Sử dụng để phân tích các tài liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu như các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT của Chính phủ; các sách, báo, tài liệu hội thảo, báo cáo của các cơ quan chức năng như Bộ LĐTBXH, Tổng cục dạy nghề, Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên.
Các câu hỏi mở trong dữ liệu thu thập sẽ được mã hóa, sau đó được nhập vào máy tính và tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Access; Microsoft Excel.
Do bản chất các biến nghiên cứu được chia làm hai dạng là: biến đơn và nhiều biến (mối quan hệ giữa các biến). Nên ta có thể phân tích theo hai nhóm biến chính như sau: Phân tích biến đơn và Phân tích nhiều biến (mối quan hệ).
- Phân tích biến đơn:
Các thủ tục trong thống kê mô tả sẽ được áp dụng cho phân tích biến đơn như tính tổng, tính tần suất, tính giá trị trung bình v.v.. Với các thủ tục tính trong thống kê mô tả, ta có thể khảo sát về khuynh hướng trung tâm, độ phân tán, độ xiên (và độ nhọn) phân phối của mỗi biến. Đo lường khuynh hướng trung tâm (mean, median, mode) sẽ cho ta các kết quả tổng quát về giá trị của mỗi biến. Đo lường độ phân tán (phương sai, độ lệch chuẩn) sẽ giúp ta nắm được độ trải rộng của dữ liệu mỗi biến.
- Phân tích mối quan hệ (phân tích nhiều biến):
Trong phần phân tích mối quan hệ, phương pháp được vận dụng là: bảng chéo và phân tích nhân tố. Tạo bảng chéo sẽ mô tả dữ liệu theo mục tiêu muốn so sánh giữa các nhóm trong biến phân loại như: độ tuổi LĐ, trình độ học vấn của LĐ v.v.. với biến có quan hệ khác.
Do bản chất thang đo các thành phần như hành vi sau học nghề, tiêu chí chọn lựa khi học nghề, kiến thức về chuyên môn/nghề nghiệp là các biến
nhiều chiều, nên phương pháp phân tích nhân tố khẳng định sẽ được áp dụng để rút gọn tập dữ liệu. Chủ yếu phương pháp phân tích nhân tố thành phần chính sẽ được áp dụng theo dạng trực giao (Varimax).