Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

94 1.4K 8
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc học là công việc cả đời dù bạn ở vị trí nào, nhưng không ai có thể tự mình tìm tòi, học hỏi mà không cần tham khảo bất cứ tài liệu nào. Bởi vây, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn 1 tài liệu vô cùng quý giá và bổ ích. Mong là sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá hình học tập cũng như làm việc. Chúc các bạn thành công

DANH MỤC NHŨNG TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc là CNH Công nghiệp hóa ĐTN Đào tạo nghề HĐH Hiện đại hóa KTXH Kinh tế xã hội LĐ Lao động LĐPT Lao động phổ thông LĐ NT Lao động nông thôn LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hội LN Làng nghề TTCN Tiểu thủ công nghiệp KT -XH Kinh tế - xã hội i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết lần thứ 7 khóa X của Đảng ta đã khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thônnông dân là cơ sở để ổn định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết có tầm chiến lược rất quan trọng, đã đề cập toàn diện và đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thônnông dân. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội. Tăng cường đầu tư để phát triển và đào tạo nghề cho LĐNT, đảm bảo công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho người lao động, khuyến khích và huy động để toàn xã hội tham gia vào đào tạo nghề cho LĐNT. Nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH nông thôn. Để cụ thể hóa Nghị quyết lần thứ 7, khóa X của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" tại Quyết định số: 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 với Mục tiêu tổng quát là: "Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn (LĐNT), góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn". Đây là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tổ chức hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn. Đối với huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn từ năm 2006 1 - 2010, tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt ở mức cao, bình quân cả giai đoạn là 20,4%, cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trên địa bàn huyện đã quy hoạch và xây dựng 2 khu công nghiệp tập trung, 6 cụm công nghiệp và 2 điểm công nghiệp, 01 khu tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và đô thị Yên Bình với tổng số diện tích quy hoạch trên 6.000 ha với số vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp đạt trên 70.000 tỷ đồng. Sự phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp và hạ tầng đô thị dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu đất đai, lao động, việc làm, thu nhập và cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự thay đổi này mang lại nhiều chuyển biến mang tính tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Nông nghiệp - Thương mại - Dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ và đô thị, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp mà hệ quả của nó là hàng trăm hộ nông dân có nguy cơ không còn hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ LĐNT đã được đào tạo nghề hoặc trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp dẫn đến khó tìm việc làm và có nguy cơ thất nghiệp vì điều kiện tham gia thị trường lao động, đặc biệt là những ngành nghề phi nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2006 đến 2010, theo báo cáo của UBND huyện Phổ Yên, diện tích đất thu hồi của toàn huyện là 877,6 ha, kéo theo trên 7.500 lao động thiếu việc làm có nguy cơ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội nông thôn; việc sử dụng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng không hiệu quả, lãng phí không cần thiết. Trong 8.550 hộ nhận tiền bồi thường đất nông nghiệp thì có tới hơn 4.500 hộ xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình chiếm 52%, tỷ lệ lao động tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm chiếm tỷ lệ khoảng 30% đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nhân 2 dân vùng bị thu hồi đất. Theo số liệu điều tra của Phòng LĐ&TB XH huyện Phổ Yên, trong số 10.224 lao động mất việc làm do thu hồi đất có 3.909 người tìm được việc làm mới còn lại 6.315 lao động không tìm được việc làm. Nguyên nhân chính là do không có chuyên môn, tay nghề chiếm 70%, sức khỏe không đảm bảo 10%, còn lại là các nguyên nhân khác. Do vậy, việc đào tạo nghề, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập một cách ổn định cho LĐNT đang là vấn đề có tính chất thời sự ở huyện Phổ Yên đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm. (Báo cáo Chính trị tại ĐH Đảng bộ huyện Phổ Yên lần thứ XXVIII - Tháng 10, năm 2010). Tuy nhiên, một thực tế được đặt ra là: Công tác đào tạo nghề cho LĐNT cần triển khai như thế nào? Làm thế nào để tạo nhiều cơ hội cho người lao động tìm kiếm được việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống? Xuất phát từ những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên", nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm mang lại hiệu quả cao về đào tạo nghề LĐNT trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động để thúc đẩy quá trình phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung của đề tài Nhằm đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phổ Yên, chỉ ra những kết quả đạt được, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong 3 thời gian tới đạt được kết quả cao. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định và phân tích những hạn chế, tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên địa bàn. - Đề xuất các giải pháp cho đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, đặc biệt là các hộ bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Phổ Yên. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn… việc thực hiện tổ chức đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề; việc tham gia đào tạo nghề và tuyển dụng lao động của các các doanh nghiệp; việc tham gia học nghề để giải quyết việc làm của lao động nông thôn; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với lao động nông thôn khi tham gia học nghề, những khó khăn trong việc đào tạo nghề; dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và dự báo khả năng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện; các quan điểm, định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Về phạm vi, không gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Phổ Yên, tỉnh 4 Thái Nguyên. Trong đó, trọng tâm vào một số xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều để phục vụ phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đóng góp của luận văn 4.1. Về lý luận Tìm cơ sở lý luận của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn và việc vận dụng triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Về thực tiễn Xây dựng được các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương là: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chương 4. Các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm và phân loại về đào tạo nghề 1.1.1. Khái niệm về nghề Khái niệm "nghề" theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định. Thuật ngữ "nghề" được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. + Tại Nga: "Là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn". + Tại Pháp: "Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống". + Tại Anh: "Là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật". + Tại Đức "Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó". + Tại Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, có định nghĩa nêu: "Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội". Theo giáo trình Kinh tế Lao động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thì:"Khái niệm nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định" Khái niệm nghề mang một số nét đặc trưng nhất định sau: - Là hoạt động, là công việc của con người được lặp đi lặp lại. 6 - Là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. - Là phương tiện để sinh sống. - Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. 1.1.2. Một số quan niệm cơ bản về đào tạo nghề Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc yêu cầu cần thiết của xã hội. Đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Theo giáo trình Kinh tế Lao Động của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân thì: "Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”. Theo tài liệu của Bộ LĐTB&XH (2002): "Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học hành được một nghề trong xã hội". Theo Luật dạy nghề: "Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học". Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ biện chứng với nhau: + Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá kiến thức lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo nhất định về nghề nghiệp. 7 [...]... khích đào tạo nghề nông cho người lớn, còn gọi là đào tạo "nâng cao" hay "đào tạo tiếp tục” Hệ thống đào tạo khuyến nông cho lao động nông nghiệp ở Pháp bao gồm: - Trường Trung học nông nghiệp và các Trung tâm đào tạo nghề của Nhà 29 nước - Trung tâm đào tạo của các phòng nông nghiệp - Các cơ sở đào tạo tư nhân làm dịch vụ, thu lợi nhuận - Các cơ sở đào tạo của hiệp hội nông dân Các cơ sở đào tạo không... chữa động cơ nổ Năm 2012 lao động có nhu cầu học nghề thuộc các đối tượng LĐNT là 2.190 lao động trong kế hoạch đào tạo 73 lớp học nghề Trong đó lao động thuộc gia đình chính sách 883 lao động, LĐNT thuộc hộ cận nghèo là 437 lao động, lao động khác 1.085, đạt 31% theo nghị quyết HĐND huyện kỳ họp thứ ba đã thông qua 1.5.2.4 Đào tạo lao động nông thôntỉnh Nam Định Qua 2 năm thực hiện đề án đào tạo nghề. .. đẳng, Trung cấp nghề, 57.000 lao động sơ cấp nghề, 174.000 lao động đào tạo dưới 3 tháng 1.5.2.2 Đào tạo lao động nông thônhuyện Hải Hậu, Nam Định Trong 6 tháng đầu năm 2012 huyện đã đào tạo nghề cho 3.144 lao động, truyền nghề trên 6.000 lao động, công nhận 18 làng nghề và 20 nghệ nhân Để đạt được kết quả trên huyện đã tiển khai thực hiện đồng bộ phương châm "4 có và 4 biết" và "4 nhà" Huyện đã đề... trong tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.3.1.1 Khái niệm, đặc điểm lao động nông thôn a) Khái niệm Lao động là hoạt động có ý thức của con người, trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm cải biến đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội 13 LĐNT là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải...8 + Học nghề: "Là quá trình tiếp thu những kiến thức lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định” Trong đào tạo nghề có các mục đích đào tạo như sau: * Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, những người đến tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động chưa được học nghề * Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên... dạy nghề tư thục và các lớp dạy nghề tư nhân: do các tổ chức, cá nhân tự tổ chức theo qui định của Nhà nước Kinh phí học tập chủ yếu do người học phải đóng góp 1.1.5 Phân loại đào tạo nghề cho lao động nông thôn Căn cứ vào trình độ đào tạo, phương thức đào tạo, đối tượng đào tạo, đào tạo nghề cho LĐNT được phân loại như sau: - Theo trình độ đào tạo: Trình độ Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề. .. phức tạp, trong các dây truyền sản xuất tự động và công nghệ hiện đại 1.2 Sự cần thiết phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.1 Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự cần thiết phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn Điều cần quan tâm là chất lượng lao động trong LĐNT còn thấp, thu nhập của người dân không đủ để bù lại sức lao động đã bỏ ra chưa nói đến tích lũy để tái... bố lao động qua đào tạo không đều, có huyện lao động chưa qua đào tạo lên tới 90% như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Ba Vì, Chương Mỹ dẫn đến LĐNT dư thừa nhưng lại thiếu đội ngũ lao động lành nghề Mục tiêu đến năm 2015, Hà Nội nâng tỷ lệ LĐNT lên 45% và đến năm 2020 là 70%, Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho 62.000 LĐNT Trong đó giao đoạn 2011- 2015 đào tạo cho 310.000 lao động, bao gồm 79.000 lao động. .. những người lao động trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đang sinh sống tại khu vực nông thôn b) Đặc điểm của lao động nông thôn Lao động nông thôn có những điểm nổi bật sau: Thứ nhất: Lao động mang tính chất thời vụ cao Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối bởi các qui luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng Thứ hai: Phần lớn lao động mang tính phổ thông, ít được đào tạo, sản... nguồn nhân lực lao động chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, đòi hỏi phải có cơ chế chính sách sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng 1.3 Các yêu cầu cơ bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.3.1 Đặc điểm lao độngnông thôn và những . pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Khái niệm và phân loại về đào. thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chương. tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 3.2.2. Về phạm vi, không gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Phổ Yên, tỉnh 4 Thái Nguyên.

Ngày đăng: 26/06/2014, 22:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan