ông Vũ An Toàn- Hiệu trưởng - Phó ban: Vũ Thị Tuyết – Phó hiệu trưởng chuyên môn – Nguyễn Thị Thuỷ - Tổng phụ trách đội - Thành viên: Giáo viên chủ nhiệm, khối trưởng các tổ khối - Hiệu trưởng đã lựa chọn được Tổng phụ trách Đội biết tổ chức hoạt động GDNGLL - Hiệu trưởng đã tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện một số hoạt động GDNGLL Từ đó đã khơi dậy cho học sinh niềm... quan trọng của hoạt động GDNGLL c Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường + Những việc đã làm được: - Hiệu trưởng đã có biện pháp quản lý chỉ đạo, làm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình tham gia vào hoạt động GDNGLL - Đa số học sinh tích cực tham gia vào hoạt động GDNGLL - Được sự ủng hộ của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trong và ngoài trường - Hiệu trưởng tạo mọi... sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao Những chủ nhân tương lai sẽ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, đáp ứng cho sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước Hội nhập được với sự phát triển kinh tế- văn hoá trong khu vực và quốc tế I BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Từ việc phân tích thực trạng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Công Định- ... đạo họp giao ban hàng tháng và quản lý bằng biên bản họp giao ban hàng tháng đó Hiệu trưởng cần chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường có nhận thức đúng đắn về hoạt động GDNGLL - Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chức tập huấn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể cho giáo viên, hướng dẫn soạn tích hợp hoạt động GDNGLL vào giáo án - Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho Tổng phụ trách . pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng trường Tiểu học Trương Công Định- Thành phố Vũng Tàu năm học 2010- 2011. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài. đònh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là. trường tiểu học Trương Công Định tổ chức quản lý hoạt động GDNGLL theo các qui định và đặc thù riêng của nhà trường. 2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng

Ngày đăng: 13/06/2015, 17:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan