Sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng, du lịch, thươ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG MỘT TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 4
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn 4
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 5
1.1.3 Thành phần chất thải rắn 6
1.2 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 14
1.2.1 Tình hình phát sinh CTR 14
1.2.2 Hiện trạng các công trình xử lý chất thải rắn 14
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN 21
1.3.1 Điều kiện tự nhiên 21
1.3.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 25
1.4 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI .30
CHƯƠNG HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32
Trang 22.2.1 Địa điểm, phạm vi nghiên cứu 33
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 33
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 33
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 35
2.4.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 35
2.4.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 35
2.4.4 Phương pháp điều tra thực địa 36
2.4.5 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu 37
2.4.6 Phương pháp dự báo 37
2.4.7 Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT 39
CHƯƠNG BA KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN 39
3.1.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư
39 3.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ chợ 40
3.1.3 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác
42 3.1.4 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 45
3.1.5 Dự báo sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên 46
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM CHẤT THẢI
Trang 33.2.1 Hiện trạng tổ chức, thu gom CTRSH trên địa bàn huyện 47
3.2.2 Công tác vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện 52
3.2.3 Chi phí cho các hoạt động quản lý CTRSH 53
3.2.4 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác KSÔN CTRSH trên địa bàn huyện Phổ Yên 54
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 55
3.3.1 Thuận lợi 55
3.3.2 Tồn tại, khó khăn 56
3.3.3 Đánh giá nguyên nhân 57
3.3.4 Thách thức trong công tác KSÔN CTRSH của huyện Phổ Yên 57
3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ KSÔN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN 58
3.4.1 Đề xuất cơ chế, chính sách quản lý CTRSH cho huyện Phổ Yên 58
3.4.2 Đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTR đô thị 59
3.4.3 Đề xuất quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Phổ Yên theo mô hình bán tập trung và phân vùng 60
3.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CTRSH PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN HUYỆN PHỔ YÊN 68
3.5.1 Đề xuất sơ bộ các công nghệ xử lý CTR phù hợp cho huyện Phổ Yên giai đoạn đến năm 2020 69
3.5.2 Chi tiết về công nghệ xử lý CTR đối với huyện Phổ Yên 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG
Trang 4Bảng 1.1 Thành phần rác thải sinh hoạt tại các huyện ngoại thành Hải Phòng
(%)6
Bảng 1.2 Thành phần CTR đô thị ở các TP Đà Nẵng, Biên Hòa và Hồ Chí Minh,
2005 7
Bảng 1.3 Thành phần CTR từ 99 cơ sở công nghiệp ở Đồng Nai, 1998 8
Bảng 1.4 Thành phần và khối lượng CTR nguy hại ở Hoa Kỳ, 1997 8
Bảng 1.5 Lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên 14
Bảng 1.6 Hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn đô thị ở Thái Nguyên
15 Bảng 1.7 Công nghệ áp dụng xử lý CTR tại các huyện, TP, TX ở Thái Nguyên 18
Bảng 1.8 Hiện trạng sử dụng đất huyện năm 2010 22
Bảng 1.9 Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Phổ Yên 2011 26
Bảng 3.1 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư
39 Bảng 3.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu vực chợ
41 Bảng 3.3 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác
42 Bảng 3.4 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh
44 Bảng 3.5 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt huyện Phổ Yên 45
Bảng 3.6 Dự báo lượng CTRSH phát sinh và thu gom đến năm 2015 và năm 2020 47
Bảng 3.7 Một số tổ chức dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Phổ Yên 47
Bảng 3.8 Ước tính khối lượng CTR được thu gom trên địa bàn huyện49
Trang 5Bảng 3.9 Phương tiện thu gom CTRSH trên địa bàn huyện50 Bảng
3.10 So sánh các công nghệ xử lý rác thải69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 6
Hình 1.2 Nồng độ NH4+ trung bình năm 2008, 2009, 2010 trên sông Công 13
Hình 1.3 Hiện trạng bãi rác huyện Đồng Hỷ: rác đổ lộ thiên và không phân loại, 8/2012 18
Hình 1.4 Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên, tỉnh Thải Nguyên 23
Hình 2.1 Bản đồ vệ tinh huyện Phổ Yên 34
Hình 2.2 Bãi rác Đồng Hầm vẫn đang được xây dựng 36
Hình 2.3 Đã có 2 ô được đưa vào sử dụng để chôn lấp chất thải rắn 36
Hình 3.1 Tỉ lệ CTRSH phát sinh từ các nguồn 44
Hình 3.2 Các phương tiện thu gom CTR trên địa bàn 51
Hình 3.3 Hiện trạng bãi tập kết CTR tại một số xã thuộc huyện Phổ Yên
52 Hình 3.4 Sơ đồ phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên 61
Hình 3.5 Phân vùng quản lý CTRSH huyện Phổ Yên theo vị trí 63
Hình 3.6 Sơ đồ quản lý CTRSH tập trung theo cụm xã/thị trấn 64
Hình 3.7 Sơ đồ thu gom, xử lý CTRSH tập trung theo xã 65
Hình 3.8 Sơ đồ thu gom, xử lý CTR theo thôn 65
Trang 6Hình 3.11 Sơ đồ đề xuất các trạm trung chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện
Phổ Yên 68
Hình 3.12 Sơ đồ mô tả công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh 70
Hình 3.13 Kết cấu lớp đáy hố chôn khu xử lý CTR của huyện Phổ Yên 72
Hình 3.14 Kết cấu thành ô chôn lấp khu xử lý CTR của huyện Phổ Yên 73
Hình 3.15 Kết cấu lớp phủ bề mặt 74
Hình 3.16 Sơ đồ hệ thống xử lý nước rỉ rác chôn lấp mới 76
Hình 3.17 Mặt cắt dọc rãnh chôn 78
