Dự báo cầu lao động chung

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 50)

* Phương pháp giá trị:

Nhu cầu lao động được dự báo cho toàn bộ nền kinh tế, 3 lĩnh vực (công nghiệp - xây dựng; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; dịch vụ) và các ngành kinh tế, trên cơ sở các số liệu về quy mô phát triển kinh tế và năng suất lao động theo công thức chung sau đây:

Lngành (t) = GDP ngành(t)/W ngành (t)

Trong đó:

- Lngành (t): Nhu cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế hoặc của ngành tại thời điểm dự báo t;

trị sản lượng đầu ra) của ngành tại thời điểm dự báo t;

- W ngành (t): Mức năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế hoặc của cả ngành tại thời điểm dự báo t;

* Phương pháp"hệ số co giãn việc làm”:

Hệ số co giãn việc làm thệ hiện tốc độ của tăng trưởng của lao động so với tốc độ tăng trưởng của GDP (đầu ra), được tính theo công thức.

L = (Tlđ/Tgdp) * (GDP/L)

Trong đó:

- L: Tổng số lao động; - Tlđ: Tốc độ tăng lao động - Tgdp: Tốc độ tăng GDP

- GDP: Tổng thu nhập quốc dân (theo giá trị).

Nhu cầu lao động trong thời kỳ dự báo được tính toán trên cơ sở hệ số % tăng lao động (hệ số co giãn về việc làm) trên 1% tăng trưởng kinh tế, tức là cứ 1% tăng trưởng kinh tế thì số lao động cần tăng thêm bao nhiêu %.

Quy trình dự báo nhu cầu lao động căn cứ vào hệ số co giãn việc làm được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Tính hệ số có giãn lao động trên cơ sở các số liệu hiện có về tốc

độ tăng lao động làm việc và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế (GDP, GO và VA);

Bước 2: Tính tốc độ tăng lao động bình quân/năm cho thời kỳ dự báo

bằng cách nhân hệ số co giãn về lao động với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nền kinh tế, khu vực và ngành/nhóm nghề kinh tế.

Bước 3: Tính nhu cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế, khu vực và

ngành/nhóm nghề kinh tế;

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 50)