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCLVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BCLCTR Bãi chôn lấp chất thải rắn
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CCN Cụm công nghiệp
COD Nhu cầu ô xy hóa học
CTNH Chất thải nguy hại
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
GHCP Giới hạn cho phép
KCN Khu công nghiệp
NĐ – CP Nghị định Chính phủ
KSÔN Kiểm soát ô nhiễm
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLĐT Quản lý đô thị
Trang 7TTCP Tiêu chuẩn cho phép
TXLNT Trạm xử lý nước thải UBND Ủy ban Nhân dân
Trang 8
MỞ ĐẦU
Huyện Phổ Yên nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là cửa ngõ của tỉnh nối liền với Hà Nội bằng đường Quốc lộ 3 Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu kinh tế thuận tiện nên quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, huyện Phổ Yên sẽ là khu vực xây dựng các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh và dịch vụ cũng như tiếp tục phát triển các lợi thế về nông nghiệp sẵn có Do vậy, trong những năm tới địa bàn huyện Phổ Yên sẽ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại, văn hóa – giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn lực về kinh tế cũng như xã hội
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng
và kinh tế kỹ thuật còn yếu, sự phát triển không đồng đều trên địa bàn huyện, tỷ
lệ gia tăng dân số cao ở vùng trung tâm, dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề môi trường và xã hội
Sự phát triển không đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại và các hoạt động sản xuất tại nông thôn…đã gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều địa điểm cũng như đã phát sinh lượng lớn rác thải từ khu vực dân cư, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp hay trên các cánh đồng đã gây ô nhiễm môi trường và làm thay đổi cảnh quan của huyện cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống trên địa bàn huyện Đặc biệt việc xả thải các chất thải rắn, chất thải độc hại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đã dẫn đến ô nhiễm môi trường
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên nội dung của luận văn tác giả tập trung vào vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường mà cụ thể là kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên vì thấy rằng nếu không có những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp đồng bộ, khoa học để kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt trong quy hoạch, xây dựng và quản lý rác thải sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã hội Đối với công tác kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Phổ yên, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải rắn còn thiếu, chưa chú trọng đến các giải pháp công nghệ xử lý chất thải thu gom phù hợp với trình độ
và điều kiện kinh tế của huyện, chủ yếu mới tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải ở các khu đông dân cư và đổ lộ thiên, chưa phân loại chất thải tại nguồn
Trang 9Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đồng thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát ô nhiễm hiệu quả chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Nhằm giúp các nhà quản lý môi trường trên địa bàn huyện có cái nhìn khách quan và tổng thể về hiện trạng công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt của huyện tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Kiểm soát ô
nhiễm môi trường vùng nông nghiệp nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” mà trọng tâm sẽ là kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên Đề tài sẽ là một trong những cơ sở để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn, từng bước cải thiện môi trường và nâng cao đời sống của cộng đồng
Yêu cầu của đề tài
+ Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, chi tiết
+ Giải pháp được xây dựng có tính khả thi phù hợp với điều kiện trên địa bàn huyện
Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra các kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
Ý nghĩa thực tiễn
Trang 10+ Đánh giá được lượng chất thải rắn phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và tình hình xử lý chất thải rắn tại vùng nông nghiệp nông thôn huyện Phổ Yên
+ Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, có tính ứng dụng thực tế góp
phần quản lý hiệu quả lượng chất thải rắn phát sinh và được thu gom
Trang 11CHƯƠNG MỘT
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả những vật chất ở dạng rắn, phát sinh
do các hoạt động của con người và sinh vật, được thải ra khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa [2]
CTR bao gồm tất cả những chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư
đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng…CTR được đặc trưng bởi nguồn gốc phát sinh, thành phần, khối lượng và tính chất của nó Những đặc trưng này cùng với việc dự báo tốc độ phát sinh CTR cũng chính là cơ sở quan trọng cho thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý thích hợp
Điều 3 - Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR [4] đưa ra các định nghĩa như sau:
+ CTR là chất ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác
+ CTR sinh hoạt là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng
+ Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác
+ Hoạt động quản lý CTR: Bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người
+ Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 12+ Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đển nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng
+ Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR
+ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh
+ Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay còn gọi là từ nguồn Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho việc xử lý rác về sau
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm [2]:
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, khu dân cư…): Thực phẩm thừa, giấy cactông, plastic, vải, da, các chất thải đặc biệt (đồ điện, pin…) và các chất thải độc hại khác…
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…)
- Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiện cứu, bệnh viện)
- Các hoạt động khu xây dựng nhà cửa, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và phá hủy các công trình xây dựng;
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, công viên, khu vui chơi, đường phố…)
- Nhà máy, cơ sở xử lý chất thải;
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp;
- Các chuồng trại, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp
- Các khu khai thác khoáng sản
- Một số nguồn khác
Nguồn phát sinh CTR được tổng hợp ở hình 1.1
Trang 13
1.1.3 Thành phần chất thải rắn
Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo nguồn gốc phát sinh, vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng địa phương Các kết quả khảo sát của nhiều công trình nghiên cứu dưới đây minh họa cho sự khác biệt về thành phần của các loại CTR ở các địa phương, quốc gia
Bảng 1.1 là kết quả nghiên cứu về thành phần CTR sinh hoạt ở các huyện
ngoại thành Hải Phòng của Lê Trình và CTV Viện Công nghệ mới và BVMT -
Thị trấn Tiên
Trang 14Thành phần chất thải rắn cũng khác nhau giữa các thành phố, thị trấn,
phụ thuộc vào địa điểm, thói quen tiêu dùng và mức sống Bảng 1.2 cho thấy kết
quả nghiên cứu về thành phần CTR đô thị ở 3 thành phố (TP) phía Nam (2005)
Bảng 1.2 Thành phần CTR đô thị ở các TP Đà Nẵng, Biên Hòa và
Trang 15nghiệp, giữa các tỉnh, thành phố do sự khác nhau về loại hình sản xuất, nguyên
liệu và công nghệ sản xuất Bảng 1.3 cho thấy thành phần CTR ở các cơ sở công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, 1998
Bảng 1.3 Thành phần CTR từ 99 cơ sở công nghiệp ở Đồng Nai, 1998
(tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
4 Bùn xử lý nước thải, bã vôi, bã đất đèn 4286 5,3
7 Keo, hóa chất, bột sơn (CTR NH) 1732 2,1
Trang 16Bảng 1.4 Thành phần và khối lượng CTR nguy hại ở Hoa Kỳ, 1997
toàn
1.1.3 Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe cộng đồng
Quá trình lưu trữ CTR và xử lý CTR có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân vùng ven điểm tập trung chất thải Nguồn gây tác động chính là các chất ô nhiễm sau:
Các khí có mùi khó chịu: mercaptan (sulfua hữu cơ), H2S, amin, diamin sinh ra do quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ trong rác sinh hoạt
Trang 17Các khí methan (CH4) có khả năng gây cháy nổ và có độc tính với hệ thần kinh Khói, bụi từ đốt rác chứa các chất gây bệnh hô hấp và các chất có thể gây độc tính mãn, có thể gây đột biến gen (như các dioxin, furan)
Nước rỉ rác chứa nhiều loại hóa chất có độc tính cao như kim loại nặng, phenol, các hydrocacbon đa vòng thơm - PAH, dầu mỡ và các chất hữu cơ (BOD, COD cao), chất dinh dưỡng (ammoni, phosphat) có thể ảnh hưởng trực tiếp dến sức khỏe hoặc gây ô nhiễm đất đai, nước ngầm, gây tác động lâu dài đến sức khỏe
Hiện nay, tác động rõ rệt nhất của bãi rác đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân là ô nhiễm mùi Ô nhiễm mùi là nguyên nhân chính gây nên nhiều khiếu kiện, thậm chí phản ứng tiêu cực của dân chúng (ngăn cản xe chở rác, bao vây bãi rác) ở Tràng Cát (Hải Phòng, 2002-2004); Khánh Sơn (Đà Nẵng, 2007); Nghi Yên (Nghệ An, 2008); Trảng Dài (Đồng Nai, 2008)….Ngay cả Khu liên hợp xử lý CTR hiện đại như Đa Phước (TP Hồ Chí Minh) vẫn bị dân chúng phản ứng gây gắt về ô nhiễm mùi lan đến vùng chung quanh
Tác động gây bệnh do bãi rác được minh chứng rõ ràng trong nghiên cứu của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế tại tỉnh Lạng Sơn (2009) Kết quả nghiên cứu tỷ lệ triệu chứng bệnh tật ở 2 xã Quảng Lạc và Hoàng Long (nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bãi rác) và nhóm đối chứng (xã Hợp Thịnh và Mai Pha: nơi không bị ảnh hưởng trực tiếp do bãi rác) cho thấy: tỷ
lệ mắc các bệnh tiêu chảy, da liễu, viêm phế quản, ho, đau xương khớp ở 2 xã
có bãi rác cao hơn 20 – 70% so với 2 xã trong nhóm đối chứng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường là các chất hữu cơ bền vững Những chất này tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của động vật, gây ra các bệnh nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất là ung thư Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong đời sống hằng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điện của gia đình như máy chế biến, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt… Theo đánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất là khu dân cư các khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn bị ô nhiễm do chất thải rắn…
Kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí tại các khu vực chứa rác thải
Trang 18lượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch, rối lọan thần kinh, đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da Các căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng, mà việc chuẩn đoán, điều trị bệnh rất khó khăn Điều đáng lo ngại là hều hết các CTR nguy hại đều khó phân huỷ Nếu nhiệt độ lò không đạt 800oC trở lên thì các chất này
không phân hủy hết
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất
CTR gây ô nhiễm đất đai bởi những nguyên nhân sau:
- Khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai khoáng, hóa chất khi đưa vào đất và các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến hệ sinh thái đất
- Rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước nếu đưa và đất sẽ gây ô nhiễm đất do các chất hữu cơ, dinh dưỡng, dầu mỡ và các chất khác
- Phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh lý sinh trùng, vi khuẩn đường ruột có thể gây ô nhiễm đất, các mầm bệnh từ đất sẽ chuyển sang cây sau đó sang người và động vật
- CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi pH của đất
- Rác còn là nơi sinh sống của các loại côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc…những loài này di động, mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng
- Chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm ảnh hưởng làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng…làm cho đất bị chai cứng không có khả năng sản xuất
- Đặc biệt, môi trường đất có thể bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
do phun xịt hoặc từ vỏ chai lọ đựng thuốc bỏ lại trên đồng ruộng Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2010 [20] nêu kết quả phân tích dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Sở TN-MT Thái Nguyên thực hiện cho thấy:
- Tại xã Đồng Tiến - huyện Phổ Yên có các hoá chất bảo vệ thực vật DDT: Linda 2,4D, Monitor tồn dư trong đất; trong đó DDT vượt GHCP 1,5 lần
Trang 19- Tại điểm đất trồng rau thành phố Thái Nguyên hàm lượng các hoá chất bảo vệ thực vật DDT, Lindane, 2,4D, Monitor tồn dư: DDT vượt GHCP 1,68 - 5,5 lần, Lindane vượt tiêu chuẩn từ 3,6 - 4,2 lần
- Tại các điểm phân tích đất ở xã Bản Ngoại - huyện Đại Từ hàm lượng DDT vượt GHCP 1,1 - 3,36 lần
- Tại điểm lấy mẫu phân tích đất trồng chè ở xã Tức Tranh - huyện Phú Lương hàm lượng các hoá chất bảo vệ thực vật DDT vượt GHCP 1,5 - 3,4 lần, 2,4D vượt GHCP 1,5 lần, hàm lượng Monitor vượt GHCP 1,3 - 1,5 lần
Kết quả phân tích 4 mẫu đất quý I năm 2005 tại 4 điểm Bản Ngoại - huyện Đại Từ, Núi Căng - huyện Phú Bình, đất trồng rau - TP Thái Nguyên và tại Tức Tranh - huyện Phú Lương cho thấy: hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) 2,4D tại tất cả các mẫu phân tích đều vượt GHCP 1 - 2,5 lần Đặc biệt mẫu đất lấy tại khu vực núi Căng - huyện Phú Bình (nền kho thuốc trừ sâu cũ của tỉnh) hàm lượng DDT vượt GHCP đến 6.776 lần, hàm lượng 2,4D vượt khoảng 500
lần
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm
- Các chất dinh dưỡng (các muối nitơ, phospho) từ nước rỉ rác có thể
ngấm vào tầng nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm Báo cáo “Quy hoạch BVMT Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (2012) cho thấy:
nồng độ amoni trong nước ngầm khu vực Tương Mai là 7-10 mg/L, ở khu vực Pháp Vân lên đến 25-30 mg/l, vượt xa giới hạn cho phép của Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm (QCVN09:2008/BTNMT) [15] Nguyên nhân chính là do các khu vực này tiếp nhận khối lượng lớn nước thải và rác thải của Hà Nội
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các mương, sông suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, chất hữu cơ, muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép nhiều lần
- Ô nhiễm nguồn nước các sông kênh rạch tiếp nhận nước mưa chảy tràn qua bãi rác đã được chứng minh qua nhiều số liệu Theo kết quả quan trắc của
Trang 20điểm tiếp nhận nước thải từ bãi rác Đá Mài cao hơn hẳn các điểm khác trên suốt chiều
Hình 1.2 Nồng độ NH 4 + trung bình năm 2008, 2009, 2010 trên sông Công
Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường – Sở TNMT Thái Nguyên
Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí
Rác thải hữu cơ phân huỷ tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2 ,
NH3, các amin, các diamin, mercaptan…gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi khó chịu và độc tính sinh thái Do vậy, CTR hữu cơ là nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình lưu trữ tại các trạm trung chuyển, quá trình vận chuyển, đặc biệt là quá trình tồn chứa tại các khu xử lý
Chưa có số liệu công bố về nồng độ các khí độc trên ở các vùng ven các bãi rác nhưng với việc phát sinh mùi hôi thối của các bãi rác là lý do gây phản ứng tiêu cực của phần lớn các địa phương nằm gần khu xử lý CTR quy mô lớn (Nam Sơn – Hà Nội, Tràng Cát – Hải Phòng; Khánh Sơn – Đà Nẵng; Đa Phước – TPHCM…)
Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn đặc biệt là CTR sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị Nguyên nhân của hiện tượng này là
do ý thức của người dân chưa cao Tình trạng vứt rác bừa bãi ra lòng lề đường
và mương, rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và ngập úng khi mưa Ở Việt Nam, hiếm có vùng nông thôn, bãi biển nào không có rác, kể cả các
Trang 21khu du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn Đây là yếu tố tác động xấu đến văn hóa, cảnh quan, du lịch và tạo hình ảnh không đẹp về văn hóa Việt Nam
1.2 HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
1.2.1 Tình hình phát sinh CTR
Với dân số trên 1,2 triệu người (2009), khối lượng CTR phát sinh hằng
ngày trên địa bàn khoảng gần 500 tấn (bảng 1.10 Lượng CTR phát sinh ở các
TP, TX, huyện được thống kê ở bảng 1.5
Bảng 1.5 Lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên Đặc điểm
Tên
Dân số tỉnh Thái Nguyên Lượng CTR phát sinh
Thành thị Nông thôn (tấn/ngày) Thành thị
Nông thôn (tấn/ngày)
Trang 22hiện nay còn nhiều bất cập, công tác thu gom còn hạn chế, phương tiện thu gom thiếu thốn
1.2.2 Hiện trạng các công trình xử lý chất thải rắn
Theo báo cáo Dự án “Lập đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp -nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020” (chủ trì: Sở
TN-MT Thái Nguyên, tư vấn: Viện Môi trường và Phát triển bền vững, 2011) [20] hiện trạng các công trình xử lý CTR ở Thái Nguyên được trích dẫn dưới
đây:
Kết quả điều tra ở bảng 1.6 và 1.7 cho thấy:
- TP Thái Nguyên áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh và xử lý nước rác bằng công nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ học đảm bảo nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường
- Huyện Định Hóa đã xây dựng được ô chôn lấp và hệ thống xử lý nước rác bằng bãi lọc trồng cây và hồ sinh học nhưng chưa đưa vào sử dụng
- TX Sông Công sử dụng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và nhà máy xử lý chất thải rắn thông thường;
- Huyện Phổ Yên đã xây dựng và đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác hợp
vệ sinh tại Đồng Hầm - Minh Đức;
- Các huyện còn lại đều đổ rác lộ thiên và chưa có biện pháp xử lý nước rác
Bảng 1.6 Hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn đô thị ở Thái Nguyên
TT
Đơn vị
hành chính
Tên bãi rác Hiện trạng hoạt động
1
TP Thái Nguyên
Bãi rác Đá Mài (25 ha)
Bãi rác Đá Mài được thiết kế, xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi rác vệ sinh Hệ thống xử lý nước rác bằng công nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ học đảm bảo nước rác được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường
Trang 232 TX Sông
Công
Bãi rác phường Thắng Lợi
Bãi rác tạm tại phường Thắng Lợi chưa đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước rác
Nhà máy chế biến rác và bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Nhà máy chế biến rác và bãi chôn lấp hợp
vệ sinh đang được xây dựng tại Tân Mỹ -
xã Tân Quang và dự kiến hoàn thành trong năm 2010
3 Huyện Đại
Từ
- Bãi rác tạm Đồng Kỳ (0,5 ha)
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước rác, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Bãi rác tạm xã Yên Lãng và Hoà Thượng (200 m2)
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước rác
- Bãi rác tại Núi Tráng (8,3 ha)
Đang xây dựng
4 Huyện Định Hóa
Bãi rác thị trấn Chợ Chu (4,12 ha)
Bãi rác thị trấn chợ Chu đã xây dựng xong
2 ô chôn lấp và hệ thống thu gom, xử lý nước rác bằng bãi lọc ngầm + hồ sinh học Nhưng do huyện chưa tổ chức được việc thu gom chất thải nên bãi rác chưa đưa vào hoạt động
5 Huyện
Đồng Hỷ
Bãi rác Phúc Thành (8 ha)
Bãi rác Phúc Thành có diện tích 8ha, chất thải rắn sinh hoạt đang đổ lộ thiên, chưa được xử lý, không có hệ thống xử lý nước rác
Nhà máy chế biến rác
Hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác dự kiến hoàn thành và vận hành trong 2011
6 Huyện
Phổ Yên
Bãi rác Đồng Hầm
xã Minh Đức (8,9 ha)
Bãi rác Đồng Hầm - Minh Đức đã xây dựng xong 2 ô chôn lấp và đã đưa vào sử dụng, rác được xử lý sơ bộ bằng chế phẩm
EM để khử mùi Hiện bãi rác chưa được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước rác
Trang 24Nhà máy chế biến rác
Trên địa bàn huyện Phổ Yên đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải thông thường, dự kiến hoàn thành và vận hành trong năm 2011
7 Huyện
Phú Bình
- Bãi rác tạm tại thị trấn Hương
- Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt
TT Hương Sơn (6,8 ha)
Đang xây dựng và sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2010
Đổ lộ thiên, không có hệ thống xử lý nước rác
Trang 25huyện có bãi chôn lấp đều thiếu thiết bị vận hành như xe ủi, xe xúc lật, đầm nén rác, máy phun chế phẩm vi sinh và diệt côn trùng
Tất cả các bãi rác, khu xử lý CTR ở Thái Nguyên đều có diện tích nhỏ (lớn nhất là 25 ha, phần lớn dưới 9,0 ha, thậm chí chỉ 1 ha như các bãi rác thị trấn Đu, Đình Cả) Do vậy không đủ khả năng chứa và xử lý rác trong vòng 5-10 năm
Nguyên
TT Tên
huyện Hình thức xử lý Tình trạng hoạt động
Trang 261 TP Thái
Nguyên
- Chôn lấp hợp vệ sinh
- Tỉ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn
TP Thái Nguyên là khá cao (100% lượng rác thải thu gom được xử lý bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh)
- Thành phố có bãi rác Đá Mài được thiết kế, xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn của bãi rác
vệ sinh Bãi rác Đá Mài đã được nâng cấp, cải tạo
hệ thống xử lý nước rác bằng công nghệ vi sinh kết hợp xử lý hóa học và cơ học, hiện nay nước rỉ
từ bãi rác đã được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường
2 TX
Sông
Công
- Chôn lấp không hợp
vệ sinh
- Tỉ lệ xử lý đạt từ 70-80% nhưng chủ yếu bằng hình thức chôn lấp gây ô nhiễm môi trường - Huyện có 1 bãi rác tạm duy nhất tại phường Thắng Lợi chưa đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh - Thị
xã có Ban quản lý đô thị là đơn vị duy nhất thực
hiện công tác thu gom và xử lý rác thải
3 Huyện
Đại Từ
Đổ lộ thiên - Mới chỉ thu gom được rác thải của thị trấn
Đại Từ và khu vực trung tâm các xã Hùng Sơn, Tiên Hội và Bình Thuận
- Tỉ lệ thu gom rất thấp chỉ từ 5-20% đối với các loại rác thải khác nhau
- Có 2 bãi rác là Đồng Kỳ và bãi rác tạm tại
xã Yên Lãng và Hoà Thượng đều không có hệ
thống xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
4 Huyện
Định Hóa
- Đốt thủ công - Chôn lấp tại gia đình
- Chưa có hình thức hình thức tổ chức dịch
vụ, thu gom, xử lý chất thải
- Tỉ lệ xử lí đạt từ 30-70% nhưng chủ yếu bằng các hình thức xử lý đơn giản là đốt thủ công
và chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Bãi rác thị trấn chợ Chu đã xây dựng xong 2
ô chôn lấp và hệ thống thu gom, xử lý nước rác Tuy nhiên, chưa tổ chức được việc thu gom chất thải trên địa bàn thị trấn nên bãi rác chưa đưa vào hoạt động
Trang 275 Huyện
Đồng Hỷ
- Đổ lộ thiên
- Đốt thủ công
- Mới chỉ tổ chức thu chất thải trên địa bàn
TT Chùa Hang, khu vực trung tâm thị trấn Trại Cau, sông Cầu và xã Hoá Thượng
- Tỉ lệ thu gom xử lí đạt từ 10-80% nhưng chủ yếu xử lí bằng hình thức đốt thủ công hoặc đổ
lộ thiên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Bãi rác Phúc Thành có diện tích 8ha, rác
thải đang đổ lộ thiên, chưa được xử lý
6 Huyện
Phổ
Yên
- Đổ bừa bãi ven đường - Gia đình
tự xử lí -
Đổ lộ thiên tại bãi rác
-Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom trong toàn huyện là 9,72% Huyện có 2 hợp tác xã thu gom rác thải mới chỉ thu gom, xử lý được khoảng 60%
ở các xã, thị trấn được tổ chức thu gom
- Rác thải sau khi thu gom được đổ lộ thiên tại bãi rác Đồng Hầm xã Minh Đức
7 Huyện
Phú
Bình
- Đổ lộ thiên - Đốt thủ công
- Huyện có 1 tổ VSMT của thị trấn Hương Sơn, tổ chức thu gom chất thải cho 4/19 tổ dân phố thuộc trung tâm huyện, chợ trung tâm và các cơ quan đơn vị huyện trên địa bàn thị trấn
- Tỉ lệ xử lí đạt từ 15-50% nhưng chủ yếu xử
lí bằng hình thức đốt thủ công hoặc đổ lộ thiên gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Huyện có 1 bãi rác tại thị trấn Hương Sơn (chưa đưa vào hoạt động); 1 bãi rác tạm tại thị trấn Hương Sơn và 12 bãi rác chợ trên địa bàn 12
- Huyện mới tổ chức thu gom tại trên địa bàn TT
Đu và thị trấn Giang Tiên với 2 đội VSMT - Tỉ lệ
xử lí đạt từ 30-80% nhưng chủ yếu xử lí bằng hình thức đốt thủ công hoặc đổ lộ thiên - Huyện có 2 bãi rác tại thị trấn Đu và bãi rác tại thị trấn Giang Tiên đều xử lý bằng hình thức đổ lộ thiên nên rất ô nhiễm môi trường
Trang 289 Huyện
Võ Nhai
- Đổ lộ thiên
-Tỉ lệ rác thải được thu gom và xử lý đạt thấp từ 15-55% nhưng chủ yếu bằng hình thức đổ lộ thiên
- Huyện chỉ có 1 HTX dịch vụ VSMT Phú Cường đảm nhận vai trò thu gom rác thải trên địa bàn huyện
- Huyện có 1 bãi rác là bãi rác thị trấn Đình Cả Chất thải sau thu gom được đổ lộ thiên, có xử lý khử mùi bằng chế phẩm sinh học nhưng không thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng
Nguồn: Báo cáo Dự án “Lập đề án bảo vệ và cải thiện môi trường NN-NT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, 2009 [20]
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
20052010 tính đến thời điểm tháng 06/2005, hầu hết các thị trấn thuộc các huyện thị đều có hợp tác xã thu gom rác thải sinh hoạt:
- Thị xã Sông Công: Thành lập ban quản lý đô thị với gần 30 công nhân, hơn 10 xe thu gom rác và một xe chở rác môi ngày thu gom được 20 tấn rác và
đổ tạm sau hàng rào UBND thị xã
- Huyện Đông Hỷ: Thành lập hợp tác dich vụ môi trường Chùa Hang Theo báo cáo của phòng tài nguyên và môi trường, hiện nay huyện chưa có khu
vự để xử lý rác tập trung mà rác thải được thu gom từ 2-5 ngày rồi mới đem đổ nhờ vào bãi rác Đá Mài
- Huyện Võ Nhai: Cũng thành lập được hợp tác xã vệ sinh môi trường thị trấn Đình Cả từ năm 2003 với 2 xe đẩy tay và một công nông trở rác huyện
đã quy hoạch một khu vực để chôn lấp rác thải
- Huyện Phú Bình: Đã có đội thu gom rác, đã có bãi xử lý rác thải tuy nhiên bãi xử lý này chưa có quy hoạch tổng hợp, công việc thu gom và chôn lấp mang tính thu công, thậm chí rác đổ bừa bãi, để khô và đốt
- Tại TP Thái Nguyên: Nhưng năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinh trên địa bàn thành phố chỉ có một đơn vị là công ty QLĐT làm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác của thành phố Trong các năm từ năm 1999-2001, với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngày công ty quản lý đô thị quét rác duy trì trên diện tích 269000 m2 (chiếm 41% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinh hoạt (mới chỉ đáp ứng đươc 40% nhu cầu của người dân
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
Trang 29Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công Phía
Đông giáp huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang
Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Nam giáp thành phố Hà Nội
Trung tâm huyện Phổ Yên cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 55km về phía Bắc theo Quốc lộ 3 Nhìn chung, huyện Phổ Yên có vị trí thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, phát triển các cụm công nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt các thị trấn và xã nằm dọc theo Quốc
lộ
3
Địa hình
Phổ Yên có địa hình xen kẽ phức tạp giữa địa hình của vùng đồng bằng
và các đồi, núi thoải lượn sóng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Độ cao trung bình so với mực nước biển toàn huyện là 13,8m nơi có địa hình cao nhất là 596m Địa hình Phổ Yên vừa mang tính chất miền núi, vừa mang tính chất miền trung du, được phân thành hai vùng chủ yếu:
- Dạng địa hình vùng đồng bằng: Gồm các xã/thị trấn nằm ở phía Đông của huyện như: Bãi Bông, Ba Hàng, Nam Tiến, Tân Hương, Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Hồng Tiến, Đắc Sơn, Vạn Phái Ở vùng này địa hình còn một số nét mang dáng dấp của vùng trung du do các đồi sót xen
kẽ, nhưng nhìn chung bằng phẳng Điều kiện địa hình thuận lợi cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự phát triển kinh tế
xã càng về phía Nam thì độ cao giảm dần và địa hình càng dốc thoải
- Dạng địa hình vùng đồi núi thấp: gồm các xã/thị trấn phía Tây của huyện như: Phúc Tân, Phúc Thuận, Bắc Sơn, Minh Đức, Thành Công Ở vùng
Trang 30triển của cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự phát triển kinh tế
xã hội của vùng
Địa hình phức tạp dẫn đến phát triển kinh tế và phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng và tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu gom, xử lý rác thải của huyện Phổ Yên
Trang 32Diện tích đất tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 20.191,97 ha, chiếm 78,67% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp là 5.166,57 ha, chiếm 20,13%; Đất chưa sử dụng là 309,09
ha, chiếm 1,20% Diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.358,54 ha, chiếm 89,8% tổng diện tích tự nhiên, diện tích chưa sử dụng chỉ chiếm 1,20%
Quỹ đất sản xuất nông nghiệp có 8.221,61 ha đất cây hàng năm, đất trồng lúa chiếm 24,68% trong số đó (đất trồng lúa 2 vụ là 2.390 ha, 1 vụ là 2.943,88 ha), đất trồng cây lâu năm là 1.418,26 ha Đất lâm nghiệp là 7.367,75
ha Đất nông nghiệp khác là 2.858,73 chiếm 11,14% tổng diện tích đất nông nghiệp
Huyện vẫn còn quỹ đất khá lớn để mở rộng đô thị
Khí hậu, thủy văn
Huyện Phổ Yên nằm phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng trung
du Bắc Bộ nên khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm nắng nóng, mưa nhiều Thời tiết trong năm được chia thành hai mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông nam, mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3, hướng gió chủ đạo là hướng Đông bắc
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực là 23,70C Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất 28,80C (tháng 6), nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất là 15,70C (tháng 1)
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí trong khu vực là 82%, độ
ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 4) là 96%, độ ẩm tương đối trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 1) là 78% [23]
Lượng mưa trung bình năm của huyện là 2.185,2 mm, phân bố không đều theo các tháng trong năm, trung bình tháng cao nhất 439,5 mm (tháng 7), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 19,6 mm (tháng 12) Do lượng mưa trung bình năm cao, mưa tập trung vì vậy có thể gây ngập úng cục bộ trong vùng, nhất
là vùng thấp trũng phía Nam của huyện
Về thủy văn, nguồn nước mặt cung cấp chính cho huyện Phổ Yên là từ sông Công và sông Cầu
- Sông Công: dài 95 km, bắt nguồn từ núi Ba Lá, Định Hóa, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua Đại Từ, xuống phía Đông dãy núi Tam Đảo, qua Tân Cương, Phổ Yên, Đông Đỗ rồi nhập vào sông Cầu tại Đa Phúc, đổ vào hệ thống sông Thái Bình Diện tích lưu vực sông tính đến Đa Phúc là 951 km2
Trang 33Sông Công có lưu lượng bình quân mùa lũ là 3,32 m3/s, về mùa cạn là 0,32 m3/s Do địa hình dốc nên nước dâng đột ngột và rút nhanh trong mùa mưa
lũ và là nhánh cấp nước chủ yếu cho sông Cầu tại Hương Ninh với khối lượng 0,703km3/năm Cao độ nước lũ tại sông Công theo tính toán là 17m Trên sông Công đã xây dựng Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km2, dung tích 175 triệu m3
nước Nước sông được điều tiết một cách có hiệu quả và trở thành một trong những nguồn cung cấp nước quan trọng của khu vực
- Sông Cầu là sông chính của hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480
km2, lưu lượng nước mùa mưa là 620 m3/s, mùa khô là 7,5 m3/s Với 25 km chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên, sông Cầu tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy và là nguồn cung cấp nước quan trọng cho huyện
Hệ thống sông Công và sông Cầu là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương dẫn nước tới đồng ruộng trong huyện được bê tông hóa góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Tuy nhiên, trong những năm gần đây hệ thống kênh mương cũng là nơi người dân vứt rác bừa bãi do vậy một số xã ở cuối kênh như xã Thuận Thành, Tân Phú là nơi rác tập trung gây ô nhiễm môi trường và tắc dòng chảy Điển hình xã Tân Phú, rác từ kênh Hồ Núi Cốc dồn về đây tạo nên bãi rác với diện tích khoảng 0,1ha ở thôn Vân Trai [22]
1.3.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội
Dân số và phân bố dân cư
Huyện Phổ Yên có diện tích đất tự nhiên là 256,68 km2, dân số 138.002 người, mật độ dân số trung bình là 538 người/km2 Mật độ dân số tập trung đông nhất ở thị trấn Ba Hàng với 3.734 người/km2, thấp nhất ở xã Phúc Tân với
89 người/km2 Nhìn chung dân số tập trung đông ở các thị trấn và các xã dọc theo Quốc lộ 3, tỉnh lộ 261 như: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đông Cao, Trung Thành, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, còn các xã có vùng đồi núi có mật
độ dân số thấp như: Phúc Tân, Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm (giai đoạn 2005 – 2010) là
1,05% Trên địa bàn một số xã như Phúc Tân, Phúc Thuận dân số hầu như không tăng do số người ở tuổi lao động đi làm ăn ở nơi khác [22]
Dự báo đến năm 2020, tổng dân số toàn huyện sẽ vào khoảng 150 ngàn người, mật độ dân số toàn huyện khoảng 584 người/km2 Do vậy, lượng chất thải rắn sẽ tăng cao đặc biệt là chất thải thải rắn sinh hoạt từ khu dân cư sẽ gia
Trang 34Bảng 1.9 Dân số và phân bố dân cư trên địa bàn huyện Phổ Yên 2011
và láng nhựa, một số đoạn đang được nâng cấp và cải tạo Đường liên thôn
Trang 35trong huyện về cơ bản đã được bê tông hoá Các xã phía Tây của huyện do điều kiện địa hình cao, giao thông chưa được đầu tư, việc đi lại khó khăn chủ yếu là đường
đất
- Đường sắt: Phổ Yên có tuyến đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên song song với Quốc lộ 3 đi qua huyện với chiều dài 16km do Trung ương quản lý Trên tuyến này có ga Phổ Yên nằm trên địa bàn xã Đồng Tiến
- Đường sông: Toàn huyện có 46km đường sông, trong đó tuyến sông Công dài 21km, tuyến sông Cầu dài 25km Tuyến đường sông được sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng, than đá Trên tuyến sông có cảng Đa Phúc nằm ở
vị trí giao giữa sông Công và sông Cầu trên địa bàn xã Thuận Thành, là nơi tập kết và vận chuyển hàng hoá của huyện
Các trung tâm xã, phường trên toàn huyện đã có đường ôtô đến, trong đó đường nhựa có 11 xã/thị trấn, đường đá/cấp phối có 5 xã, đường đất có 2 xã
Thuỷ lợi
Hệ thống kênh mương trong toàn huyện được bố trí hợp lý, trục kênh chính dẫn nước từ Hồ Núi Cốc về các xã đã được bêtông hoá, với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, về tỷ lệ kênh mương được bêtông hoá, trừ một
số xã khó khăn như Phúc Tân, Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái, các xã còn lại đạt tỷ lệ từ 70-100% [22]
Y tế
Toàn huyện có 19 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện nhỏ (Bệnh viện 91) thuộc quân đội quản lý với 140 giường bệnh, 1 trung tâm y tế huyện với 115 giường bệnh, 16 trạm y tế xã với gần 100 giường bệnh Trong toàn huyện có 2 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia, đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã được đào tạo chuyên môn, 100% trạm y tế có ít nhất một bác sĩ [22]
Giáo dục
Toàn huyện có 23 trường mầm non, 36 trường tiểu học (gồm cả phân trường), 17 trường phổ thông cơ sở, 3 trường phổ thông trung học và 4 trường
Trang 36Trung tâm dạy nghề hàng năm đào tạo hơn 1000 lao động và xuất khẩu
từ 100 – 200 lao động đi nước ngoài, kết hợp dạy nghề cho khối THPT trên địa bàn huyện
Trường cao đẳng xây lắp điện đào tạo công nhân xây lắp và vận hành lưới điện hàng năm tuyển 1000 chỉ tiêu chính quy từ Thừa Thiên Huế trở ra
Văn hoá
Công tác văn hoá thông tin, hoạt động báo chí tuyên truyền được quan tâm và chỉ đạo nên đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn huyện Gần 100% hộ gia đình trong địa bàn huyện có vô tuyến và phương tiện nghe nhìn khác
Số hộ gia đình đạt gia đình văn hoá là 92%, số cơ quan đạt văn hoá là 100% Nhiều thôn, xóm đã thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng quy ước bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội [22]
Cơ cấu các ngành kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn huyện là 12% Trong đó ngành nông lâm, thuỷ sản là 49,5%, công nghiệp xây dựng là 24,4%, dịch vụ là 19,9%
Ngoài ra còn một số cây chủ lực khác, trong đó có chè là cây công nghiệp quan trọng của huyện, sản lượng ước tính đạt 9.000 tấn/năm
+ Ngành chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao và cao hơn mức trung bình toàn tỉnh là 29,40% Đây là một tỷ trọng tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp Sản lượng lương thực tăng đã tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi Ngành chăn nuôi đã chú trọng chất lượng vật nuôi, chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước đưa chăn nuôi thành ngành sản
Trang 37xuất chính Việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại và thử nghiệm nuôi bò sữa là hướng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Phổ Yên
- Công nghiệp:
Trên địa bàn huyện có một số hình thức như:
+ Trên địa bàn huyện có 21 cơ sở công nghiệp với khoảng 1.800 lao động tập trung vào một số lĩnh vực như: cơ khí, sản xuất vật liệu nổ, sản xuất vật liệu xây dựng
+ Cơ sở tiểu thủ công nghiệp: trên địa bàn huyện có 1.400 cơ sở tiểu thủ công nghiệp thu hút trên 3.000 lao động tập trung vào các lĩnh vực như cơ khí, mộc, mây tre đan
+ Các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh cả về hình thức kinh doanh, chất lượng kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư Các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và hướng tới tất cả các ngành nghề kinh doanh
1.4 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/12/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2006
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thu gom và quản lý CTR đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực hiện công
Trang 38- Nghi định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí
BVMT đối với chất thải
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 18/1/2007 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/22/2007 của Chính phủ về phí
BVMT đối với CTR
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý
phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 25/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại
- Quyết định số 808/QĐ-UBND ngày 15/8/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc quản lý rác thải và nước thải trên địa bàn
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh
- Quyết định số 1672/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng
Trang 39CHƯƠNG HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên để tác giả
tập trung vào đối tượng nghiên cứu là: chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Phổ Yên (bao gồm CTR sinh hoạt phát sinh từ khu vực đô thị và nông
thôn) Trong đối tượng này các vấn đề về kiểm soát ô nhiễm chất thải
rắn sau đây sẽ được nghiên cứu trong luận văn:
- Công tác kiểm soát ô nhiễm (thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải
rắn sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phổ Yên Địa bàn huyện được chia thành 3 khu vực khác nhau về mật độ phân bố dân cư, điều kiện cơ
sở hạ tầng, địa hình gồm:
• Khu vực thị trấn gồm: thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn (tập trung đông dân cư, điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng tương đối tốt, tập trung nhiều cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ)
• Khu vực các xã đồng bằng, đồi núi thấp ven đường Quốc lộ 3 và đường 261 gồm các xã: Hồng Tiến, Đắc Sơn, Đồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Trung Thành, Thuận Thành, Đông Cao, Tân Phú, Tiên Phong (mật độ dân số cao, ngành nghề chính là sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, giao thông tương đối thuận lợi)
• Khu vực các xã vùng đồi núi gồm các xã Phúc Tân, Phúc Thuận, Minh Đức, Vạn Phái, Thành Công (mật độ dân số thấp nhất trong huyện, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ quản lý còn chưa cao)
- Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên, bao gồm: các nguồn thải, khối lượng, thành phần của chất thải
- Hiện trạng kiểm soát ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Dự báo khả năng phát sinh chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên trong giai đoạn đến năm 2020
Trang 40- Đề xuất công nghệ xử lý CTR phù hợp điều kiện môi trường và KT-XH huyện Phổ Yên
2.2 ĐỊA ĐIỂM, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1 Địa điểm, phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (hình 2.1)
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian bắt đầu: Tháng 08/2012
- Thời gian kết thúc: Tháng 03/2013
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này các nội dung sau sẽ được nghiên cứu:
- Điều tra, đánh giá khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phổ Yên
- Điều tra, đánh giá hiện trạng phát thải, quản lý CTR sinh hoạt huyện Phổ
- Đề xuất các biện pháp quản lý, CTR trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Đề xuất một số giải pháp công nghệ xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Phổ Yên